Quản trị phòng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

QUẢN TRỊ PHÒNG

Lời dẫn:
Nghỉ ngơi là nhu cầu đầu tiên khi khách hàng đến với khách sạn, vậy nên việc lựa
chọn chất liệu vải của những đồ dùng bằng vải là một vấn đề nhỏ nhưng lại có ảnh
hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ khách sạn. Với
những vật dụng bằng vải được quan tâm đầu tư về màu sắc, kiểu dáng và đặc biệt là
chất liệu sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng, lưu lại những ấn tượng
tốt khi lưu trú tại khách sạn của bạn.
I. Tiêu chí chọn chất liệu vải:
Và trước khi đi vào cụ thể về từng chất liệu vải được sử dụng phổ biến trong khách
sạn. Chúng ta hãy tìm hiểu những tiêu chí lựa chọn chất liệu vải cho đồ dùng bằng vải
tại khách sạn:
- Độ bền: Chất liệu vải nên có độ bền cao -> sử dụng lâu dài trong môi trường khách
sạn -> Tiết kiệm chi phí
- Độ mềm mại: Chất liệu vải nên có độ mềm mại -> để tạo cảm giác thoải mái, dễ
chịu. Hay các chất liệu tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, thân thiện với sức khỏe
con người -> bảo vệ sức khỏe khách hàng.
- Độ thoáng khí: Chất liệu vải nên có khả năng thoáng khí -> giúp người sử dụng cảm
thấy mát mẻ, thoải mái, thích hợp với thời tiết 4 mùa.
- Dễ giặt là: Chất liệu vải nên dễ dàng vệ sinh, giặt là -> giúp bảo quản chất lượng vải
tốt nhất và bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
- Tính thẩm mỹ: Chất liệu vải nên có tính thẩm mỹ cao -> tạo sự sang trọng và đẳng
cấp cho khách sạn.
- Giá cả hợp lý: Giá cả là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn chất liệu vải
cho khách sạn. Sử dụng chất liệu có giá cả cao hay thấp tùy vào điều kiện, quy mô
khách sạn -> nhằm đảm bảo các khoản chi phí phù hợp với tình hình kinh doanh của
khách sạn.

II. Các loại vải dùng trong khách sạn (Nhóm mình nhắc tới 4 loại):
Vải được chia làm hai loại lớn là: Vải sợi tự nhiên và Vải sợi nhân tạo (Tổng hợp)
*Vải sợi tự nhiên:
1. Vải Cotton
- Nguồn gốc: Cotton là loại vải được dệt từ sợi bông (sợi kéo từ quả bông) hoặc
có thể kết hợp sợi bông và một số loại sợi tổng hợp khác (sợi nhựa polyester).
Với những đặc điểm dễ nhuộm màu, độ bền vượt trội, khả năng thấm hút mồ
hôi,... vậy nên cotton là sự lựa chọn hàng đầu của ngành KD lĩnh vực khách
sạn. Trong đó vải cotton đưọc chia thành nhiều loại như cotton 100% hay
cotton 80% + 20% polyter (T300),...

- Đặc tính ( chung cho các loại cotton): chất liệu bền, đa dạng, có khả
năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi tốt, giảm nhiệt và thông thoáng cơ thể khi
mặc…
• Tính chất vật lý : Có độ mềm, mịn và dễ bị nhăn khi vò.
• Tính chất hóa học : Khác với các loại vải pha khác là khi đốt lâu tàn hơn và
không bị quéo do thành phần tạo thành là từ tự nhiên (Sợi, Gỗ) nên khi cháy sẽ
bay mùi gỗ không bay mùi nhựa, có màu hồng khi cháy hết dùng tay bóp sẽ
mịn và tan sạch.
- Công dụng: Vải cotton sử dụng cho vỏ drag, gối, khăn trải bàn, khăn
ăn, đồng phục nhân viên…
2. Vải Lụa

- Nguồn gốc: Lụa là loại vải được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên, mềm mại
và có bề mặt khá mịn. Vải lụa được dệt từ tơ tằm có chất lượng tốt nhất
và được coi là “cực phẩm”. Từ xa xưa, để tạo ra vải lụa từ tơ tằm, con
người đã phải trồng dâu nuôi tằm với quy mô lớn để nhả kén. Sau đó
quay sợi tơ và dệt thành những tấm vải lụa. Đây là một nghề có từ rất
lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ
dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ
Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua con đường tơ
lụa.
- Đặc tính: mềm mịn, sáng bóng, độ bền cao
• Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác, bề mặt cắt ngang sợi tơ
cùng các góc tròn. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ
quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa
thông qua các góc cạnh khác nhau.
• Khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mịn, mượt khác hẳn so với những loại
vải dệt từ sợi nhân tạo
• Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên
bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co
giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình hoặc kém. Đây cũng
chính là nhược điểm lớn nhất của chất liệu này.
• Do được tạo ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt,
tính dẫn nhiệt và điện kém. Cũng chính đặc điểm này mà khi sử dụng
vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bị bám vào da. Tuy nhiên, lụa vẫn được
xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh đặc biệt
là vào những ngày mùa đông lạnh giá.

Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì không nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây cũng
là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để
tránh sâu bọ.

- Công dụng: Lụa sử dụng cho: Áo ngủ cho khách, vải trang trí giường,
rèm cửa, màn, bọc ghế hoàng gia…

3. Vải Linen (Vải Lanh)


- Nguồn gốc: vải sợi được làm từ cây lanh. Cây lanh được trồng nhiều ở
những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ như: Phía Tây Bắc Việt Nam,
Sapa. Thông thường, người ta sẽ sử dụng và xử lý phần sợi, xơ, vỏ cây
lanh thành sợi rồi đem dệt thành vải.
- Đặc tính:
 Khi chưa qua xử lí - có cảm giác thô, cứng, nhám và xoăn.
 Được xử lí chuẩn - Mềm mịn và hấp thu nước tốt, nhanh khô
ráo.
 Có độ bền chắc, nhẹ và bóng tự nhiên.
 Nhiều lỗ thông thoáng, mát mẻ.
 Chịu được nhiệt độ cao.
 Dễ nhăn, chịu nước kém hơn cotton.
- Công dụng:
• Sử dụng trong các sản phẩm trang trí nội thất như: bọc ghế, phủ
tường, rèm…
 Thiết kế trang phục nhân viên.

 Làm khăn ăn, khăn trải bàn.

*Vải sợi nhân tạo (tổng hợp):


 Nguồn gốc: là chất Polymers hữu cơ được sản xuất bằng hóa chất từ các
nguyên liệu thô tự nhiên.
 Đặc tính:
 Bền và chắc, co giãn và chịu lực tốt.
 Bề mặt nhẵn, tránh cọ sát khi giặt.
 Không bị hủy hoại bởi nấm mốc.
 Dễ bị co rúm khi gặp nhiệt.
 Thấm hút kém và không có độ mềm mại tự nhiên.
 Công dụng:
 Làm vỏ gối, chăn, ga.

• Trang phục nhân viên (Chủ yếu là kỹ thuật, an ninh, bảo hộ)
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẶT ỦI TRONG BỘ PHẬN PHÒNG
Với số lượng đồ vải phong phú đến như vậy thì các khách sạn sẽ thường có hai
sự lựa chọn là:
 Ký hợp đồng với dịch vụ giặt ủi bên ngoài
 Tự tổ chức, đầu tư riêng cho mình một hệ thống giặt ủi
Vậy ưu và nhược điểm của dịch vụ giặt ủi cho khách sạn là gì và nhà đầu tư có
nên đầu tư riêng cho mình một hệ thống giặt ủi hay không. Hãy cùng NHÓM 4 tìm
hiểu ngay sau đây.
KÝ HỢP ĐỒNG GIẶT ỦI BÊN NGOÀI
* Ưu điểm:
 Tiết kiệm diện tích xây dựng nhà giặt → Tăng diện tích cho phòng ngủ
 Tiết kiệm chi phí:
 Lương nhân viên, các khoản phí liên quan như bảo hiểm, phụ cấp
cho người lao động
 Chi phí lắp đặt, đầu tư, bảo trì máy móc, trang thiết bị cho nhà
giặt
 Chi phí điện, nước,...
 Giảm thiểu rủi ro về PCCC tại khách sạn

* Nhược điểm:
 Tốn thời gian vận chuyển đến dịch vụ giặt ngoài
 Khó có thể đảm bảo được những yêu cầu về chất lượng dịch vụ giặt ủi cho
khách sạn do khó kiểm tra, kiểm soát trực tiếp
 Thiếu tính chủ động, linh hoạt vì phụ thuộc vào lịch phân phát đồ của đơn vị
cung ứng, nhu cầu thay đổi khó thực hiện được.
 Dịch vụ thuê ngoài có thể sẽ không đáp ứng hoàn toàn được đẳng cấp và chất
lượng của khách sạn. Dẫn tới uy tín bị sụt giảm nếu như làm không tốt.
 Nhân viên thuê ngoài không có động cơ để duy trì tiêu chuẩn khách sạn nên có
thể ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng giặt đồ của khách hàng. Một số lỗi
hay gặp phải như mất đồ, vải vẫn bị bẩn hay nhăn nhàu.
 Nếu như lỗi lầm cho bên dịch vụ cho thuê bên ngoài gây ra thì người phải chịu
trách nhiệm cuối cùng vẫn là khách sạn.

TỔ CHỨC GIẶT ỦI TẠI KHÁCH SẠN:

* Ưu điểm:
 Thời gian quay vòng đồ ngắn (từ Đồ bẩn → … → Sử dụng lại) → Nhờ vậy,
lượng đồ vải dự trữ giảm → Làm giảm bớt số lượng mua vào
 Thời gian trả đồ nhanh, phục vụ 24/24, đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi lúc
cần thiết. → Tăng mức cung cấp dịch vụ → Tăng thỏa mãn nhu cầu khách
hàng.
 Dễ quản lý chất lượng đồ giặt, xử lý kịp thời sự cố trước khi trả đồ cho khách.
 Tiết kiệm chi phí vận hành.
 Đảm bảo quy trình vận hành dịch vụ trơn tru trong khách sạn, đem lại sự hài
lòng về dịch vụ giặt ủi cho khách hàng
 Việc được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại đem lại các tiêu chí nâng
tầm đẳng cấp, chuyên nghiệp, uy tín cho khách sạn
 Đồng thời tạo ra lợi nhuận bằng cách khách sạn cũng có thể ký hợp đồng giặt
ủi cho các đơn vị khác
* Nhược điểm:
 Phải tốn một khoản vốn đầu tư ban đầu không hề nhỏ cho các trang thiết bị
 Tốn diện tích xây dựng

⇒ Như vậy, việc đầu tư cho mình một hệ thống giặt ủi chuyên nghiệp là cần
thiết. Tuy nhiên không phải khách sạn nào cũng chọn cách đầu tư riêng hệ thống giặt
ủi cả, trong đó có Pullman Saigon - một trong những khách sạn đạt chuẩn 5 sao quốc
tế, nằm giữa lòng Sài Gòn từ năm 2013 đến ngày hôm nay.

Với tổng diện tích xây dựng gần đến 33.000m2, cao tổng cộng 31 tầng và 306 phòng,
trong đó có 2 nhà hàng, 3 quầy Bar và Lounge, sân thượng, phòng đa chức năng và
phòng họp,… Tuy nhiên, khách sạn vẫn chọn cách ký hợp đồng giặt ủi bên ngoài. Vì
một số lý do sau:
Đầu tiên, chính vì tọa lạc tại vị trí đắt đỏ, diện tích cũng tương đối, không quá
lớn → Khách sạn chọn cách ký hợp đồng giặt ủi bên ngoài, thay vì tốn một khoảng
diện tích để xây dựng nhà giặt thì dùng để tăng diện tích, số lượng phòng ngủ cho
khách sạn. Đồng thời, ở một nơi phát triển bậc nhất như Sài Gòn sẽ không khó để tìm
ra cho mình một đơn vị giặt ủi chất lượng, đẳng cấp cả.
Thứ hai, khi ký hợp đồng giặt ủi bên ngoài, khách sạn sẽ tiết kiệm được phần
lớn các chi phí như: Lương nhân viên, các khoản phí liên quan như bảo hiểm, phụ cấp
cho người lao động, chi phí lắp đặt, đầu tư, bảo trì máy móc, trang thiết bị cho nhà
giặt, chi phí điện, nước, thuế môi trường,... Đặc biệt, không chỉ riêng Pullman, bất kì
một khách sạn nào cũng đã và đang hướng đến phát triển vì môi trường, tiết kiệm
điện, nước luôn là tiêu chuẩn hàng đầu.

Thứ ba, chính vì tiết kiệm được ngần ấy chi phí, khách sạn đã sử dụng khoản
đó vào công cuộc trang bị thêm một lượng đồ vải dự trữ, phòng một số trường hợp do
đơn vị giặt ngoài giặt bị lỗi / chưa sạch,... Cũng như là lựa chọn, ký hợp đồng với đơn
vị giặt ủi uy tín, chất lượng nhất.
Thứ tư, còn về vấn đề đồ của khách hay nhân viên, khách sạn đã chọn cách
thiết lập một kho nhỏ chuyên giặt ủi đồ cho khách và nhân viên. Nên cũng sẽ đảm bảo
đáp ứng hoàn toàn được đẳng cấp và chất lượng của khách sạn khi khách sử dụng dịch
vụ giặt ủi của khách sạn. Sẽ hạn chế được một số lỗi hay gặp phải như mất đồ, vải vẫn
bị bẩn hay nhăn nhàu,...

You might also like