Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Âm nhạc truyền thống

Sự bùng nổ của nền âm nhạc công nghiệp Kpop

1. Thực trạng và hướng bảo tồn của các loại hình âm nhạc truyền thống
Thực trạng:
Dòng nhạc dân tộc ra đời và tồn tại hàng nghìn năm, đồng hành cùng quá trình phát
triển của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên hiện nay, theo dòng chảy của lịch sử, âm nhạc dân tộc
cổ truyền Việt Nam đang đứng trước những biến đổi và thách thức rất lớn.

 Với những người trung niên và người lớn tuổi, thị hiếu âm nhạc chủ yếu vẫn tập trung
ở các loại hình âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên sự phân bổ lượng người yêu thích các loại
hình âm nhạc này không đều, chỉ tập trung đông ở một số loại như bolero, quan họ, cải
lương…Điều này dẫn đến các loại hình âm nhạc như ca trù, xẩm, tuồng… với lượng người
nghe ngày càng ít đang đứng trước một thách thức lớn với nguy cơ biến mất khỏi dòng
chảy đời sống hiện đại.

 Trong khi đó ở người trẻ, niềm yêu thích đối với âm nhạc truyền thống không được
nuôi dưỡng đã đặt ra thách thức lớn nhất cho sự duy trì bản sắc văn hóa.
Theo một khảo sát của trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, hơn 95% các học
sinh, sinh viên tham gia khảo sát đều nhận thức được rằng sự mai một của âm nhạc truyền
thống sẽ tác động tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa và 84% cho rằng bản thân yêu
thích âm nhạc truyền thống. Vậy nhưng thực tế lại cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn
khác khi đa số giới trẻ ngày nay không có hoặc có rất ít kiến thức về các loại hình âm nhạc
truyền thống như chèo, ca trù, xẩm…
Trong khi đó, không ít người trẻ đam mê với âm nhạc Âu Mỹ hay gần đây nhất là âm
nhạc Hàn Quốc, đã thuộc lòng các bài hát tiếng nước ngoài thậm chí bắt đầu học theo văn
hóa các quốc gia này. Đây là sự hội nhập chủ yếu diễn ra kiểu một chiều yếu thế. Trong khi
ta cố gắng học tập các giá trị văn hóa – nghệ thuật của họ thì dường như họ lại không có
nhu cầu làm vậy. Sự lai căng của văn hóa nói chung, âm nhạc nói riêng đã mang đến nguy
cơ mất dần bản sắc dân tộc. Đây là một thực tế khiến các nghệ nhân, các nhà hoạt động
văn hóa không khỏi chạnh lòng.
Một số các loại hình âm nhạc may mắn được khán giả trẻ biết tới nhiều hơn có thể kể
đến như quan họ, bolero, nhã nhạc cung đình Huế…Điều này có được phần lớn là nhờ ảnh
hưởng từ gia đình, xã hội trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục và nhờ sự phát triển của du
lịch văn hóa.
Dòng nhạc dân tộc được nhiều ông bà, cha mẹ của giới trẻ ngày nay yêu thích nhất
chính là dòng nhạc trữ tình bolero. Do được tiếp cận từ sớm nên hầu hết khán giả trẻ ngày
nay đã từng nghe qua thậm chí có thể biểu diễn nhạc cụ hay hát các bài hát thuộc dòng
nhạc này. Bên cạnh đó, những người trẻ sống ở các địa phương có đặc trưng văn hóa thể
hiện đậm nét qua âm nhạc như Bắc Ninh, Huế… sẽ có nhiều kiến thức và hứng thú với loại
hình âm nhạc này hơn những người khác.
Đồng thời nhờ sự phát triển của du lịch văn hóa, các dòng nhạc đặc trưng của một
số vùng thường được biểu diễn tích hợp trong các dịch vụ du lịch, không chỉ góp phần giữ
gìn và phát huy văn hóa truyền thống mà còn tạo lợi nhuận và sự thu hút cho ngành du lịch
ở địa phương.

 Việc quảng bá, lan tỏa các giá trị và cái đẹp của âm nhạc truyền thống hiện nay của
nước ta cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Các chương trình TV về âm nhạc dân
tộc thường được chiếu trong các khung giờ có tỉ suất người xem thấp như vào giờ
hành chính hoặc các buổi đêm muộn/sáng sớm do không có nhà đầu tư. Các chương
trình chiếm sóng giờ vàng đôi khi chỉ là những chương trình giải trí đem lại lợi nhuận mà
chưa mang tính giáo dục và nghệ thuật cao.

 Ở Trung Quốc có Đức Vân Xã – một xã đoàn chuyên về tướng thanh tấu nói và
truyền bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc như kinh dịch, hí
khúc…Ở Nhật Bản có gia tộc Somegoro chuyên biểu diễn kabuki truyền thống. Những
nghệ nhân thuộc các tổ chức này không chỉ nhận được sự tôn trọng của người dân mà
còn trở thành những hình mẫu của giới trẻ. Trên các nền tảng mạng xã hội như Douyin
của Trung Quốc hay Instagram của Nhật Bản không có để bắt gặp các bài viết, video
viral của các loại hình nghệ thuật này được tạo ra bởi người trẻ. Trong khi đó ở Việt
Nam, người ta vẫn chưa dành sự quan tâm và tôn trọng đúng mực cho những nghệ nhân
biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Điều ấy khiến những người có tài năng cũng né tránh
việc theo đuổi con đường này.

 Đầu tư cả về kinh phí và chất lượng cho âm nhạc truyền thống chưa thực sự đảm
bảo. Nhà nước đã xem xét và đưa ra một số chính sách đãi ngộ cho công tác đào tạo,
biểu diễn và thu hút tài năng trẻ, đẩy nhanh quá trình công nhận âm nhạc truyền thống
như các di sản văn hóa phi vật thể, tặng danh hiệu nghệ sĩ cho các nghệ nhân biểu diễn
nhưng chưa thực sự tạo được những thay đổi và cải thiện đáng kể cho âm nhạc Việt
Nam.
 Hướng bảo tồn hiện nay:
 Đưa âm nhạc truyền thống vào nhà trường. Các nhà nghiên cứu cho rằng muốn
bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thống phải bắt đầu từ giáo dục. Đó là giáo dục theo
một cách dễ chịu, thoải mái không nhất thiết phải gò bó nhưng vẫn nằm trong quy định
của các bộ môn học. Một số trường đã thực hiện và thu được hiệu quả tích cực có thể
kể đến như Đại học FPT khi đưa nhạc cụ dân tộc thành môn bắt buộc tại trường. Điều
này không chỉ giúp sinh viên giải trí thư giãn, có thêm nhiều kiến thức về âm nhạc
truyền thống mà còn tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm và thể hiện tài năng.

 Mở các câu lạc bộ âm nhạc truyền


thống. Ở từng địa phương, việc hình
thành các câu lạc bộ âm nhạc truyền
thống không chỉ góp phần thu hút và
quảng bá mà còn tạo thuận lợi cho công
tác nghiên cứu và quản lí. Ở Hà Nội, sau
khi ca trù được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể, thành phố
đã có nhiều cố gắng để khôi phục và hỗ
trợ hoạt động các câu lạc bộ ca trù. Sau
hơn 12 năm, hiện nay Hà Nội được coi là
trung tâm ca trùlớn nhất cả nước, cả về
số lượng và chất lượng.

 Tổ chức nhiều sân chơi. Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho rằng biện pháp quan trọng
nhất để âm nhạc truyền thống tồn tại và phát triển trong cộng đồng là phải tổ chức các
buổi biểu diễn, liên hoan, các sân chơi để quần chúng tham gia. Chính sự háo hức của
những người yêu nghệ thuật và công tác luyện tập, chuẩn bị là sự phục hồi và làm mới
mẻ âm nhạc dân tộc.

 Đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch gắn với di sản bền vững. Một chủ trương
đúng đắn, sáng suốt không chỉ khắc họa đậm nét, hoàn thiện hình ảnh Việt Nam qua các
tour du lịch, thu hút, hấp dẫn và tăng doanh thu cho “Du lịch không khói” mà còn giúp
cho ngành văn hóa duy trì, bảo tồn và phát triển âm nhạc dân tộc.
 Phát huy và đổi mới các chính sách đầu tư dành cho âm nhạc truyền thống. Cục biểu
diễn – Bộ VHTT&DL, Viện Âm nhạc, Cục Di sản văn hóa thông tin… đã không ít lần mở các
hội thảo, nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra giải pháp hỗ trợ và khắc phục tình trạng hiện
nay.

 Đưa giai điệu, làn điệu, nhạc cụ truyền thống… vào trong các bài hát của giới trẻ để
từng bước tiếp cận và thay đổi cái nhìn của giới trẻ về âm nhạc dân tộc. Một số các nghệ sĩ,
ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc đã khéo léo đưa các dấu ấn dân tộc vào trong các bài hát hiện
hành ngày nay. Trong số đó có những tác phẩm thực sự gây tiếng vang và có ảnh hưởng
lớn tới giới trẻ có thể kể đến như: À lôi, Để Mị nói cho mà nghe, Mời tr
2. Sự bùng nổ của công nghiệp KPOP
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ trước, thế giới đã chứng kiến sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ của làn sóng Hallyu – làn sóng văn hóa Hàn Quốc với sự phổ biến toàn cầu
về các nét văn hóa Hàn mà mở đầu bởi Kdrama và Kpop.

Nhìn vào lợi ích kinh tế mà Nhật Bản gặt hái được thông qua Olympics 1964, chính phủ
Hàn Quốc đã nỗ lực để giành quyền đăng cai Olympics 1988. Và lịch sử đã chứng minh lựa
chọn đúng đắn này của Hàn Quốc khi Thế vận hội mùa hè năm ấy thực sự đã mở ra một kỉ
nguyên mới đối với nền kinh tế chính trị của quốc gia này.
Sau 1988, Hàn Quốc trở thành một cái tên thân quen hơn với bạn bè quốc tế. Đất nước
này đã thành công trong việc tạo nên ấn tượng về một quốc gia tiến bộ, văn minh và năng
động. Điều này mở ra một cơ hội tốt cho Hàn Quốc để thực hiện đầu tư mạnh vào công
nghiệp văn hóa.

Cuối những năm 90, khi thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính, tổng thống Hàn Quốc
Kim Dae Jung đã có một bài phát biểu, trong đó nêu rõ hướng đi sắp tới của đất nước này
khi ông cho rằng: “Doanh số phim Công viên khủng long bằng doanh số 1,5 triệu chiếc xe
hơi Hàn Quốc”

Sau khi xác định đầu tư mạnh vào công nghiệp văn hóa giải trí, Hàn Quốc đã triển khai
những khoản đầu tư mạnh tay (hàng loạt các sân khấu lớn, các công nghệ hiện đại…),
những chính sách hỗ trợ (giảm thuế, tăng trợ cấp, hỗ trợ pháp lý…), những đạo luật xúc
tiến và quảng bá công nghiệp văn hóa và đặc biệt là ban hành lệnh cấm xét duyệt nội dung
để các nghệ sĩ được thoải mái tự do sáng tạo ra những ý tưởng mới có tính táo bạo và độc
đáo. Năm 2013, Hàn Quốc đã thành lập quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD nhằm nuôi dưỡng và phát
triển ngành công nghiệp văn hóa giải trí. Năm 2014, 1% ngân sách quốc gia được đầu tư vào
ngành này, đến 2022 con số lên tới 7 tỷ USD và dự kiến tiếp tục tăng trong những năm tiếp
theo.

Nhờ vào đó, Kpop trở thành một chủ


đề nóng hổi xuất hiện rộng rãi trên nhiều
diễn đàn từ những năm đầu tiên của thế
kỉ 21. Các công ty giải trí giành nhiều thời
gian và tiền bạc để tìm kiếm và đào tạo
thực tập sinh trở thành những ngôi sao
hoàn hảo. Một báo cáo năm 2009 tiết lộ
rằng thực tập sinh thần tượng Hàn Quốc
thường có lịch trình làm việc mỗi ngày vô
cùng gian khổ, gồm 2 tiếng tập thể dục, 4
tiếng tập nhảy và biên đạo, 2 tiếng tập
hát cùng ba tiếng học ngoại ngữ. Nhờ sự
đầu tư khủng và đào tạo nghiêm ngặt của
ngành công nghiệp âm nhạc mà các công
ty giải trí kiếm được những khoản lợi
nhuận ngất ngưởng và đóng góp hàng
trăm tỷ USD cho nền kinh tế nước nhà.

Năm 2004, làn sóng K-Pop, mở rộng ra hơn được định giá 8,1 tỷ USD vào năm 2021 và ước
nữa là làn sóng Hallyu, đóng góp 0,2% tổng sản tính đạt 20 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng
phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc, tức xấp xỉ trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,3% từ năm
1,87 tỷ USD. Nhưng tới năm 2021, sự phổ biến 2023 đến năm 2031.
toàn cầu của K-Pop giúp Hàn Quốc kiếm được
khoảng 12,45 tỷ USD. Thị trường sự kiện K-Pop
Việc Kpop trở thành một hiện tượng toàn cầu không chỉ lan tỏa văn hóa tạo nên tầm
ảnh hưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc mà còn thu hút sự quan tâm lớn tới các vấn đề khác
như du lịch, ẩm thực, thời trang, mỹ phẩm…gián tiếp kích cầu kinh tế cho quốc gia này.

Có thể thấy sự bùng nổ của công nghiệp âm nhạc giải trí Kpop đúng như giáo sư Moo
Weon Rhee khẳng định “không hề tình cờ hoặc chỉ đơn giản là một hiện tượng văn hóa
thú vị”

You might also like