Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

MỤC LỤC

I. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (Quảng Ninh).................................................5
1. Định nghĩa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội..............................................5
2. Vai trò của quy hoạch tổng thể..........................................................................................5
3. Các nhân tố của quy hoạch tổng thể ảnh hưởng đến hệ thống kt-xh..............................5
3.1. Nhân tố vốn..................................................................................................................5
3.2. Nhân tố khoa học công nghệ........................................................................................5
3.3. Nhân tố nguồn lực........................................................................................................5
3.4. Nhân tố kỹ thuật............................................................................................................5
3.5. Nhân tố hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................................................5
3.6. Nhân tố hệ thống các mục tiêu.....................................................................................5
II. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy hoạch và phát triển..........................5
1. Khái niệm tăng trưởng, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, thước đo tăng trưởng?.............5
1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế......................................................................................5
1.2. Bản chất của tăng trưởng kinh tế.................................................................................5
1.3. Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế..........................................................5
1.4. Thước đo tăng trưởng...................................................................................................6
2. Giải thích tăng trưởng về tốc độ và tăng trưởng về quy mô.............................................6
3. Tăng trưởng bình quân là gì? Tính tăng trưởng bình quân như thế nào?.....................6
4. Cơ cấu ngành gồm ngành nào?........................................................................................6
5. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm những bộ phận nào? Tiêu chí nào? Ứng
dụng vào Quảng Ninh............................................................................................................7
6. Tại sao cần phải tăng CN và DV, giảm NN......................................................................8
7. Cơ cấu kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................................................................8
7.1. Cơ cấu kinh tế..............................................................................................................8
7.1.1. Tại sao phải thay đổi cơ cấu kinh tế.......................................................................8
7.1.2. Khái niệm...............................................................................................................8
7.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................................9
7.2.1. Khái niệm...............................................................................................................9
7.2.2. Phân loại................................................................................................................9
7.2.3. Nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................9
8. Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế..........................................................9
III. Lý thuyết vị trí trung tâm với quy hoạch phát triển...........................................................9

1
1. Trung tâm được hình thành như thế nào? Tại sao hình thành hệ thống thứ bậc (trung
tâm lớn ít, trung tâm nhỏ nhiều)?.........................................................................................9
1.1. Trung tâm được hình thành như thế nào?....................................................................9
1.2. Tại sao mạng lưới đô thị có hệ thống thứ bậc, trung tâm lớn ít, trung tâm nhỏ nhiều:
...........................................................................................................................................12
3. Cách cân bằng cung - cầu? Tại sao ở nước ta, cung luôn lớn hơn cầu? Vì sao phải cấp
phép đảm bảo cung cầu? Hệ luỵ của việc cung lớn hơn cầu là gì?...................................14
4. Vì sao phải xác định trung tâm mới? căn cứ nào để xác định trung tâm mới?............14
4.1. Trung tâm mới được hình thành ntn? Vì sao phải xác định trung tâm mới?..............14
4.2. Căn cứ xác định trung tâm mới..................................................................................15
IV. Quy hoạch phát triển ngành chủ lực (Xi măng)................................................................15
1. Khái niệm ngành/Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực...............................................15
1.1. Định nghĩa ngành.......................................................................................................15
1.2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực........................................................................15
2. Các loại ngành, lĩnh vực cần quy hoạch.........................................................................15
3. Vai trò của quy hoạch ngành..........................................................................................15
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển ngành.............................................15
4.1. Nhân tố nguồn lực......................................................................................................15
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội..............................................................................................15
4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng............................................................................................15
4.4. Bối cảnh chung của phát triển ngành.........................................................................15
4.5. Sự tiến bộ về khoa học công nghệ..............................................................................16
4.6. Lịch sử phát triển ngành.............................................................................................16
5. Yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành.......................................................................16
V. Lý thuyết cực tăng trưởng....................................................................................................16
1. Cực tăng trưởng là gì?.....................................................................................................16
2. Tại sao hiệu ứng lan toả chia làm 3 giai đoạn?..............................................................17
3. Tại sao phải phát triển quy hoạch phân bố cơ sở sản xuất theo hướng trọng điểm?
(Cần trả lời nội dung => tại sao => ý nghĩa)......................................................................17
4. Lan tỏa kinh tế là gì? Giai đoạn của lan toả?.................................................................18
4.1. Lan tỏa........................................................................................................................18
4.2. Giai đoạn của lan tỏa.................................................................................................18
5. Tại sao tỷ lệ đô thị hoá ở cần thơ cao?............................................................................18
6. Phân cực...........................................................................................................................18
6.1. Khái niệm...................................................................................................................18
2
6.2. Lý do của sự phân cực................................................................................................18
6.3. Nguy hiểm...................................................................................................................19
7. Tại sao thành phố được đầu tư nhiều hơn nông thôn: nước sạch, đường sá,..............19
VI. Quy hoạch đô thị tổng thể (tỉnh Nam định).......................................................................19
1. Đô thị có vai trò gì đối với tăng trưởng và phát triển?...................................................19
1.1. Đô thị là gì?................................................................................................................19
1.2. Phát triển kinh tế là gì?..............................................................................................19
1.3. Vai trò của đô thị với phát triển? Theo GPT..............................................................20
2. Nhân tố nào thúc đẩy hình thành và phát triển đô thị? 5 nhân tố.................................20
3. Phân loại đô thị có ý nghĩa gì? Phân loại đô thị theo tính chất.....................................20
4. Nội dung dự báo tăng dân số đô thị gồm có pp dự báo nào? Ý nghĩa?.........................22
VII. Kết cấu hạ tầng và đánh giá thực trạng tại Hà Nội.........................................................23
1. Kết cấu hạ tầng là gì?......................................................................................................23
2. Phân biệt kết cấu hạ tầng với công trình sản xuất vật chất...........................................24
3. Phân loại kết cấu hạ tầng tiến hành như thế nào?........................................................24
4. Đặc điểm KCHT ảnh hưởng như thế nào đối với quy hoạch phát triển?......................24
5. Vốn đầu tư cho KCHT khác với công trình sản xuất vật chất khác như thế nào?.......25
6. Trình bày vai trò của KCHT đối với tăng trưởng và phát triển......................................25
7. Bất bình đẳng là gì? Giải thích xu hướng của bất bình đẳng?.....................................26
7.1. Bất bình đẳng là gì ?..................................................................................................26
7.2. Giải thích xu hướng của bất bình đẳng ?...................................................................26
8. Mối quan hệ của bất bình đẳng với thị trường lao động?..............................................27
VIII. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch.....................................................................27
1. Khái niệm và sự cần thiết đánh giá chất lượng quy hoạch?..........................................27
1.1. Khái niệm...................................................................................................................27
1.1.1. Các đặc tính của quy hoạch..................................................................................27
1.1.2. Chất lượng quy hoạch...........................................................................................28
1.2. Sự cần thiết.................................................................................................................28
2. Mục tiêu xây dựng tiêu chí, căn cứ xây dựng tiêu chí, phạm vi áp dụng?....................28
2.1. Mục tiêu......................................................................................................................28
2.2. Căn cứ xây dựng tiêu chí............................................................................................28
2.3 Phạm vi áp dụng..........................................................................................................28
3. 8 nhóm tiêu chí đánh giá quy hoạch và 6 yêu cầu trong đánh giá chất lượng..............28
3.1. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch....................................................28
3
3.2. Các yêu cầu trong đánh giá chất lượng sản phẩm quy hoạch....................................28
4. Đánh giá về thực trạng của công tác quy hoạch + 5 hạn chế + 3 lĩnh vực tồn tại........29
4.1. Đánh giá công tác quy hoạch ở Việt Nam..................................................................29
4.1.1. Tình hình chung....................................................................................................29
4.1.2. Đánh giá về công tác quy hoạch...........................................................................29
4.2. Hạn chế.......................................................................................................................29
4.3. 3 lĩnh vực tồn tại.........................................................................................................30
5. Phân tích quy trình đánh giá chất lượng quy hoạch? 3 bước........................................30
6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch..........................................31
7. Phân tích bộ tiêu chí khung gồm 8 nội dung như nhóm trình bày................................31
7.1. Đánh giá:....................................................................................................................31
7.2. Bộ tiêu chí khung là cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí chi tiết đánh giá chất lượng quy
hoạch đối với mỗi loại quy hoạch, gồm:...........................................................................31
8. Trình bày nội dung + ý nghĩa của các pp đánh giá chất lượng quy hoạch...................34
8.1 Chuyên gia...................................................................................................................34
8.2 Thi tuyển......................................................................................................................34
8.3. Cho điểm.....................................................................................................................34

4
Phần A: Các chủ đề thuyết trình
I. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (Quảng Ninh)
1. Định nghĩa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là việc luận chứng phát triển kinh tế - xã hội
và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội hợp lý (hay bố trí hợp lý kinh tế - xã hội)
theo ngành và lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Quy hoạch tổng thể được quan niệm là quy hoạch chung cho mọi ngành kinh tế, cho mọi
lĩnh vực xã hội và cho mọi yếu tố môi trường trên một quy mô lãnh thổ nhất định.
2. Vai trò của quy hoạch tổng thể
- Là quy hoạch trung tâm, là “xương sống” để triển khai các quy hoạch khác.
- Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm phục vụ cho công tác
quản lý và điều hành quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Cung cấp các thông tin cần thiết về định hướng phát triển, tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu
tư và các nhu cầu phát triển của tỉnh tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Là căn cứ/ công cụ để chỉ đạo thực hiện
3. Các nhân tố của quy hoạch tổng thể ảnh hưởng đến hệ thống kt-xh
3.1. Nhân tố vốn
3.2. Nhân tố khoa học công nghệ
3.3. Nhân tố nguồn lực
- Tài nguyên thiên nhiên
- Con người: trình độ nhân lực
- Điều kiện môi trường (không gian bao quanh con người): là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, ảnh hưởng tới hoạt động quy hoạch
- Tài sản: cơ sở vật chất
+ Vốn: Tiền, vàng, ngoại tệ,...
+ Khoa học: Công nghệ
3.4. Nhân tố kỹ thuật
- Kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật
- Kết cấu hạ tầng vật chất xã hội
3.5. Nhân tố hoạt động sản xuất kinh doanh
3 nhóm hoạt động: (i) Các hoạt động sản xuất công nghiệp; (ii) Các hoạt động sản xuất
nông nghiệp; (iii) Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
3.6. Nhân tố hệ thống các mục tiêu
Bao gồm: (i) Các mục tiêu kinh tế; (ii) Các mục tiêu xã hội; (iii) Các mục tiêu môi trường
II. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy hoạch và phát triển
1. Khái niệm tăng trưởng, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, thước đo tăng trưởng?
1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là Sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu
nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là 1 năm)
1.2. Bản chất của tăng trưởng kinh tế
Sự gia tăng về thu nhập (số lượng)
1.3. Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế
- Yếu tố kinh tế:
+ Ảnh hưởng đến tổng cung (AS): K, L, R, T
+ Ảnh hưởng đến tổng cầu (AD): C, I, G, NX
- Yếu tố phi kinh tế: văn hóa-xã hội, thể chế chính trị, dân tộc và tôn giáo, sự tham gia của
cộng đồng, nhà nước và khuôn khổ pháp lý

5
1.4. Thước đo tăng trưởng
- Quy mô (mức độ) tăng trưởng ΔYt = Y t −Y t −1 ; Yt = Yo (1+α )t
∆Yt
- Tốc độ (tỷ lệ) tăng trưởng gt = .100 %
Y t−1
Các thước đo tăng trưởng kinh tế:
● Các chỉ tiêu tuyệt đối
- GO (Tổng giá trị sản xuất):
GO = IC + VA
- GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)
- GNI (Tổng thu nhập quốc dân)
GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập lợi tức nhân tố (với nước ngoài)
Chênh lệch lợi tức nhân tố = Thu lợi tức nhân tố từ nước ngoài - Chi lợi tức nhân tố ra
nước ngoài
- Khác: NI, NDI (thu nhập quốc dân sản xuất, Thu nhập quốc dân sử dụng)
+ Thu nhập quốc dân sản xuất: (NI) Giá trị thu nhập mới được tạo ra trong sản xuất và dịch
vụ: NI = GNI – Dp
+ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): NDI = NI + Chênh lệch chuyển nhượng hiện hành
với người nước ngoài
● Các chỉ tiêu bình quân
- GDP/ người
- GNI/ người
2. Giải thích tăng trưởng về tốc độ và tăng trưởng về quy mô
- Tăng trưởng về tốc độ đo lường sự thay đổi tỷ lệ phần trăm => Cho biết nền kinh tế tăng
trưởng nhanh hay chậm
- Tăng trưởng về quy mô đo lường sự thay đổi giá trị tuyệt đối => Cho biết nền kinh tế
tăng trưởng nhiều hay ít
3. Tăng trưởng bình quân là gì? Tính tăng trưởng bình quân như thế nào?
Tăng trưởng bình quân là một chỉ số kinh tế dùng để tính toán tốc độ tăng trưởng trung bình của
một chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Chi tiêu kinh tế có thể là GDP, sản
lượng, doanh số, lợi nhuận hoặc bất kỳ chỉ tiêu kinh tế nào khác
Các chỉ tiêu bình quân
- GDP/ người
- GNI/ người
4. Cơ cấu ngành gồm ngành nào?
Cơ cấu ngành bao gồm: NN, CN, DV. Trong đó:
- CN bao gồm:
+ CN khai khoáng: phụ thuộc vào khoáng sản -> cần phải tiết kiệm
+ CN chế biến, chế tạo: tăng mạnh
+ CN xây dựng: vật liệu xây dựng, KCHT, chương trình xây dựng -> tăng
=> Cần giảm CN khai khoáng
- NN
+ Nghĩa rộng: NN, lâm nghiệp và ngư nghiệp
+ Nghĩa hẹp: trồng trọt (lương thực, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp) và chăn nuôi
- DV: 12 ngành
=> Kết luận:
CN và DV tăng
NN giảm về tốc độ nhưng giá trị tuyệt đối tăng (do rủi ro về vấn đề tiêu thụ, bảo quản, thiên tai,
dịch bệnh)

6
5. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm những bộ phận nào? Tiêu chí nào? Ứng dụng
vào Quảng Ninh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, bao quát những lĩnh vực
chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của doanh
nghiệp. Bao gồm:
- Chỉ số gia nhập thị trường
Mục đích thật sự của chỉ số đánh giá chi phí gia nhập thị trường, chính là đánh giá sự khác biệt
về chi phí gia nhập của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh. Bao gồm:
+ Thời gian đăng ký doanh nghiệp.
+ Thời gian thay đổi nội dung đăng ký.
+ Thời gian chờ đợi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Tổng số giấy phép cần thiết và giấy đăng ký để chính thức hoạt động.
+ Phần trăm doanh nghiệp phải đợi hơn 3 tháng để hoàn thành thủ tục trước khi chính thức
hoạt động.
+ Phần trăm doanh nghiệp phải đợi hơn 1 tháng để hoàn thành thủ tục trước thời điểm hoạt
động.
- Tiếp cận đất đai và sự ổn định khi sử dụng đất
Tiêu chí này dùng để xác định khả năng tiếp cận đất đai và sự ổn định trong quá trình sử dụng
đất. Chỉ số này xuất phát từ thực tế mặt bằng kinh doanh hay đất đai là yếu tố sản xuất cơ bản
với doanh nghiệp.
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Tiếp cận thông tin và tính minh bạch trong PCI cho biết khả năng tiếp cận kế hoạch cũng như
văn bản pháp lý cho kinh doanh. Doanh nghiệp có tham khảo ý kiến không, có tiếp cận công
bằng không.
- Chi phí thời gian thực hiện quy định của nhà nước
Theo khái niệm PCI là gì, thì tiêu chí này dùng để đo lường thời gian doanh nghiệp cần bỏ ra để
thực hiện thủ tục hành chính. Hoặc để đo lường thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
để kiểm tra.
- Chi phí không chính thức
Mục đích của tiêu chí này là để đánh giá các khoản phí không chính thức và các khoản phí bất
thường khác của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh bình đẳng
Cạnh tranh bình đẳng cho biết việc có ưu ái cho doanh nghiệp hay công ty nào không. Chỉ số
được xây dựng trên cơ sở hệ thống quy định của luật pháp.
- Tính tiên phong và năng động của ban lãnh đạo
Bao gồm tính sáng suốt, sáng tạo của ban lãnh đạo trong quá trình thực hiện các chính sách được
ban hành bởi nhà nước.
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Dịch vụ này còn được gọi là chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
là sản phẩm của các ngành hỗ trợ và liên quan tới địa bàn tỉnh.
- Chất lượng đào tạo lao động
Xem xét nỗ lực của các lãnh đạo địa phương về việc thúc đẩy đào tạo nghề, phát triển kỹ năng,
hỗ trợ ngành công nghiệp địa phương, giúp lao động tìm kiếm việc làm.
- Thiết chế pháp lý
Tiêu chí này dùng để đo lường lòng tin của doanh nghiệp với hệ thống tư pháp tỉnh, tòa án, công
cụ giải quyết các tranh chấp.
Một địa phương được đánh giá là có chỉ số điều hành tốt khi có đủ 10 chỉ số này:
1. Chi phí gia nhập thị trường thấp
2. Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định
3. Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai
4. Chi phí không chính thức thấp
7
5. Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng
6. Môi trường cạnh tranh bình đẳng
7. Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp
8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao
9. Chính sách đào tạo lao động tốt
10. Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự
6. Tại sao cần phải tăng CN và DV, giảm NN
Hiện nay, nước ta là một nước có nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, giá trị sản phẩm NN thấp,
thiếu việc làm, NSLĐ thấp, nghèo, rủi ro và phụ thuộc nhiều vào thời tiết (Bình quân cả nước có
60% NN, một số vùng tỷ trọng NN còn chiếm đến 85%)
-> Cần chuyển dịch cơ cấu: giảm NN; tăng CN và DV
Do: CN và DV có thể giải quyết được các vấn đề bấp bênh của NN
- Tăng năng suất: Công nghiệp và dịch vụ thường có năng suất cao hơn so với nông
nghiệp. Điều này có nghĩa là với cùng một lượng lao động và tài nguyên, sản xuất ra
được nhiều sản phẩm hơn. Điều này có thể giúp tăng thu nhập cho quốc gia và cải thiện
đời sống của người dân.
- Đổi mới công nghệ: Công nghiệp và dịch vụ thường đòi hỏi sự đổi mới công nghệ liên
tục để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này có thể giúp quốc gia phát
triển nhanh chóng và cạnh tranh với các quốc gia khác.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường: Nhu cầu của thị trường thường thay đổi liên tục và nhanh
chóng. Công nghiệp và dịch vụ có khả năng thích nghi với thị trường nhanh hơn so với
nông nghiệp.
- Tăng giá trị sản phẩm: Công nghiệp và dịch vụ thường tạo ra các sản phẩm có giá trị cao
hơn so với sản phẩm nông nghiệp. Điều này có thể giúp tăng giá trị xuất khẩu và thu
nhập cho quốc gia.
- Bảo vệ môi trường: Nông nghiệp thường đòi hỏi sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và
có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công nghiệp và dịch vụ thường sử dụng
ít tài nguyên và có thể tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
Tuy nhiên, việc giảm nông nghiệp cần được thực hiện một cách cân bằng để đảm bảo an ninh
lương thực và sự phát triển bền vững của quốc gia. Nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng
đối với sự sống còn của con người và cần được phát triển một cách bền vững.
7. Cơ cấu kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7.1. Cơ cấu kinh tế
7.1.1. Tại sao phải thay đổi cơ cấu kinh tế
Do cầu của thị trường liên tục thay đổi dẫn đến cần thay đổi cơ cấu ngành, từ đó thay đổi cơ cấu
sử dụng nguồn lực (tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ)
7.1.2. Khái niệm
- Cơ cấu KT là tương quan giữa các ngành trong tổng thể của nền kinh tế, thể hiện mối
quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các
mối quan hệ này được hình thành trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn luôn vận
động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế
theo các nội dung sau: số lượng các ngành KT được hình thành và Mối quan hệ tương hỗ
giữa các ngành (giáo trình, tr82)
- Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ về chất và tỷ lệ về lượng (bao nhiêu %) của các yếu tố cấu
thành
- Một cơ cấu KT tốt là quy hoạch về chất tốt và tỷ lệ hợp lý (phù hợp với thị trường và
nguồn lực)

8
7.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7.2.1. Khái niệm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là Việc vận động và chuyển đổi các ngành nghề, các vùng
kinh tế =>phù hợp với quá trình phát triển và các điều kiện về KT - XH.
- Chuyển dịch cơ cấu là thay đổi về chất (mối quan hệ) và lượng (% đóng góp GDP) của
các yếu tố cấu thành
- CCKT là sản phẩm của quy hoạch
7.2.2. Phân loại
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
7.2.3. Nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nhân tố cầu thị trường
- Nhân tố cung thị trường: vốn, tài nguyên, công nghệ,...
8. Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
● PHÂN BIỆT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Khái niệm Cấu trúc

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng Tăng trưởng kinh tế: không chỉ bao hàm nhiều
bền vững về dân số và sản phẩm sản lượng, mà còn nhiều đầu vào và hiệu quả
bình quân đầu người. hơn<=>tăng sản lượng trên một đơn vị đầu
vào/tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế là những thay đổi Phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế, CCKT
tiến bộ trong cấu trúc kinh tế xã hội chuyển dịch->hiện đại, đảm bảo công bằng xã
của một quốc gia hội
=> Tăng trưởng kinh tế là thay đổi về lượng, phát triển kinh tế là sự thay đổi về lượng và biến
đổi về chất
● CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG
- Nhiều quốc gia đã đạt được quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững <-> sự chuyển đổi
cơ cấu kinh tế.
- Phản ánh khả năng của một ngành CN, một khu vực hoặc một nền kinh tế nhằm đối
phó với áp lực trong môi trường cạnh tranh mới và những cơ hội mới.
- Giúp phân tán tốt hơn những tác động tích cực của năng suất công nghiệp thông qua
chuỗi sản xuất
III. Lý thuyết vị trí trung tâm với quy hoạch phát triển
1. Trung tâm được hình thành như thế nào? Tại sao hình thành hệ thống thứ bậc (trung tâm
lớn ít, trung tâm nhỏ nhiều)?
1.1. Trung tâm được hình thành như thế nào?
● Lý thuyết hệ thống vị trí trung tâm theo quan điểm của CHRISTALLER
Walter Christaller là nhà địa lý người Đức.
Lý thuyết về vị trí trung tâm của ông là một trong những lý thuyết nghiên cứu về vị trí sớm nhất
của một nhà địa lý và có ảnh hưởng rất lớn đối với những nghiên cứu về địa lý.
- Định nghĩa các vị trí trung tâm theo Christaller:
+ Các vị trí trung tâm là những nơi có chức năng cơ bản là cung cấp hàng hóa và dịch vụ
cho dân cư xung quanh.
+ Tầm quan trọng tương đối của mỗi vị trí trung tâm phụ thuộc cả vào số lượng và thứ bậc
của hàng hóa và dịch vụ mà nó cung cấp.
9
- Ba nguyên tắc Christaller về lý thuyết vị trí trung tâm
+ Nguyên tắc thị trường k = 3:
Các vị trí trung tâm được phân bố chặt chẽ theo nguyên tắc phân chia thị trường và theo
thứ bậc.
Một vị trí trung tâm có vùng thị trường của nó là hình lục lăng. Trên 6 đỉnh hình lục lăng
này có 6 vị trí trung tâm ở bậc thấp hơn liền kề.

Christaller sử dụng nguyên tắc thị trường để mô tả sự tổ chức của hệ thống vị trí trung tâm với
một hệ số k = 3.
Dựa trên nguyên tắc cung cấp cho số lượng người tiêu dùng lớn nhất và số lượng vị trí trung tâm
ít nhất.
Bảng: Hệ thống vị trí trung tâm tổ chức theo nguyên tắc thị trường k = 3 của Christaller

Cấp bậc trong hệ thống Số lượng tương đương của Số lượng tương đương của
các vị trí trung tâm trong khu vực thị trường trong
vùng ảnh hưởng trung tâm vùng trong vùng ảnh hưởng
bậc cao nhất của trung tâm bậc cao nhất

1. Thủ đô (thủ phủ) 1 1

2. Thành phố 2 3

3. Thị xã 6 9

4. Thị trấn 18 27

5. Làng xóm 54 81

Christaller cho rằng thị trường cơ sở ở bậc thấp nhất có khoảng cách từ điểm trung tâm đến đỉnh
hình lục lăng là 4km.
Do đó thị trường của hàng hóa ở bậc cao hơn liền kề có khoảng cách từ điểm trung tâm của nó
đến đỉnh hình lục lăng là 4 + 3 = 7km.
Hệ thống vị trí trung tâm của Christaller gồm 7 bậc với 7 loại đô thị.
Bảng: Hệ thống tầng bậc các vị trí trung tâm theo Christaller

10
Loại trung tâm Khoảng cách Dân số của Diện tích Tổng dân số Số điểm
của trung tâm trung tâm ảnh hưởng chịu ảnh trung tâm
(km) (km2) hưởng

M. Chợ thị trấn 7 800 45 2700 486

A. A.Thị trấn lớn 12 1500 135 8100 162

K. Thành phố 21 3500 400 24000 54


thuộc quận,
huyện

B.Thành phố 36 9000 1200 75000 18


của vùng mở
rộng

G. Thành phố 62 27000 3600 225000 6


thuộc tỉnh

P. Trung tâm 108 90000 10800 675000 2


của tỉnh

I.Trung tâm 186 300000 32400 2 025000 1


của nước

+ Nguyên tắc giao thông k=4


Sự phân bố của các vị trí trung tâm là thuận lợi nhất khi mà các vị trí trung tâm quan trọng thì
nằm trên cùng một đường thẳng nhất và rẻ nhất có thể giữa hai vị trí trung tâm quan trọng hơn,
còn những vị trí trung tâm kém quan trọng hơn thì có thể nằm ở bên cạnh.
--> Các vị trí trung tâm sẽ nằm trên những tuyến đường giao thông thẳng chạy từ điểm trung tâm
cao nhất ra theo hình nan quạt.
Hình: Nguyên tắc giao thông

Bảng 4.4: hệ thống vị trí trung tâm sắp xếp theo nguyên tắc giao thông k = 4

11
+ Nguyên tắc hành chính k=7
Các trung tâm ở bậc thấp hơn nằm hoàn toàn trong S hình lục lăng của trung tâm bậc cao hơn.
Do đó trong phạm vi của trung tâm bậc cao có chứa 7 trung tâm bậc thấp hơn.
Hình: Nguyên tắc hành chính

1.2. Tại sao mạng lưới đô thị có hệ thống thứ bậc, trung tâm lớn ít, trung tâm nhỏ nhiều:
Mỗi loại HHDV có bán kính ngưỡng HĐSX và miền tiêu thụ khác nhau. Miền tiêu thụ
hàng hóa khu vực thị trường bao quanh nhà sản xuất mà những người tiêu dùng sinh sống trong
đó nếu mua được hàng hóa bằng một khoảng ngân sách cố định, còn những người tiêu dùng
sống ở ngoài khu vực đó thì không mua được hàng vì không đủ ngân sách. Ngưỡng HĐSX hàng
hóa là số lượng người tiêu dùng tối thiểu nhằm tiêu thụ một lượng hàng hóa tối thiểu để người
sản xuất đủ chi phí và có lợi nhuận đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do tính tập trung của các loại hàng hóa là khác nhau nên ta có thể tưởng tượng thấy rằng vị
trí tập trung của những hàng hóa có ngưỡng sản xuất lớn hơn được phân bổ thưa hơn, vị trí tập
trung của những hàng hóa có ngưỡng sản xuất hàng hóa nhỏ hơn thì phân bổ dày đặc hơn. Khi
kết hợp tất cả hoạt động kinh tế của con người ta thấy rằng các điểm tập trung được phân bố theo
một hệ thống tầng bậc.
Hình 2.6 Ngưỡng sản xuất hàng hóa của các loại hàng hóa khác nhau (trang 61 giáo trình)
Hình cho thấy giới hạn về ngưỡng sản xuất hàng hóa ảnh hưởng cả về số lượng và vị trí
tương đối của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Những hàng hóa có ngưỡng sản xuất hàng hóa
lớn hơn thì gọi là hàng hóa ở bậc cao hơn. Ngược lại, những hàng hóa có ngưỡng sản xuất nhỏ
hơn thì gọi là hàng hóa có bậc thấp hơn. Hàng hóa bậc thấp thì sẵn có ở nhiều địa điểm, hàng
hóa bậc cao chỉ có ở rất ít địa điểm, thậm chí chỉ có một địa điểm
Loại HHDV nào ít dùng thường xuyên, tần suất nhỏ -> bán kính rộng -> bố trí ở trung tâm
lớn. VD: Mua vàng, học đại học,...
Loại HHDV dùng thường xuyên, tần suất lớn -> bán kính hẹp, cơ sở cung cấp nhiều, số
lượng nhiều -> bố trí ở trung tâm nhỏ nhiều hơn trung tâm lớn. VD: Bánh mì, học cấp 1,2…

12
Tại sao lại thích bố trí vào một điểm? -> Để khai thác lợi ích quy mô lãnh thổ, giảm nhiều loại
chi phí: chi phí vận chuyển thấp hơn, chi phí đào tạo nhân lực thấp hơn, CP nghiên cứu và ứng
dụng KHCN thấp hơn
Mạng lưới đô thị quốc gia hình thành theo thứ bậc:
+ Trung tâm lớn: số lượng ít, quy mô lớn
+ Trung tâm vừa: số lượng vừa, quy mô vừa
+ Trung tâm nhỏ: số lượng nhiều, quy mô nhỏ
=> Hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu của thị trường chứ không phải do yêu cầu của nhà
hoạch định chính sách. Nếu bố trí sai thì vẫn tồn tại nhưng không hiệu quả.
Trung tâm bố trí bị thất bại => không ở vị trí trung tâm => không cung cấp hàng hoá dịch vụ =>
không phát triển được. Ví dụ: ĐH sư phạm 2 _ Xuân Hoà sát chân núi Tam Đảo => không trở
thành trung tâm, Chợ bị áp đặt _ xây chủ quan
Bố trí này dựa vào quy luật cung cầu của thị trường => cần tôn trọng cách bố trí này
Nếu bố trí sai: vẫn phát huy được nhưng không đạt hiệu quả.
- Những đóng góp quan trọng của lý thuyết vị trí trung tâm:
+ Mô hình 7 loại điểm trung tâm (điểm dân cư) đã cho thấy: mỗi một điểm dân cư đều có
vùng ảnh hưởng qua lại giữa chúng. Quan điểm quy hoạch hệ thống điểm dân cư này đã
được ứng dụng và phát triển trong công tác quy hoạch vùng tại các quốc gia
+ Hai phạm trù ngưỡng và phạm vi của một trung tâm mua sắm hiện nay vẫn còn nguyên
giá trị và là cơ sở lý luận, là ứng dụng cho các bài toán tổ chức hệ thống trung tâm dịch
vụ công cộng
+ Mối quan hệ ảnh hưởng giữa các trung tâm phục vụ công cộng đô thị trong quy luật thị
trường hiện nay (sự cạnh tranh, quy luật cung cầu…) cũng không khác nhiều nên những
đề xuất về quan hệ hình thành các trung tâm mua sắm lớn hơn và công thức tính toán vị
trí giữa các trung tâm mua sắm vẫn là cơ sở để cân nhắc áp dụng
● Lý thuyết hệ thống vị trí trung tâm theo quan điểm phê phán của August Losch
August Losch (1906 - 1945) là một nhà kinh tế học người Đức
Năm 1954, nhà kinh tế học August Losch đã sửa đổi lý thuyết vị trí trung tâm của Christaller.
Theo Losh thì không có lý do gì khẳng định trung tâm này lại phải sắp xếp theo dạng mạng lưới
như vậy.
Theo August Losch, Ông đưa ra mô hình sắp xếp không gian là các tổ hình lục lăng xoay đi 30
độ, ông lấy một trung tâm lớn nhất coi như một thủ phủ mà ở đó có mọi cấp độ hàng hóa làm
gốc. Toàn bộ thị trường được chia thành 12 khu vực, trong đó 6 khu vực thì có nhiều hoạt động
kinh tế và 6 khu vực kia thì có ít hoạt động kinh tế hơn nhưng các khu vực này đặt xen kẽ nhau.
Các loại hàng hóa từ số 2 đến số 7 có ngưỡng sản xuất hàng hóa khác nhau.
Như vậy hàng hóa số 7 là hàng hóa bậc cao nhất, hàng hóa số 2 là hàng hóa bậc thấp nhất.

13
3. Cách cân bằng cung - cầu? Tại sao ở nước ta, cung luôn lớn hơn cầu? Vì sao phải cấp
phép đảm bảo cung cầu? Hệ luỵ của việc cung lớn hơn cầu là gì?
Để cân bằng cung cầu cần phải quy hoạch
Trường đại học nhiều -> giảm chất lượng
Trung tâm nhỏ thiếu hàng hóa và dịch vụ do bán kính…
Hệ lụy của cung > cầu:
Ví dụ: Hiện nay quá nhiều đường (mía); trường đại học, cảng nước sâu
Hiện nay người ta không hiểu nguyên tắc của Vị trí trung tâm: bán kính miền tiêu thụ là
ngưỡng hoạt động -> nguyên tắc số một để tồn tại của các chủ kinh doanh và sử dụng hiệu quả.
Kể cả người đi xin và người cấp phép không hiểu, có trường hợp hiểu nhưng cố tình làm sai.
Một số ít hiểu, số lớn không hiểu (đây là trích nguyên văn thầy nói)
=> Hiện tượng cung > cầu là hiện tượng có thật trong quy hoạch phát triển
Cung lớn hơn cầu rất nguy hiểm, để cân bằng cung cầu cần có quy hoạch, quy hoạch phải
giỏi chứ để bình thường thì không bao giờ cung = cầu
=> Quy hoạch cần đảm bảo cân bằng cung cầu
●Cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo (nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cung > cầu: cấp
giấy phép quá nhiều..)
Vì mật độ xây dựng trong đô thị cao -> DN được lợi và người quản lý được lợi
Tư duy nhiệm kỳ -> Cấp vốn xây dựng 4 nhà nhưng lại tự ý trao đổi xây thêm 1 nhà nữa
(tổng là 5) => Tắc nghẽn
=> Giải quyết cần hiểu được bản chất quy hoạch -> cân bằng cung cầu, có không gian
thoáng đãng…
4. Vì sao phải xác định trung tâm mới? căn cứ nào để xác định trung tâm mới?
4.1. Trung tâm mới được hình thành ntn? Vì sao phải xác định trung tâm mới?
Nước ta là một nước có nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sản phẩm nông nghiệp giá thành
thấp, nghèo, thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Bình quân cả nước là 60% nông nghiệp mà
có vùng lên đến 80 - 85% nông nghiệp, Chuyển dịch nhanh cơ cấu, giảm Nông nghiệp, tăng
Công nghiệp và Dịch vụ.
Vì vậy, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ,
do công nghiệp và dịch vụ giải quyết được vấn đề bấp bênh của nông nghiệp. Ví dụ như CN, DV
55% phát triển ở Đông Nam Bộ thu hút LĐ cả nước đi làm ở Bình Dương, Đồng Nai => thu
nhập tốt, đời sống tốt, việc làm tốt.
Trung tâm mới thì mới bố trí CN và DV.
Chiến lược phát triển thường theo 2 hướng: (i) tăng quy mô đô thị lớn (phải trả giá về vấn
đề tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm; (ii) Tăng quy mô đô thị nhỏ và vừa (đảm bảo mạng lưới đô thị
đồng đều, rộng khắp, cân đối, hài hòa) Ưu tiên pa2 hơn vì pa1 tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm
Nhu cầu mở rộng: Nếu trung tâm hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của người sử
dụng hoặc cần mở rộng để phục vụ thêm đối tượng mới, thì việc xây dựng trung tâm mới là cần
thiết.
Cải thiện chất lượng: Nếu trung tâm hiện tại không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
hoặc có các vấn đề về cơ sở vật chất, an toàn, vệ sinh, tiện nghi, thì việc xây dựng trung tâm mới
có thể cải thiện được chất lượng phục vụ.
Tăng tính cạnh tranh: Nếu trong khu vực đó đã có nhiều trung tâm hoạt động, việc xây
dựng trung tâm mới có thể tạo ra sự cạnh tranh và thu hút được nhiều người sử dụng hơn.
Thay thế trung tâm cũ: Nếu trung tâm hiện tại đã cũ, hỏng hóc hoặc không đáp ứng được yêu
cầu của người sử dụng, thì việc xây dựng trung tâm mới là cần thiết để thay thế.

14
Phát triển khu vực: Việc xây dựng trung tâm mới có thể giúp phát triển khu vực xung
quanh, thu hút đầu tư và tạo ra các cơ hội việc làm.
=> Tóm lại, việc xây dựng trung tâm mới phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và ngữ cảnh
của trung tâm đó. Tuy vậy, việc xây dựng trung tâm mới cần được đánh giá kỹ lưỡng để
đảm bảo hiệu quả và cân nhắc các yếu tố tài chính, môi trường và xã hội.
4.2. Căn cứ xác định trung tâm mới
Dựa trên định luật Renly (1956): Dựa trên nhu cầu học cấp 1, cấp 2 đi lại như thế nào:
2
Pa R A
= 2
P b RB
P ab
sa =


Pb
● 1+
Pa
a
IV. Quy hoạch phát triển ngành chủ lực (Xi măng)
1. Khái niệm ngành/Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
1.1. Định nghĩa ngành
Ngành là tổng thể các đơn vị, tổ chức sản xuất - kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế - kĩ
thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau (sản xuất ra cùng loại sản
phẩm, thực hiện cùng loại dịch vụ, cùng tiến hành hoạt động sự nghiệp nhất định).
1.2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: Là việc luận chứng, lựa chọn phương án phát
triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các
vùng, lãnh thổ.
2. Các loại ngành, lĩnh vực cần quy hoạch
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội.
- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng, công nghiệp, nông
nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thương mại, tài chính, tín dụng, du lịch.
- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khác (sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp,
các công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh)
- Quy hoạch các ngành thuộc sản phẩm chủ lực.
3. Vai trò của quy hoạch ngành
- Vai trò của quy hoạch ngành trước hết là sự thể hiện của chiến lược trong thực tiễn phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy hoạch ngành là để định hướng, dẫn dắt, hiệu chỉnh các
hoạt động của các ngành kinh tế theo xu hướng chung của thế giới, khu vực phù hợp với mục
tiêu phát triển của quốc gia.
- Quy hoạch ngành là cơ sở để xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và hàng
năm.
- Quy hoạch ngành là cơ sở đánh giá các tiềm năng phát triển một cách chuẩn xác và cụ
thể nhất.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển ngành
4.1. Nhân tố nguồn lực
(i) Tài nguyên thiên nhiên
(ii) Con người
(iii) Điều kiện môi trường
iv) Tài sản
(v) Nguồn vốn

15
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Y tế, giáo dục, an ninh - quốc phòng
4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
4.4. Bối cảnh chung của phát triển ngành
Các ngành trong nước phải đi theo đúng xu hướng phát triển của khu vực và thế giới
mới có khả năng tồn tại và phát triển.
4.5. Sự tiến bộ về khoa học công nghệ
4.6. Lịch sử phát triển ngành
5. Yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành
- Có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí; quy hoạch phải thể hiện được tính cân đối
và tính hiệu quả trong phát triển.
- Quy hoạch phát triển các ngành sẽ được xây dựng trước làm cơ sở cho quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùng, của tỉnh, thành phố.
- Quy hoạch phát triển ngành phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển
ngành, đồng thời phải có bước đi cụ thể từng giai đoạn.
- Khi cần thiết, quy hoạch phát triển ngành cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
và bối cảnh mới.
V. Lý thuyết cực tăng trưởng
1. Cực tăng trưởng là gì?
- Tâm tăng trưởng là thành phố hay đô thị nói chung còn vùng phụ cận là vùng nằm ngoài
miền đô thị.
- Lý thuyết cực tăng trưởng do Francoi Perrux đưa ra vào năm 1956 - sau đó được một số
nhà nghiên cứu kinh tế vùng nghiên cứu và phát triển bổ sung thêm:
Một vùng không có sự phát triển đồng đều ở mọi điểm trên lãnh thổ của nó theo cùng một
thời gian, mà có xu hướng phát triển mạnh ở một số điểm nào đó. Trong khi đó ở một số nơi
khác chậm phát triển hơn hoặc trì trệ. Các điểm phát triển mạnh và nhanh này thường có ưu
thế, lợi thế hoàn toàn so với toàn vùng và được gọi là các cực tăng trưởng (vị trí trung tâm).
- Một cực tăng trưởng: Được định nghĩa là một tập hợp các ngành (sản xuất dịch vụ công
cộng) có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế vùng lãnh thổ (chủ yếu là công
nghiệp - dịch vụ).
Thực chất đây là quá trình tập trung hóa lãnh thổ. Cực tăng trưởng là điểm có lợi thế nhờ
vị trí thuận lợi. Có kết cấu hạ tầng phát triển. Nhờ sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất được bố trí
cạnh nhau cho phép giảm chi phí sản xuất, thu hút được nhiều đầu tư hơn vùng có tốc độ tăng
trưởng cao hơn có khả năng tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế lãnh thổ.
● Hình thành cực tăng trưởng do:
- Tránh nguồn lực không bị dàn trải, hiệu quả hơn, tạo hiệu ứng lan tỏa ra các vùng lân cận
- Không phải các vùng tăng trưởng như nhau mà cần có một vùng trọng điểm để phát triển
nguồn lực
● Điều kiện một cực được lựa chọn:
Phát triển kinh tế không diễn ra đồng đều mà phát triển mạnh ở một cực, điểm tăng trưởng cao
được gọi là cực tăng trưởng
Điều kiện để cực được lựa chọn:
- Có sẵn CSSX, phục vụ sản xuất được đầu tư với mức độ cao hơn
- Có dung lượng của thị trường lớn
- Có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
- Có vị trí trung tâm, có thể giao lưu quan hệ kinh tế giữa các nước và các khu vực trong
vùng
- Có nhân lực đào tạo ở trình độ cao, có lợi thế trong lĩnh vực KHCN
● Lý do lựa chọn cực
- Có điều kiện về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường; hiệu quả vốn cao; chi phí
vận chuyển thấp
16
- Hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư -> tăng khả năng cạnh tranh
- Phù hợp: do nguồn lực khan hiếm, đầu tư về cực tăng trưởng sẽ tránh nguồn lực dàn trải -
> cần đầu tư trọng điểm
- Kinh nghiệm nước ngoài đi lên nhờ đầu tư trọng điểm ( vd: Thượng Hải, Bắc Kinh,
Osaka,...)
● Tác động:
- Lan tỏa: 3 giai đoạn: Chuyển giao kinh nghiệm, vốn đầu tư, khoa học quản lý; đầu tư từ
cực tăng trưởng đến các vùng lân cận, cực càng cao càng mạnh
- Phân cực: Tạo sự chênh lệch giữa vùng tăng trưởng và vùng chậm phát triển
=> Không để đạt cùng một lúc 2 mục tiêu tăng trưởng và đồng đều
2. Tại sao hiệu ứng lan toả chia làm 3 giai đoạn?
Hiệu ứng lan tỏa chi làm 3 giai đoạn do:
- GĐ 1: Cần thời gian để phân bổ lại cơ sở sản xuất. Lúc đầu cần đầu tư vào các vùng
trọng điểm nên mức độ lan tỏa chưa cao. Do cực chưa mạnh, chưa đạt đến đỉnh, lan toả
yếu
- GĐ 2: Các nguồn lực dần ổn định, thu hút môi trường xung quanh, giá cả dao động, vùng
trung tâm có đủ nguồn lực và khả năng -> tốc độ lan nhanh. Lúc này vùng đã có đủ khả
năng và nguồn lực để lôi kéo các vùng xung quanh phát triển. Khi công trình được đầu tư
vào, đạt đến đỉnh, đạt hiệu quả tối ưu khi đó mức lan toả nhanh
- GĐ 3: Các vùng đã có sự phát triển tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch giữa
vùng nghèo, giàu, vùng thấp, vùng cao, không có nhiều sự chênh lệch về giá cả cũng như
các yếu tố khác -> chững lại, lan toả chậm lại.
** Tại sao Hà Nội được đầu tư nước sạch, giao thông, internet? Do giai đoạn đầu nguồn lực
khan hiếm, ưu tiên thành phố trước. Về lâu dài khi không có sự chênh lệch nông thôn và thành
phố về nước sạch, vệ sinh, công cộng, Nếu đầu tư cho cả nông thôn => không đủ nguồn lực.
3. Tại sao phải phát triển quy hoạch phân bố cơ sở sản xuất theo hướng trọng điểm? (Cần trả
lời nội dung => tại sao => ý nghĩa)
● Nội dung của lý thuyết:
Trọng điểm là điểm phát triển mạnh và nhanh, có ưu thế, lợi thế so với toàn vùng.
● Phát triển kinh tế không diễn ra đồng đều mà phát triển mạnh ở 1 cực, điểm tăng trưởng
cao được gọi là cực tăng trưởng. Điều kiện cực được lựa chọn là:
- Có sẵn CSSX, phục vụ sản xuất, được đầu tư với mức độ cao hơn
- Có dung lượng thị trường lớn, cầu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
- Có KCHT đồng bộ và hiện đại hơn
- CÓ vị trí trung tâm có thể giao lưu quan hệ kinh tế hơn với các vùng
- Có nhân lực đào tạo trình độ cao, lợi thế trong nghiên cứu UD KHCN
● Tại sao phải chọn cực:
- Nó có điều kiện KCHT, nhân lực thị trường, hiệu quả sử dụng vốn cao (chi phí thấp, lợi
nhuận tăng)
- Nó sẽ thu hút đầu tư các nước vào VN nhiều hơn (đầu tư nhiều thì tăng trưởng nhanh)
- Đầu tư trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, tăng tính cạnh tranh
- Hút đầu tư phù hợp khi nguồn lực khan hiếm trong giai đoạn đầu phát triển => chỉ đầu tư
trọng điểm sẽ phù hợp hơn là đầu tư dàn trải
Phát triển quy hoạch phân bổ CSSX theo hướng trọng điểm do:
- Tận dụng được lợi thế của vùng -> lợi thế về chi phí, nguồn lực, CSVC,... rẻ hơn
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới liên kết
17
- Thu hút được nhiều nguồn lực xung quanh do nhiều nguồn lực và tăng tài nguyên
● Ý nghĩa của việc phát triển quy hoạch CSSX theo hướng trọng điểm:
- Phân bổ được CSVC cho các hoạt động sản xuất
- Đẩy mạnh sự phát triển của KHCN, giảm chi phí sản xuất
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: từ NN sang CN và DV
● Hạn chế của đầu tư trọng điểm:
- Tăng chênh lệch về thu nhập của người dân giữa các vùng trọng điểm
- Vùng lân cận trở lên khó khăn hơn: bị thu hút mất nguồn lực
- Phát triển vùng theo hướng trọng điểm sẽ làm cho những vùng đã khó khăn lại càng khó
khăn hơn, do không thu hút được đầu tư, mặt khác, nguồn lực của vùng khó khăn bị di
chuyển đến vùng trọng điểm để hưởng lợi tức cao hơn
- Ví dụ: Thị trường tài chính ở nông thôn (vùng chưa phát triển) thường người giàu phải
vay với lãi suất cao hơn so với vùng thành thị do chi phí vốn lớn hơn - địa bàn hoạt động
rộng - có ít tổ chức tín dụng đăng ký kinh doanh do lợi nhuận thấp.
- Phát triển vùng theo hướng có trọng điểm sẽ làm tăng bất bình đẳng giữa các vùng.
Trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển, tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển ở giai
đoạn sau thì bất bình đẳng sẽ giảm (hình vẽ trang 71 - giáo trình)
4. Lan tỏa kinh tế là gì? Giai đoạn của lan toả?
4.1. Lan tỏa
Hiệu ứng lan tỏa là sự tác động tích cực của sự phát triển của vùng cực đến vùng xung
quanh (các vùng phụ cận) trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Các lý do cấu thành hiệu ứng lan tỏa
là:
- Phân bố lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ
- Truyền bá thông tin và các tiến bộ công nghệ
- Truyền bá các ngành nghề và dịch vụ mới để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sử dụng các nguồn lực (yếu tố sản xuất) có hiệu quả
hơn
- Đồng thời cũng tiến hành phi tập trung hóa dân cư và lao động.
4.2. Giai đoạn của lan tỏa
- Được thể hiện trên đồ thị như một hàm theo thời gian (hình 1 trang 69 giáo trình)
- Đường thời gian của hiệu ứng lan tỏa được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Có tốc độ khởi đầu tương đối chậm -> lan tỏa yếu
+ Giai đoạn 2: Tốc độ lan tỏa tăng nhan do có các cơ hội và kết quả đầu tư đã đạt đến
mức hiệu quả
+ Giai đoạn 3: Tốc độ lan tỏa chậm dần (chậm vì không còn chênh lệch giữa vùng
nghèo, vùng thấp - cao) và tiến đến bão hòa. Khi đó các vùng đã phát triển tương đối đồng đều,
giữa các vùng không có sự chênh lệch về giá cả hàng hóa, dịch vụ hoặc giá của các nhân tố sản
xuất.

5. Tại sao tỷ lệ đô thị hoá ở cần thơ cao?


Cần Thơ đô thị hóa cao vì ngày xưa thuộc tỉnh Hậu Giang, sau này tách ra -> nông thôn
hầu hết thuộc Hậu Giang nên đô thị hóa cao
Cần Thơ là vùng trọng điểm ra đời sau cùng so với 3 vùng còn lại
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ĐBSCL tốn kém: đường sắt không thể về đó vì sông nước;
đường bộ không được vì nguy cơ nước biển dâng.

18
6. Phân cực
6.1. Khái niệm
Hiệu ứng phân cực là sự ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng của một cực tới phạm vi
ảnh hưởng của nó. Phân cực tạo sự chênh lệch giữa vùng phát triển và chậm phát triển
Các tác động tiêu cực được thể hiện như là:
- Tăng sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người giữa vùng phát triển và vùng
chưa phát triển. Tăng bất bình đẳng vùng.
- Thu hút các nguồn lực (vốn tài nguyên lao động vào sự phát triển của vùng phát triển làm
ảnh hưởng tiêu cực tới vùng chậm phát triển làm cho vùng chậm phát triển đã khó khăn lại còn
khó khăn hơn)
6.2. Lý do của sự phân cực
- Nguồn lực phải được ưu tiên cho trọng điểm, làm cho vùng nghèo càng khó khăn hơn do
nguồn lực bị thu hút, CSHT thiếu, không đồng bộ => tạo sự chênh lệch nhiều hơn
- Trong nền kinh tế thị trường tự do thuần túy. Các tổ chức hùng mạnh trong vùng phát
triển đã kiểm soát luồng vốn đầu tư - các tổ chức này không đầu tư hoặc đầu tư rất nhỏ giọt vào
vùng chậm phát triển. Để đảm bảo sự kiểm soát và thống trị độc quyền của họ
- Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong vùng tiên tiến được bán sang vùng lạc hậu với
giá sẽ khiến các nhà sản xuất địa phương không thể cạnh tranh nổi
- Các vùng tụt hậu còn bị lệ thuộc vào vùng phát triển vì thiếu các yếu tố sản xuất cần thiết
(vốn, khoa học, công nghệ, lao động có chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao nguồn lực).
- Tài nguyên của vùng chậm phát triển cũng bị thu hút sang vùng phát triển để kiếm lợi tức
cao hơn.
(hình vẽ trang 70 - giáo trình)
6.3. Nguy hiểm
- Do thế lực thù địch lợi dụng => nổi loạn chống đối nhà nước. VD: Châu Phi, Gia Lai…
- Gây mất ổn định => không có tăng trưởng => không phát triển => không thu hút đầu tư
(hình ảnh của quốc gia bị ảnh hưởng)
● Lưu ý: hệ luỵ nguy hiểm
VD: Tây nguyên nói đất Gia lai là đất của quốc gia=> thù địch thái lan, cam biểu tình đập
phá công trình công cộng => ngân sách phải bồi thường, hình ảnh đất nước giảm sút =>
khó thu hút đầu tư nước ngoài
=> Kết luận: phải nắm được lý thuyết và chính sách đầu tư để khắc phục mặt hạn chế của
phân cực (chính sách đầu tư tối thiểu y tế, nước sạch, giao thông ,...)
7. Tại sao thành phố được đầu tư nhiều hơn nông thôn: nước sạch, đường sá,...
Do giai đoạn đầu nguồn lực còn khan hiếm -> ưu tiên thành phố trước. Về lâu về dài sẽ
không còn chênh lệch giữa nông thôn và thành phố. Thực tế đang diễn ra như thế ở các quốc gia
phát triển.
VI. Quy hoạch đô thị tổng thể (tỉnh Nam định)
1. Đô thị có vai trò gì đối với tăng trưởng và phát triển?
1.1. Đô thị là gì?
- Đô thị là một điểm dân cư mà không lấy nông nghiệp là nguồn sống chính mà là công
nghiệp, dịch vụ, có mật độ xây dựng và mật độ dân số cao, điều kiện sống tốt, nhiều dịch vụ.
-> Đô thị càng lớn thì điều kiện sống càng tốt.
- Điểm dân cư là nơi sinh sống thường xuyên của một lượng dân cư nhất định, mà trong đó
có mối quan hệ nội tại nhiều mặt: Kinh tế, dòng họ, tôn giáo, xã hội,..
● Phân loại điểm dân cư
Gồm 2 loại: Điểm dân cư đô thị (không lấy nông nghiệp làm chủ đạo) và điểm dân cư nông thôn
Đặc điểm của nước ta là nông thôn chiếm tỷ trọng cao (>60%), có vùng còn >80% (ví dụ
như Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên,... ), tuy vậy vai trò của điểm dân cư đô thị có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Đô thị càng lớn thì sẽ thu hút đầu tư càng
19
nhiều, đầu tư càng lớn thị trường càng mở rộng. Tuy nhiên, trên thực tế, mạng lưới điểm dân cư
đô thị chưa thực sự phát triển đặc biệt là các vùng miền núi, vai trò trong thu hút đầu tư còn hạn
chế. Do vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị
đồng đều, rộng khắp
1.2. Phát triển kinh tế là gì?
- Tăng trưởng:
+ Đầu tư: quan trọng nhất: thu hút đầu tư lớn nhất -> có đầu tư thì sẽ có tăng trưởng
+ Nhân lực
+ Khoa học công nghệ
+ Tài nguyên thiên nhiên
- Chuyển dịch cơ cấu: tăng CN-DV, giảm NN. Đô thị hóa đến đâu thì công nghiệp hóa đến
đó, trong đó có giao thông, quản lý Nhà nước
- Mức sống: giáo dục, y tế, dịch vụ vui chơi, giải trí…
1.3. Vai trò của đô thị với phát triển? Theo GPT
Đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một khu vực hay một quốc gia. Đô
thị có thể được xem là trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công
nghệ.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của đô thị là tập trung các nguồn lực, hợp tác và
cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho dân cư và doanh nghiệp. Đô thị là nơi tập trung nhiều
người và các tổ chức, thu hút đầu tư và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Đô thị cũng là nơi thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và năng lực
nhân tài. Các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và các cơ sở đào tạo chuyên ngành thường
được tập trung ở đô thị, giúp cho người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các tri thức
và công nghệ mới nhất.
Ngoài ra, đô thị còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Đô thị hiện đại cần phải đảm bảo việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, hạn chế tác
động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tóm lại, đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một khu vực hay một quốc
gia, cung cấp các dịch vụ, hạ tầng và nguồn lực, tạo ra sự phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học
công nghệ và năng lực nhân tài, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
--Con GPT bảo--
2. Nhân tố nào thúc đẩy hình thành và phát triển đô thị? 5 nhân tố
(1) Phát triển công nghiệp (quan trọng nhất) (vd: than Cẩm Phả, Thep Thái Nguyên, Dệt
Nam Định...)
(2) Nhân tố tổng hợp: Bố trí trung tâm hành chính ở các tỉnh mới, huyện mới (ví dụ: UBND,
cơ quan Đảng chính quyền,... )
=> Thành lập trung tâm nhưng không đồng nghĩa với việc tách tỉnh, tách huyện. Thiết lập
trung tâm thương mại, CN, dịch vụ nhưng không khiến hình thành trung tâm hành chính
(3) Đầu mối giao thông (vd: Hải Phòng, Đà Nẵng, …): nơi trung chuyển hàng hóa, vận tải
đường sắt, đường bộ
(4) Trung tâm du lịch (vd: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, SaPa,...): xây dựng nhà nghỉ, khách
sạn, khu vui chơi, giải trí,...
(5) Sự lựa chọn của các tập đoàn lớn=> tạo ra mật độ kinh tế, mật độ xây dựng, hình thành ra
trung tâm kinh tế
(6) Trung tâm du lịch: (VD: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Sa Pa,...) => thu hút khách, xây
dựng nhà ở khách sạn, trung tâm giải trí => phi nông nghiệp
(7) Sự lựa chọn của tập đoàn lớn (Hoà Phát, Vingroup..)

20
3. Phân loại đô thị có ý nghĩa gì? Phân loại đô thị theo tính chất.
● Phân loại theo quy mô: 6 loại
Loại 1: trên 1 triệu dân, Trung ương quản lý, mật độ dân số > 95%
Loại 2: trực thuộc Trung ương, dân số từ 500 ngàn - 1 triệu
Loại 3: Trung tâm vùng (11 trung tâm), 300 ngàn - 500 ngàn dân
Loại 4: Trung tâm tỉnh, 150 ngàn - 300 ngàn dân
Loại 5: Trung tâm huyện
Loại 6: Trung tâm cụm (bao gồm nhiều xã), dân số từ 40.000 người trở lên đối với đồng bằng
=> Ý nghĩa: Để quy hoạch xây dựng bên trong kết cấu hạ tầng phù hợp với quy mô dân số, Nhà
nước cấp ngân sách theo quy mô dân số
● Phân loại theo tính chất
- Công nghệ
- Đầu mới giao thông
- Thương mại
- Dịch vụ
=> Ý nghĩa: Để quy hoạch bố trí công trình bên trong đô thị cho phù hợp với tính chất đô thị
3.1.Phân loại đô thị theo tính chất:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại
thành và các đô thị trực thuộc.
Chức năng:
Đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính,
khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và
quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại
thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các
phường nội thành và các xã ngoại thành.
Chức năng:
a) Đô thị loại I:
Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước
và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc
của cả nước.
Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,
hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
b) Đô thị loại II:

21
Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo
dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ,
đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã
ngoại thành, ngoại thị.
Chức năng:
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo,
du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với
vùng liên tỉnh.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
Chức năng:
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo,
du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kt-xh của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
5. Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm
dân cư nông thôn.
Chức năng:
Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo
dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc
một cụm xã.
4. Nội dung dự báo tăng dân số đô thị gồm có pp dự báo nào? Ý nghĩa?
- Lý do: diễn biến bố trí công trình phục vụ đời sống dân cư
● Phương pháp
(1) Tăng tự nhiên
Tỷ lệ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm sinh lỹ học của các nhóm dân số. Tỷ lệ tăng mang tính
quy luật và phát triển theo quán tính. Mức tăng giảm đều rút ra trên cơ sở phân tích chuối số liệu
điều tra trong quá khứ gần
Dự tính dân số đô thị tương lai dựa theo tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình hằng năm của đô thị đó
theo công thức:
Pt = Po (1+a)^t
Trong đó:
Pt là dân số năm dự báo
Po là dân số năm điều tra
a: tốc độ gia tăng tự nhiên (tỷ lệ sinh)
(2) Tăng cơ học
22
(giáo trình trang 132)
Pt = (100A)/ (100- B - C) => dự báo dân số cho đô thị mới
Trong đó:
A: lao động cơ bản (nhân tố công nghiệp, giao thông, du lịch..) (đvi: người)
B: lao động phục vụ cho A (cắt tóc, bác sĩ) (đvi %)
C: lao động phụ thuộc (người già, trẻ em) phụ thuộc vào A, B (đvi: %)
(3) Phương pháp lập biểu đồ
Là phương pháp mô tả sự phát triển và tình hình tăng trưởng dân số của đô thị qua nhiều năm
bằng biểu đồ. Từ biểu đồ đã có ta có thể kéo dài đường biểu diễn đến thời điểm dự kiến để có
được dự báo dân số ở thời gian cần biết. Phương pháp này không có đầy đủ các cơ sở dữ liệu để
tính toán, vì vậy nó có độ chính sách không cao

=> Nhà quy hoạch điều chỉnh cho quy mô dân số trong khoản Q1 đến Q2 -> Hợp lý
- Quy mô càng lớn, lợi ích càng cao -> vì tăng do tận dụng lợi thế nhờ quy mô
+ Trung tâm lớn, quy mô lớn thì dễ tuyển dụng nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao -> Giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
+ Khi trung tâm có quy mô lớn, các chi phí như điện, thông tin liên lạc sẽ giảm -> Giảm chi
phí sử dụng cơ sở hạ tầng
+ Khi ở trung tâm có quy mô lớn, các khu công nghiệp được bố trí gần nhau, đầu ra của
doanh nghiệp này sẽ là đầu vào của doanh nghiệp kia -> Giảm chi phí vận chuyển
- Quy mô càng lớn, chi phí càng lớn -> ban đầu tăng chậm, qua Q2 tăng vọt
+ Chi phí lớn nhất là tắc nghẽn giao thông do quy mô dân số tăng lên
+ Tăng ô nhiễm môi trường
+ An ninh, an toàn kém -> tốn nhiều chi phí cho an ninh
=> Giai đoạn từ Q2 đến Q2, lợi ích tăng mạnh, sau Q2 tăng chậm
=> Nhà quy hoạch sẽ bố trí trung tâm thương mại, nhà cao tầng ở ngoài đô thị, thành phố khi
quy mô vượt quá Q2

● Một số mô hình đồ thị khác

- Đồ thị chuỗi: => Phụ thuộc vào địa hình

23
- Đồ thị ô bàn cờ:

- Đồ thị hồng tâm:


=> Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (phổ biến)
(4) Phương pháp dự báo tổng hợp (giáo trình tr133)
VII. Kết cấu hạ tầng và đánh giá thực trạng tại Hà Nội
1. Kết cấu hạ tầng là gì?
Nhiều quan điểm
- Quan điểm thứ 2: Kết cấu hạ tầng gồm 2 nhóm kết cấu hạ tầng cứng và mềm:
+ Kết cấu hạ tầng mềm: Là những sản phẩm phi vật chất như kinh nghiệm quản lý,
chính sách, cơ chế kinh tế, trình độ quản lý, trình độ học vấn dân cư.
+ Kết cấu hạ tầng cứng: Là tổ hợp của các công trình vật chất kxy thuật mà kết quả hoạt
động của nó là dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và đời sống dân cư
được bố trí trên lãnh thổ nhất định
2. Phân biệt kết cấu hạ tầng với công trình sản xuất vật chất
- Công trình sản xuất vật chất: Là những sản phẩm vật chất như bịa, rượu, thuốc lá,...
- KCHT: Là những công trình vật chất, những công trình này không trực tiếp tạo ra sản
phẩm vật chất cụ thể, mà sản phẩm của nó là dịch vụ, phục vụ sản xuất và đời sống dân cư được
bố trí trên lãnh thổ nhất định -> không có tính cạnh tranh(tăng người tiêu dùng không tăng chi
phí) và không có tính loại trừ.
Kết cấu hạ tầng Công trình sản xuất vật chất

- Quy mô vốn lớn hơn - Quy mô nhỏ hơn


- Sản phẩm là dịch vụ - Sản phẩm vật chất
- Phục vụ cho đời sống - Phục vụ cho lợi nhuận của chủ đầu tư
- Thời gian thu hồi vốn lâu hơn - Thời gian thu hồi vốn nhanh hơn
- Thu vốn gián tiếp - Thu vốn trực tiếp
- Vốn đầu tư dự án là ngân sách - Vốn đầu tư là từ doanh nghiệp (do tạo
nhà nước (do các công trình ra lợi nhuận và thu hồi vốn nhanh nên
thực hiện phục vụ đời sống, tư nhân sẽ thực hiện)
thời gian thu hồi vốn lâu nên
chỉ có nhà nước mới thực hiện)

3. Phân loại kết cấu hạ tầng tiến hành như thế nào?
KCHT được phân thành 2 loại:
- KCHT kinh tế: là hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của
các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:
+ Hệ thống các công trình giao thông vận tải như đường bộ, đường sắt, cầu cống, sân bay,
bến cảng,...
+ Hệ thống các công trình cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất
như cung cấp phân bón, xăng dầu, khí đốt.
+ Mạng lưới chuyển tải và phân phối năng lượng điện (bao gồm trạm biến áp, trung
chuyển hạ thế, các thiết bị vận hành đảm bảo an toàn trong sử dụng), hệ thống thiết bị, các công
trình và phương tiện thông tin hiện đại của bưu chính viễn thông, lưu trữ thông tin,...
24
+ Hệ thống thủy lợi, thủy nông phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước, phục vụ sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp.
- KCHT xã hội: là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt
động văn hóa, xã hội, bảo đảm cho việc thỏa mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa tinh thần
của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng
cao trình độ lao động xã hội. Hệ thống này bao gồm:
+ Các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng
dụng và triển khai công nghệ.
+ Các cơ sở y tế bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội nghỉ ngơi tham quan, du lịch và các côn
trình phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao…
4. Đặc điểm KCHT ảnh hưởng như thế nào đối với quy hoạch phát triển?
- Dịch vụ kết cấu hạ tầng có tính chất cộng đồng cao, khác với các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các đơn vị kinh tế là chỉ bó hẹp trong một khuôn khổ của đơn vị đó, còn KCHT phục
vụ cho cả hoạt động dân cư mà không phân biệt thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư hay giai cấp
xã hội… Chính vì vậy mà ta nói dịch vụ của KCHT là dịch vụ công cộng xã hội mang tính phân
phối lại để đảm bảo công bằng và không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội.
- Hoạt động của kết cấu hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ cao, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư KCHT thì phải tính đến sự phối hợp giữa các công trình KCHT về thời gian xây
dựng, công suất thiết kế và thời gian sử dụng nhằm làm tăng giá trị đột biến, thúc đẩy phát triển
của vùng lãnh thổ. Ví dụ ta xây dựng con đường thì giá trị đất ven con đường tăng lên, hình
thành khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cư mới.
- Tạo điều kiện phát triển cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế phục
vụ cho sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho đời sống.
=> Các công trình KCHT sau khi được xây dựng có thời gian tồn tại lâu dài (thu hồi vốn
lâu và thu hồi vốn gián tiếp qua hoạt động thương mại) trên lãnh thổ, phục vụ lâu dài cho nhiều
hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Vì vậy, cần tổ chức, quy hoạch và kế hoạch hóa
phát triển KCHT với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Phải bố trí các công trình phù hợp với quy
hoạch sản xuất nhằm đảm bảo cho các công trình KCHT hoạt động có hiệu quả
=> KCHT phải đi trước một bước HỢP LÝ mới phát triển được
5. Vốn đầu tư cho KCHT khác với công trình sản xuất vật chất khác như thế nào?
Xây dựng các công trình KCHT cần vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và
thông qua các hoạt động của ngành nghề khác. Vì vậy mà không khuyến khích tư nhân bỏ vốn
đầu tư xây dựng KCHT. Nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu được lấy từ NSNN (khoảng
50% tổng ngân sách tập trung đầu tư cho KCHT). Nguồn vốn ODA ngày nay cũng được Nhà
nước sử dụng để xây dựng các công trình có vốn đầu tư lớn mà nguồn vốn trong nước ko đáp
ứng được.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có các chính sách huy động vốn của các thành phần kinh tế
để đáp ứng như cầu
vdu: BOT,...
Tuy nhiên còn nhiều vấn đề bàn cãi vì kép dài thời gian nên người dân chịu thiệt, phải trả
phí cao và lâu (độc quyền)
6. Trình bày vai trò của KCHT đối với tăng trưởng và phát triển
- Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự gia tăng
về thu nhập, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là 1 năm)
- KCHT thúc đẩy CDCC thành phần, vùng miền + nâng cao mức sống dân cư, chỉ tiêu y
tế, xã hội, văn hoá, nước sạch,... KCHT là điều kiện không thể thiếu cho HĐSX, nâng cao
mức sống dân cư, điều kiện để thu hút đầu tư…
- Khái niệm KCHT: (giáo trình tr 111)

25
+ Quan niệm 1: Về khái niệm kết cấu hạ tầng có quan điểm cho rằng: kết cấu hạ tầng là
tổng thể các ngành, các lĩnh vực kinh tế của một quốc gia, nó không chỉ có các điều kiện
vật chất kỹ thuật mà cả yếu tố về nhân lực, tài chính, quản lý và bảo đảm cho các ngành,
các lĩnh vực đó phát triển
Phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: kết cấu hạ tầng là toàn bộ những yếu tố vật
chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền với sản xuất xã hội làm thành môi trường thuận
lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng bình thường => Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ
thống hành chính và quản lý Nhà nước, hệ thống quy tắc thể chế và pháp chế, hệ thống
tài chính tiền tệ và dự trữ quốc gia,...
+ Quan niệm 2: Kết cấu hạ tầng gồm 2 nhóm kết cấu hạ tầng cứng và kết cấu hạ tầng mềm
Kết cấu hạ tầng mềm: Là những sản phẩm phi vật chất như kinh nghiệm quản lý, chính
sách, cơ chế kinh tế, trình độ quản lý, trình độ học vấn dân cư
Kết cấu hạ tầng cứng: Là tổ hợp của các công trình vật chất kỹ thuật mà kết quả hoạt
động của nó là dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và đời sống
dân cư được bố trí trên lãnh thổ nhất định
- Phân loại KCHT (giáo trình 112)
Gồm 2 loại: KCHT kinh tế kỹ thuật và KCHT xã hội đời sống
+ KCHT kinh tế kỹ thuật (KCHT phục vụ sản xuất) (trình bày ở giáo trình tr112)
+ KCHT xã hội đời sống (KCHT phục vụ đời sống) (trình bày ở giáo trình tr112)
- Đặc điểm KCHT
(giáo trình tr 113). Ngoài ra còn một số các đặc điểm như (vở ghi):
+ Vốn đầu tư lớn, thời gian tồn tại lâu dài
+ Quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và thu gián tiếp thông qua các hoạt động
khác
+ Quy hoạch KCHT cần phải ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phục vụ lâu dài và
phải gắn với phục vụ sản xuất và đời sống dân cư
+ Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước là chủ yếu vì vậy cần phải có chính sách huy động vốn
của các thành phần kinh tế khác từ ngoài ngân sách (ví dụ: BOT,...)
- Yêu cầu quy hoạch
- Vai trò quy hoạch phải đưa ra 1 nước hợp lý
7. Bất bình đẳng là gì? Giải thích xu hướng của bất bình đẳng?
7.1. Bất bình đẳng là gì ?
Bất bình đẳng đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá
nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta
thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số. Nếu những người
giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường
được coi là không “công bằng”. Ví dụ điển hình về bất bình đẳng thu nhập là 1% dân số thế giới
được xếp hạng triệu phú trở lên và những người này đang nắm giữ tới một nửa tài sản toàn cầu.
7.2. Giải thích xu hướng của bất bình đẳng ?
a) Xu hướng:
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng gia tăng, nhưng chênh lệch
giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất cũng càng dãn ra
Tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, phản
ánh mức sống của người dân ngày càng tăng
Mức sống của người dân được cải thiện ở cả thành thị và nông thôn nhưng vẫn còn có
khoảng cách đáng kể giữa 2 khu vực.
b) Giải thích:

26
Do tốc độ tăng thu nhập bình quân ở nhóm hộ giàu tăng nhanh hơn so với nhóm hộ
nghèo nhất
Một phần lớp thu nhập được tạo ra và phân bổ tại các trung tâm tăng trưởng lớn, trong
khi dân cư các địa phương miền núi và nông thôn, vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi từ tăng
trưởng ít hơn nhiều, dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo theo vùng cũng gia tăng.
Trình độ người lao động gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Học vấn
là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù trình độ
học vấn của người lao động đã được cải thiện đáng kể, nhưng lại có sự khác biệt đáng kể giữa
các vùng.Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: tỷ trọng lực lượng đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn
thấp, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thật cao nhất là ở đồng bằng sông
Hồng và thấp nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại
học trở lên cũng khác nhau đáng kể giữa các vùng. Vùng có tỷ trọng này cao nhất là Đông Nam
bộ, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng.
Bắt nguồn từ quy luật phát triển không đều giữa các vùng do điều kiện địa lý, phương
thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống khác nhau. Vùng có điều kiện tự nhiên và
điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi thì sẽ phát triển nhanh, năng suất lao động cao, thu hút các
nguồn vốn đầu tư; theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến kết quả thu nhập của dân
cư cao hơn so với những vùng khó khăn, kém phát triển hơn. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế giữa các vùng là không giống nhau nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các vùng càng lớn, các vùng chậm phát triển có nguy cơ tụt hậu.
8. Mối quan hệ của bất bình đẳng với thị trường lao động?
Giai đoạn đầu: càng tăng thì càng bất bình đẳng

Tại E1, E2: Tiền lương không tăng vì lao động ở KV nông thôn dư thừa và đang chuyển
dịch sang KVCN. DN muốn mở rộng quy mô sẽ không cần phải tăng tiền lương vẫn có thể thu
hút được lao động và từ đó lợi nhuận sẽ đổ vào DN ⇒ Gia tăng BBĐ
Tại E3: Do mức tiền lương ở KV thành thị cao hơn KV nông thôn nên lao động chuyển
dần từ KV nông thôn sang KV thành thị. Dẫn tới thiếu hụt về lao động. DN muốn mở rộng quy
mô phải tăng tiền lương để thu hút lao động.
⇒ Giảm BBĐ
27
Ý nghĩa: Muốn phát triển thì phải chịu bất bình đẳng trong thời gian đầu. Muốn giảm bất bình
đẳng thì phải đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, ưu tiên phát triển công nghệ trên địa
bàn nông thôn, phát triển mạnh KCHT để giảm dòng di cư. Đồng thời thực hiện kế hoạch hóa
gia đình để giảm dân số => Các địa phương tạo môi trường để thu hút đầu tư với hướng bố trí:
Phát triển đô thị nhỏ, vừa và đều để giảm tắc nghẽn ở đô thị.

VIII. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch


1. Khái niệm và sự cần thiết đánh giá chất lượng quy hoạch?
1.1. Khái niệm
1.1.1. Các đặc tính của quy hoạch
- Là sản phẩm đặc biệt, mang tính sáng tạo, được hình thành trong một quá trình dài từ
Nghiên cứu, thiết kế đến quản lý thực hiện.
- Là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước định
hướng Xã hội chủ nghĩa.
- Là cơ sở để lập kế hoạch và là phương tiện để thu hút đầu tư, kiểm soát sự phát triển theo
các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quy hoạch.
1.1.2. Chất lượng quy hoạch
- Là mức độ của mỗi sản phẩm quy hoạch, đáp ứng được các yêu cầu trong quy chuẩn, tiêu
chuẩn và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch không chỉ phụ
thuộc vào thành phần hồ sơ bao gồm Thuyết minh và các bản vẽ, mà nó chỉ được kiểm
định bằng kết quả thực hiện trong thực tế sau khi hoàn thành việc thực hiện nó trong một
quá trình lâu dài.
1.2. Sự cần thiết
- Nâng cao chất lượng thực hiện dự án ngay từ giai đoạn đầu;
- Rút ngắn thời gian chuẩn bị;
- Thúc đẩy việc hiện thực hóa những lợi ích của dự án;
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan Chính phủ và công tác tư vấn trong nước để chuẩn
bị dự án đạt chất lượng cao và theo đúng tiêu chí tiến độ thời gian;
2. Mục tiêu xây dựng tiêu chí, căn cứ xây dựng tiêu chí, phạm vi áp dụng?
2.1. Mục tiêu
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch làm cơ sở cho việc lập, thẩm định,
phê duyệt và giám sát chất lượng quy hoạch.
2.2. Căn cứ xây dựng tiêu chí
Phần 7. Điều khoản tham chiếu - Nội dung II: Mục tiêu của dịch vụ tư vấn và III: Nhiệm
vụ của dịch vụ tư vấn.
2.3 Phạm vi áp dụng
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch có thể sử dụng trong các phạm vi sau:
1. Đơn vị tư vấn tự tổ chức đánh giá chất lượng đối với sản phẩm do đơn vị mình thực
hiện.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổ chức nghiệm thu các sản phẩm của quy hoạch bảo
đảm chất lượng và thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí tương ứng với khối lượng và
chất lượng sản phẩm.
3. Là cơ sở để cơ quan tổ chức lập quy hoạch và đơn vị tư vấn lấy ý kiến về quy hoạch.
4. Căn cứ bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, các ủy viên phản biện và Hội đồng thẩm định có
thể đánh giá chất lượng quy hoạch báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
5. Cơ quan nhà nước có chức năng kiểm tra các hồ sơ trình thẩm định và hồ sơ trình duyệt
báo cáo người hoặc cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Làm cơ sở để giám sát chất lượng quy hoạch trong quá trình tổ chức thực hiện lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch.
28
3. 8 nhóm tiêu chí đánh giá quy hoạch và 6 yêu cầu trong đánh giá chất lượng
3.1. Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch
Khung chất lượng quy hoạch được xác định trên cơ sở 08 nhóm tiêu chí sau:
1. Nhóm I: Các vấn đề chung
2. Nhóm II: Sự tuân thủ và sự phù hợp của quy hoạch
3. Nhóm III: Chất lượng của công tác khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, số liệu,
đo vẽ bản đồ và việc phân tích, đánh giá các điều kiện lịch sử, tự nhiên, hiện
trạng phát triển, giá trị của các kết luận và đề xuất
4. Nhóm IV: Các tiền đề và các chỉ tiêu dự báo phát triển
5. Nhóm V: Các phương án tối ưu về phân bổ, phát triển và tổ chức không gian
6. Nhóm VI: Bảo vệ môi trường
7. Nhóm VII: Quản lý và thực hiện quy hoạch
8. Nhóm VIII: Hình thức của hồ sơ quy hoạch (Hình 1.2)
3.2. Các yêu cầu trong đánh giá chất lượng sản phẩm quy hoạch
1. Hệ thống quy hoạch được xác định theo quy định của pháp luật.
2. Đối với mỗi một sản phẩm quy hoạch phải có quy định rõ ràng về mức độ, nội dung và
hình thức.
3. Việc đánh giá chất lượng quy hoạch phải căn cứ vào bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sản
phẩm được quy định và công bố công khai,
4. Khi xem xét quyết định mức độ chất lượng đối với mỗi tiêu chí cụ thể cần phải căn cứ
vào tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật.
5. Các tổ chức, cá nhân được giao quyền đánh giá chất lượng quy hoạch phải có đủ điều
kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
6. Việc đánh giá chất lượng quy hoạch phải đảm bảo tính khách quan. khoa học, dân chủ,
công khai và minh bạch. Kết quả đánh giá chất lượng quy hoạch là cơ sở để cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đưa ra các quyết định sử dụng đối với quy hoạch được đánh giá.
4. Đánh giá về thực trạng của công tác quy hoạch + 5 hạn chế + 3 lĩnh vực tồn tại
4.1. Đánh giá công tác quy hoạch ở Việt Nam
4.1.1. Tình hình chung
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, hoạt động quy hoạch được điều chỉnh bởi 70 Luật,
pháp lệnh và 72 Nghị định hướng dẫn Luật và pháp lệnh; đó là chưa kể hàng vạn các thông tư,
quyết định là văn bản quy phạm pháp luật do các đến công tác quy hoạch ở Việt Nam. Bộ,
ngành, địa phương ban hành theo thẩm quyền có liên quan
Trong những năm qua, có khoảng 20.000 quy hoạch các loại được lập theo yêu cầu của
Chính phủ, các Bộ, ngành. Các tổ chức, đơn vị lập tư vấn ngày càng nhiều, thuộc các thành phần
kinh tế trong nước, quốc tế đã làm cho hoạt động quy hoạch của nước ta ngày càng sôi động (7)
4.1.2. Đánh giá về công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch đã đạt được những kết quả đáng kể, ngày càng đáp ứng được yêu cầu
quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Một số đồ án quy hoạch có chất lượng khá, đã thực
hiện được vai trò và chức năng làm cơ sở cho công tác kế hoạch hóa và là phương tiện để thu hút
đầu tư, là công cụ kiểm soát sự phát triển có trật tự theo quy hoạch.
4.2. Hạn chế
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quy hoạch cũng bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém gây
khó khăn trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức lãnh thổ, làm lãng phí tài nguyên,
nguồn lực của đất nước, cản trở đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân, cụ thể như sau:
(1) Quy hoạch được lập quá nhiều dường như chỉ để thỏa mãn yêu cầu “phải có” của các
Bộ, ngành, địa phương và nguyện vọng làm thủ tục của các chủ đầu tư, những tác dụng của quy
hoạch lại thấp, phải điều chỉnh liên tục. Thực tế diễn ra không như nội dung quy hoạch được
duyệt. Nhiều quy hoạch treo, trong đó, có một số quy hoạch vừa duyệt xong lại phải điều chỉnh
hoặc thanh lý, gây tốn kém kinh phí, sức lực.
29
(2) Hệ thống quy hoạch, thể chế quy hoạch tầng bậc, rườm rà, thiếu sự phối hợp và sự
thống nhất, nên bị phân lập trong phạm vi toàn quốc và ngành sâu sắc, tạo ra sự mâu thuẫn,
chồng chéo về nội dung và mối quan hệ về: Đối tượng, thời hạn, trình tự lập, thẩm định, phê
duyệt, các định mức chế phi, đơn giá, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện năng lực của các tổ chức
cá nhân tham của hoạt động quy hoạch.
(3) Chất lượng các quy hoạch còn thấp, kém khá thi, không hiệu quả đo không gắn với
nguồn lực; năng lực của chủ đầu tư, tư vấn yếu kém, phân tích đánh giá không khách quan do
không cập nhật thông tin, số liệu và các phương pháp khoa học; các kết quả dự báo sai lệch; các
giải pháp quy hoạch sơ sài; năng lực tổ chức thực hiện hạn chế trong tất cả các khâu lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý thực hiện, đặc biệt là thiếu các quy định và sự phân công rành mạch
trong các nội dung và mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch, dẫn đến sự chồng chéo, sao
chép lẫn nhau một cách máy móc.
(4) Việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quy hoạch còn nặng về tính cục bộ theo từng
ngành, từng cấp, dẫn đến sự rối rắm, xung đột lẫn nhau về lợi ích; trên một phạm vi lãnh thổ tồn
tại quá nhiều bản đồ quy hoạch, do thiếu sự thống nhất nên khi thực hiện lại phải điều chỉnh tùy
thuộc vào ý chí chủ quan của lãnh đạo và đội khi bị lái theo nguyện vọng của chủ đầu tư, làm
cho tài nguyên lăng phí và lợi ích của xã hội, cộng đồng và dân cư bị xâm hại nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do khách quan, nhưng về chủ quan trước hết
là trách nhiệm quản lý nhà nước, điều kiện năng lực của tư vấn, tiếp đến là ý thức chấp hành quy
hoạch của người dân, song bao trùm lên tất cả vẫn là thể chế, sau đó là chất lượng quy hoạch và
năng lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Đây là hai mặt của một vấn đề: Bởi vì một đồ án quy hoạch có chất lượng tốt chỉ là điều
kiện cần, còn năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện mới là điều kiện đủ để đảm bảo quy hoạch đó
được hiện thực hóa.Tuy nhiên , sự rối rắm của quy hoạch nước ta hiện nay chủ yếu lại do sự tồn
tại một hệ thống và thể chế quy hoạch đầy mâu thuẫn và chắp vá.
(5) Sự phát huy tác dụng của quy hoạch trong nền kinh tế thị trường còn rất hạn chế, tùy
thuộc loại hình mỗi quy hoạch.
4.3. 3 lĩnh vực tồn tại
Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại ba nhóm quy hoạch:
Nhóm I: Quy hoạch kinh tế - xã hội gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
vùng, lãnh thổ; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch sản phẩm.
Nhóm II: Quy hoạch xây dựng gồm: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng các
khu chức năng đặc thù; quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Nhóm III: Quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường
5. Phân tích quy trình đánh giá chất lượng quy hoạch? 3 bước
Trình tự chung cho công tác quy hoạch ở Việt Nam và đánh giá chất lượng quy hoạch
Nhìn chung các quy hoạch ở Việt Nam đều thống nhất một trình tự lập, thẩm định, phê
duyệt và thực hiện quy hoạch được phê duyệt. Công tác đánh giá chất lượng quy hoạch cũng
xuyên suốt quá trình này. Cụ thể:
Giai đoạn I gồm 02 công đoạn:
+ Công đoạn 1: Lập đề cương hoặc Nhiệm vụ và kinh phí lập quy hoạch;
+ Công đoạn 2: Thẩm định, phê duyệt Đề cương hoặc Nhiệm vụ và kinh phí lập quy
hoạch.
Giai đoạn II gồm 03 công đoạn:
+ Công đoạn 1: Lập quy hoạch và lấy ý kiến về
+ Công đoạn 2: Thẩm định quy hoạch;
+ Công đoạn 3: Phê duyệt quy hoạch
Giai đoạn III: Giám sát việc thực hiện quy hoạch
Việc đánh giá chất lượng quy hoạch ở Việt Nam hiện nay chủ yếu diễn ra ở giai đoạn II
nhưng còn nặng về hình thức, nhiều khi phụ thuộc vào ý chí chủ quan của đơn vị thẩm định và
thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa có bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá chất
30
lượng, đặc biệt là những người tham gia đánh giá chất lượng (về khía cạnh chuyên gia) chưa đủ
các điều kiện năng lực để phản biện và thẩm định nên kết quả thẩm định, đánh giá có nhiều sai
lệch, hạn chế .
Đối với giai đoạn I: Lập, thẩm định và phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch và giai đoạn III:
Giám sát quy hoạch. Đây là 02 giai đoạn “chuẩn bị quy hoạch” và “hậu kiểm chất lượng quy
hoạch”, cần lưu ý:
+ Việc đánh giá chất lượng quy hoạch trong giai đoạn I chủ yếu được tổ chức trong một
phạm vi hẹp của cơ quan chuyên trách. Vì mục tiêu chính của giai đoạn này là lập dự án, hoặc
công tác chuẩn bị đầu tư cho quy hoạch; làm cơ sở để lập các đồ án quy hoạch, hoặc tạo ra các
sản phẩm quy hoạch.
Đối với giai đoạn III: Giám sát việc thực hiện quy hoạch có thể được coi là một công đoạn
hậu kiểm chất lượng quy hoạch có liên quan đề nhiều nội dung:
(i) Sự tuân thủ quy hoạch;
(ii) Thực hiện quy hoạch;
(ii) Sử dụng quy hoạch;
Do đó về bản chất, công việc giám sát thực hiện quy hoạch không phải là công việc đánh giá
chất lượng quy hoạch, mà chỉ là giai đoạn kiểm chứng chất lượng quy hoạch.
6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch
Các yếu tố chủ yếu trong đánh giá chất lượng sản phẩm quy hoạch
- Yếu tố 1: Xác định hệ thống các sản phẩm quy hoạch và quá trình đánh giá chất lượng
quy hoạch.
- Yếu tố 2: Các yêu cầu về mức độ và nội dung đối với mỗi sản phẩm quy hoạch theo quy
định của pháp luật.
+ Yêu cầu chung
+Các yêu cầu cụ thể
- Yếu tố 3: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm quy hoạch gồm các nhóm hàm chứa
các tiêu chuẩn về nội dung và hình thức,
- Yếu tố 4: Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch.
- Yếu tố 5: Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm quy hoạch phù hợp với điều kiện
thực tiễn của Việt Nam.
- Yếu tố 6: Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân kiểm tra, thẩm tra, thẩm định trong
đánh giá chất lượng quy hoạch.
7. Phân tích bộ tiêu chí khung gồm 8 nội dung như nhóm trình bày
Bộ tiêu chí thầy đã cho
7.1. Đánh giá:
a. Ưu điểm:
- Tổng số 27 tiêu chí.
- Về cơ bản các tiêu chí đã phản ánh hoặc thể hiện được các nguyên tắc và yêu cầu về nội
dung quy hoạch. Sắp xếp theo hệ thống logic.
b. Tồn tại:
- Các tiêu chí mới phản ánh yêu cầu về nội dung quy hoạch, tuy nhiên còn thiếu các yêu
cầu về hình thức hồ sơ quy hoạch.
- Thiếu một số tiêu chí về nội dung và hình thức.
- Một số thuật ngữ cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với chuyên môn.
- Thiếu các đơn vị đo lường cho các tiêu chí.
- Sắp xếp lại theo trật tự chuyên môn cho hợp lý. Không yêu cầu đối với việc đánh giá
chất lượng của Nhiệm vụ quy hoạch và kinh phí lập quy hoạch và việc giám sát chất lượng quy
hoạch trong quá trình thực hiện.
7.2. Bộ tiêu chí khung là cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí chi tiết đánh giá chất lượng quy hoạch
đối với mỗi loại quy hoạch, gồm:
 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch tổng thể quốc gia;
31
 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch không gian biển quốc gia;
 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch ngành quốc gia;
 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch vùng;
 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch tỉnh;

1. Nhóm I: Các vấn đề chung (trọng số: 2)


a. Tiêu chí 1.1: Tên dự án quy hoạch và sự cần thiết phải lập quy hoạch (trọng số 0,5)
Tên dự án quy hoạch bao gồm tên quy hoạch theo quy định của pháp luật, địa danh và
từng thời kỳ quy hoạch, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tại Nhiệm vụ và kinh
phí lập quy hoạch
Khi đánh giá nội dung quy hoạch theo tiêu chí này, người đánh giả phải căn cứ vào các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các kết quả khảo sát, các tài liệu, số liệu có nguồn gốc
rõ ràng; các quyết định hành chính và các thông.
b. Tiêu chí 1.2: Sự phù hợp với quan điểm, mục tiêu và định hướng chiến lược (Trọng số: 0,3)
Đối chiếu quan điểm, tiêu của quy hoạch so với các quan mục tiêu của Đảng và Nhà
nước; sự thống nhất các định hướng với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và các định hướng của quy hoạch cấp phân vị cao hơn.
c. Tiêu chí 1.3: Các căn cứ lập quy hoạch (Trọng số: 0,5)
Các căn cứ chủ yếu lập quy hoạch gồm:
Các căn cứ pháp lý: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Nghị quyết và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. (0,1)
Chiến lược, quy hoạch cấp trên, các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án đầu tư
cung cấp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (0,1)
Các quy chuẩn về quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhiệm vụ
và kinh phí lập quy hoạch được duyệt. (0,1)
Bản đồ địa hình đúng tỷ lệ được cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập. (0,1)
Các tài liệu, số liệu, thông tin có nguồn gốc rõ ràng. (0,1)
d. Tiêu chí 1.4: Phạm vi, ranh giới lập và nghiên cứu quy hoạch (Trọng số: 0,5)
Vị trí của đối tượng quy hoạch. (0,1)
Phạm vi lập quy hoạch về đất đai, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc. (0,1)
Ranh giới lập quy hoạch về phía Bắc, Nam, Tây và Đông (phạm vi cứng). (0,1)
Ranh giới nghiên cứu quy hoạch: các vùng, quốc gia, lãnh thổ có liên quan (phạm
vi mềm). (0,1)
Bản đồ thể hiện vị trí, phạm vi, ranh giới có tỷ lệ bản đồ theo quy định. (0,1)
e. Tiêu chí 1.5: Điều kiện năng lực của đơn vị, cá nhân tư vấn (Trọng số: 0,1)
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có tư cách pháp nhân; đủ điều kiện năng lực về
chuyên môn, đội ngũ chuyên gia, quản lý, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực quản lý
phù hợp với công việc đảm nhiệm quy định trong chứng chỉ năng lực. (0,05)
- Cá nhân tham gia lập quy hoạch phải có lý lịch khoa học, chứng chỉ hành nghề do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhiệm. (0,05)
f. Tiêu chí 1.6: Tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập quy hoạch phải đáp ứng các
điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật Việt Nam. (0,1)
2. Nhóm II: Sự tuân thủ và sự phù hợp của quy hoạch (trọng số: 1)
a. Tiêu chí 2.1: Sự tuân thủ các yêu cầu về nội dung thành phần hồ sơ, tiến độ và chất lượng của
Nhiệm vụ quy hoạch (Trọng số: 0,5)
b. Tiêu chi 2.2: Sự phù hợp với các quy hoạch cấp phân vị cao hơn (Trọng số: 0,5)
3. Nhóm III: Đánh giá công tác khảo sát điều tra thu thập tài liệu, số liệu, đo vẽ bản đồ và
việc phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển (trọng số: 10)
a. Tiêu chỉ 3.1: Độ tin cậy, chính xác của các nguồn số liệu, tài liệu được sử dụng trong quy
hoạch (Trọng số: 1,0)
Tất cả các số liệu, tài liệu sử dụng trong quy hoạch phải có nguồn gốc rõ ràng. (0,5)
32
Các nguồn phải được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền công nhận. (0,5)
b. Tiêu chỉ 3.2: Sử dụng bản đồ gốc đúng tỷ lệ và chất lượng theo quy định (Trọng số: 0,5)
Các loại bản đồ đo đạc khảo sát phải có tỷ lệ theo đúng quy định. (0,25)
Phải do đơn vị, tổ chức có chức năng lập và được cơ quan có thẩm quyền đánh giá,
nghiệm thu, cho phép sử dụng. (0,25)
c. Tiêu chỉ 3.3: Tỉnh khoa học khách quan và hệ thống của các phân tích luật chứng, phương
pháp phân tích được sử dụng khoa học, phù hợp (Trọng số: 1,0)
Các phân tích, luận chứng đánh giá phải có sơ sở khoa học, khách quan không lồng ý
kiến chủ quan thiếu căn cứ và phải được trình bày một cách khoa học, hệ thống, có sức thuyết
phục, có các sơ đồ, bản đồ, bảng biểu đính kèm. (0,5)
Áp dụng các phương pháp khoa học phù hợp với khả năng thông tin, các thông số và đại
lượng của các biến số cập nhật và có tính thời sự. (0,5)
d. Tiêu chí 3.4: Kết quả rà soát, đánh giá cập nhật các quy hoạch, dự án có liên quan (Trọng số:
2,0)
e. Tiêu chí 3.6: Kết quả phân tích SWOT và đánh giá tổng hợp đất đai, sức chứa dân số lãnh thổ
(4.0)
f. Tiêu chí 3.7: Hiệu quả và tính khả thi của các kết luận và đề xuất (1.5)
4. Nhóm IV: Các tiền đề và chỉ tiêu dự báo phát triển (trọng số: 25)
a. Tiêu chỉ 4.1: Xác định rõ bối cảnh, tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu; các chiến lược định
hướng phát triển, tính chất, động lực phát triển (Trọng số 13,0)
Trình bày được rõ bối cảnh trong nước và quốc tế và tác động của bối cảnh
đến tầm nhìn phát triển của đối tượng quy hoạch (4,0)
Xác định được tầm nhìn quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu phát triển theo tầm nhìn.
Hình thành các chiến lược phát triển của đối tượng quy hoạch. (4,0)
Luận chứng xác định tính chất và động lực phát triển. (4,0)
b. Tiêu chí 4.2: Các chi tiêu dự bảo phát triển về: Kinh tế - xã hội, dân số - lao động, đô thị hóa,
nhu cầu, cơ cấu sử dụng các loại đất, cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường,...(Trọng số: 12,0)
5. Nhóm V: Đánh giá, lựa chọn các phương án tối ưu tổ chức và phát triển không gian
(trọng số: 40)
a. Tiêu chí 5.1: Phương án cấu trúc và phân vùng (Trọng số: 6,0)
Xác định được các bộ phận chủ yếu cấu thành đối tượng quy hoạch và mối quan hệ giữa
chúng. (2,0)
Nghiên cứu các phương án cấu trúc, so sánh, lựa chọn phương án tối ưu. (2,0)
Phân vùng lãnh thổ: Các phương án phân vùng lãnh thổ; so sánh, lựa chọn phương án tối
ưu. (2,0)
b. Tiêu chí 5,2: Phương án phân bố và phát triển các ngành, cơ sở sản xuất (công nghiệp, nông
nghiệp, ngư nghiệp, khai thác khoáng sản và các trung tâm chuyên ngành) (Trọng số: 6,0)
Phân bố và phát triển công nghiệp (1,5)
Phân bố và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp (1,5)
Phân bố và phát triển ngành khai thác khoáng sản (1,0)
Phân bố và phát triển các trung tâm chuyên ngành về: y tế, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
giáo dục, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, dịch vụ, thương mại, các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp (2,0).
c. Tiêu chí 5.3: Phương án phân bố và phát triển hệ thống đô thị và nông thôn (Trọng số: 6,0)
d. Tiêu chỉ 5.4: Phương án phân chia và tổ chức không gian, các vùng chức năng (Trọng số: 6,0)
đ. Tiêu chí 5.5: Phương án phân bố và phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Trọng số: 4,0)
e. Tiêu chí 5.6: Phương án phân bổ và phát triển hạ tầng kỹ thuật (Trọng số: 6,0)
g. Tiêu chỉ 5.7: Phương án sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Trọng số: 6,0)
6. Nhóm VI: Bảo vệ môi trường ( trọng số: 5)
a. Tiêu chỉ 6.1: Chất lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (Trọng số: 3,0)

33
Các nội dung chính của Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược quy định tại
điều 15 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
b. Tiêu chi 6.2: Phương án bảo vệ di sản, di tích lịch sử - văn hóa và thiên nhiên (Trọng số: 1,0)
Đánh giá thực trạng các di sản, di tích lịch sử - văn hóa và thiên nhiên (0,5)
Các giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị (0,5)
c. Tiêu chi 6.3: Phương án phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (Trọng số: 1,0)
Đánh giá thực trạng về thiên tai và biến đổi khí hậu (0,2)
Các kịch bản dự báo (0,3)
Phương án ứng phó (0,5)
7. Nhóm VII: Quản lý và thực hiện quy hoạch ( trọng số: 15)
a. Tiêu chí 7.1: Các chương trình và dự án ưu tiên (Trọng số: 4,0)
Xác định danh mục và nội dung sơ bộ các chương trình phát triển (2,0)
Luận chứng xác định danh mục các dự án ưu tiên (2,0)
b. Tiêu chí 7.2: Phân kỳ đầu tư và nhu cầu vốn, khả năng cân đối (Trọng số: 3,0)
c. Tiêu chí 7.3: Các giải pháp cân đối về nguồn lực thực hiện quy hoạch (đất đai, tài nguyên,
nhân lực, khoa học công nghệ) (Trọng số: 2,0)
d. Tiêu chí 7.4: Thể chế quản lý quy hoạch: Quy chế quản lý quy hoạch, bộ máy quản lý quy
hoạch (Trọng số: 5,0)
Dự thảo quy chế quản lý quy hoạch (2,5)
Thiết kế các phương án bộ máy quản lý quy hoạch (2,5)
e. Tiêu chí 7.5: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, và bảo vệ môi trường (Trọng số: 1,0)
Xác định các tác động của quy hoạch đến kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, trên cơ sở
đó phân tích, đánh giá so sánh giữa tác động tiêu cực và tác động tích cực (0,5)
Xác định lại các lợi ích (B) và các chi phí (C), từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường mà quy hoạch có thể mang lại (0,5)
8. Nhóm VIII: Hình thức của hồ sơ quy hoạch (trọng số: 2)
a. Tiêu chí 8.1: Thành phần hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định (Thuyết minh, bản vẽ) (Trọng
số: 1,0)
Số lượng các bản vẽ (0,4)
Thuyết minh (0,4)
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt (0,2)
b. Tiêu chí 8.2: Thể hiện rõ ràng sạch đẹp, đúng quy cách và sáng tạo (Trọng số: 1,0)
Thể hiện rõ ràng, sạch đẹp đúng quy định (0,7)
Sáng tạo trong thể hiện (0,3)
8. Trình bày nội dung + ý nghĩa của các pp đánh giá chất lượng quy hoạch
8.1 Chuyên gia

● Cơ sở đánh giá: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp
luật và ý kiến các phản biện
● Độ tin cậy: Phụ thuộc vào kinh nghiệm các chuyên gia
● Mức độ đánh giá: Đạt (✔); không đạt (🗙)
● Các bước đánh giá chất lượng:
+ Đánh giá của từng thành viên Hội đồng
+ Đánh giá tổng hợp toàn Hội đồng
Phương pháp chuyên gia chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và năng lực chuyên nghiệp của đội ngũ
chuyên gia.
● Trên cơ sở kết quả đánh giá của các ủy viên Hội đồng về chất lượng quy hoạch theo 2
mức “đạt” hoặc “không đạt”, kèm theo phiếu nhận xét xếp hạng quy hoạch theo 3 hạng
A, B, C của các ủy viên Hội đồng thẩm định, Ban thư ký giúp việc Hội đồng thẩm định
có thể phân loại chất lượng quy hoạch theo bảng sau.

34
● Các ủy viên Hội đồng có thể tham khảo thang điểm của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
quy hoạch để đánh giá xếp hạng.
8.2 Thi tuyển
Việc xác định bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu do Hội
đồng thi tuyển quyết định.
8.3. Cho điểm

● Cơ sở đánh giá: Như điểm 1 phần trên


● Độ tin cậy: Trình độ của chuyên gia và các căn cứ đánh giá
● Mức độ đánh giá: thang điểm 100
● Các bước đánh giá:

+ Đánh giá của từng thành viên của Hội đồng


+ Đánh giá tổng hợp cả Hội đồng

35

You might also like