QHQT 71CLC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG

1. Hội nghị và Hòa ước Westphalia (1648): Nội dung và ý nghĩa


1.1. Bối cảnh lịch sử.
Vào nửa đầu thế kỉ XVII, những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày
càng gia tăng giữa các quốc gia châu Âu. Cùng lúc với thời kì phát kiến địa lý,
khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng
chuyển mình với sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng
thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, ý thức dân tộc, ý
thức chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua hình thành nên những
mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu. Phong trào cải cách tôn
giáo từ giữa thế kỉ XVI đã chia chauAau thành hai phe: Những nước theo Cựu
giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tinh Lành). Những
xung đột giữa các quốc gia châu Âu pẻ thời kì này luôn mang màu sắc của các
cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh
toàn châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Khởi đầu là xung đột tôn giáo
giữa người Thiên chúa giáo (Cựu giáo) và những người Tin Lành (Tân Giáo),
nó đã trở thành một cuộc chiến tranh giành quyền lực ở châu Âu.
Hòa ước Westphalia bao gồm hàng loạt các hiệp ước hòa bình được kí kết từ
tháng 5 đến tháng 10/1948 tại Osnabruck và Munster. Hai sự kiện quan trọng
nhất liên quan đến Hòa ước Westphalia bao gồm lễ kí Hòa ước Munster ngày
30/01/1948 giữa Hà Lan và Tây Ban Nha (được chính thức phê chuẩn ngày
15/05/1648) và lễ ký hai hiệp ước bổ sung ngày 24/10/1648: Hiệp ước Munster
giữa đế quốc La Mã Thần thánh với Pháp và các đồng minh của cả hai bên; và
Hiệp ước Osnabruck giữa đế quốc La Mã Thần thánh với THụy Điển và các
đồng minh. Hòa ước Westphalia đã đánh dấu sự kết thúc cuộc Chiến tranh 30
năm ở Đức (1618-1648) và Chiến tranh 80 năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan.
1.2. Nội dung
1. Thụy Điển được chiếm một vùng đất rộng lớn của nước Đức, được bồi
thường 5 triệu đồng Taler và có quyền tham gia hội nghị của đế quốc
Đức
2. Nước Pháp được vùng Alsace và vùng Lorraine có quyền tham gia hội
nghị của đế quốc Đức
3. Nước Đức bị chia cắt thành 300 tiểu vương quốc
4. Các nước chư hầu của Đức hoàn toàn được độc lập
5. Về vấn đề tôn giáo: cả Tin Lành (Tân giáo) và Thiên chúa giáo (Cựu
giáo) đều bình đẳng. Đạo Calvin cũng được thừa nhận. Các quốc gia có
quyền quyết định lựa chọn tôn giáo cho mình
6. Công nhận nền độc lập của Thụy Sĩ và Hà Lan
1.3. Ý nghĩa
Hòa ước Westphalia được đánh giá là văn bản đầu tiên xác nhận chủ thể trong
quan hệ quốc tế là quốc gia. Khái niệm quốc gia – dân tộc (nation-state) cũng bước
đầu xác định và Hòa ước được xem là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống
quan hệ quốc tế hiện đại.
Trong mối quan hệ của châu Âu ở thế kỉ XVII, nó đã đánh dấu thành quả của
cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa bá quyền, chống lại khát vọng tạo ra một đế chế
siêu quốc gia của vương triều Habsburg. Nó cũng báo hiệu sự suy yếu quyền lực
của người Tây Ban Nha, sự chia cắt nước Đức (gây trở ngại cho sự thống nhất
trong hơn 200 năm) và sự vươn lên của nước Pháp trong vai trò cường quốc chính
của châu Âu.
Một số nguyên tắc quan trọng được chính thức công bố trong Hòa ước
Westphalia về sau đã tạo ra cơ sở để hình thành nền pháp luật và chính trị của mối
quan hệ hiện đại giữa các quốc gia. Nó góp phần định hình một xã hội của các
quốc gia- dân tộc dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia là tối thượng, xác nhận
sự độc lập của các quốc gia và nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có quyền lực nhất
định mà các quốc gia khác phải tôn trọng.
Hòa ước cũng công nhận tính hợp pháp của tất cả các hình thức chính thể và
thừa nhận quan điểm về tự do tôn giáo và sự khoan dung. Cụ thể, các bên thừa
nhận nguyên tắc cuius regio, eius regilio (vương quốc của ai, tôn giáo của nguwoif
đó) được ghi nhận trong Hòa ước Augsburg (1555). Theo đó các đấng quân vương
được toàn quyền quyết định tôn giáo cho quốc gia và thần dân của mình, cho dù đó
là Thiên chúa giáo, Tin Lành hay đạo Calvin.
Như vậy, Hòa ước Westphalia mang một ý nghĩa quan trọng đối với nền quan
hệ quốc tế hiện đại. Bằng cách phá hủy quan niệm về chủ nghĩa toàn cầu tôn giáo,
“trật tự Westphalia” thúc đẩy những quan điểm về độc lập và chủ quyền của mỗi
quốc gia, đưa cân bằng quyền lực trở thành khái niệm chính trong chỉ đạo và công
thức của chính sách đối ngoại. Từ năm 1648 trở đi, quyền lợi của các quốc gia trở
thành tối cao cả về luật pháp lẫn chính trị. Đây là một dấu mốc lịch sử cho dù trật
tự các quốc gia được công bố tại Westphalia chủ yếu ảnh hưởng đến châu Âu và
các quốc gia theo đạo Cơ đốc. Nguyên tắc không can thiệp không được áp dụng
với các quốc gia theo đạo Hồi và phần còn lại của thế giới. Tiêu chuẩn kép này tồn
tại một cách bảo thủ trong nền ngoại giao châu Âu đến suốt thế kỉ XIX và XX;
trong khi đó trật tự Westphalia dần dần và mặc nhiên trở thành một trật tự toàn
cầu.
2. Hội nghị và Hiệp định Viên (9/6/1815): hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa
2.1. Hoàn cảnh
- Năm 1813, liên minh chống Pháp bao gồm bốn nước: Anh, Nga, Phổ, và Áo
(liên minh chống Pháp lần thứ nhất được hình thành).
- 31/3/1814 nước Pháp phải kí công ước, quay trở lại với lãnh thổ vào thời điểm
trước tháng 1/1792.
- 30/5/1814: Hiệp ước Paris được kí kết, quy định chính thức biên giới Pháp và
đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế tại Viện vào tháng 9/1814 để bàn định số
phận của các vùng lãnh thổ do Napoleon xâm chiếm.
- Các cuộc thảo luận của hội nghị được đưa ra trong bối cảnh Napoleon khôi
phục lại vương triều - thời kì 100 ngày (20/3-22/6/1815).
- Hiệp định Viên được kí kết trong khi các nước vẫn tiếp tục tham chiến với
Napoleon cho đến ngày 18/6 sau trận Weterloo.
=> “”Mặt trận”” của công tác ngoại giao nơi các cường quốc châu Âu mong
muốn thỏa mãn các tham vọng của mình chống lại các tham vọng của các cường
quốc đồng minh khác trong cuộc chiến chống Napoleon.
- Địa điểm: Viên- trung tâm của châu Âu.
- Thời gian: từ tháng 11/1814 đến 9/6/1815 tại Áo nhưng các cuộc vận động
ngoại giao đã diễn ra từ tháng 9/1814.
- Thành phần: toàn bộ đại diện của các vương triều phong kiến châu Âu, trong
đó chi phối hội nghị là các nước thắng trận trong cuộc chiến tranh chống Napoleon
(Áo, Phổ, Nga, Anh) 15 thành viên của các hoàng gia cùng 200 vương tử và 216
nhà ngoại giao.
- 100000 khách/300000 dân “Hội nghị không đi, nó nhảy múa”
2.2. Mục tiêu của hội nghị
- Mục tiêu chính: đưa châu Âu ra khỏi các cuộc chiến tranh từ 1792 khi các liên
minh chống Pháp được hình thành
- Thảo luận và kí kết các điều kiện của nền hòa bình trên lãnh thổ châu Âu
- Thiết lập lại lãnh thổ ở châu Âu thời kì hậu- Napoleon thỏa mãn tham vọng về
lãnh thổ của các cường quốc có khoảng 11 triệu dân châu âu trên tổng số gần 180
triệu dân không có đất nước, không có vua.
- Cố gắng thiết lập một trật tự hòa bình mới củng cố thắng lợi, ngăn chặn sự trở
lại của chế độ Napoleon.
- Giải quyết một số vấn đề khác: tự do lưu thông hàng hải, bãi bỏ việc buôn bán
nô lệ, xem xét vấn đề trung lập của Thụy Sĩ.
2.3. Nguyên tắc chi phối hội nghị
- Duy trì nguyên tắc cân bằng quyền lực giữa các nước châu Âu
- Khôi phục lại các vương triều cũ ở Tây Âu
2.4. Tham vọng mưu đồ của các cường quốc châu Âu tại hội nghị Viên
- Nga: duy trì hai nước đối trọng nhau là Áo và Phổ duy trì Pháp làm đối trọng
ở phía Tây => không để Pháp bị hạ uy thế quá mức (Nga muốn duy trì các cặp đối
trọng).
- Phổ và Áo chống Nga, tranh nhau khu vực và phạm vi ảnh hưởng của Ba Lan
(Ba Lan và Ukraina, bị kẹt giữa các đế chế/ các nước lớn là vành đai bảo vệ của
các đế chế ở cả Đông và Tây châu Âu).
- Anh: kiềm chế ảnh hưởng của Pháp, duy trì “Cân bằng quyền lực” hay đối
trọng giữa các quốc gia châu Âu, tạo điều kiện cho Anh đóng vai trò trọng tài và có
khoảng trống để tiến hành mở rộng thuộc địa
- Áo: bảo vệ nền tảng của chế độ quân chủ, kiềm chế Phổ vàvà Nga ở châu Âu.
- Nước Pháp tại hội nghị:
+ Nước bại trận -> cố gắng giảm nhẹ việc mất lãnh thổ và tìm kiếm một vị trí
nhất định trong các cuộc thương lượng về chủ quyền tại một số vùng đất thuộc địa
+ Đại diện của Pháp, Charles Maurice de Talleyrand Perigord (1754-1838)
khôn khéo đạt được các mục tiêu của nước Pháp
Hứa hẹn trợ giúp Anh trong việc cấm buôn bán nô lệ da đen (thay vào đó là
phương thức bóc lột mới và thị trường tự do)
Giành được việc cho phép sự tham gia đại diện của những nước lo ngại chủ
nghĩa bá quyền của các nước lớn và lôi kéo được sự ủng hộ của Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha và Thụy Điển.
Kí kết với Áo và Anh một hiệp ước bí mật nhằm chống lại Phổ và Nga ngày
3/1/1815
Đề xuất nguyên tắc “chủ nghĩa chính thống”: khôi phục lại nền biên giới của
các nước trước năm 1792.
2.5. Nội dung chính của Hiệp định Viên (9/6/1815)
Hiệp định dài hơn 300 trang, tái định vị các đường biển ở châu Âu sau sự thất
bại của Napoleon
- Nước Pháp về cơ bản mất hết thuộc địa được chinh phục dưới thời Napoleon,
bị giám sát bị kìm kẹp bởi các quốc gia vùng đệm nhằm tránh sự trở lại của chính
sách cách mạng và mở rộng nước Pháp
- Nước Pháp phải bồi thường chiến phí 700 triệu Franc và để cho 150000 quân
vào chiếm trong vòng 3 năm
- Thiết lập hàng rào chống Pháp ở phía đông của nước Pháp: Sáp nhập sổnganh
và Westphalia vào Đức, Bỉ và Hà Lan, Thụy sĩ trung lập => căn cứ quân sự chống
Pháp
- Xác định việc phân chia châu Âu và thuộc địa của các nước tham gia liên
minh chống Pháp
+ Bỉ (theo Thiên chúa giáo) sáp nhập bà các tỉnh Liên hiệp (Tin Lành) để thành
lập vương quốc liên hiệp Hà Lan
+ Hà Lan mất các thuộc địa cũ ở Cap và Guyane (Thái Bình Dương) nhưng giữ
lại được Indonexia
+ Liên minh Đức được thành lập bao gồm 34 vương quốc và 4 thành phố tự do
thay vì 350 vương quốc vào năm 1792
+ Anh chiếm được các thuộc địa của Anh và Hà Lan đặc biệt là Cap và đảo
Cryland
2.6. Ý nghĩa của hội nghị Viên
- Các quyết định phân chia lại lãnh thổ châu Âu của Hội nghị Viên gây sốc đối
với dân cư châu Âu vì nó không hề tính đến vấn đề dân cư hay quốc tịch của cư
dân cắt theo lãnh thổ đó.
- Tuyên bố toàn bộ các sông của châu Âu là tài sản chung của người châu Âu,
do đó họ có thể khai thác cùng nhau bảo vệ hoặc thảo luận cùng nhau về các con
sông này, vì vậy trong trường hợp chiến tranh, không nước nào có quyền chặn các
con sông
- Chính thức cấm việc buôn bán nô lệ
- Tạo ra “sự hiệp đồng châu Âu” tức liên minh giữa các cường quốc, để chống
lại các cuộc chiến tranh ở châu Âu: đồng minh thần thánh và đồng minh tứ cường
(Anh, Nga, Áo, Phổ) chống lại sự trở lại của Napoleon
- Tạo ra sự ổn định tạm thời ở châu Âu và trật tự chính trị ở châu Âu cho đến
chiến tranh thứ nhất “trật tự của các ông hoàng”
- Ý nghĩa đối với quan hệ quốc tế:
+ Tái khẳng định quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, như những thực thể chính
trị độc lập, định hình các mối liên hệ quan trọng giữa các quốc gia, ý thức về giải
quyết các vấn đề bằng nguyên tắc cùng tồn tại, nhu cầu cần phải thiết lập của các
tổ chức công cụ quốc tế và hệ thống các nguyên tắc để giải quyết quan hệ giữa các
quốc gia
+ Thành lập các nguyên tắc trong quan hệ ngoại giao như các chức danh chính
thức đặt ra cho các thứ hạng đại diện ngoại giao của cac quốc gia và ngôi thứ của
các quốc gia theo trật tự chữ cái => đơn giản hóa quan hệ ngoại giao song phương
và đa phương trở thành quy trình cho việc pháp điển hóa các quan hệ ngoại giao
thông thường
+ Đặt ra quy ước về hội nghị ngoại giao tiếp theo: nhằm giải quyết hoặc cụ thể
hóa những quyết định của hội nghị trước đó
+ Đưa ra những nguyên tắc bổ sung thêm cho việc thương lượng và hợp tác tại
các hội nghị: các nhà ngoại giao buộc phải chấp nhận sự tham gia của những người
không thuộc giới ngoại gia như các chuyên gia hoặc đại diện của các tổ chức dân
sự, việc tổ chức các hội nghị trù bị chuẩn bị cho hội nghị ngoại giao chính thức,
điện tín hoặc báo chí được phổ biến nhanh chóng thông tin liên quan đến các hội
nghị ngoại giao.
3. Mâu thuẫn cơ bản của các nhóm nước trước Chiến tranh thế giới thứ
Nhất
* Tương quan lực lượng giữa các cường quốc
- Các chủ thể cũ Anh, Pháp, Nga (Nga có trình độ phát triển chậm hơn Anh,
Pháo nhưng lại là thị trường xuất khẩu của tư bản Pháp)
- Các chủ thể mới:
+ Italia: thống nhất đất nước ngày 20/9/1870
+ Đức: thống nhất ngày 18/1/1870 thông qua cuộc chiến tranh Phổ- Đan Mạch
(1864), Phổ- Áo (1866), Phổ- Pháp (1870-1871)
+ Mĩ:phát triển nhanh chóng sau nội chiến, tiếp tục chính sách bành trướng ở
Mỹ Latinh: “ngoại giao cách lý” – Học thuyết Monroe (1823)=> chính sách ngoại
giao “cây gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” (Tổng thống Theodore Róoevelt từ
1902)
( Mĩ góp phần tạo ra xung đột ở châu Âu mà không thể giải quyết được)
+ Nhật Bản: trở thành cường quốc ở châu Á- Thái Bình Dương thi hành chính
sách xâm lược và cạnh tranh với các đế quốc khác (tùy vào vị trí địa lý của từng
nước để can dự trực tiếp vào châu Âu)
* Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Mâu thuẫn chủ yếu về thị trường và thuộc địa. Biểu hiện:
Xâm lược thuộc địa ở châu Á, châu Phi -> các cuộc chiến tranh đế quốc đầu
tiên: chiến tranh Mĩ- Tây Ban Nha (1898), chiến tranh Anh- Boer (1899-1902),
chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905)…
- Sự hình thành các khối đế quốc đối lập: vấn đề trọng tâm của quan hệ quốc tế
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
+ Liên minh Đức- Áo- Hung – Italia
Đức vận động dùng mục tiêu lập liên minh các nước quân chủ chống Pháp cộng
hòa
Năm 1873, thành lập liên minh Tam Hoàng (Đức- Nga- Áo) tách Áo và Nga ra
khỏi liên minh với Pháp
Chiến tranh Nga- Thổ (1877-1878) và Hội nghị Beclin 1879 về vấn đề Bankan,
mâu thuẫn Nga- Đức phát triển, kiến liên minh Tam hoàng tan vỡ, Đức quay sang
lôi kéo Áo- Hung và Italia
Năm 1881, Pháp chiếm Tunisia mâu thuẫn Pháp- Italia phát triển -> Italia
nghiêng sang phe Đức, Áo- Hung
=> Năm 1882: liên minh Đức- Áo- Hung- Italia được thành lập- khối liên minh
quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên được thành lập
+ Liên minh Anh- Pháp- Nga
Năm 1893, liên minh Nga- Pháp được thành lập do quan hệ Nga- Đức xấu đi và
Nga phụ thuộc và Pháp về vấn đề tài chính. Pháp không liên minh được với nga
trong thời kì Bismarck cầm quyền. Năm 1890, sau khi Bismarck thôi giữ chức thủ
tướng, quan hệ ngoại giao Pháp- Nga được nối lại
Năm 1904, Anh- Pháp kí kết hiệp ước Luân đôn thỏa thuận với nhau về việc
phân chia thuộc địa tại châu Phi (Pháp rút khỏi Sudan và Ai Cập, Anh thừa nhận
Maroc là thuộc địa của Pháp) => quan hệ Anh- Pháp gắn bó hơn,
Năm 1907, Nga- Anh kí kết hiệp ước phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Tiểu Á
=> năm 1907, hai khối quân sự đối địch được hình thành ở châu Âu (phe Liên
minh và phe Hiệp ước)
+ Đặc điểm: theo nguyên tắc bán cầu trong việc điều hòa mâu thuẫn của các cặp
quan hệ giữa ba nước trên trước sự vươn lên của Đức. Thiếu sự chủ động hơn so
với Đức vận động các nước đồng minh khác
+ Bankans “thùng thuốc súng” của châu Âu
Nguyên nhân:
Sự suy vong của đế quốc Ottoman
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước nằm
dưới sự thống trị của đế quốc Ottoman
Mâu thuẫn giữa các cường quốc châu Âu trong việc bành trướng thế lực
sang phía Đông do tầm quan trọng của các vùng do đế quốc Ottoman chiếm đóng
=> khủng hoảng Bankans 1912-1913: sự thành lập liên minh Balkans 5/1919=>
Serbia troet thành ngòi nổ trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ nhất.
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): Vai trò của Mỹ, tương quan lực
lượng giữa các giai đoạn chiến tranh
*Vai trò của Mỹ: Mĩ thu lợi từ chiến tranh trong suốt thời gian dài 8/1914 đến
4/1917 bán hàng hóa cho các quốc gia tham chiến, cho vay tiền đặc biệt là nước
Anh
- Quan điểm: mỹ đứng ngoài trục lợi, tham chiến khi thấy tình thế có lợi cho phe
hiệp ước
- Mĩ không tham gia chiến tranh do chính sách ngoại giao và vị trí địa lý
- Hỗ trợ hải quân của phe hiệp ước, duy trì và bao vây hàng hải đối với nước
Đức, tấn công nước Đức về phương diện kinh tế
- Hỗ trợ hải quân ngay trực tiếp cho nước Anh khi Mĩ tham chiến trực tiếp
- Cứu vãn về tài chính cho phe hiệp ước, đặc biệt là Anh khi không còn khả năng
chi trả
- Tham gia vào thời điểm Nga hoàng đã sụp đổ (2/1917) và sự tham chiến của
nước Nga còn chưa thực sự rõ ràng
🡪 sự tham chiến của nước Mĩ muộn nhưng đánh dấu 1 bước ngoặt lớn
trong cuộc chiến và giúp phe hiệp ước giành thắng lợi cuối cùng
*Tương quan lực lượng giữa các giai đoạn chiến tranh:
- Italia đổi phe từ liên minh sang phe hiệp ước 5/1915
+ Sau khi chiến tranh bùng nổ, Italia tuyên bố trung lập, bí mật tiếp xúc
với phe hiệp ước để đạt 1 số quyền lợi ở Châu Âu, Châu Phi và Balkans
+ 26/4/1915 Italia kí hiệp ước London, theo đó các hiệp ước London theo
đó các nước hiệp ước phải chấp nhận các đòi hỏi về lãnh thổ của Italia.
+ 4/5/1915 Italia tuyên bố xóa bỏ điều ước đồng minh với Đế quốc Áo –
Hung
+ 23/5 Italia tuyên chiến với Áo – Hung
� Bất lợi đối với phe liên minh, xuất hiện mặt trận Italia từ 5/1915 đến
tháng 11/1918 do đó Italia bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất
với tư các là nước thắng trận.
- Sự tham chiến của Nhật Bản – tháng 8/1914 với tư cách đồng minh của
Anh trong liên minh Anh – Nhật từ 1902
+ Anh đề nghị NB giúp chống lại các lực lượng hải quân Đức, do đó NB
chính thức tuyên chiến với Đức vào ngày 23/8/1914 và Áo – Hung
25/8/1914
+ Nhật bản đảm bảo các tuyến đường biển ở tây Thái Bình Dương và Ấn
Độ dương chống lại hải quân hoàng gia Đức
+ Nhật Bản không đưa quân tham gia trực tiếp vào chiến tranh ở Châu
Âu, tranh thủ chiến tranh để nâng cao vị thế và phát triển kinh tế đất nước
- Sự tham gia của Mỹ 4/1917
+ Tuyên bố trung lập khi chiến tranh bùng nổ
+ Chiến tranh ảnh hưởng đến việc buôn bán thương mại của Mĩ với Anh
qua Đại tây dương
+ Đức tấn công tàu buôn của Mĩ ( động chạm đến quyền lợi quốc gia của
Mĩ) đến Anh hoặc công dân của Mĩ chết do các cuộc tập kích vào tàu
chở khách của Anh hay Italia và năm 1915 🡪 quan điểm của xã hội mỹ
bắt đầu công khai xoay sang hướng chống nước Đức
+ Đầu năm 1917: Đức tấn công tàu khách của Mĩ khiến quốc hội Mĩ đã
thông qua 1 đạo luật cho phép sử dụng 250 triệu USD cho mua sắm vũ
khí cho quân đội Mĩ bước vào cuộc chiến (2/1917)
+ 3/1917 Đức tiếp tục đánh chìm thêm 4 tàu buôn của Mĩ
+ 2/4/1917 Tổng thống kêu gọi quốc hội Mỹ bỏ phiếu tham gia chiến
tranh
+ 4/4/1917 lưỡng viện đã bỏ phiếu đồng ý phát động chiến tranh với đa
số phiếu thuận
+ Mĩ huy động được hơn 2 triệu lính tham gia vào các chiến trường Tây
Âu
5. Hội nghị Versailles (1919-1920) và hội nghị Washington (1921-
1922): Bối cảnh, nội dung, ý nghĩa
a.Hội nghị Versailles (1919-1920)
*Bối cảnh:
-Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tương quan lực lượng thay đổi
-Châu Âu: +Bị tàn phá và kiệt quệ
+Bản đồ chính trị thay đổi với sự ra đời của nước Nga Xô Viết
+Đức thua trận và mất thuộc địa, vị thế ở Châu Âu suy giảm
+Các đế quốc sụp đổ: Áo, Hung, Ottoman,..
-Sự vươn lên của Mỹ và Nhật Bản
*Nội dung:
-Địa điểm và thời gian tổ chức:
+Cung điện Versailles (thể hiện vị thế của nước Pháp và hạ thấp uy tín
của nước Đức)
+Thời gian 2 năm (tháng 1/1919 đến 1920) thể hiện tính chất gay gắt của
chiến tranh
-Mục đích:
+Giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh với các nước bại trận
+Phân chia thành quả sau chiến tranh đối với các nước thắng trận
+Thiết lập một trận tự thế giới phù hợp với tương quan lực lượng mới sau
chiến tranh
-Thành phần: Hơn 1000 đại biểu của 27 nước tham dự (Nước Nga không
tham dự).
-Nội dung chính:
+Vấn đề nước Nga: cuộc tấm công của liên quân 14 nước đứng đầu là
Anh và Mĩ, ủng hộ lực lượng Bạch vệ, tấn công tiêu diệt chính quyền Xô
viết non trẻ 🡪 can thiệp mạnh mẽ của liên quân các nước đế quốc vào nội
chiến Nga.
+Thành lập Hội Quốc Liên: 10/01/1920,Hội Quốc Liên tuyên bố thành
lập.
+Hệ thống hòa nước Versailles: Các nước được kí kết riêng lẻ với các
nước bại trận với hai vấn đề: trách nhiệm của các nước bại trận và khoản
bồi thường chiến phí
-Hòa ước Versailles ký kết với Đức: 440 điều khoản.
+Điểm cơ bản nhất là: các nước thắng trận quy toàn bộ trách nhiệm của
cuộc chiến tranh cho Đức.
+Chia cắt lãnh thổ trong khu vực xung quanh như Pháp, Ba Lan,..
+Hệ thống thuộc địa của Đức ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi nằm dưới
quyền quản lí của Hội Quốc Liên.
+Hạn chế vũ trang: giải tán toàn bộ quân đội Đức, chỉ giữ lại một ít bộ
binh để làm nhiệm vụ duy trì an ninh quốc gia.
+Bồi thường chiến phí:132 tỉ mark vàng cho các nước thắng trận
*Ý nghĩa:
-Bản đồ Châu Âu, Cận Đông, Trung Cận Đông được vẽ lại và sự ra đời
của nhiều quốc gia mới.
-Sự ra đời của Hội Quốc liên thể hiện việc các quốc gia chấp nhận mất đi
một phần quyền tự trị của mình để thành lập một tổ chức quốc tế để ngăn
chặn sự bùng nổ của chiến tranh.
-Thỏa mãn các mục tiêu đề ra của các nước Anh, Pháp
-Thừa nhận sự thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất
và Đức phải chịu những điều khoản nặng nề.
-Hệ thống hòa ước Versailles được coi là văn bản chính thức đầu tiên xác
định việc phân chia thế giới giữa các nước đế quốc 🡨🡪 trật tự thế giới tại
Châu Âu và một phần Châu Á được thiết lập.
b.Hội nghị Washington
*Bối cảnh:
-Để có thể phát triển vũ khí và hải quân được triệu tập ngoài khuôn khổ
của Hội Quốc Liên (vì Mỹ không nằm trong Hội Quốc Liên).
-Hội nghị Versailles chỉ giải quyết các vấn đề ở Châu Âu
-Các vấn đề phát triển vũ khí, lực lượng hải quân chưa được đề cập
Và hội nghị Washington sẽ giải quyết những vấn đề chưa được giải
quyết.
-Mục tiêu triệu tập: phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc tại
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
-Thời gian: 12/11/1921-6/2/1922
-Thành phần: 9 nước tham dự Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản, Trung
Quốc, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha
-Mục đích của Mỹ:
+Ngăn ngừa sự mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản ở Châu Á-Thái Bình
Dương.
+Buộc Nhật Bản phải chấp nhận phương án “mở cửa Trung Quốc”
+Hạn chế, giảm đi ảnh hưởng và sức mạnh của hải quân Anh
*Nội dung: kí kết 7 hiệp ước trong đó quan trọng nhất là 3 hiệp ước.
-Hiệp ước 4 nước: “Hiệp ước không xâm lược ở Thái Bình Dương”, kí
kết ngày 13/12/1921 giữa 4 nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật có giá trị trong
vòng 10 năm. Nội dung chính của hiệp ước này là tôn trọng các đảo
thuộc địa của nhau ở khu vực Thái Bình Dương 🡪 Mĩ đã phá vỡ được
liên minh Anh-Nhật và trở thành nước chủ đạo ở Châu Á-Thái Bình
Dương.
-Hiệp ước 5 nước: “Hiệp ước hạn chế vũ trang và hải quân” giới hạn
trọng lượng và việc đạo tân chủ lực và tàu sân bay theo tỉ lệ 5-5-3-1,75-
1,75/Anh-Mỹ-Nhật-Pháp-Italia.
-Hiệp ước 9 nước đối với Trung Quốc: Cam kết tôn trọng nguyên tắc
“hoàn chỉnh về mặt lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc” và
nguyên tắc “mở cửa rộng rãi và cơ hội ngang nhau” của Trung Quốc.
*Ý nghĩa:
-Hệ thống hòa ước Washington là văn bản tiếp theo phân định trật tự thế
giới mới 🡪 trật tự thế giới tại Châu Á-Thái Bình Dương được thiết lập
một cách toàn diện và chặt chẽ.
🡺 Trật tự thế giới mới Versailles-Washington được thiết lập thay thế cho
trật tự hội nghị viên năm 1815 với sự có mặt của các cường quốc ngoài
Châu Âu: Mĩ, Nhật Bản, Châu Âu mất vai trò trung tâm, chi phối quan hệ
quốc tế.
Trật tự chưa đầy đủ và toàn diện: bỏ qua sự có mặt của Liên Xô, đây là
trật tự của các cường quốc tư bản chủ nghĩa.
Câu 6: Hội Quốc Liên: sự thành lập, cơ cấu tổ chức, vai trò đối với việc duy trì trật
tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất.
BL
1. Sự thành lập
● Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), nhiều nước trên thế giới
đều tỏ rõ nguyện vọng thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình và giảm
bớt nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa các nước. Nguyện vọng này được chia sẻ bởi
nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tiêu biểu là ý tưởng chương trình 14 điểm của Tổng
thống Mỹ Wilson
● Bản dự thảo về tổ chức này đã được trình ra tại Hội nghị Hoà bình Versailles
và được nhất trí thông qua vào ngày 28/04/1919. Hiệp ước thành lập Hội Quốc
Liên (bao gồm 26 điều khoản) là một phần nội dung của Hiệp ước Versailles kí
ngày 28/06/1919.
● Ngày 10/1/1920: Hội quốc liên tuyên bố thành lập. Có 44 nước đã kí vào
Hiến chương Hội Quốc Liên (trong đó 31 nước là thành viên ban đầu là những
đồng minh tham gia chống lại nước Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và
13 nước không tham gia chiến tranh). Hội Quốc Liên chính thức được khai sinh
ngày 10/01/1920, cùng ngày Hiệp ước Versailles năm 1919 bắt đầu có hiệu lực.
0. Mục đích:
Giải giáp vũ trang
Ngăn ngừa chiến tranh thông qua cơ chế an ninh tập thể
Giải quyết tranh chấp giữa các nước thông qua đối thoại và ngoại giao
Cải thiện sự thịnh vượng toàn cầu
0. Nguyên tắc:
Không dùng chiến tranh tranh trong quan hệ giữa các ước, phải thi hành cam kết
quốc tế
0. Cơ cấu tổ chức

- Hội Quốc Liên đặt trụ sở chính tại Geneve, Thụy Sĩ.
- Cũng giống như Liên Hiệp Quốc, Hội có cơ cấu bao gồm các cơ quan chính là
Đại Hội đồng, Hội đồng, Ban Thư kí thường trực.

- Đại Hội đồng bao gồm tất cả các quốc gia thành viên và họp mỗi năm một lần tại
Geneva.

- Trong khi đó Hội đồng bao gồm một số thành viên thường trực (Pháp, Anh, Ý,
Nhật Bản và sau đó bổ sung thêm Đức và Liên Xô) cùng một số thành viên không
thường trực do Đại Hội đồng bầu. Hội đồng nhóm họp thường xuyên hơn để xem
xét các vấn đề xung đột chính trị và tập trung vào mục tiêu giải trừ quân bị.

- Cơ quan hành chính của Hội là Ban Thư ký do Tổng Thư ký đứng đầu và một đội
ngũ nhân viên khoảng 500 người. Những lĩnh vực chủ yếu của ban thư ký là: chính
trị, tài chính và kinh tế, quá cảnh, thiểu số và quản lý (cai quản Saar và Danzig), ủy
nhiệm, giải trừ quân bị, y tế, xã hội (thuốc phiện và buôn bán phụ nữ-trẻ em), hợp
tác tri thức và sự vụ quốc tế, pháp lý, và thông tin. Nhân viên của ban thư ký chịu
trách nhiệm chuẩn bị chương trình nghị sự của Hội chính vụ và Đại hội đồng và
xuất bản các báo cáo về các cuộc họp và những vấn đề thường lệ khác, hoạt động
giống như công vụ viên của Hội Quốc Liên.

- Cơ quan chuyên môn của Hội Quốc liên gồm có Toà án Quốc tế ( trụ sở thường
trực ở La Hay - Hà Lan) và các tổ chức khác như: Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), tổ chức Y tế (HO), Ủy ban người tị nạn (HCR),...

*Vai trò trong việc duy trì trật tự thế giới được thiết lập sau thế chiến 1:

Vấn đề 7: Tác động của cuộc đại suy thoái 1929-1933 đến quan hệ quốc tế:
*Khái quát về cuộc đại suy thoái
1. Nguyên nhân:
-sản xuất ồ ạt
-chạy theo lợi nhuận
🡺cung vượt quá cầu
2.Phạm vi, quy mô:
-Bắt đầu từ nước Mỹ
-Từ ngành tài chính ngân hàng rồi lan ra
-Sau đó lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
3. Hậu quả:
-Kinh tế suy thoái nghiêm trọng
-Trăm triệu người thất nghiệp
-Phong trào đấu tranh của người lao động
-Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
🡺Nguy cơ chiến tranh thế giới
*Tác động đến quan hệ quốc tế:
-Xuất phát từ những hậu quả của cuộc đại suy thoái, các nước có những con
đường khác nhau để thoát ra khỏi khủng hoảng:
+Mỹ, Anh, Pháp: Cải cách kinh tế, xã hội; Bóc lột thuộc địa; truyền thống dân
chủ tiêu biểu như “chính sách mới” của Mỹ.
+Đức, Ý, Nhật: Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước; không có thuộc địa,
thiếu vốn nguyên liệu và thị trường, truyền thống quân phiệt hiếu chiến.
🡺Thông qua con đường để giải quyết khủng hoảng, quan hệ quốc tế đã có sự
biến chuyển mà trước hết là sự thành lập 2 khối đế quốc đối lập kể trên. 2 khối
này mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn đề mà đặc biệt là hệ thống thuộc địa và
thị trường do vậy nguy cơ nổ ra 1 cuộc thế chiến mới để phân chia lại thị trường
thuộc địa là khó tránh khỏi.
🡺QHQT căng thẳng hơn bao giờ hết
-Mặc dù 2 khối này đối lập nhau nhưng lại có chung 1 đối tượng, 1 kẻ thù cần
phải tiêu diệt là Liên Xô.
+Biểu hiện là các hành động dung dưỡng cnpx của Anh Pháp và chủ nghĩa biệt
lập ở Tây bán cầu của Mỹ để hướng mũi nhọn tiến công phát xít vào Liên Xô.
+Liên Xô cũng kí với Hitle “hiệp ước Xô-Đức” tạo điều kiện cho Hitle hành
động trong bối cảnh bị các đế quốc dân chủ khước từ hợp tác.
🡺Các mâu thuẫn chằng chéo cùng sự bất hợp tác chống nguy cơ chiến tranh đẫ
dẫn đến hệ quả là thế chiến 2 bùng nổ.
Câu 8: Trách nhiệm của 3 nước Anh, Pháp, Mĩ đối với sự bùng nổ của Chiến
tranh Thế giới thứ II ?
Bài làm:
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống
Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa
phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản (luôn tìm cách chống với Liên Xô
và đè bẹp những phong trào cách mạng thế giới). Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có
thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược
lại, họ lại dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít.
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô
để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng
đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù
(Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935,
Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các
sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ
nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng.

- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành
trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Những cuộc chiến tranh cục bộ đã làn tràn khắp từ Âu sang Á, từ Thượng Hải
đến Gibranta.
+ Hiệp ước Muynich là đỉnh cao nhất của chính sách thỏa hiệp mà các cường quốc
tư bản phương Tây thi hành trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc chiến tranh với
nước Đức phát xít và chĩa mũi nhọn vào phía Liên Xô, điều đó đã làm cho nước
Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh.

=> Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà
đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng
phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.
Câu 9: Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945): Vai trò của Mỹ và Liên Xô, tương
quan lực lượng giữa các giai đoạn trong chiến tranh.
Bài làm:
I. Vai trò của Mỹ và Liên Xô trong CTTG II

1 Vai trò của Liên Xô


- Vai trò trước chiến tranh:

+ Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
+ Bị cô lập, Liên Xô buộc phải kí “Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau”
(23/8/1939)

- Vai trò trong chiến tranh:

+ Tiến hành các chiến dịch quân sự lớn chống phát xít, tạo ra bước ngoặt của chiến
tranh tại mặt trận chủ đạo Xô – Đức: chiến dịch Moscow ( từ ngày 30/9/1941 đến
20/4/1942), chiến dịch Stalingrat ( từ ngày 17/7/1942 đến ngày 2/2/1943). Đặc biệt
là chiến thắng Stalingrat vì nó đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế
giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Trong trận đánh
này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống
toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức. Từ đây, phe Đồng minh chuyển sang tấn công
đồng loạt trên các mặt trận.
+ Cùng với Anh, Pháp thành lập phe Đồng minh chống phát xít: Hội nghị tại
Moscow (tháng 10/ 1941). Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh
chống phát xít.
+Đóng góp vào việc kết thúc chiến tranh:
✔ Chiến dịch Berlin ( từ ngày 16/4 đến 8/5/1945), đã giải phóng được
Berlin
✔ Chiến dịch Mãn Châu ( từ tháng 2 tới tháng 9/1945), giúp tiêu diệt
quân Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.
+ Giúp đỡ các nước Trung và Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít như
giải phóng Ba Lan ( 7/1944), giải phóng Rumani ( 8/1944), Bungari ( 9/1944)...
Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.
+ Giải quyết các vấn đề về việc kết thúc chiến tranh và thiết lập trật tự thế
giới sau Chiến tranh: Tổ chức các hội nghị quốc tế: Yalta, Potsdam bàn việc kết
thúc chiến tranh.
==> Nổi lên một vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế trong thời kỳ này đó là
vai trò của Liên Xô. Rất nhiều vấn đề quan trọng của quốc tế sẽ không được giải
quyết hoặc khó có thể giải quyết nếu thiếu vai trò của Liên Xô. Điều đó cho
thấy vị trí, vai trò của Liên Xô với tư cách là cường quốc xã hội chủ nghĩa trên
trường quốc tế.

2. Vai trò của Mĩ

- Vai trò trong việc dẫn tới chiến tranh: Thực hiện đạo luật trung lập (8/1935) =>
tạo điều kiện cho phát xít gây chiến tranh.

- Vai trò trong chiến tranh:


Vai trò trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:
+ Chống phát xít ở mặt trận châu Âu: Sự đứng vững của nước Anh năm 1940.
+ Chiến tranh chống Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương:
Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương --> góp phần
tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.
+Cùng Liên Xô thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít.
+ Cùng với Anh mở Mặt trận thứ 2 ở Tây Âu:
mở đầu bằng cuộc đổ bộ tại Noocmăngđi ( 6/6/1944). Với việc mở Mặt trận thứ 2,
lần đầu tiên nước Đức phát xít bị lâm vào tình thế phải đối phó cùng một lúc
với 2 mặt trận Đông – Tây (Đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh – Mỹ).
+ Cùng Liên Xô buộc Đức đầu hàng, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

Vai trò trong việc kết thúc chiến tranh: Đóng góp vào việc kết thúc chiến tranh:
+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông ( 2 quả bom nguyên tử), buộc Nhật đầu hàng.
+ Giải quyết các vấn đề về việc kết thúc chiến tranh và thiết lập trật tự thế giới sau
Chiến tranh: Hội nghị Yalta, Potsdam.
+ Tuy tham chiến muộn nhưng đóng góp lớn cho chiến thắng của phe Đồng minh.

2. Tương quan lực lượng giữa các giai đoạn trong chiến tranh.

* Giai đoạn 1 (1939 – 1941): Chiến tranh phi nghĩa --> lực lượng áp đảo
nghiêng về phía quân phát xít.

- Giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe phát xít, đứng đầu là nước Đức với đại diện là
HÍtle, là sự bành trướng xâm lược ở châu Âu mở đầu là cuộc tấn công Ba Lan và
sau đó mở rộng ra Đông Nam Á và Bắc Phi.
- Phe phát xít đã giành được quyền chủ động tấn công trên mặt trận Tây Âu,
Bắc Phi và áp đặt sự thống trị của mình ở khu vực Trung và Tây Âu.
🡪 Trật tự của chủ nghĩa phát xít đã được thiết lập trên phần lớn lãnh thổ châu
Âu.
🡺 Giai đoạn này phe Phát xít chiếm được ưu thế chủ động và nhanh chóng bành
trướng bởi quân Phát xít đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về lực lượng quân đội, vũ khí
và phương tiện chiến tranh. Các nước bị phát xít xâm chiếm hầu như ở thế bị động
và giữa các quốc gia bị chiếm đóng lúc này chưa thực sự có sự liên kết, hỗ trợ lẫn
nhau. Đặc biệt là những chính sách dung dưỡng thỏa hiệp của Anh, Pháp đã tạo cơ
hội cho Phe Phát xít nhanh chóng thực hiện chiến tranh xâm lược.
* Giai đoạn 2 (1941-1945): Chiến tranh chính nghĩa --> lực lượng áp đảo
nghiêng về phía Phe Đồng minh.
- Khi Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô tham chiếm. Tại thời điểm đó, sự tham
chiến của Liên Xô và sự ra đời của Mặt trận đồng minh chống phát xít đã góp
phần tạo ra những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến,
ưu thế thuộc về phe đồng minh.
- Việc Nhật Bản gây ra tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử của hải quân Mĩ
(trận Trân Châu Cảng) đã khiến Mỹ có động thái can dự trực tiếp, bắt tay với các
nước Phe Đồng minh để kết hợp đánh đổ Phát xít.
- Mặt trận Đồng minh (Liên Xô-Mỹ-Anh) đã ra đời, bằng những thỏa thuận và
nỗ lực của mình đã tạo ra bước ngoặt cho cuộc chiến, đó là thắng lợi của cuộc
chiến tranh giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ
nghĩa phát xít vì những mục đích của loài người tiến bộ.
🡺 Có thể nói, ở giai đoạn 2 tình thế chiến tranh đã thay đổi, đó là cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa 1 bên là Liên Xô xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân
dân lao động các nước và toàn thể loài người tiến bộ với 1 bên là chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa quân phiệt và các thế lực phản động
khác ==> nhằm xây dưng 1 thế giới hòa bình và dân chủ, công bằng và bình đẳng
giữa các quốc gia, các dân tộc. Vậy việc chống chủ nghĩa phát xít cũng đúng là 1
trong những nguyên nhân thể hiện được tính chính nghĩa ấy.
Câu 10: Sự hình thành trật tự hai cực Ianta
1. Hội nghị Ianta tháng 2 năm 1945 (những nội dung chính)
Nội dung của hội nghị là tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến
tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động quyết định đến trật tự thế giới
mới sau chiến tranh. Được diễn ra khi chiến tranh 2 bước vào giai đoạn kết thúc.
Những thoả thuận của hội nghị gồm có 3 nội dung lớn:
- Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít đức và quân phiệt Nhật Bản
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu sau chiến tranh
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình thế giới
=> Nhiều quyết định của hội nghị Ianta về những vấn đề của thế giới sau chiến
tranh đã trở thành nền tảng cơ sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới được
gọi là trật tự Ianta
*Trật tự Ianta là gì? Là trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới
thứ 2, được chia làm hai cực là Chủ nghĩa xã hội do Liên xô đứng đầu và Tư bản
chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu.
Trật tự Ianta cũng phản ảnh một hiện thực mới của thế giới sau chiến tranh, sự cân
bằng quyền lực giữa hai nước lớn là Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế.
2. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cụ
thể:
- Thứ nhất: Mĩ vươn lên vị trí siêu cường trong thế giới tư bản (Bản word nhóm 6
ghi cụ thể)
- Thứ hai: Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta
- Thứ 3: Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu trở thành hệ thống trên thế giới,
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Thứ tư: Tổ chức Liên Hợp quốc ra đời, duy trì hoà bình an ninh thế giới, ngăn
chặn và giải quyết các tranh chấp, bùng nổ chiến tranh ở các quốc gia, khu vực trên
thế giới.
- Thứ năm: Chiến tranh lạnh diễn ra giữa hai cực là Mĩ và Liên xô, lôi kéo nhiều
quốc gia và khu vực vào cuộc chiến, gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
3. Quá trình hình thành trật tự hai cực Ianta, tác động đến Việt nam giai đoạn
1945-1947
Trong các quyết định của hội nghị Ianta có những quyết định đã tác động lớn đến
Việt Nam. Cụ thể là quyết định “Phần còn lại của Châu Á gồm Đông Nam Á,
Tây Á, Nam Á… vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước
Phương Tây”
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam
Sau năm 1945, với thắng lợi của Cách mạng tháng 8, nước ta đã giành được độc
lập từ tay phát xít Nhật nhờ tận dụng được thời cơ Nhật bản đầu hàng đồng minh
không điều kiện. Tuy nhiên, sau những quyết định của hội nghị Ianta năm 1945,
Việt Nam thuộc khu vực đông nam á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước
phương Tây là Pháp, Anh. Vì vậy, sau thắng lợi CMT8 năm 1945, nước ta chịu
tình thế thù trong giặc ngoài rất lớn. Phía Bắc, quân tưởng giới thạch tràn vào,
Quân phát xít Nhật chưa được giải giáp; quân Pháp theo quyết định của hội nghị
Ianta tràn vào nước ta để giải giáp quân Nhật, đi theo đó là quân Anh. Vì vậy,
trong cùng một lúc nước ta có rất nhiều kẻ thù phải chống lại, đặt nhân dân ta trước
tình cảnh vô cùng khó khăn, mà kẻ thù nguy hiểm nhất là thực dân Pháp.
=> Quân và dân ta phải tiếp tục đấu tranh chống Pháp giai đoạn sau cách mạng
tháng 8 năm 1945
11. Liên Hợp Quốc: hoàn cảnh ra đời, nguyên tắc hoạt động, vai trò trong trật
tự hai cực Yalta 1945 – 1991
a. Hoàn cảnh ra đời
- Đầu năm 1945, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn kết
thúc, các nước phe Đồng minh và nhân dân thế giới đã có nguyện vọng gìn giữ
hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới, đồng thời cần có một tổ chức để duy
trì trật tự thế giới mới, thực chất là để đảm bảo cho quyền lợi của các nước thắng
trận.
- Tại Hội nghị Yalta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành
lập một tổ chức quốc tế.
- Trên cơ sở đó, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San
Francisco (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên
Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên,
bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.

b. Nguyên tắc hoạt động


Bản Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định mục đích cao nhất là nhằm duy trì
hoà bình, an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên
cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Để thực hiện mục đích đó, Hiến chương quy định 5 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
1- Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
2- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
3- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
4- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
5- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp và Trung Quốc). Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất đảm bảo cho
Liên Hợp Quốc thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự hai cực Yalta.

c. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong trật tự hai cực Yalta 1945 – 1991
Liên Hợp Quốc là tổ chức liên quốc gia lớn nhất, rộng rãi nhất. Bao gồm đại
đa số quốc gia trên thế giới nên đây là diễn đàn rộng lớn để các thành viên hợp
tác, đấu tranh trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại của thế giới và khu
vực. Trong quan hệ quốc tế, Liên Hợp Quốc đóng vai trò là một trong những chủ
thể chính cấu thành nên trật tự thế giới, trong đó, đặc biệt là ảnh hưởng của nó
đến trật tự hai cực Yalta.
Theo Hiến chương LHQ, các quốc gia đã trao cho Tổ chức này vai trò là
trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; thúc
đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo
trên cơ sở tôn trọng các quyền và phẩm giá con người.
*Liên Hợp Quốc qua các thời kì:
Liên Hợp Quốc đã tồn tại nhiều năm, trải qua nhiều sự biến đổi của tình hình
thế giới. Chính vì vậy, LHQ đã có sự thay đổi chỗ đứng của mình trong sự vận
động phức tạp của từng thời kì:
- Thời kì những năm 50:
+ là thời kì mà vai trò LHQ được thực thi rất hạn chế, do tương quan lực lượng
còn nghiêng về phía chủ nghĩa đế quốc --> Liên Hiệp Quốc chủ yếu bị các nước
đế quốc thao túng.
+ Tuy nhiên, trong thời gian này cũng chứng kiến sự đấu tranh của Liên Xô và
các nước XHCN, LHQ đã thông qua được một số nghị quyết có lợi cho hòa
bình.
- Thời kì những năm 60:
+ So sánh lực lượng ở LHQ đã có sự thay đổi có lợi cho các nước CNXH và
thế giới thứ ba: một số tuyên bố, nghị quyết theo xu hướng tích cực như trao trả
độc lập cho các nước thuộc địa, giải trừ quân bị, cấm can thiệp vào công việc nội
bộ các nước đã được thông qua.
+ Tuy nhiên, trước sự phản kháng, cản trở của CNĐQ ==> hiệu quả hoạt động
của LHQ vẫn còn hạn chế nên uy tín chưa cao.
- Thời kì những năm 70:
+Trước sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của các lực lượng cách mạng và hòa
bình, thế giới bước vào thời kì hòa dịu (đánh dấu bằng Hiệp định về những cơ sở
của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức 1972, Định ước Helsinki). Đây là nhân tố
tác động quan trọng đến việc LHQ
==> đưa ra một loạt tuyên bố, nghị quyết tiến bộ, tích cực về thiết lập một
trật tự kinh tế thế giới mới bình đẳng hơn giữa các nước, về chấm dứt sản xuất
vũ khí hạt nhân, về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,...
- Thời kì những năm 80 và đầu những năm 90:
+ Thế giới lại bước vào một cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt
nhân mới do những bất đồng trong quan hệ giữa các cường quốc, nhất là giữa 2
siêu cương Xô – Mỹ. Trước tình hình đó, LHQ tỏ ra bất lực khi không thể đưa ra
những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nguy cơ hạt nhân hủy diệt và sự căng
thẳng của tình hình quốc tế.
==> Uy tín và vai trò của LHQ vì vậy giảm đến mức thấp nhất.
- Thời kì Chiến tranh Lạnh:
+ Liên Hợp Quốc đóng vai trò hạn chế trong các vấn đề hòa bình và an ninh
quốc tế do tác động của quan hệ Xô – Mỹ.
+ Tuy nhiên, LHQ cũng đã thông qua nghị quyết kêu gọi Bắc Triều Tiên
chấm dứt các hoạt động thù địch, rút quân về vĩ tuyến 38 và can thiệp quân sự
vào chiến tranh Triều Tiên nhằm khôi phục hòa bình cho Hàn Quốc.
* Đánh giá vai trò Liên Hợp Quốc trong trật tự hai cực Yalta

✔ Tích cực
1. Trong việc duy trì hòa bình và an ninh:
- LHQ đã góp phần giải tỏa cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962, chiến
tranh Trung Đông năm 1973. Trong những năm 1990, các hoạt động của
LHQ đã góp phần chấm dứt các cuộc xung đột kéo dài như ở Căm-pu-
chia, En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích

- LHQ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy quá trình phi thực
dân hóa. Hiến chương LHQ ngay từ đầu đã đề ra những nguyên tắc định
hướng cho những nỗ lực phi thực dân hóa của LHQ, đặc biệt là nguyên
tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, và thành lập Hội đồng
Quản thác để theo dõi các vùng lãnh thổ không tự quản. Năm 1960,
Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên bố về việc trao độc lập cho các
quốc gia và dân tộc thuộc địa, năm 1962 thành lập Ủy ban đặc biệt về
Phi thực dân hóa để giám sát việc thực hiện Tuyên bố.

- LHQ đã soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế
về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
(1968), Công ước cấm vũ khí sinh học (1972), tạo ra khuôn khổ pháp lý
cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm tiến tới
xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này. Mặc dù vậy, nỗ lực của LHQ về
giải trừ quân bị vẫn gặp nhiều khó khăn, đôi khi bế tắc, do chạy đua vũ
trang còn diễn biến phức tạp cùng với những toan tính chiến lược về quân
sự, chính trị và sự bất ổn của môi trường an ninh quốc tế.

2. Trong việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người:


Năm 1948, Đại hội đồng LHQ thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa ra
những quyền và tự do cơ bản của con người. Văn kiện này đã làm cơ sở cho
việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con
người, :Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước về quyền
dân sự và chính trị.
LHQ cũng chú trọng việc bảo đảm thực hiện những quyền cơ bản này
của người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vấn
đề nhân quyền bị chính trị hóa, lợi dụng cho các mục đích can thiệp công
việc nội bộ của các quốc gia.
12. Chiến tranh Lạnh: nguồn gốc, các giai đoạn, nguyên nhân kết thúc, tác
động đến Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam
Chiến tranh Lạnh là thời kì đối đầu cao độ giữa hai khối Tây (do Mỹ đứng đầu)
và khối Đông (do Liên Xô đứng đầu). Hai siêu cường luôn ở tình trạng căng
thẳng, nhưng không có xung đột trực tiếp diễn ra. Tuy nhiên, bên trong tình trạng
không nổ súng vẫn có những cuộc xung đột, chiến tranh nóng với sự đụng độ gián
tiếp giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây.
1. Nguồn gốc
- Sự đối đầu về mặt tư tưởng giữa Liên Xô và Mĩ, vị thế siêu cường của hai quốc
gia với hai hệ tư tưởng đối lập nhau.
+ Liên Xô theo tư tưởng Chủ nghĩa cộng sản, chủ trương duy trì hòa bình và an
ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách
mạng thế giới.
+ Mĩ theo tư tưởng Chủ nghĩa tự do, ra sức chống phá Liên Xô và các nước
XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
- Sự nghi kị, nghi ngờ lẫn nhau giữa Liên Xô và Mĩ trong việc giải quyết các
vấn đề hậu chiến: Mĩ nghi ngờ Liên Xô bành trướng ở Đông Âu (Bài phát biểu
của Churchill tại Fulton, Mĩ ngày 5/3/1946).
- Sự thay đổi chiến lược đối ngoại của nước Mĩ sau chiến tranh: Truman là
người có tư tưởng chống cộng sản mạnh mẽ, khác với các chính sách ôn hoà của
Franklin D. Roosevelt thực hiện thời kì trước. Với Học thuyết Truman, Mĩ đã công
khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã
từng diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu Chiến tranh Lạnh với
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

2. Các giai đoạn


*Giai đoạn 1 (1947 – 1956): căng thẳng khởi đầu Chiến tranh Lạnh
- T3/1947: Truman đọc diễn văn trước Quốc hội, tuyên bố phát động Chiến
tranh Lạnh chống Liên Xô: Sứ mệnh của Mĩ là lãnh đạo “thế giới tự do” chống lại
sự bành chướng của chủ nghĩa cộng sản
- T7/1947: Liên Xô từ chối tham gia vào Kế hoạch Marshall do Mĩ khởi xướng
- T9/1947: Liên Xô công bố Học thuyết Jdanov, chấp nhận Chiến tranh Lạnh với
Mĩ. Thế giới được chia thành hai phe “theo chủ nghĩa đế quốc”- đứng đầu là Mĩ và
“dân chủ”- đứng đầu là Liên Xô
- 1948 - 1949: khủng hoảng Berlin do vấn đề tiền tệ. Liên Xô phong toả Berlin;
Mĩ – Anh thực hiện chiến dịch không vận tiếp tế cho Tây Berlin
- 1946 – 1949: cách mạng Trung Quốc kết thúc với thắng lợi của ĐCS TQ
- 1950 – 1954: Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất với sự can thiệp của Mĩ
- 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
*Giai đoạn 2 (1956 – 1962): “cùng chung sống hoà bình”
- 1956: Khrushechev tuyên bố “chung sống hoà bình” với người Mỹ và tố cáo
“sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin
- 15/9/1959: Khrushechev đến Washington tiến hành thăm dài ngày và hội nghị
thượng đỉnh với Eisenhower
- 1/5/1960, máy bay do thám U-2 của Mĩ bị LX bắn hạ
- 20/1/1961, Kennedy trúng cử Tổng thống, quan hệ Xô – Mĩ căng thẳng trở lại
- 1961: việc xây dựng Bức tưởng Berlin: người dân Đông Berlin bỏ trốn sang
buôn lậu, lạm phát, rối loạn xã hội ở Đông Berlin 🡪 13/8/1961: Liên Xô và Đông
Đức tiến hành xây dựng bức tường trong 1 đêm, ngăn đôi thủ đô Berlin
- 1962: khủng hoảng tên lửa Cuba
*Giai đoạn 3 (1962 – 1979): hoà hoãn, dịu bớt căng thẳng
- 20/6/1963: Mĩ – Xô thiết lập “đường dây nóng”
- 20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên, hơn 170.000 người Tây
Berlin được cho phép snag thăm Đông Berlin một ngày
- 1969: bắt đầu thương lượng Xô – Mĩ về vấn đề Đức và vấn đề “hạn chế vũ khí
tiến công chiến lược”
- 1968 – 1973: hội nghị Paris về Việt Nam
- T5/1972: Hiệp ước SALT-1 và ABM
- T11/1972: kí kết Hiệp định cơ sở cho việc thiết lập quan hệ giữa Đông Đức và
Tây Đức
- 1/8/1975: kí kết Định ước Henxiki – An ninh hợp tác ở châu Âu
- 1979: Hiệp ước SALT-2 được kí kết
🡪 1969 – 1975: đỉnh cao của “hoà hoãn Xô – Mĩ”
*Giai đoạn 4 (1979 – 1985): căng thẳng trở lại – làm nóng lại Chiến tranh Lạnh
- 1979: Liên Xô kéo quân vào Afghanistan
- 2/1/1980: thời kì hoà hoãn Xô – Mĩ chắm dứt. Tổng thống Jimmy Carter yêu
cầu đình chỉ các hoạt động liên quan đến hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược
SALT-2; triệu hồi đại sứ Mĩ tại Moskva Watson về tham vấn; dừng xuất khẩu sang
Liên Xô
- 21/3/1980: Carter yêu cầu Mĩ tẩy chay Olimpics 1980
- 20/1/1981: Reagan thực hiện chính sách đối ngoại chống cộng quyết liệt hơn:
gọi LX là “đế chế ác quỷ”; đề ra chiến lược “đối đầu trực tiếp”; tăng cường đáng
kể chỉ tiêu quốc phòng của Mỹ và đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với
Liên Xô
- 1982: cuộc khủng hoảng tên lửa tầm trung ở châu Âu
- 8/5/1984: LX tuyên bố tẩy chay Olympics 1984 tại Mĩ
*Giai đoạn 5 (1985 – 1989): hoà hoãn, kết thúc hoàn toàn Chiến tranh Lạnh
- 1985: Gorbache lên cầm quyền ở LX, mở ra tiến trình hoà hoãn dẫn đến kết
thúc CTL
- 15/5/1988 – 15/2/1989: LX rút quân khỏi Afghanistan sau gần 10 năm chiếm
đóng
- 1989: bắt đầu quá trình sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu
- 9/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ
- T12/1989: trong một cuộc gặp không chính thức tại đaoar Malta- Bush và
Gorbachev tuyên bố kết thúc CTL
- 3/10/1990: nước Đức tái thống nhất – Cộng hoà Liên bang Đức
- 31/3/1991: khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại
- 1991: LX tan rã, trật tự hai cực Yalta sụp đổ. Chiến tranh lạnh hoàn toàn chấm
dứt
3. Nguyên nhân kết thúc Chiến tranh Lạnh
- Sự suy giảm sức mạnh tổng hợp của cả hai siêu cường trong thời gian chạy đua
vũ trang, đặc biệt là sự đuối sức của Liên Xô. Trong vòng 20 năm, từ thập niên 60
đến thập niên 80, Liên Xô phải chi cho quốc phòng khoảng 11 – 13% thu nhập
quốc dân, Mỹ khoảng 7 - 8% thu nhập quốc dân.
- Sự vươn lên, cạnh tranh của các cường quốc (Tây Âu và Nhật Bản) sau thời
gian phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, hai nước Xô - Mỹ
cần phải thoát khỏi thế đối đầu để củng cố vị thế của mình.
- Sự vươn lên của các nước ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh nhằm thoát khỏi quỹ đạo
của trật tự Yalta.
- Xu thế toàn cầu hoá, tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật và vai trò
ngày càng quan trọng của kinh tế - khác với hệ tư tưởng chính trị của hai siêu
cường đề ra.
- Chính sách hoà hoãn của Liên Xô thời kì Gorbachev.

4. Tác động đến chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới
nào nhưng thế giới luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh
cục bộ đã diễn ra ở một số khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung
Đông. Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam là hai cuộc chiến tranh tiêu
biểu.
a. Chiến tranh Triều Tiên
*Bối cảnh
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quân Mỹ cùng với đội quân Liên Xô đổ bộ lên
bán đảo Triều Tiên dưới danh nghĩa Đồng minh.
- Hội nghị Potsdam được tổ chức đã thỏa thuận việc Liên Xô đóng quân ở phía
Bắc, quân đội Mỹ đóng ở phía Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
- Ở mỗi miền lãnh thổ đều có ý định thiết lập một chế độ chính trị theo ý thức hệ
của mình. Tháng 5/1948, Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ra đời ở phía Nam.
Tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành lập ở phía Bắc.
- Đến cuối năm 1948, Hồng quân Liên Xô rút khỏi phía Bắc và đến giữa năm
1949 quân Mỹ rút khỏi phía Nam. Cả hai chính quyền Triều Tiên và Hàn Quốc đều
nêu ý chí thống nhất đất nước nhưng không phải bằng con đường thương thảo hòa
hợp mà sử dụng bằng vũ lực, vũ khí để giải quyết.
- Cuộc chiến tranh nổ ra vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 đã gây bất ngờ cho dư
luận thế giới (thực chất đó đều là mưu tính từ trước của ông Kim- Il-sung và các
nhà lãnh đạo Triều Tiên).
- Liên Xô và Trung Quốc đều lo ngại. Đối với Liên Xô, mối đe dọa chủ yếu đến
từ phía Tây mà điểm nóng bỏng chính là vấn đề Berlin. Còn Trung Quốc vừa tuyên
bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, có nhiều vấn đề an ninh và kinh tế xã hội
trong nước thời hậu chiến cần giải quyết.
- Trong cuộc gặp Stalin vào tháng 4-1950 ở Moscow, “Kim và các vị tướng của
ông ta cam đoan với Stalin rằng: Người Mỹ sẽ không bao giờ tham gia vào cuộc
chiến…”. Tuy vậy thì Stalin vẫn thận trọng và cảnh báo Triều Tiên và không nên
mong chờ vào sự ủng hộ to lớn của Liên Xô.
- Đến tháng 5, Stalin thông báo với Bắc Kinh rằng “Nhờ sự thay đổi của tình
hình quốc tế” nên đã đồng ý với đề nghị của Triều Tiên về vấn đề thống nhất đất
nước” điều kiện là phải được các đồng chí Trung Quốc và Triều Tiên cùng quyết
định.

*Diễn biến
- Chiến tranh bùng nổ ở Hàn Quốc diễn ra vào rạng sáng Chủ nhật ngày
25/6/1950. Chính thức châm ngòi cho cuộc chiến Nam – Bắc Triều Tiên.
- Chỉ sau 3 ngày tức ngày 28/6, quân miền bắc đã chiếm chọn thủ đô Seoul. Nhờ
nhận được sự trang bị vũ khí của Liên Xô, quân Triều Tiên ồ ạt kéo xuống phía
Nam. Hai tháng sau, toàn bộ lãnh thổ miền Nam, ngoại trừ phía Nam sông
Nakdong, rơi vào tay quân đội Bắc Triều Tiên.
- Đối với Hàn Quốc, chiều 25/6/1950 Tổng thống Mỹ Truman ra lệnh cung cấp
ngay tức khắc những vũ khí mà Hàn Quốc cần đến. Ngày 27/6/1950, Truman chỉ
thị cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow yêu cầu chính phủ Liên Xô dùng ảnh hưởng
buộc quân Triều Tiên phải lùi về vĩ tuyến 38.
- Ngày 26/6, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức họp khẩn cấp và thông
qua nghị quyết kêu gọi Bắc Triều Tiên chấm dứt ngay các hoạt động thù địch, rút
quân về vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, miền Bắc vẫn tiếp tục tiếp diễn hành động xâm
lược. Trước tình hình đó, ngày 28/6, LHQ đã quyết định can thiệp quân sự nhằm
khôi phục hòa bình cho Hàn Quốc. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) được thành
lập ngày 7/7. Có tổng cộng 21 quốc gia tham chiến dưới danh nghĩa lực lượng liên
quân LHQ.
- Ngày 25/10, một lượng lớn quân Trung Quốc bất ngờ tấn công quân Liên Hợp
Quốc. Quân đội miền Nam và quân LHQ không kịp phòng thủ và buộc phải rút
khỏi miền Bắc. Ngày 4/1/1951, miền Nam một lần nữa phải từ bỏ Seoul và rút về
tận phía Nam. Liên quân LHQ phản công và tiến quân về phía Bắc để đánh đuổi
quân Trung Quốc. Ngày 10/7/1951, chiến tranh Triều Tiên bước vào giai đoạn mới
với cuộc đàm phán đình chiến
+ Với sự tham gia của quân Trung Quốc từ cuối năm 1951, cuộc chiến rơi vào
thế bế tắc khi không bên nào thực sự chiếm được lợi thế chiến lược trên chiến
trường. Cuộc chiến giằng co kéo dài suốt một năm khiến Truman muốn chấm dứt
chiến tranh và tìm cách đàm phán hòa bình với các bên. Tuy nhiên, không bên nào
nhất trí hoàn toàn về một thỏa thuận hòa bình, nên cuộc chiến tiếp tục kéo dài thêm
hai năm nữa. Khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Eisenhower quyết tâm thiết
lập hòa bình trên bán đảo và kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Eisenhower bắt đầu
công khai ám chỉ rằng Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để tạo đột phá trên chiến
trường Triều Tiên. Bên cạnh đó, ông còn gây sức ép với chính quyền Hàn Quốc từ
bỏ một số yêu sách để tăng tốc tiến trình hòa bình. Thỏa thuận đình chiến của
Triều Tiên đã được ký sau 3 năm chiến tranh vào ngày 27/7/1953 tại Bàn Môn
Điếm.

b. Chiến tranh Việt Nam


*Giai đoạn 1946-1954: Chiến tranh Việt-Pháp
1-Tác động của Mỹ: Sự hình thành chiến lược toàn cầu của Mỹ và chiến lược
quân sự “ngăn chặn làn sóng đỏ” (1948-1952).
+ 1946: Bức điện chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Truman kêu gọi sự
ủng hộ của Mỹ nhưng không được trả lời.
+ 1946-1947: Mỹ không ngăn cản Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam cũng không trực tiếp viện trợ cho lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
+ 1947: Viện trợ cho Pháp 3 tỉ đô la Mỹ theo kế hoạch Marshall, nhờ đó Pháp
đỡ khó khăn hơn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
+ Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh (3/1947), Mỹ và Liên
Xô luôn coi châu Á là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh.
- Tuy nhiên kể từ sau cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa 1/10/1949 đã làm thay đổi nhận thức của giới chính trị Mỹ.
+ Năm 1949, ĐCS TQ đã lật đổ quân của Tưởng Giới Thạch – một chính quyền
được Mỹ ủng hộ. Sau đó, ĐCS mà đứng đầu là Mao Trạch Đông đã thực hiện
chính sách ngả hẳn về 1 bên Liên Xô.
=> Giới cầm quyền Mỹ cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ như một cơn sóng lan
nhanh xuống khu vực Đông Nam Á và toàn bộ châu Á và Mỹ cho rằng Đông Nam
Á là khu vực có tầm sinh tử đối với an ninh Mỹ.
+ Tháng 2/1950, Uỷ ban An ninh quốc gia của Mỹ đã ra văn kiện số 64 (NSC –
64), xác định Đông Dương là khu vực then chốt của Đông Nam Á.
+ Cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và cục diện quốc tế trong cuộc chiến tranh này
cũng là một nhân tố quan trọng làm thay đổi chính sách của Mỹ về Đông Dương
nói chung và Việt Nam nói riêng
=> Dưới tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan nói trên, Việt
Nam nói riêng và Đông Dương nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong
chiến lược của Mỹ.
- Do sự thay đổi trong nhận thức chính trị về tầm quan trọng trong chiến lược
của Đông Dương mà đặc biệt Việt Nam, Mĩ bắt đầu có những hành động lấn sâu:
+ 1949: Hiệp định Rơve đã đánh dấu sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt
Nam
+ Từ tháng 7/1950 đến 1/1952, Mỹ đã cung cấp cho Pháp gần 300 triệu đôla vũ
khí và trang bị quân sự.
+ Tháng 7/1953. Mỹ phê chuẩn Kế hoạch Nava của bộ chỉ huy Pháp, gánh chịu
mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, gồm gần 400 triệu đôla.
+ Sau thất bại của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, ngày
8/5/1954, Hội nghị Genève về Đông Dương mới bắt đầu họp.
+ Ngày 1/6/1954, Mỹ đưa Đại tá Lansdale cầm đầu toán tình báo CIA đến Sài
Gòn với chiêu bài “giúp đỡ người Việt” trong việc huấn luyện chống chiến tranh
du kích.
+ Ngày 13/6/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam để lập chính phủ
mới.
+ Ngày 8/8/1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã tiến hành kế hoạch thôn
tính miền Nam Việt Nam, ồ ạt đưa hàng trăm cố vấn quân sự, tình báo, gián điệp
vào.

2- Đối với Liên Xô:


- Ngày 30/1/1950, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố công nhận Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều trang thiết bị vật chất phục vụ trực
tiếp chiến tranh.
- Cùng với sự thay đổi về chiến lược Đông Dương của Mỹ, các nhà lãnh đạo
Liên Xô cũng dần nhận thức được tầm quan trọng của Đông Dương nói chung,
Việt Nam nói riêng, trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Á.
Do vậy, Liên Xô đã đi từ chỗ không can dự vào Đông Dương đến chỗ thể hiện sự
ủng hộ của mình đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những năm 50, Liên Xô đã thông qua Trung
Quốc để ủng hộ Việt Nam và từ những năm 60, Liên Xô đã có sự viện trợ trực tiếp
về kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như Mỹ, các nhà lãnh
đạo Liên Xô vẫn không coi Việt Nam là khu vực trọng điểm trong chiến lược của
mình.

*Giai đoạn 1954-1975: Chiến tranh Việt-Mỹ


1- Mỹ: 1954-1963 Mỹ thay thế Pháp với chiêu bài gọi là viện trợ cho Quốc gia
Việt Nam.
- Ngày 13/12/1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự
Mỹ tham gia huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam.
- Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho quân đội Việt
Nam Cộng hòa.
- Từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa 7 tỷ đôla
trong đó viện trợ quân sự là 1.500 triệu đôla.
- Trong những năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla để trang bị cho các
lực lượng thường trực Việt Nam Cộng hòa.
- Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện
quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Việt Nam đủ sức
duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp.
- Mỹ trực tiếp tham chiến (1964-1973):
+ Từ năm 1962, các chính quyền Mỹ luôn tuyên bố rằng nguyên nhân Mỹ có
mặt tại Việt Nam chính là để "giúp miền Nam Việt Nam chống miền Bắc xâm
lược"
+ Năm 1964,Mỹ đã đề ra một chiến lược mới - Chiến tranh cục bộ. Mỹ sẽ trực
tiếp đem quân viễn chinh tới Việt Nam để tham chiến.
+ Ngày 4/3/1965, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra văn bản hợp thức hóa
“mời” Hoa Kỳ gửi Thủy quân lục chiến tới tham chiến. Việc này đã chính thức bắt
đầu quá trình can thiệp công khai của Mỹ vào Việt Nam.
- Lý giải nguyên nhân Mỹ trực tiếp đưa quân vào chiến trường Việt Nam:
+Thứ nhất, trước sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam từ cuối
những năm 50, Mỹ đã nhận thấy nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ thì chính quyền
miền Nam Việt Nam do Mỹ dựng lên sẽ không thể tồn tại được lâu và chủ nghĩa
cộng sản sẽ thắng thế trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
+Thứ hai, VLiên Xô công khai ủng hộ Việt Nam đã khiến Mỹ càng quyết tâm
hơn trong việc biến miền Nam Việt Nam thành bàn đạp để tiêu diệt chủ nghĩa cộng
sản, nhằm ngăn chặn “Đông Nam Á hoá đỏ”.
=> Như vậy, trước sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế, Mỹ đã từng bước
thay đổi chính sách về Đông Dương và can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Sự leo
thang trong chính sách của Mỹ ở Việt Nam đã làm cho màu sắc chiến tranh lạnh
trong chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng.
2- Liên Xô:
- 1954-1965: trong 4 năm (1961-1964), Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam
47.223/70.295 tấn hàng quân sự, chiếm gần 70% khối lượng các nước viện trợ cho
Việt Nam. Từ năm 1962, đến đầu năm 1965, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam
số lượng vũ khí, phương tiện, trang bị trị giá khoảng 200 triệu đô la Mỹ
- Sự giúp đỡ của Liên Xô thời kỳ 1954-1965 thể hiện trên ba lĩnh vực chủ yếu là
viện trợ quân sự, giúp đào tạo, huấn luyện cán bộ và cử chuyên gia quân sự.
- Thời kỳ từ tháng 2/1965 đến tháng 4/1975:
+ Năm 1965, Liên Xô đẩy mạnh viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam,
trong đó chủ yếu là viện trợ quân sự.
+ Năm 1967, Liên Xô viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, trị giá 416 triệu rúp,
chủ yếu là các loại máy bay, các vũ khí phòng không, xe tăng, pháo binh, khí tài,
trinh sát điện tử
+ Tính chung từ năm 1965 đến 1974, Việt Nam nhận được từ Liên Xô 2.056 xe
tăng, 1.708 xe bọc thép, 7.000 súng (pháo) và súng cối, hơn 5.000 khẩu pháo cao
xạ và bệ đỡ, 158 tổ hợp tên lửa, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực
thăng, 100 tàu chiến, giúp xây dựng 117 cơ sở quốc phòng gồm sân bay, căn cứ hải
quân, công trình phòng thủ, trường huấn luyện...
- Sự tham gia của Liên Xô vào chiến tranh Việt Nam đã trải qua các giai đoạn từ
gián tiếp ủng hộ thông qua đồng minh đến công khai và trực tiếp giúp đỡ Việt Nam
cả về kinh tế và quân sự để chống Mỹ. Quá trình tham gia của Liên Xô vào chiến
tranh Việt Nam như trên có thể được giải thích từ những lý do sau:
+ Thứ nhất, trong những năm 50 của thế kỷ XX, khi Mỹ còn chưa trực tiếp can
thiệp vào Việt Nam thì Liên Xô cũng chưa công khai ủng hộ Việt Nam.
+ Thứ hai, cùng với việc gia tăng sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam, Liên Xô
cũng tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Nam nhằm thể hiện lập trường quan điểm của mình
trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ.
+ Thứ ba, trong chiến tranh Việt Nam, khi Mỹ tham chiến dưới danh nghĩa lợi
ích quốc gia của Mỹ thì Liên Xô cũng có lý do để công khai sự ủng hộ của mình.

ĐÁNH GIÁ:

- Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc đụng đầu lịch sử giữa 2 phe trong Chiến
tranh Lạnh. Chiến tranh Việt Nam được coi là “cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
giữa 2 phe”.
- Việt Nam đã trở thành những cuộc xung đột quốc tế, là sự đối đầu căng thẳng
giữa hai siêu cường và hai khối Đông – Tây.
- Chiến tranh Việt Nam có những điểm cơ bản là chịu sự chi phối mạnh mẽ của
quan hệ đối đầu Đông – Tây, nhất là quan hệ Mỹ – Xô, là điểm nóng của Đông Á
trong chiến tranh lạnh.
Câu 13: Quan hệ quốc tế sau sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta:
3. Mâu thuẫn cơ bản của quan hệ quốc tế thời kì này
Sau sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta đánh dấu bằng sự sụp đổ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô năm 1991. Mâu thuẫn cơ bản của quan hệ quốc tế thời kì này
gồm có 5 mâu thuẫn chính
- Thứ nhất là mâu thuẫn của các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế
giới mới: Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu với tiềm lực
kinh tế và sức mạnh quân sự, thêm vào đó là việc giải thể của Liên xô trên thế giới,
Tuy nhiên Bên cạnh Mĩ còn có một số nước lớn ngăn chặn âm mưu bá chủ thế giới
của Mĩ (Các trung tâm kinh tế như Nhật Bản, Trung quốc,… chi phối nhiều vấn đề
lớn của đời sống kinh tế và chính trị thế giới)
- Thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc: đây là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia
trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, lợi ích
dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu
- Thứ ba là mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo: đây là một mâu thuẫn tồn tại lâu đời
trong lịch sử, hậu quả của chính sách chia để trị của thực dân, bất bình đẳng về
kinh tế chính trị văn hoá, màu da,.. => nhiều cuộc xung đột về sắc tộc bùng nổ.
- Thứ tư là mâu thuẫn về hệ tư tưởng: trên thế giới vẫn tồn tại hai hệ tư tưởng đối
lập nhau là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tuy Liên xô sụp đổ nhưng Liên
Bang Nga vẫn là quốc gia kế tục Liên xô, sau đó có nhiều nước theo chế độ XHCN
như Việt Nam, TQ, Cuba,…
=> Đây không phải nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như thời kì chiến
tranh lạnh nữa. Mà nó thông qua việc “diễn biến hoà bình”,…
- Thứ năm là mâu thuẫn giữa các nước tư bản với các nước đang phát triển,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn: Nó diễn ra trong nội bộ các nước và giữa
các nước với nhau, đặc biệt là ở các nước tư bản.
4. Xu thế phát triển sau sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, sự sụp đổ của
Liên Xô
- Xu thế trật tự thế giới “nhất siêu- đa cường” : Thể hiện qua góc độ Nhất siêu là
Mĩ- siêu cường mạnh nhất với âm mưu chi phối toàn thế giới nhờ sức mạnh kinh tế
và quân sự; “đa cường” là xu thế hướng tới hệ thống đa cực, bên cạnh sự phát triển
của Mĩ còn có các trung tâm lớn là TQ, NB,…
- Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm: chiến tranh kết thúc không còn chạy
đua vũ trang, tập trung cho việc phát triển kinh tế, tạo tiềm lực cho các quốc gia và
là nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia.
- Xu thế hoà bình hợp tác: quan hệ quốc tế diễn biến theo hướng hoà dịu, các quốc
gia điều chỉnh chiến lược đối ngoại theo hướng hoà bình, tạo vị thế có lợi trong
QHQT, đây cũng trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc
gia.
- Xu thế các vấn đề toàn cầu còn diễn ra gay gắt: cụ thể là vẫn đề khoảng cách giàu
nghèo, thất nghiệp, lương thực dư thừa đối lập với việc hàng triệu người chết đói
và thiếu lương thực ở châu Phi; khoảng cách trong sự phát triển của các nước,
bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường.
5. Tác động của sự sụp đổ hai cực Ianta đến Việt Nam
Năm 1991, trật tự hai cực Ianta sụp đổ với sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô, tình hình này cũng tác động rất lớn đến Việt Nam. VN mất đi một chỗ
dựa vững chắc trong hệ thống XHCN.
- Mĩ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam năm 1995
- Việt Nam gia nhập tổ chức WTO 1997
- VN tiến hành đổi mới kinh tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

You might also like