ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II LỚP 11

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II LỚP 11

Phần I. Đọc - Hiểu


ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau:
THÁNG HAI: TƯƠNG TƯ HOA ĐÀO
Đã lâu lắm, chúng mình không được tin tức của nhau Quỳ1 nhỉ. Chiến tranh cắt đứt ân tình của
hai ta: thôi đành lấy câu vận mệnh để khuây dần thương nhớ vậy.
Nhưng thương nhớ kì lạ lắm. Có những đêm không ngủ, nằm nghe tiếng mưa rơi, tôi cố nhớ lại
nét mặt của người thương, mà không hiểu tại sao con mắt, miệng cười và mớ tóc xoã trên bờ vai tròn
trĩnh lại lu mờ như thể chìm đắm trong khói song. Mà trái lại có những kỉ niệm rất bé nhỏ, rất tầm
thường lại hiện ra rõ rệt, không suy suyển một ly trong trí óc của người nặng nợ lưu ly, nằm buồn trong
gác nhỏ ngâm câu thơ nhớ vợ.
Tôi nhớ những buổi tối đi trên con đường Toà án ngan ngát mùi hoa sữa, nhớ những đêm trăng
hai đứa dắt nhau trên đường Giảng Võ xem chèo, những đêm mưa ngâu, thức dậy thổi một nồi cơm gạo
vàng ăn với thịt con gà mái ấp. Bao trùm tất cả những niềm thương nỗi nhớ ấy, tôi nhớ nhất một đêm
cuối tháng giêng, đầu hai năm ấy, hai đứa mới quen nhau, cùng ăn chung một quả vú sữa của một người
bạn phương Nam gửi ra cho, rồi đánh tam cúc cho tới nửa đêm về sáng. Bây giờ, ngồi xem én nhạn bay,
có lúc tôi cũng bổ một quả vú sữa ra ăn, nhưng ăn thì lại nhớ đến một đêm tháng Hai đã mất “để mùa
xuân kia có trở lại cũng bằng thừa”.
Yêu cái đêm tháng Hai ấy không biết chừng nào, nhớ những buổi đánh tam cúc và rút bất2 không
biết thế nào mà nói.
Lúc ấy, tết đã hết từ lâu, mọi người đã trở lại với công việc thường ngày như cũ, nhưng mùa xuân
vẫn còn phơi phới trong lòng người khách đa cảm nhìn đâu cũng thấy diễm tình bát ngát. Vừa hôm nào
đi lễ ở Đống Đa, hôm nay đã là hội chùa Vua; mười ba là hội Lim; rằm tháng Giêng đi các chùa lễ bái;
rồi là chùa Trầm, rồi trẩy hội Phủ Giầy, rồi xem tế thần ở Láng, đi về qua Giảng Võ, rẽ vào xem rước
vía ở miếu Hai Cô; vài hôm sau lại đi hội Lộ, trở về xem rước ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng
xem tết thần và đến đêm thì đi xem hát tuồng Tàu ở đền Bạch Mã…
Ở bất cứ hội hè nào, đàn bà con gái cũng đẹp nõn nà. Hoa rét còn đọng ở ngọn cây, ngọn cỏ.
Những con mắt cười với những con mắt, những bàn tay muốn nắm lấy những bàn tay. Lòng người ấm
áp muốn gửi sự ấm áp cho những người thương mến. Quái lạ, sao cùng là đất nước mà ở miền Bắc trời
lành lạnh nên thơ đến thế, mà ở nhiều miền khác thì lúc ấy trời lại nóng, rôm sảy cắn nhoi nhói muốn
làm cho ta cào rách thịt ra. Ăn cái gì cũng không ngon vì mệt quá. Đêm ngủ chẳng đẫy giấc vì càng
uống nước đá lại càng háo trong người. Cái máy lạnh mở cho hết cỡ cũng chẳng làm thắm được tấm
lòng yêu thương mệt nhọc. Người con gái đa tình xa … chợt nhớ đến một câu hát cũng còn nhớ được
lúc mẹ ru, khi còn bé, ở đất Bắc xa xôi:
Buồn vì một nỗi tháng Hai
Đêm ngắn ngày dài, thua thiệt người ta!
Yêu quá cái đêm tháng Hai ở đất Bắc; thương quá cái đêm tháng Hai ở Bắc, thành ra cái gì cũng
thấy qua đi nhanh quá. Ước gì năm tháng dài thêm ra để ngày thì đi xem hội xem hè, đêm thì cùng với
những người thân vui xuân với quân bài cao thấp.[…]

1
Bà Nguyễn Thị Qùy – vợ của nhà văn
2
Trò chơi dân gian
(Trích: Tháng Hai: Tương tư hoa đào; Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng;
https://sachtruyen.net/doc-sach/thuong-nho-muoi-hai.d7e5f.0003)
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Điều gì hiện lên rõ nét nhất trong tâm trí nhân vật tôi khi nhớ về người thương?
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: Vừa hôm nào đi lễ ở Đống
Đa, hôm nay đã là hội chùa Vua; mười ba là hội Lim; rằm tháng Giêng đi các chùa lễ bái; rồi là chùa
Trầm, rồi trẩy hội Phủ Giầy, rồi xem tế thần ở Láng, đi về qua Giảng Võ, rẽ vào xem rước vía ở miếu
Hai Cô; vài hôm sau lại đi hội Lộ, trở về xem rước ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng xem tết thần
và đến đêm thì đi xem hát tuồng Tàu ở đền Bạch Mã…
Câu 3. Việc trích dẫn câu hát sau trong đoạn trích mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Buồn vì một nỗi tháng Hai
Đêm ngắn ngày dài, thua thiệt người ta!
Câu 4. Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong đoạn trích.
Câu 5. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật tôi trong các câu văn sau: Yêu quá cái đêm tháng Hai ở đất
Bắc; thương quá cái đêm tháng Hai ở Bắc, thành ra cái gì cũng thấy qua đi nhanh quá. Ước gì năm
tháng dài thêm ra để ngày thì đi xem hội xem hè, đêm thì cùng với những người thân vui xuân với quân
bài cao thấp.

ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau:


Vườn của mẹ nhỏ nhưng đẹp lắm. Con cái lớn lên đứa nào cũng đi xa. Bao thương nhớ mẹ lại gửi
vào khu vườn. Sáng mẹ ra vườn làm cỏ, chiều mẹ lại ra vườn tưới nước, bón phân. Cây trong vườn
không phụ công mẹ cứ lớn lên tươi tốt, từng chiếc lá nụ hoa như cũng biết reo cười, trò chuyện. Giàn
bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong
nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh. Những khóm hoa
mẹ trồng quanh vườn lúc nào cũng thắm tươi rạng rỡ. Mẹ vui, cười thật hiền niềm hạnh phúc đơn sơ và
lòng lại trông ngóng con cháu về chơi.
[…..]
Tôi thích về với khu vườn của mẹ, múc gàu nước giếng rửa mặt, nghe cái mát lạnh lan đi khắp
người, xua đi tức khắc cái nắng nóng, bụi bặm ngoài kia. Rồi ngồi xuống bên mẹ, dưới bóng râm và
hương thoang thoảng đưa của giàn hoa thiên lý, tặng mẹ chiếc áo mới, kể mẹ nghe những vui buồn nơi
phố thị ồn ào…
Dù ngoài kia có sóng gió bao nhiêu thì với tôi, vườn của mẹ vẫn là nơi bình yên nhất. Ở nơi
ấy tôi đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành. Ấy cũng là nơi tôi biết mình luôn
có mẹ chờ đợi để trở về sau những lo toan tất bật, ngồi bên mẹ ăn bữa cơm quê chan chứa ân tình.
Những vạt rau vẫn cứ xanh. Giàn bí giàn bầu quanh năm cho trái. Và những khóm hoa vẫn
thơm ngát, lung linh. Như vườn mẹ vẫn luôn đong đầy yêu thương chờ đợi đàn con cháu ở xa trở về…
(Trịnh Bích Thuỳ, Về giữa khu vườn của mẹ,
Theo https://giaoducthoidai.vn, ngày 02/08/2023
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Đối tượng chính được nói đến trong văn bản là đối tượng nào?
Câu 2. Công việc người mẹ trong văn bản thường làm vào mỗi buổi sáng là gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: Giàn bầu, giàn
mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng.
Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh.
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo người viết thể hiện qua văn bản là gì?
Câu 5. Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ văn bản trên.

Phần II: Viết

Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về điểm tựa tinh thần của
nhân vật trữ tình trong đoạn trích sau đây:
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi
Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.
(Trích Sông Đáy, Nguyễn Quang Thiều,
rút từ tập Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1992)
Câu 2 (4.0 điểm): Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng đều làm cho cuộc sống của mỗi người chúng
ta thêm tươi đẹp, ý nghĩa.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về việc theo đuổi ước mơ đối với
tuổi trẻ.

You might also like