Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 25

QUY LUẬT DI TRUYỀN

(ĐỀ OLYMPIC 30/4)

1
BÀI TẬP DI TRUYỀN ĐỀ 30/4 LỚP 11
PHẦN 1. BÀI TẬP

Câu 1.
1. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào khác giảm phân bình thường, cơ thể đực giảm phân bình thường. Phép lai ♂AaBB x
♀AaBb sinh ra F1. Xác định tỉ lệ cá thể có kiểu gen AaBBb trong tổng số cá thể thu được ở
F1. (1đ)
2. Một loài vi khuẩn hình cầu có khối lượng của mỗi cơ thể khoảng 5.10 -13 gram. Khi nuôi cấy
20,12.10-9 gram vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy X có dung tích 10 lít, sau 6 giờ khối
lượng của vi khuẩn đạt tới 12,56.10-6 gram. Người ta lấy 5ml dịch nuôi cấy từ môi trường X
chuyển sang môi trường Y (có thành phần dinh dưỡng, điều kiện môi trường giống như môi
trường X), sau 2 giờ thì vi khuẩn đạt khối lượng 2,16.10-6 gram.
a. Xác định thời gian thế hệ (g) và hằng số tốc độ sinh trưởng của loài vi khuẩn này? (1.5đ)
b. Khi nuôi trong môi trường X, nếu ở giai đoạn tiềm phát có 95% số tế bào bị chết thì sau 6
giờ nuôi cấy sẽ thu được bao nhiêu gram vi khuẩn? (0.5đ)
Câu 2.
1. Ở một loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên một
cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì số loại giao tử tối đa đã có thể đạt được là 32.
Hãy xác định tên của loài đó. (0,75 điểm)
2. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một số
tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% tế bào con tạo ra được
chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số
tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử. (1,0
điểm).
Tính số tế bào sinh dục đực sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số nhiễm
sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó. (1,25 điểm)
3. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14
tế bào sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành
tế bào sinh trứng.
Xác định số lần nguyên phân của của mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái. (1,0 điểm)

Câu 3.

1. Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa hai cây có cùng kiểu hình thân cao quả bầu dục
với nhau, ở đời F1 thu được 733 cây thân cao quả tròn; 1152 cây thân cao quả bầu dục; 732
cây thân cao quả dài; 593 cây thân thấp quả bầu dục; 139 cây thân thấp quả dài; 140 cây thân
thấp quả tròn. Biết tính trạng do một gen quy định, không xảy ra đột biến, diễn biến trong
giảm phân của hai cây là như nhau và tính trạng dài do gen lặn quy định. Biện luận tìm quy
luật di truyền của các tính trạng trên và tính tỉ lệ các cây F 1 có kiểu gen chỉ mang 3 alen trội.
(1,5 điểm)
2. Ở một loài động vật, xét 4 gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường theo một trật tự
xác định, mỗi gen có 2 alen. Biết không xảy ra đột biến, không có hiện tượng hoán vị. Theo lý

2
thuyết, nếu không xét phép lai thuận nghịch có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau về các gen
trên giữa các cá thể của loài này không thể tạo đời con mang kiểu gen đồng hợp lặn? (1,0 điểm)

3. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi hai cặp gen nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thể thường khác nhau, biết kiểu gen có hai loại alen trội quy điịnh hoa màu đỏ, kiểu
gen chỉ có một loại alen trội A quy định hoa màu vàng, kiểu gen chỉ có một loại alen trội B quy
định hoa màu tím, kiểu gen đồng hợp lặn quy hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu vàng giao
phấn với các cây hoa màu tím, ở đời con thu được 48% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho các cây hoa vàng
ở thế hệ P tự thụ phấn thì đời con thu được 10% cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. (1,5
điểm)

a) Xác định kiểu gen ở thế hệ P.

b) Tính tỉ lệ các cây hoa tím ở đời con khi cho các cây hoa tím ở thế hệ P tự thụ phấn.

Câu 4:

Ở một loài động vật, cho P thuần chủng chân cao, lông trắng lai với chân thấp, lông đỏ
thu được F1 : 1♂ chân cao, lông đỏ : 1♀ chân thấp, lông đỏ. Cho F1 lai với nhau thu được
F2:
Giới đực Giới cái
chân cao, lông đỏ : chân cao, lông trắng : chân thấp, lông đỏ:

chân thấp, lông đỏ : chân thấp, lông trắng. chân cao, lông đỏ.
c1. Hãy biện luận xác định qui luật di truyền của các cặp tính trạng trên. Cho biết kiểu gen của
P và F1.
c2. Cho các cá thể chân cao, lông đỏ ở F 2 ngẫu phối. Theo lý thuyết, tính xác suất con cái chân
thấp, lông đỏ tạo ra.

Câu 5.

5.1. Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), các tính trạng mắt tím (pr),Thân đen (b), cánh
cụt(vg)là lặn tương ứng với các tính trạng trội là mắt đỏ(pr +) thân xám,(b+) và cánh dài (vg+).
Người ta tiến hành lai ruồi cái dị hợp tử 3 cặp gen trên với ruồi đực mắt tím, thân đen, cánh
cụt. Kết quả thu được thế hệ con lai như sau: 411 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh cụt; 65 ruồi mắt
đỏ, thân đen, cánh dài; 29 ruồi mắt đỏ, thân xám, cánh cụt; 32 ruồi mắt tím, thân đen, cánh
dài; 399 ruồi mắt tím, thân xám, cánh dài; 2 ruồi mắt đỏ, thân xám, cánh dài; 59 ruồi mắt tím,
thân xám, cánh cụt; 3 ruồi mắt tím, thân đen, cánh cụt. Hãy lập bản đồ di truyền của 3 gen
trên và xác định hệ số nhiễu (nếu có).

5.2. cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng (A và B) đều có kiểu hình đột biến- mắt xù xì. Lai
ruồi cái của dòng A với ruồi đực của dòng B, thu được F 1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và
100% ruồi đực mắt xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm 256 ruồi cái mắt kiểu
dại, 250 ruồi cái mắt xù xì, 64 ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì, Hãy giải thích
kết quả và viết sơ đồ lai, f ?

3
5.3. Ở một loài động vật, giới cái XX, giới đực XY, tiến hành phép lai hai cá thể thuần
chủng: con đực mắt đỏ, lông dài với con cái mắt trắng, lông ngắn; F 1 thu được 100% con cái
mắt đỏ, lông dài; 100% con đực mắt đỏ, lông ngắn. Cho F 1 giao phối ngẫu nhiên, F2 thu được
tỉ lệ kiểu hình là: 1 cái mắt đỏ, lông dài: 1 cái mắt trắng, lông ngắn: 1 đực mắt đỏ, lông dài: 1
đực mắt đỏ, lông ngắn. Biện luận quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P-F2

5.4. Ở gà, cho 2 con đều thuần chủng mang gen tương phản lai nhau được F 1 toàn lông xám,
có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà mái lông vàng, có sọc : 25%
gà mái lông vàng, trơn : 20% gà trống lông xám, có sọc : 20% gà trống lông vàng, trơn : 5%
gà trống lông xám, trơn : 5% gà trống lông vàng, có sọc.Biết rằng lông có sọc là trội hoàn
toàn so với lông trơn. Cho các gà F 1 trên lai nhau, trong trường hợp gà trống và gà mái F 1 đều
có diễn biến giảm phân như gà mái F 1 đã đem lai phân tích trên. Biện luận quy luật di truyền
và xác định ở F2 tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp?

Câu 6.

1. Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn
toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu hình là 9 cây
hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Ở thế hệ F 2, tỉ lệ cây hoa trắng là 40%. Nếu ở F 2, các cá thể giao
phấn ngẫu nhiên thì theo lí thuyết, ở F3 tỉ lệ hoa trắng chiếm tỷ lệ bao nhiêu %?
2. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp;
gen B qui định hoa kép trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa đơn; Kiểu gen DD qui định
hoa đỏ, Dd qui định hoa hồng, dd qui định hoa trắng. Cho biết các gen đều nằm trên các cặp
NST thường và di truyền phân li độc lập.

a) Cho giao phối cặp bố mẹ (P) chưa biết kiểu gen, thu được F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ: 6 :
6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. Biện luận xác định kiểu gen có thể có của P. (Không cần
viết sơ đồ lai).

b) Khi cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn. Hãy cho biết ở đời con:

- Có bao nhiêu kiểu gen dị hợp?

- Tỷ lệ các cây trong kiểu gen có chứa 2 alen trội là bao nhiêu?

3. Ởmộtloàithựcvật,màusắchoalàdosựtácđộngcủahaicặpgen(A,avàB,b)phânliđộc lập. Gen A và


gen B tácđộng đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ sau:

4
Các alen a và b không có chức năng trên.

a) Những cây hoa trắng trong loài này có kiểu gen như thế nào?

b) Cho một cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1.

c) Đem cây hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích thu được F a. Nếu chỉ cho các cây có hoa
trắng thu được ở Fa giao phấn với nhau thì ở đời con có tỷ lệ kiểu hình như thế nào?

4.Cho biết mỗi tính trạng do một gen có hai alen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai
giữa hai ruồi giấm có kiểu gen là ♂ x♀ , loại kiểu hình A-B-dd chiếm tỉ lệ 16%.
Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Câu 7.

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa có 3 trạng thái là hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng.
Trong một quần thể có 1 dòng hoa đỏ, 2 dòng hoa vàng và 3 dòng hoa trắng. Tiến hành phép
lai giữa các dòng, thu được kết quả như sau:

Phép lai Đời bố mẹ Đời F1 Đời F2

1 Dòng trắng 1 x dòng 100% hoa trắng 100% hoa trắng


trắng 2

2 Dòng trắng 2 x dòng 100% hoa đỏ 27 đỏ : 18 vàng : 19 trắng


trắng 3

3 Dòng trắng 1 x dòng 100% hoa vàng 3 vàng : 1 trắng


vàng 1

4 Dòng trắng 1 x dòng 100% hoa vàng 3 vàng : 1 trắng


vàng 2

5 Dòng trắng 2 x dòng 100% hoa vàng 3 vàng : 1 trắng


vàng 1

6 Dòng trắng 3 x dòng 100% hoa đỏ 9 đỏ : 7 vàng


vàng 2

7 Dòng trắng 1 x dòng 100% hoa đỏ 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng


đỏ

8 Dòng trắng 1 x dòng 100% hoa đỏ 27 đỏ : 18 vàng : 19 trắng


trắng 3

Xác định kiểu gen của các dòng nói trên.

5
Câu 8.

1. Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa hai cây có cùng kiểu hình thân cao quả bầu dục
với nhau, ở đời F1 thu được 733 cây thân cao quả tròn; 1152 cây thân cao quả bầu dục; 732
cây thân cao quả dài; 593 cây thân thấp quả bầu dục; 139 cây thân thấp quả dài; 140 cây thân
thấp quả tròn. Biết tính trạng do một gen quy định, không xảy ra đột biến, diễn biến trong
giảm phân của hai cây là như nhau và tính trạng dài do gen lặn quy định. Biện luận tìm quy
luật di truyền của các tính trạng trên và tính tỉ lệ các cây F 1 có kiểu gen chỉ mang 3 alen trội.
(1,5 điểm)
2. Ở một loài động vật, xét 4 gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường theo một trật tự
xác định, mỗi gen có 2 alen. Biết không xảy ra đột biến, không có hiện tượng hoán vị. Theo lý
thuyết, nếu không xét phép lai thuận nghịch có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau về các gen
trên giữa các cá thể của loài này không thể tạo đời con mang kiểu gen đồng hợp lặn? (1,0 điểm)

3. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi hai cặp gen nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thể thường khác nhau, biết kiểu gen có hai loại alen trội quy điịnh hoa màu đỏ, kiểu
gen chỉ có một loại alen trội A quy định hoa màu vàng, kiểu gen chỉ có một loại alen trội B quy
định hoa màu tím, kiểu gen đồng hợp lặn quy hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu vàng giao
phấn với các cây hoa màu tím, ở đời con thu được 48% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho các cây hoa vàng
ở thế hệ P tự thụ phấn thì đời con thu được 10% cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. (1,5
điểm)

a) Xác định kiểu gen ở thế hệ P.

b) Tính tỉ lệ các cây hoa tím ở đời con khi cho các cây hoa tím ở thế hệ P tự thụ phấn.

Câu 9.

9.1. Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), các tính trạng mắt tím (pr),Thân đen (b), cánh
cụt(vg)là lặn tương ứng với các tính trạng trội là mắt đỏ(pr +) thân xám,(b+) và cánh dài (vg+).
Người ta tiến hành lai ruồi cái dị hợp tử 3 cặp gen trên với ruồi đực mắt tím, thân đen, cánh
cụt. Kết quả thu được thế hệ con lai như sau:

411 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh cụt; 65 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh dài; 29 ruồi mắt đỏ,
thân xám, cánh cụt; 32 ruồi mắt tím, thân đen, cánh dài; 399 ruồi mắt tím, thân xám, cánh dài;
2 ruồi mắt đỏ, thân xám, cánh dài; 59 ruồi mắt tím, thân xám, cánh cụt; 3 ruồi mắt tím, thân
đen, cánh cụt. Hãy lập bản đồ di truyền của 3 gen trên và xác định hệ số nhiễu (nếu có).

9.2. cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng ( A và B) đều có kiểu hình đột biến- mắt xù xì. Lai
ruồi cái của dòng A với ruồi đực của dòng B, thu được F 1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và
100% ruồi đực mắt xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm 256 ruồi cái mắt kiểu
dại, 250 ruồi cái mắt xù xì, 64 ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì, Hãy giải thích
kết quả và viết sơ đồ lai, f ?

9.3. Ở một loài động vật, giới cái XX, giới đực XY, tiến hành phép lai hai cá thể thuần chủng:
con đực mắt đỏ, lông dài với con cái mắt trắng, lông ngắn; F1 thu được 100% con cái mắt đỏ,
lông dài; 100% con đực mắt đỏ, lông ngắn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, F2 thu được tỉ lệ
6
kiểu hình là: 1 cái mắt đỏ, lông dài: 1 cái mắt trắng, lông ngắn: 1 đực mắt đỏ, lông dài: 1 đực
mắt đỏ, lông ngắn. Biện luận quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P-F2

9.4. Ở gà, cho 2 con đều thuần chủng mang gen tương phản lai nhau được F 1 toàn lông xám,
có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà mái lông vàng, có sọc : 25%
gà mái lông vàng, trơn : 20% gà trống lông xám, có sọc : 20% gà trống lông vàng, trơn : 5%
gà trống lông xám, trơn : 5% gà trống lông vàng, có sọc.Biết rằng lông có sọc là trội hoàn
toàn so với lông trơn. Cho các gà F 1 trên lai nhau, trong trường hợp gà trống và gà mái F 1 đều
có diễn biến giảm phân như gà mái F 1 đã đem lai phân tích trên. Biện luận quy luật di truyền
và xác định ở F2 tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp?

Câu 10.

1/. Cho phép lai P: ♂Ab/aB DE/de x ♀AB/ab De /dE Biết các gen đều nằm trên NST thường;
A và B cách nhau 20cM và xảy ra hoán vị trong phát sinh giao tử của cả 2 bên bố mẹ ; D và E
cách nhau 40cM và chỉ xảy ra hoán vị ở bên mẹ, bên bố không hoán vị. Số kiểu gen của F1 và
kiểu hình chỉ mang một trong 4 tính trạng lặn ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

2/. Ở bướm tằm, alen A quy định tính trạng kén tròn là trội so với alen a quy định tính trạng
kén bầu dục. Alen B quy định tính trạng kén trắng là trội so với alen b quy định tính trạng kén
vàng. Biết các gen nằm trên cùng một cặp NST thường và hoán vị gen chỉ xảy ra ở tằm đực.

Xét 500 tế bào sinh tinh có kiểu gen tham gia quá trình giảm phân trong đó có 150

tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

a. Xác định tần số hoán vị gen.


b. Cho tằm đực có kiểu gen dị hợp như trên lai phân tích thì kết quả thu được như thế
nào?
Câu 11.
Khi lai giữa 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gen và có kiểu hình thân cao, hoa đỏ với nhau thì được
thế hệ sau (F1) có tỉ lệ phân li như sau: 54% thân cao, hoa đỏ; 21% thân cao, hoa trắng; 21%
thân thấp, hoa đỏ; 4% thân thấp, hoa trắng.

Hãy xác định kiểu gen và tỉ lệ mỗi loại giao tử của P. Biết rằng mỗi tính trạng trên đều
do một gen quy định và nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 12.

1. Ở phép lai ♂AaBb x ♀ AaBB. Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế
bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường; Ở cơ thể cái có 20% tế bào có cặp BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

7
2. Một nucleoxom của sinh vật nhân chuẩn gồm một khối cầu có 8 phân tử histon được quấn
quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit và một đoạn nối gồm 80 cặp nucleotit. Một
gen có chiều dài 7412 A0 thì cần bao nhiêu histon khi xoắn thành sợi cơ bản? Cho biết trên
đoạn nối có 1 phân tử histon.

3. Một tế bào sinh dục sơ khai của ngựa 2n = 78, nguyên phân một số đợt liên tiếp đã được
môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hoàn toàn mới để tổng hợp 19812 NST. Các tế bào
con đều là những tế bào sinh trứng và thực hiện giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của trứng là
25%, của tinh trùng là 3,125%. Xác định:

a. Số hợp tử được hình thành.


b. Số tế bào sinh tinh trùng và số tế bào sinh trứng.
c. Nếu trong quá trình phát sinh tinh trùng, trong bộ NST của tế bào ngựa đực có 1
cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, 1 cặp khác trao đổi đoạn tại 2 điểm không cùng
lúc. Tìm số loại tinh trùng và số trứng được tạo ra.
Câu 13.

1. Xét 2 tế bào sinh dục sơ khai cùng loài động vật. Tế bào A là tế bào sinh dục đực, tế bào B
là tế bào sinh dục cái, 2 tế bào này đều trải qua các vùng sinh sản, sinh trưởng và vào vùng
chín để hình thành giao tử. Tổng số lần phân bào của cả 2 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản là
7. Số giao tử được tạo ra từ tế bào sinh dục B bằng 1/8 số giao tử được tạo ra từ tế bào sinh
dục A.

a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục trên?

b) Số NST có trong 1 giao tử gấp 2 lần số lần nguyên phân của tế bào sinh dục A tại vùng
sinh sản. Nếu giảm phân có trao đổi đoạn tại 1 điểm ở cặp NST số 2 và 5, các cặp NST tương
đồng đều có cấu trúc khác nhau, không có đột biến xảy ra thì số loại giao tử khác nhau về
nguồn gốc và cấu trúc NST của loài là bao nhiêu?

2. Giả sử bộ nhiễm sắc thể của 1 tế bào ký hiệu AaBb. Hãy giải thích cơ chế tạo ra các giao tử
bất thường có thành phần nhiễm sắc thể là AAB, B, ab.

3. Gen B có chiều dài 306nm và tỉ lệ A/G = 3/7. Gen B bị đột biến tạo thành alen b có kích
thước không đổi và có 2429 liên kết hidro. Khi tế bào có kiểu gen Bb bước vào kì đầu của
nguyên phân, tính tổng số nucleotit từng loại của cặp gen Bb?

8
PHẦN 2. ĐÁP ÁN
Câu 1.
1. Cơ thể cái có 12% số tế bào đột biến ở cặp Bb
 sinh ra hợp tử BBb = ½ x 0.12 = 0.06 (0.25đ)
Ở cặp gen Aa không có đột biến nên tạo ra hợp tử Aa = ¼ (0.25đ)
 AaBBb = ¼ x 0.06 = 0.015 (0.5đ)
2.
a. Ở môi trường X:
12,56.10-6  n = 9,285 (0.25đ)
Thời gian thế hệ: g = 6 x 60 : 9,285 = 38,772 (phút) (0.25đ)
Hằng số tốc độ sinh trưởng: 9,285 : 6 = 1,548 (lần/giờ) (0.25đ)
Ở môi trưởng Y
Khối lượng vi khuẩn ban đầu:
(5.12,56. 10-6) : (10.103) = 6,28.10-9
6,28.10-9 x 2n = 2,16.10-6  n = 8,426 (0.25đ)
Thời gian thế hệ: g = 2 x 60 : 8,426 = 14,24 (phút) (0.25đ)
Hằng số tốc độ sinh trưởng: 8,426 : 2 = 4,213 (lần/giờ) (0.25đ)
b. Nếu ở giai đoạn tiềm phát có 95% có số tế bào bị chết thì sau 6 giờ nuôi cấy sẽ thu được
khối lượng vi khuẩn: (100% - 95%) x 12,56.10-6 = 0,628. 10-6 gram (0.5đ)

Câu 2.
1. Số loại giao tử được tạo ra khi có trao đổi chéo tại 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng 2n+1
Ta có : 2n+1 = 32 (0,25 điểm)
 n = 4 2n = 8 (0,25 điểm)
Vậy loài đó là Ruồi giấm (0,25 điểm)
2. Gọi a là số tinh trùng tạo ra ( số tinh trùng X = số tinh trùng Y = a/2)
Ta có : 25% a/2 + 12,5% a/2 = 168
 a = 896 tinh trùng (0,25 điểm)
Số TB con được tạo ra chuyển sang vùng chín : a/4 = 224 TB con (0,25 điểm)
Số TB con thật sự được tạo ra : (224 x 100)/87,5 = 256 TB (0,25 điểm)
Ta có một số tế bào sinh dục sơ khai đực (TBSDSK) nguyên phân 5 lần tạo ra 256 TB con
số TB SDSK : 256/25 = 8 (0,25 điểm)
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh giao tử
(25+1 - 1 )* a* 2n = 4032 NST (0,25 điểm)
3. Số trứng thực sự được tạo ra : 168 x 100/75 = 224 trứng (0,25 điểm)
Số tế bào sinh trứng = số trứng = 224 (0,25 điểm)
Gọi x là số là NP của 14 TBSDSK cái:
Ta có : 14 * 2x =224 (0,25 điểm)
x=4
Vậy số lần nguyên phân của TBSDSK cái là 4. (0,25 điểm)
Câu 3.

1.

9
- Xét tính trạng chiều cao: ở F1 có tỉ lệ Cao : Thấp ≈ 3 : 1 và tính trạng chỉ do một gen quy
định  tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn.
Quy ước gen: Alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
KG của P: Aa x Aa (1) (0,25đ)
- Xét tính trạng hình dạng quả: ở F1 có tỉ lệ Tròn: Bầu dục: dài ≈ 1 : 2 : 1 và tính trạng chỉ do
một gen quy định  tính trạng di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Quy ước gen: BB quy định quả tròn; Bb quy định quả bầu dục; bb quy định quả dài
KG của P: Bb x Bb (2) (0,25đ)
- Xét mối quan hệ giữa hai tính trạng: ta thấy ở F1 xuất hiện 6 loại kiểu hình nhưng khác tỉ lệ
(3: 1)(1:2:1)  có hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn giữa các gen quy định hai
tính trạng trên. (0,25đ)

Từ tỉ lệ thân thấp quả dài ở F1 có KG ≈ 0,04  tần số hoán vị gen f=20%. (0,25đ)

KG của P: (f= 0,2) x (f=0,2) (0,25đ)

- Tỉ lệ các cây F1 có kiểu gen chỉ mang 3 alen trội ( + ) = 0,34 (0,25đ)

2.

- Tổng số kiểu gen về các gen trên là: 136 (0,25đ)

- Tổng số phép lai khác nhau về kiểu gen của các gen trên là: 9316 (0,25đ)

- Tổng số phép lai khác nhau về kiểu gen có thể tạo đời con có kiểu gen đồng hợp là: 136 (0,25đ)

- Tổng số phép lai khác nhau về kiểu gen không thể tạo đời con có kiểu gen đồng hợp là:

9316 – 136 = 9180 (0,25đ)

(HS có thể tính cách khác)

3.

a) Theo đề ta có : A-B-: hoa đỏ; A-bb: hoa vàng; aaB-: hoa tím; aabb: hoa trắng

Ở thế hệ P: Gọi x là tỉ lệ các cây hoa vàng có KG Aabb, (1-x) AAbb.

Gọi y là tỉ lệ các cây hoa tím có KG aaBb, (1-y) aaBB.

Từ dữ kiện đề cho  x= 0,4; y =0,8

Vậy Kiểu gen của thế hệ P là 0,6AAbb: 0,4 Aabb (vàng) (0,5đ)

0,2 aaBB: 0,8 aaBb (tím) (0,5đ)

b) Khi cho 0,2 aaBB tự thụ  đời con 0,2 aaBB

0,8 aaBb tự thụ đời con 0,8( 0,75 aaB-: 0,25aabb)


10
Vậy tỉ lệ hoa tím ở đời con là 0,8 (0,5đ).

Câu 4.

c1. Xác định qui luật di truyền của các cặp tính trạng trên. Cho biết kiểu gen của P và F1.
* Xét riêng từng cặp tính trạng:
- Xét tính trạng chiều cao chân:
Pt/c → F1: 1 ♂ chân cao : 1 ♀ chân thấp → phân tính ngay F1.
F2: có tỉ lệ chung: 1 chân cao : 1 chân thấp nhưng tỉ lệ ở hai giới khác nhau:
Ở giới đực: 3 cao: 1 thấp. Ở giới cái: 1 cao: 3 thấp
=> Tính trạng chiều cao chân do một gen nằm trên NST thường qui định và chịu ảnh hưởng
của giới tính lên sự hình thành tính trạng.
Qui ước: AA: chân cao, aa : chân thấp.
Aa : chân cao ở con đực nhưng con cái có chân thấp.
- Xét cặp tính trạng màu sắc lông:
Pt/c → F1: 100% lông đỏ. F2: lông đỏ : lông trắng đỏ là tính trạng trội.
Mặt khác, tất cả con lông trắng là con đực,suy ra tính trạng màu sắc lông do một gen qui định,
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y và đỏ trội hoàn toàn so
với trắng.
Qui ước: B: lông đỏ; b: lông trắng nằm trên X không có đoạn tương đồng trên Y.
* Xét kết hợp hai cặp tính trạng: Dĩ nhiên hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên phân li
độc lập nhau vì một gen nằm trên NST thường và một gen nằm trên NST giới tính.
Kiểu gen của Pt/c: ♂ AAXbY × ♀aaXBXB.
Kiểu gen của F1: ♂ AaXBY × ♀AaXBXb.
c2. Xác suất con cái chân thấp, lông đỏ tạo ra.
- Từ kiểu gen của bố mẹ F1, suy ra tỉ lệ kiểu gen chân cao, lông đỏ ở F2:
Giới đực Giới cái
AAXBY : AAXBXB

AaXBY : AAXBXb
- Giao tử F2:
Giới đực Giới cái
AXB =
aXB = AXb =

- Xác suất thu được con cái chân thấp, lông đỏ:

Câu 5.

5.1.

- Ruồi đực đem lai có kiểu hình gồm các tính trạng lặn nên kiểu gen của nó là đồng hợp lặn,
vì thế cá thể ruồi cái mang kiểu gen dị hợp 3 cặp gen. Do tỷ lệ kiểu hình thế hệ con phân ly

11
không đồng đều, nên cá thể ruồi cái có sự liên kết không hoàn toàn, hình thành 8 loại giao tử.
(0,125 điểm)

- Theo tỷ lệ kiểu hình 411 cá thể mắt đỏ, thân đen, cánh cụt và 399 mắt tím, thân xám, cánh
dài được hình thành từ các giao tử liên kết. Nhóm cá thể có số lượng ít nhất là mắt đỏ, thân
xám, cánh dài và mắt tím, thân đen, cánh cụt được hình thành từ giao tử do trao đổi chéo kép .
(0,125 điểm)

Từ đó ta có:

Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,066 <=> 6,6%

Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,129 <=> 12,9%

Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,185 <=> 18,5%

Như vậy, trật tự của 3 gen là : pr nằm giữa b và vg (học sinh tự vẽ sơ đồ)(0,25 điểm)

Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là 6,6% x 12,9% = 0,85%

Trong thực tế, tần số trao đổi chéo kép là :(2+3)/1000 = 0,005 <=> 0,5%. Vậy hệ số
trùng hợp là : 0,5/0,85 = 0,6.Từ đó suy ra hệ số nhiễu của phép lai là 0,4 (0,25 điểm)

5.2.

PTC -> F1 phân tính => gen nằm trên NST X, không alen trên Y

PTC : Xù xì x Xù xì => F1 kiểu dại => Tương tác gen theo kiểu bổ sung 9 :7 (0,125 điểm)

Quy ước gen: KG có 2 loại gen trội A_B_ quy định kiểu dại
KG A_bb_ hoặc aaB_ hoặc aabb quy định xù xì

PTC -> Cho F1 dị hợp 2 cặp gen => thu được TLKH F2 gồm

256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù xì,

64 ruồi đực mắt kiểu dại, 436 ruồi đực mắt xù xì

 Có hiện tượng hoán vị gen. Vậy tính trạng hình dạng mắt do 2 gen liên kết không hoàn
toàn trên NST X không có alen trên NST Y tương tác bổ sung với nhau. (0,25 điểm)

-F1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực mắt xù xì.

 PTC XAb XAb x XaB Y (0,25 điểm)

F1 : XAb XaB : XAb Y

F1 x F1 : XAb XaB x XAb Y

Ta có : Ở F2 đực kiểu hình dại:

XAB Y = 64/ ( 256 + 250 + 64 + 436) = 6, 36%


12
=> XAB = 12,72%

Tần số hoán vị gen : f = 25,44% (0,25 điểm) ( Viết Sơ đồ lai kiểm tra) (0,125 điểm)

5.3.

* Xét tính trạng màu mắt:

-PTC con đực mắt đỏ x con cái mắt trắng F1 100% đỏ => A: đỏ > a: trắng

-Tất cả các con đực đều mắt đỏ ( YA nhận từ bố) gen nằm trên NST Y

- Tính trạng mắt đỏ có ở cả đực và cái => gen nằm trên NST X

Tính trạng màu mắt do gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y quy định,

 F2 3 đỏ : 1 trắng F1 Xa YA x XA Xa (0,25 điểm)

* Xét tính trạng màu lông:

PTC => F1 phân tính gen quy định màu lông nằm trên NST X, không alen trên Y

F2 1 dài : 1 ngắn F1 Xb Y x XB Xb (0,25 điểm)

=> Xét chung 2 cặp tính trạng :

F2 TLKH 1 :1 :1 : 1 # ( 3 :1) ( 1 : 1) => liên kết gen hoàn nằm trên NST X (0,25 điểm)

Sơ đồ lai

 PTC cái Xab Xab x đực XAB YA

F1 : XAB Xab : Xab YA ( 100% đực và cái đều đỏ)

F1 x F1 : XAB Xab x Xab YA

TLKH F2 : (0,25 điểm)

1 XAB Xab : 1 cái mắt đỏ, lông dài

1 Xab Xab : : 1 cái mắt trắng, lông ngắn:

1 XAB YA : 1 đực mắt đỏ, lông dài:

1 Xab YA : 1 đực mắt đỏ, lông ngắn.

5.4.

Vì P đều thuần chủng mang gen tương phản nên F1 sẽ có KG dị hợp về các cặp gen.

+Xét tính trạng màu lông: ở Fa xuất hiện tỉ lệ 3 vàng : 1 xám  tính trạng này do 2 cặp gen
phân li độc lập tương tác bổ sung cùng quy định.
Quy ước gen: KG có 2 loại gen trội A_B_ quy định màu lông xám.
13
KG A_bb_ hoặc aaB_ hoặc aabb quy định màu lôngvàng.
Mặt khác ta thấy tính trạng màu lông biểu hiện không đều ở 2 giới  có sự di truyền liên kết
với giới tính (ta quy ước Bb nằm trên X, không có alen tương ứng trên Y).
KG của gà mái F1 về màu lông là: AaXBY. (0,25 điểm)
+ Xét tính trạng đặc điểm của lông:ở Fa xuất hiện tỉ lệ 1 sọc : 1 trơn biểu hiện đều ở 2 giới và
tính trạng này chỉ do một cặp gen nằm trên NST thường quy định  sọc trội hoàn toàn so với
trơn.

Quy ước gen: D quy định màu lông sọc trội hoàn toàn so với d quy định lông trơn.

KG của gà mái F1 về đặc điểm của lông là Dd.

+ Xét mối quan hệ của 2 tính trạng:


Nếu 2 tính trạng này phân li độc lập thì Fa phải xuất hiện tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1
So sánh với tỷ lệ này với tỷ lệ của đề  2 cặp gen trên NST thường của 2 tính trạng trên đã
liên kết không hoàn toàn với nhau. (0,25 điểm)

Ở Fa xuất hiện tỷ lệ 20% gà trống lông xám, có sọc phải có KG XBXb gà mái F1 đã cho

giao tử ADXB = 0,2  KG của gà mái F1 là XBY và tần số hoán vị gen f = 0,2.

KG của P: XBXB x XbY (0,25 điểm)

KG của F1: XBY (mái lông xám, có sọc) : XBXb (trống lông xám, có sọc)

Khi cho các gà F1 trên lai với nhau thì ở F2

tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp = 0,085 (0,25 điểm)

Câu 6.

1.Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu
hình là 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Ở thế hệ F 2, tỉ lệ cây hoa trắng là 40%. Nếu ở
F2, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì theo lí thuyết, ở F 3 tỉ lệ hoa trắng chiếm tỷ lệ
bao nhiêu %?
Đáp án

- P : dAA + hAa + 0,1aa = 1

- Tự thụ phấn đến F2 : Aa = (1/2)2h; AA = d + (h – 1/4h)/2; aa = 0,1 + (h – 1/4h)/2

aa = 0,1 + (h – 1/4h)/2 = 0,4  h = 0,8  F2 : 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1

- Cho F2 giao phấn ngẫu nhiên F3 có : (0,5A + 0,5a)2tỉ lệ hoa trắng (aa) = (0,5)2 =
14
25%
2.Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định
thân thấp; gen B qui định hoa kép trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa đơn; Kiểu
gen DD qui định hoa đỏ, Dd qui định hoa hồng, dd qui định hoa trắng. Cho biết các
gen đều nằm trên các cặp NST thường và di truyền phân li độc lập.

a) Cho giao phối cặp bố mẹ (P) chưa biết kiểu gen, thu được F 1 phân li kiểu hình theo
tỷ lệ: 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. Biện luận xác định kiểu gen có thể có của
P. (Không cần viết sơ đồ lai).

b) Khi cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn. Hãy cho biết ở đời con:

- Có bao nhiêu kiểu gen dị hợp?

- Tỷ lệ các cây trong kiểu gen có chứa 2 alen trội là bao nhiêu?

Đáp án
a) Tỷ lệ kiểu hình ở F 1 là 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1, có thể phân tích thành:
(3 : 1) (1 : 1) (1 : 2 : 1) hoặc (1 : 1) (3 : 1) (1 : 2 : 1)

- Trường hợp (3 : 1) (1 : 1) (1 : 2 : 1)  (Aa x Aa) (Bb x bb) (Dd x Dd)  P:


AaBbDd x AabbDd.

- Trường hợp (1 : 1) (3 : 1) (1 : 2 : 1)  (Aa x aa) (Bb x Bb) (Dd x Dd)  P:


AaBbDd x aaBbDd.

b)- Số kiểu gen dị hợp = 33 – 23 = 19

- Tỷ lệ các cây trong kiểu gen có chứa 2 alen trội = /(23x23) = 3/16

3.Ởmộtloàithựcvật,màusắchoalàdosựtácđộngcủahaicặpgen(A,a; àB,b)phânliđộc lập.


Gen A và gen B tácđộng đến sự hình thành màu sắc

hoa theo sơ đồ sau:

Các
alen a và b
không có
chức năng
trên.

a) Những cây hoa trắng trong loài này có kiểu gen như thế nào?

b) Cho một cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu hình thu
được ở F1.

c) Đem cây hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích thu được F a. Nếu chỉ cho các cây
có hoa trắng thu được ở F a giao phấn với nhau thì ở đời con có tỷ lệ kiểu hình như thế

15
nào?

Đáp án

a) Cây hoa đỏ (A-B-) → Cây hoa trắng (A-bb), (aaB-), aabb  Có 5 kiểu gen đó là:
AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb

b)

- Cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp có kiểu gen là: AaBb hoặc AaBB hoặc AABb.

- Khi cho tự thụ có 1 trong 3 trường hợp sau:

+ P: AaBb x AaBb  F1: 9 đỏ/7 trắng.

+ P: AaBB x AaBB  F1: 3 đỏ/1 trắng.

+ P: AABb x AABb  F1: 3 đỏ/1 trắng.

c) P: AaBb x aabb  Cây hoa trắng ở Fa : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

- Cho các cây có hoa trắng thu được ở Fa giao phấn với nhau:

+ GFa: 1/6Ab : 1/6aB : 4/6ab

+ F2: (1/6Ab : 1/6aB : 4/6ab)2 Tỷ lệ kiểu hình: 1đỏ/17trắng

4.Cho biết mỗi tính trạng do một gen có hai alen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của
phép lai giữa hai ruồi giấm có kiểu gen là ♂ x♀ loại kiểu hình A-B-dd
chiếm tỉ lệ 16%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Đáp án

- Xét cặp gen Dd, ở P : Dd x Dd → F1 : 3/4D- : 1/4dd

- Loại kiểu hình A-B-dd = 16%  (A-B-) = 16% x 4 = 64%  ab/ab = 64% - 50% = 14%

- Ở ruồi giấm hoán vị chỉ xảy ra ở con cái  14%(ab/ab) = ♂50% ab x ♀28% ab →
(100% - f)/2 = 28%  f = 44%.

Câu 7.

- Ở phép lai 2, đời con có 64 tổ hợp giao tử  Cây hoa đỏ F1 có 3 cặp gen dị hợp là AaBbDd.

- Ở phép lai 8, đời con có 64 tổ hợp giao tử  Cây hoa đỏ F1 có 3 cặp gen dị hợp. Vì tỉ lệ
kiểu hình ở F2 của phép lai 8 giống tỉ lệ kiểu hình của F 2 ở phép lai 2  Kiểu gen của cây
hoa đỏ F1 ở phép lai 8 cơ bản giống kiểu gen của cây hoa đỏ F1 ở phép lai 2. Tuy nhiên do F1
của phép lai 2 là kết quả của phép lai giữa dòng trắng 1 và dòng trắng 2; Kết quả của F1 ở
16
phép lai 8 là do dòng trắng 1 với dòng trắng 3.  Hai cây hoa đỏ F1 này chỉ khác nhau về 1
alen lặn.

- Ở phép lai 7, đời F2 có 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.  Có hiện tượng tương tác át chế lặn.

Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa
trắng.

Hai cặp gen Aa và Bb còn chịu sự át chế của gen dd. Vì vậy khi có gen dd thì kiểu hình luôn
có hoa trắng. Do đó, quy ước đày đủ là:

A-B-D- quy định hoa đỏ; A-bbD- hoặc aaB-D- quy định hoa vàng; Các kiểu gen còn lại quy
định hoa trắng.

- Kiểu gen của dòng hoa đỏ là AABBDD;

Kiểu gen của dòng hoa vàng 1 là AAbbDD

Kiểu gen của dòng hoa vàng 2 là aaBBDD.

Kiểu gen của 3 dòng hoa trắng 1, 2, 3 lần lượt là: aabbDD; AABBdd; aab1b1DD

Câu 8.

1.
- Xét tính trạng chiều cao: ở F1 có tỉ lệ Cao : Thấp ≈ 3 : 1 và tính trạng chỉ do một gen
quy định  tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn.
Quy ước gen: Alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp.
KG của P: Aa x Aa (1) (0,25đ)
- Xét tính trạng hình dạng quả: ở F1 có tỉ lệ Tròn: Bầu dục: dài ≈ 1 : 2 : 1 và tính trạng
chỉ do một gen quy định  tính trạng di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Quy ước gen: BB quy định quả tròn; Bb quy định quả bầu dục; bb quy định quả dài
KG của P: Bb x Bb (2) (0,25đ)
- Xét mối quan hệ giữa hai tính trạng: ta thấy ở F1 xuất hiện 6 loại kiểu hình nhưng
khác tỉ lệ (3: 1)(1:2:1)  có hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn giữa các
gen quy định hai tính trạng trên. (0,25đ)
Từ tỉ lệ thân thấp quả dài ở F1 có KG ≈ 0,04  tần số hoán vị gen f=20%. (0,25đ)

KG của P: (f= 0,2) x (f=0,2) (0,25đ)

- Tỉ lệ các cây F1 có kiểu gen chỉ mang 3 alen trội ( + ) = 0,34 (0,25đ)
2.

17
- Tổng số kiểu gen về các gen trên là: 136 (0,25đ)

- Tổng số phép lai khác nhau về kiểu gen của các gen trên là: 9316 (0,25đ)

- Tổng số phép lai khác nhau về kiểu gen có thể tạo đời con có kiểu gen đồng hợp là: 136
(0,25đ)

- Tổng số phép lai khác nhau về kiểu gen không thể tạo đời con có kiểu gen đồng hợp là:

9316 – 136 = 9180 (0,25đ)

3.

a) Theo đề ta có : A-B-: hoa đỏ; A-bb: hoa vàng; aaB-: hoa tím; aabb: hoa trắng

Ở thế hệ P: Gọi x là tỉ lệ các cây hoa vàng có KG Aabb, (1-x) AAbb.

Gọi y là tỉ lệ các cây hoa tím có KG aaBb, (1-y) aaBB.

Từ dữ kiện đề cho  x= 0,4; y =0,8

Vậy Kiểu gen của thế hệ P là 0,6AAbb: 0,4 Aabb (vàng) (0,5đ)

0,2 aaBB: 0,8 aaBb (tím) (0,5đ)

b) Khi cho 0,2 aaBB tự thụ  đời con 0,2 aaBB

0,8 aaBb tự thụ đời con 0,8( 0,75 aaB-: 0,25aabb)

Vậy tỉ lệ hoa tím ở đời con là 0,8 (0,5đ).

Câu 9.

9.1.

- Ruồi đực đem lai có kiểu hình gồm các tính trạng lặn nên kiểu gen của nó là đồng hợp
lặn, vì thế cá thể ruồi cái mang kiểu gen dị hợp 3 cặp gen. Do tỷ lệ kiểu hình thế hệ con phân
ly không đồng đều, nên cá thể ruồi cái có sự liên kết không hoàn toàn, hình thành 8 loại giao
tử

- Theo tỷ lệ kiểu hình 411 cá thể mắt đỏ, thân đen, cánh cụt và 399 mắt tím, thân xám,
cánh dài được hình thành từ các giao tử liên kết. Nhóm cá thể có số lượng ít nhất là mắt đỏ,
thân xám, cánh dài và mắt tím, thân đen, cánh cụt được hình thành từ giao tử do trao đổi chéo
kép

Từ đó ta có:

Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,066 <=> 6,6%

Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,129 <=> 12,9%


18
Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,185 <=> 18,5%

Như vậy, trật tự của 3 gen là : pr nằm giữa b và vg (học sinh tự vẽ sơ đồ)(0,25 điểm)

Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là 6,6% x 12,9% = 0,85%

Trong thực tế, tần số trao đổi chéo kép là :(2+3)/1000 = 0,005 <=> 0,5%. Vậy hệ số
trùng hợp là : 0,5/0,85 = 0,6.Từ đó suy ra hệ số nhiễu của phép lai là 0,4 (0,25 điểm)

9.2.

PTC -> F1 phân tính => gen nằm trên NST X, không alen trên Y

PTC : Xù xì x Xù xì => F1 kiểu dại => Tương tác gen theo kiểu bổ sung 9 :7 (0,125 điểm)

Quy ước gen: KG có 2 loại gen trội A_B_ quy định kiểu dại
KG A_bb_ hoặc aaB_ hoặc aabb quy định xù xì

PTC -> Cho F1 dị hợp 2 cặp gen => thu được TLKH F2 gồm

256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù xì,

64 ruồi đực mắt kiểu dại, 436 ruồi đực mắt xù xì

 Có hiện tượng hoán vị gen. Vậy tính trạng hình dạng mắt do 2 gen liên kết không hoàn
toàn trên NST X không có alen trên NST Y tương tác bổ sung với nhau. (0,25 điểm)

-F1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực mắt xù xì.

 PTC XAb XAb x XaB Y (0,25 điểm)

F1 : XAb XaB : XAb Y

F1 x F1 : XAb XaB x XAb Y

Ta có : Ở F2 đực kiểu hình dại :

XAB Y = 64/ ( 256 + 250 + 64 + 436) = 6, 36%

=> XAB = 12,72%

Tần số hoán vị gen : f = 25,44% (0,25 điểm)

( Viết Sơ đồ lai kiểm tra) (0,125 điểm)

9.3..

* Xét tính trạng màu mắt:

-PTC con đực mắt đỏ x con cái mắt trắng F1 100% đỏ => A: đỏ > a: trắng

-Tất cả các con đực đều mắt đỏ ( YA nhận từ bố) gen nằm trên NST Y

19
- Tính trạng mắt đỏ có ở cả đực và cái => gen nằm trên NST X

Tính trạng màu mắt do gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y quy định,

 F2 3 đỏ : 1 trắng F1 Xa YA x XA Xa (0,25 điểm)

* Xét tính trạng màu lông:

PTC => F1 phân tính gen quy định màu lông nằm trên NST X, không alen trên Y

F2 1 dài : 1 ngắn F1 Xb Y x XB Xb (0,25 điểm)

=> Xét chung 2 cặp tính trạng :

F2 TLKH 1 :1 :1 : 1 # ( 3 :1) ( 1 : 1) => liên kết gen hoàn nằm trên NST X (0,25 điểm)

Sơ đồ lai

 PTC cái Xab Xab x đực XAB YA

F1 : XAB Xab : Xab YA ( 100% đực và cái đều đỏ)

F1 x F1 : XAB Xab x Xab YA

TLKH F2 : (0,25 điểm)

1 XAB Xab : 1 cái mắt đỏ, lông dài

1 Xab Xab : : 1 cái mắt trắng, lông ngắn:

1 XAB YA : 1 đực mắt đỏ, lông dài:

1 Xab YA : 1 đực mắt đỏ, lông ngắn.

9.4.

Vì P đều thuần chủng mang gen tương phản nên F1 sẽ có KG dị hợp về các cặp gen.

+Xét tính trạng màu lông: ở Fa xuất hiện tỉ lệ 3 vàng : 1 xám  tính trạng này do 2 cặp gen
phân li độc lập tương tác bổ sung cùng quy định.
Quy ước gen: KG có 2 loại gen trội A_B_ quy định màu lông xám.
KG A_bb_ hoặc aaB_ hoặc aabb quy định màu lôngvàng.
Mặt khác ta thấy tính trạng màu lông biểu hiện không đều ở 2 giới  có sự di truyền liên kết
với giới tính (ta quy ước Bb nằm trên X, không có alen tương ứng trên Y).
KG của gà mái F1 về màu lông là: AaXBY. (0,25 điểm)
+ Xét tính trạng đặc điểm của lông:ở Fa xuất hiện tỉ lệ 1 sọc : 1 trơn biểu hiện đều ở 2 giới và
tính trạng này chỉ do một cặp gen nằm trên NST thường quy định  sọc trội hoàn toàn so với
trơn.
20
Quy ước gen: D quy định màu lông sọc trội hoàn toàn so với d quy định lông trơn.

KG của gà mái F1 về đặc điểm của lông là Dd.

+ Xét mối quan hệ của 2 tính trạng:


Nếu 2 tính trạng này phân li độc lập thì Fa phải xuất hiện tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1
So sánh với tỷ lệ này với tỷ lệ của đề  2 cặp gen trên NST thường của 2 tính trạng trên đã
liên kết không hoàn toàn với nhau. (0,25 điểm)

Ở Fa xuất hiện tỷ lệ 20% gà trống lông xám, có sọc phải có KG XBXb gà mái F1 đã cho

giao tử ADXB = 0,2  KG của gà mái F1 là XBY và tần số hoán vị gen f = 0,2.

KG của P: XBXB x XbY (0,25 điểm)

KG của F1: XBY (mái lông xám, có sọc) : XBXb (trống lông xám, có sọc)

Khi cho các gà F1 trên lai với nhau thì ở F2


tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp = 0,085 (0,25 điểm)

Câu 10.

1/. - Xét Ab/aB x AB/ab có f = 20%

- Mỗi bên cho 4 loại kiểu giao tử

Số kiểu gen được tạo ra khi bố mẹ có hoán vị gen là 4 + 3 + 2 + 1 = 10 kiểu gen

Ab/aB x AB/ab có f = 20%

=> Ab/aB cho ab = 0.1

=> AB/ab cho ab = 0.4

=> aabb = 0,1 x 0,4 = 0,04

=>A-B- = 0,5+ab/ab = 0,54; A-bb = 0,25 – ab/ab = 0,21; aaB- = 0,25-ab/ab = 0,21

Xét DE/de x De/dE

Hoán vị chỉ ở bên mẹ De/dE với f = 40%

Mẹ cho 4 giao tử, Bố cho 2 loại giao tử :

Số kiểu gen ở F1 là là 4 + 3 = 7

21
Có F1:de/ de = 0,5*0,2 = 0,01

D-E- = 0,51; D-ee = 0,24; aaB- = 0,24

Số kiểu gen có thể tạo ra trong quần thể là : 10 x 7 = 70

Vậy kiểu hình chỉ mang 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ : 0,54*0,24*2 + 0,51*0,21*2 =
0,4734. (2.0)

2/. a. 1 tế bào sinh tinh khi giảm phân cho 4 tinh trùng

Ta có 350 tế bào sinh tinh không hoán vị  kiểu gen cho 2 loại tinh trùng với số lượng là

Ab = aB = 700

150 tế bào sinh tinh giảm phân xảy ra hoán vị  cho 4 loại tinh trùng với số lượng là Ab = aB
= AB = ab = 150

Vậy tổng số tinh trùng tạo ra là:

Ab = aB = 850

AB = ab = 150

Tần số hoán vị gen là 300/2000 x 100% = 15%. (1.0)

b. lai phân tích là lai với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn

P: x

Ab = aB = 42,5%

AB = ab = 7,5% ab 100%

Kết quả:

Tỉ lệ kiểu gen: = = 42,5% = = 7,5%

Tỉ lệ kiểu hình: 42,5% kén tròn, màu vàng

42,5 % kén bầu dục, màu trắng

22
7,5% kén tròn, màu trắng

7,5% kén bầu dục, màu vàng. (1.0)


Câu 12.

1.

* P: ♂ Aa x ♀ Aa

G: Đột biến = 10% Bình thường = 100%

Bình thường = 90% (0,25 điểm)

* P: ♂ Bb x ♀ BB

G: Bình thường = 100% Đột biến = 20%

Bình thường = 80% (0,25 điểm)

Loại hợp tử đột biến = 1 – loại hợp tử bình thường = 1 – 0,9 . 0,8 = 0,28 = 28%
(0,25 điểm)

2.

Gọi x là số nucleoxom, thì số đoạn nối giữa các nucleoxom là x -1

Số cặp nucleotit trên gen = 7412 A0 /3,4 A0 = 2180 cặp nucleotit.


(0,25 điểm)

Vậy: (x . 146) + (x -1) . 80 = 2180 ==> x = 10 nucleoxom.


(0,25 điểm)

Số phân tử histon cần là: 10 . 8 + (10 – 1) . 1 = 89 phân tử histon.


(0,25 điểm)

3.

a. Gọi n là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, ta có:

(2n – 2) . 78 = 19812 ==> 2n = 256 ==> n = 8


(0,25 điểm)

Số tế bào sinh trứng là 256, hiệu suất thụ tinh là 25% vậy số hợp tử được hình thành là

256 . 25% = 64. (0,25 điểm)

b. Số tinh trùng sinh ra là: 100 . 64 / 3,125 = 2048

23
 Số tế bào sinh tinh trùng là: 2048 / 4 = 512 (0,25 điểm)
 số tế bào sinh trứng là 256
(0,25 điểm)
39 +1 40
c. Số loại tinh trùng được tạo ra từ ngựa đực: 2 x3=2 x3
(0,25 điểm)
Số loại trứng được tạo ra từ ngựa cái: 239
(0,25 điểm)

Câu 13.

1. a) - Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực A → số giao tử được tạo ra từ tế
bào sinh dục A là 4. 2x

y là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái B → số giao tử được tạo ra từ tế bào
sinh dục B là 2y

- Theo đề bài, ta có: x + y = 7 (1)

2y = 1/8. 4. 2x (2)

- Từ (1) và (2) => x = 4; y=3

- Vậy tế bào A nguyên phân 4 lần; tế bào B nguyên phân 3 lần (0,5đ)

b) - Theo đề bài cho: số NST trong 1 giao tử = 2 lần số lần nguyên phân của tế bào A

=> n = 2.4 = 8 (NST)

- Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 16 (0,25đ)

- Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST của loài: 2 n +2 = 28+2 = 210 (loại)
(0,25đ)

2.

- Phân bào I: Diễn ra bình thường, nên kì cuối I hình thành 2 tế bào có thành phần NST:
AABB và aabb. (0,5đ)

- Phân bào II: Kì sau II NST kép AA không phân li (các NST kép BB, aa, bb phân li bình
thường và kì cuối II hình thành 4 giao tử gồm 3 loại có thành phần NST là AAB,0B và ab.
(0,5đ)

3. Gen B: A/G = 3/7

A+ G = = 1800

= > Số nu từng loại của gen B: A= T = 270 ; G= X = 630 (0,25đ)

24
Số liên kết hidro của gen B: 2 x 270 + 3 x 630 = 2430

=> Loại đột biến: thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T (0,25đ)

Số nu từng loại của gen b: A= T = 271 ; G= X = 629 (0,25đ)

Ở kì đầu tổng số nu từng loại của 2 cặp gen là: A= T = (270+ 271) x 2 = 1082

G= X = (630 + 629) x 2 = 2518 (0,25đ)

25

You might also like