Nhom14.Thu7.C2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHÓM 14

HỒ HOÀNG THANH TRÚC


LÊ HOÀNG TRÚC LINH
HUỲNH THUỴ ĐOAN KHANH
Câu 2.01:
- Tương tác là tác dụng lực qua lại giữa các vật.
Ví dụ: Khi một người đẩy xe, người đó cảm thấy chiếc xe có một sức ỳ chống lại
- Có hai hình thức tương tác:
 Tương tác tiếp xúc: Diễn ra khi hai vật va chạm nhau hoặc tiếp xúc nhau.
 Đặc điểm: Diễn ra tức thời vào lúc hai vật tiếp xúc nhau.
 Ví dụ: Khi ta kéo căng chiếc lò xo, ta cảm thấy lò xo cũng kéo bàn tay ta ngược lại
 Tương tác từ xa: Diễn ra đối với hai vật cách xa nhau
 Đặc điểm: Truyền đi nhờ một trường vật lí (trường hấp dẫn, trường điện từ,…) với một tốc độ
hữu hạn, và không có tương tác nào truyền được với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.
 Ví dụ: Tương tác hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời
- Định nghĩa đầy đủ về lực: Là đại lượng vector, phương và chiều của nó trùng với phương và chiều của
tác dụng, độ lớn của nó là độ lớn của tác dụng, và nó đặc trưng cho tác dụng của này lên vật khác mà kết
quả là gây ra cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Câu 2.02:
- Định luật I Newton: Nếu không có lực ngoài tác dụng vào vật thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên
hoặc chuyển động thẳng đều.
- Ý nghĩa: Chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra chuyển động của các vật, mà đúng
hơn là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động (thay đổi vận tốc/động lượng của vật)
- Hệ quả: định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ năng.
- Khái niệm quán tính: là tính chất của các vật giữ nguyên không đổi trạng thái chuyển động của mình khi
không có lực ngoài tác dụng lên chúng, hoặc khi các lực ngoài tác dụng lên chúng cân bằng lẫn nhau.
Câu 2.03:
- Hệ quy chiếu quán tính: Là hệ trong đó định luật quán tính được nghiệm đúng và có gia tốc của hệ bằng
0.
- Hệ quy chiếu không quán tính: Là hệ mà trong đó định luật quán tính không được nghiệm đúng và có
gia tốc của hệ khác 0.
Câu 2.04:
- Định luật II Newton: Gia tốc mà một vật thu được dưới tác dụng của một lực thì tỷ lệ thuận với lực và tỷ
lệ nghịch với khối lượng của vật. Phương và chiều của gia tốc trùng với phương và chiều của lực tác
dụng.

F
- Biểu thức: a⃗ =
m
- Ý nghĩa: đưa ra khái niệm rõ hơn về lực
- Hệ quả: đo độ lớn của lực
- So sánh định luật I Newton và định luật II Newton:
 Giống nhau: Đều nêu lên hai nguyên lí rất cơ bản của cơ học
 Khác nhau:
o Định luật I Newton: Chưa bao giờ được nghiệm đúng hoàn toàn. Định luật nói rằng quán tính
là bản chất của vật chất, các lực ngoài tác dụng vào một vật chỉ làm thay đổi chuyển động
quán tính có sẵn chứ không làm nảy sinh chuyển động đó
o Định luật II Newton: Được nghiệm đúng trong hệ quy chiếu quán tính. Định luật nói rõ lực
ngoài làm cho chuyển động của vật thay đổi như thế nào
- Động lượng: Động lượng của một vật chuyển động là một vectơ bằng tích khối lượng với vận tốc của
vật đó.
- Biểu thức: k⃗ =m ⃗v
Câu 2.05:
- Định nghĩa tổng quát về khối lượng: Khối lượng là một đặc trưng cơ bản của vật chất, xác định những
tính chất quán tính và hấp dẫn của nó.
|⃗F|
- Biểu thức: m =
|⃗a|
- Khối lượng quán tính: Là khối lượng của - Khối lượng hấp dẫn: Là khối lượng được đo
một vật đặc trưng cho tính chất của vật đó bằng phép cân dựa vào lực hấp dẫn mà Trái
chống lại sự thay đổi của vận tốc. Đất tác dụng vào vật.
Câu 2.06: Phân biệt trọng lực và trọng lượng
- Giống nhau: Cùng độ lớn, cùng tỉ lệ với khối lượng.
- Khác nhau:
 Trọng lực:
o Là hợp lực của lực của lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm do Trái Đất tự quay gây ra.
o Có điểm đặt trên vật.
 Trọng lượng:
o Là lực mà vật tác dụng vào giá đỡ hoặc dây treo đang ngăn cản không cho nó rơi tự do.
o Có điểm đặt trên giá đỡ, dây treo.
- Giải thích hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng: do vật chịu thêm tác dụng của lực quán tính; vật tăng
khối lượng khi lực quán tính cùng chiều trọng lực, giảm khi ngược chiều; vật mất khối lượng khi lực
quán tính ngược chiều và cùng độ lớn với trọng lực.
- Ví dụ:
 Tăng trọng lượng: Khi treo một vật vào thang máy, khi thang máy chuyển động lên với gia tốc a thì
trọng lượng là m(g+a), tăng so với khi thang máy đứng yên trọng lượng là mg.
 Giảm trọng lượng: Khi treo một vật vào thang máy, khi thang máy chuyển động xuống với gia tốc a
thì trọng lượng là m(g-a), giảm so với khi thang máy đứng yên trọng lượng là mg.
 Mất trọng lượng: Khi vật và giá đỡ của nó cùng rơi tự do, vật không còn tác dụng lực gì lên giá đỡ
và trọng lượng cũng không tồn tại nữa.
Câu 2.07:
- Định luật III Newton: Tác dụng bao giờ cũng bằng và ngược chiều với phản tác dụng, nói cách khác,
tương tác giữa hai vật với nhau và hướng ngược chiều nhau. Lực và phản lực có giá trị bằng nhau, cùng
chung một giá, nhưng hướng ngược chiều nhau.
- Biểu thức: ⃗
F BA=−⃗ F AB
- Phân biệt lực và phản lực: Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời, có hướng ngược
chiều nhau và có điểm đặ trên hai vật khác nhau.
- Khi ta kéo một vật trên mặt bàn nằm ngang, có những cặp lực và phản lực:
 Trọng lực và lực nâng của mặt bàn
 Lực bàn tay tác dụng vào vật và lực tác dụng ngược lại bàn tay
Câu 2.08:
- Đặc điểm của lực đàn hồi:
 Điều kiện xuất hiện: Vật bị lực ngoài tác dụng biến dạng và sau khi lực ngưng tác dụng, nó lại trở về
hình dạng, kích thước như trước
 Điểm đặt: Cùng điểm đặt với lực tàc dụng
 Phương chiều: Cùng phương ngược chiều với lực tác dụng
 Độ lớn: Tỉ lệ với độ biến dạng
F đh=−k ⃗
⃗ ∆l
- Lực ma sát:
 Ma sát nghỉ:
o Điều kiện xuất hiện: Vật đứng yên và tổng các lực táv dụng lên vật khác 0 (có xu hướng
trượt)
o Điểm đặt: Ở mặt tiếp xúc của 2 vật
o Phương chiều: Cùng phương ngược chiều với xu hướng trượt
o Độ lớn:
 ⃗ F msn=∑ ⃗ Fx
 F msnmax =μn . N
 0 < F msn < F msnmax
 Ma sát trượt:
o Điều kiện xuất hiện: Vật đang trượt và có hệ số ma sát trượt khác 0
o Điểm đặt: Ở mặt tiếp xúc của 2 vật
o Phương chiều: Cùng phương ngược chiều với phương trượt
o Độ lớn: F mst =μt . N
- Hệ số đàn hồi phụ thuộc bản chất, kích thước và hình dạng của vật biến dạng.
- Hệ số ma sát phụ thuộc vào tính chất vật liệu và trạng thái bề mặt tiếp xúc của các vật.
 Hệ số ma sát nghỉ không phụ thuộc vào vận tốc nhưng hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vận tốc.
- Phân biệt ma sát trượt và ma sát nghỉ
 Giống nhau: không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc mà chỉ phụ thuộc vào trạn thái (bản chất) tiếp
xúc.
 Khác nhau:
MA SÁT NGHỈ MA SÁT TRƯỢT
Điều kiện xuất hiện Vật đứng yên và tổng các lực tác dụng lên vật khác 0 (có xu Vật đang trượt và có hệ
hướng trượt) số ma sát trượt khác 0
Giá trị  F msn=∑ ⃗
⃗ Fx F mst =μt . N=const
 F msnmax =μn . N
 0 < F msn < F msnmax

Tính chất Công bằng 0 (vì vật không chuyển động) Công khác 0
Hệ số ma sát Không phụ thuộc vào vận tốc Phụ thuộc vào vận tốc

Câu 2.09:
- Nguyên lý tương đối Galileo: Mọi hiện tượng cơ học diễn ra như nhau trong mọi hệ quán tính.

You might also like