Dang_1_2_3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN

KIỂM TRA MỨC ĐỘ TIẾP THU BÀI HỌC DẠNG 1-2-3

ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cơ năng của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
B. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Câu 2. Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tần số góc của nó bằng
A. T/π. B. 2π/T. C. 1/T. D. πT.
Câu 3. Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
D. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
Câu 4. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω với biên độ A cm. Khi vật ở vị trí
biên tốc độ của nó bằng
A. ωA2. B. ω2A. C. 0. D. ωA.
Câu 5. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân
bằng O. Đồ thị thế năng phụ thuộc li độ x có dạng là
A. đường thẳng B. đường parabol có đỉnh không ở O.
C. đường parabol có đỉnh ở O. D. đường hypebol.
Câu 6. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân
bằng O. Đồ thị động năng phụ thuộc li độ x có dạng là
A. đường thẳng B. đường parabol có đỉnh không ở O.
C. đường parabol có đỉnh ở O. D. đường hypebol.
Câu 7. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi đi qua vị trí cân bằng vật có tốc
độ v0. Tần số dao động của vật là
A. A2v0. B. πAv0. C. v0/(2π A). D. 2πA/v0.
Câu 8. Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.
C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.
Câu 9. Một chất điểm dao động điều hòa thì các đại lượng nào sau đây luôn hướng về
vị trí cân bằng?
A. Gia tốc và lực kéo về. B. Độ dời và lực kéo về.
C. Độ dời và vận tốc. D. Gia tốc và vận tốc.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 1
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
Câu 10. Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Câu 11. Vật nhỏ M dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Chuyển động của M đổi chiều
khi hợp lực tác dụng lên vật
A. bằng không. B. có độ lớn cực đại.
C. có độ lớn cực tiểu. D. đổi chiều.
Câu 12. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của
chất điểm: biên độ, vân tốc, gia tốc động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời
gian là
A. vận tốc. B. động năng. C. gia tốc. D. biên độ.
Câu 13. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A,
ω là các hằng số dương và φ là một hằng số. Tốc độ cực đại của chất điểm bằng
A. ωA. B. ω2A. C. φA. D. φ2A.
Câu 14. Phương trình của một dao động điều hòa có dạng x = -Acosωt (A > 0). Pha ban
đầu của dao động có thể là
A. φ = 0. B. φ = 0,5π. C. φ = π. D. φ = 1,5π.
Câu 15. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A,
ω là các hằng số dương và φ là một hằng số. Tốc độ cực đại của chất điểm bằng
A. ωA. B. ω2A. C. φA. D. φ2A.
Câu 16. Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos(2ωt + φ), vận tốc
của vật có giá trị cực đại là
A. vmax = Aω. B. vmax = Aω2. C. vmax = 2Aω. D. vmax = A2ω.
Câu 17. Một chất điểm dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Tần số góc của chất điểm là
A. 4/π rad/s. B. π rad/s. C. 4π rad/s. D. 2π rad/s.
Câu 18. Một nhỏ dao động điều hòa với li độ x = 10cos(πt + π/6) (x tính bằng cm, t
tính bằng s). Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
A. 100π cm/s2. B. 100 cm/s2. C. 10π cm/s2. D. 10 cm/s2.
Câu 19. Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14.
Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là
A. 20 cm/s. B. 10 cm/s. C. 0. D. 15 cm/s.
Câu 20. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1
s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật
đạt giá trị bằng không lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là
A. 27,3 cm/s. B. 28,0 cm/s. C. 27,0 cm/s. D. 26,7 cm/s.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 21. Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 15 cm. Chất điểm đi hết
đoạn đường dài 7,5 cm trong thời gian ngắn nhất là t1 và dài nhất là t2. Nếu t2 – t1 = 0,1
s thì thời gian chất điểm thực hiện một dao động toàn phần là
A. 0,4 s. B. 0,6 s. C. 0,8 s. D. 1 s.
Câu 22. Hình vẽ là đồ thị độ lớn gia tốc phụ thuộc thời
gian của một chất điểm dao động điều hòa. Biết tại thời
điểm ban đầu vật đang đi theo chiều âm. Gia tốc của chất
điểm ở thời điểm t = 2032 s gần giá trị nào nhất sau đây?
A. -3,07 m/s2. B. 3,08 m/s2.
C. -6,83 m/s2. D. 6,84 m/s2.
Câu 23. Một chất điểm có khối lượng 60 g đang dao động
điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc động
năng Wđ của chất điểm theo thời gian t. Biên độ dao động
của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 7 cm. B. 2,5 cm.
C. 2 cm. D. 5 cm.
Câu 24. Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 6 cm, chu kì T
(với 0,15 s < T < 0,33 s). Gọi v, a là vận tốc và gia tốc tức thời của chất điểm. Trong một
chu kì khoảng thời gian để đồng thời v ≥ 30π cm/s và a ≥ 3π2 m/s2 là 1/55 s. Chu kì dao
động của vật bằng
A. 0,26 s. B. 0,32 s. C. 0,28 s. D. 0,19 s.
Câu 25. Một dao động điều hoà dọc theo đường thẳng với tần số góc ω. Tại ba thời điểm
liên tiếp t1, t2, t3 vận tốc của vật lần lượt là v1, v2 và v3. Nếu t3 - t1 = 2,5(t3 - t2), v1 = v2 =
-v3 = 20 cm/s và li độ của vật tại thời điểm t3 là 3,25 cm thì giá trị ω gần giá trị nào nhất
sau đây?
A. 2,8 rad/s. B. 4,6 rad/s. C. 3,2 rad/s. D. 8,5 rad/s.

Đáp án

1A 2B 3D 4C 5C 6B 7C 8C 9A 10D
11B 12D 13A 14C 15A 16C 17C 18B 19A 20D
21B 22D 23A 24D 25D

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 3


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Một vật dao động điều hòa với tần số góc 2ω. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia
tốc của vật là
A. ω2x. B. 4ω2x. C. -ω2x. D. -4ω2x.
Câu 2. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Gia tốc của vật được
tính bằng công thức
A. a = -ωAsin(ωt + φ). B. a = ω2Acos(ωt + φ).
C. a = -ω2Acos(ωt + φ). D. a = ωAsin(ωt + φ).
Câu 3. Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm là x = Acos(ωt - π/2) (cm, s).
Hỏi gốc thời gian được chọn lúc nào?
A. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = +A.
D. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = - A.
Câu 4. Một vật dao động trên trục Ox với phương trình động lực học có dạng:
4π2x + x’’ = 0. Vật dao động
A. điều hòa với tần số góc 2π rad/s. B. tuần hòa với tần số 2π rad/s.
C. điều hòa với tần số góc 4π2 rad/s. D. tuần hòa với tần số 4π2 rad/s.
Câu 5. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0, ω > 0).
Pha của dao động ở thời điểm t = 1 s là
A. ω. B. ω + φ. C. (ωt + φ). D. φ.
Câu 6. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s).
Tại t = 2 s, pha của dao động là
A. 10 rad. B. 40 rad. C. 20 rad. D. 5 rad.
Câu 7. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Gia tốc của vật
A. là hàm bậc hai của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. luôn có giá trị không đổi. D. luôn có giá trị dương.
Câu 8. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(2ωt + φ) (ω > 0). Tần số góc
của dao động là
A. A. B. ω. C. φ. D. 2ω.
Câu 9. Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. tỉ lệ với bình phương biên độ.
C. không đổi nhưng hướng thay đổi.
D. và hướng không đổi.
Câu 10. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân
bằng là chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. chậm dần.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 11. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
Câu 12. Lực phục hồi tác dụng lên vật của một con lắc lò xo đang dao động điều hòa
A. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
B. có độ lớn không đổi.
C. luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Câu 13. Một vật dao động điều hòa với tần số góc 3ω. Chu kì dao động của vật được
tính bằng công thức
A. T = ω. B. T = 2π/(3ω). C. T = 1/ω. D. T = 2π/ω.
Câu 14. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Tần số dao động của vật được tính
bằng công thức
A. f = 2π/ω. B. f = 2πω. C. f = 1/(2πω). D. f = ω/(2π).
Câu 15. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kì 2 s. Quãng đường vật đi
được trong 3 s là
A. 64 cm. B. 24 cm. C. 16 cm. D. 8 cm.
Câu 16. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng
một đoạn 2 cm thì động năng của vật bằng nửa giá trị cực đại. Biên độ dao động của vật
gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8 cm. B. 14 cm. C. 10 cm. D. 12 cm.
Câu 17. Một vật nhỏ khối lượng 200 g dao động theo phương trình x = 8cos10t (x tính
bằng cm, t tính bằng s). Động năng cực đại của vật bằng
A. 32 mJ. B. 64 mJ. C. 16 mJ. D. 128 mJ.
Câu 18. Một chất điểm dao động điều hòa dọc trục Ox với phương trình x = 10cos2πt
(cm). Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là
A. 10 cm. B. 30 cm. C. 40 cm. D. 20 cm.
Câu 19. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kì 2 s. Quãng đường vật đi
được trong 4 s là:
A. 64 cm. B. 16 cm. C. 32 cm. D. 8 cm.
Câu 20. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 2 s.
Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt
giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là
A. 13,7 cm/s. B. 14,0 cm/s. C. 13,5 cm/s. D. 13,3 cm/s.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 5
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
Câu 21. Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời
gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5A.
B. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường bằng 2A.
C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.
D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.
Câu 22. Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t1, vật đi qua
vị trí cân bằng. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 = t1 + 1/6 (s), vật
không đổi chiều chuyển động và tốc độ của vật giảm còn một nửa. Trong khoảng thời
gian từ thời điểm t2 đến thời điểm t3 = t2 + 1/6 (s), vật đi được quãng đường 7,5 cm. Tốc
độ cực đại của vật trong quá trình dao động là
A. 1,41 m/s. B. 22,4 m/s. C. 1,76 m/s. D. 37,7 m/s.
Câu 23. Một vật dao động điều hòa với A = 10 cm, gia tốc của vật bằng không tại hai
thời điểm liên tiếp là t1 = 41/16 s và t2 = 45/16 s. Biết tại thời điểm t = 0 vật đang chuyển
động về biên dương. Thời điểm vật qua vị trí x = 5 cm lần thứ 2034 là
A. 584,5 s. B. 508,3 s. C. 503,6 s. D. 503,3 s.
Câu 24. Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t như hình
vẽ. Tại thời điểm t = 0,2 s, chất điểm có li độ 2 cm. Ở
thời điểm t = 0,9 s, gia tốc của chất điểm có giá trị bằng
A. 14,5 cm/s2. B. 57,0 cm/s2.
C. 5,70 m/s2. D. 1,45 m/s2.
Câu 25. Một dao động điều hoà dọc theo đường thẳng với tần số góc ω. Tại ba thời điểm
liên tiếp t1, t2, t3 vận tốc của vật lần lượt là v1, v2 và v3. Nếu t3 - t1 = 2,5(t3 - t2), v1 = v2 =
20 cm/s, v3 = -10 cm/s và li độ của vật tại thời điểm t3 là 3 cm thì giá trị ω gần giá trị
nào nhất sau đây?
A. 2,8 rad/s. B. 4,6 rad/s. C. 9,2 rad/s. D. 8,5 rad/s.
Đáp án
1D 2C 3A 4A 5B 6C 7B 8D 9A 10C
11B 12C 13B 14D 15B 16A 17B 18C 19C 20C
21A 22C 23B 24B 25C

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tần số của nó bằng
A. T/π. B. 2π/T. C. 1/T. D. πT.
Câu 2. Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
C. Ở vị trí biên, chất điểm có tốc độ cực đại và gia tốc cực đại.
D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ cực đại và gia tốc bằng không.
Câu 3. Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
D. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
Câu 4. Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo
có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.
B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.
C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong
chuyển động tròn đều.
D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.
Câu 5. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)
thì
A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu 6. Xét một vectơ quay OM có những đặc điểm sau:
- Có độ lớn bằng 2 đơn vị chiều dài
- Quay quanh O với tốc độ góc 1 rad/s
- Tại thời điểm t = 0 vectơ OM hợp với trục Ox bằng 300
Hỏi vectơ quay OM biểu diễn phương trình của dao động điều hòa nào?
A. x = 2cos(t - π/3). B. x = 2cos(t + π/6).
C. x = 2cos(t - π/6). D. x = 2cos(t + π/3).
Câu 7. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) với A > 0, ω > 0.
Đại lượng A được gọi là
A. pha của dao động. B. tần số góc của dao động.
C. biên độ dao động. D. li độ của dao động.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 7
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
Câu 8. Cơ năng của vật dao động điều hòa tính theo công thức: W = 0,5mω2A2. Đại
lượng m là
A. khối lượng của vật. B. biên độ dao động.
C. tần số góc. D. động năng cực đại.
Câu 9. Cơ năng của vật dao động điều hòa tính theo công thức: W = 0,5mω2A2. Đại
lượng ω là
A. khối lượng của vật. B. biên độ dao động.
C. tần số góc. D. động năng cực đại.
Câu 10. Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi
A. lệch pha π/4 so với li độ. B. ngược pha với li độ.
C. lệch π/2 so với li độ. D. cùng pha với li độ.
Câu 11. Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt
+ φ). Cơ năng của vật dao động này là
A. 0,5mω2A2. B. mω2A. C. 0,5mωA2. D. 0,5mω2A.
Câu 12. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 13. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật
ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ 2A/3 thì động năng của vật là
A. 5 W/9. B. 4 W/9. C. 2W/9. D. 7W/9.
Câu 14. Trong mặt phẳng chứa hệ tọa độ vuông góc xOy, một chất điểm chuyển động
tròn đều quanh O với tần số 5 Hz. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox dao động điều
hòa với tần số góc
A. 31,4 rad/s. B. 15,7 rad/s. C. 5 rad/s. D. 10 rad/s.
Câu 15. Một chất điểm dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Chu kì dao động của chất
điểm là
A. 2 s. B. 1,4 s. C. 0,5 s. D. 9,8 s.
Câu 16. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 18 cm. Dao động
này có biên độ:
A. 12 cm. B. 36 cm. C. 9 cm. D. 18 cm.
Câu 17. Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin(4πt - π/2)
(cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng
A. 0,25 s. B. 0,50 s. C. 1,00 s. D. 1,50 s.
Câu 18. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 1,25 s và biên độ 5 cm. Tốc độ lớn
nhất của chất điểm là:
A. 25,1 cm/s. B. 2,5 cm/s. C. 63,5 cm/s. D. 6,3 cm/s.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 19. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cosπt (cm,s). Tốc độ của vật
có giá trị cực đại là bao nhiêu?
A. -5π cm/s. B. 5π cm/s. C. 5 cm/s. D. 5/π cm/s.
Câu 20. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos10t cm (t tính
bằng s). Tốc độ cực đại của vật này là:
A. 250 cm/s. B. 50 cm/s. C. 5 cm/s. D. 2 cm/s.
Câu 21. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm,
t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s.
B. Chu kì của dao động là 0,5 s.
C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2.
D. Tần số của dao động là 2 Hz.
Câu 22. Chất điểm có khối lượng m1 = 50 gam dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng
của nó với phương trình dao động x1 = sin(5πt + π/6) (cm). Chất điểm có khối lượng m2
= 100 gam dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng của nó với phương trình dao động
x2 = 5sin(πt - π/6) (cm). Tỉ số cơ năng trong quá trình dao động điều hòa của chất điểm
m1 so với chất điểm m2 bằng
A. 1/2. B. 2. C. 1. D. 1/5.
Câu 23. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(πt + π/6) (cm,s).
Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
A. 10π cm/s2. B. 10 cm/s2. C. 100 cm/s2. D. 100π cm/s2.
Câu 24. Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 20
cm với tần số góc 6 rad/s. Cơ năng của vật dao động này là
A. 0,036 J. B. 0,018 J. C. 18 J. D. 36 J.
Câu 25. Một vật nhỏ khối lượng 200 g dao động điều hòa với độ lớn lực kéo về tác dụng
lên vật có giá trị cực đại là 0,1 N. Độ lớn gia tốc cực đại của vật là
A. 0,5 m/s2. B. 0,5 cm/s2. C. 1 cm/s2. D. 1 m/s2.
Câu 26. Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ A. Độ lớn lực kéo về tác dụng lên
vật có giá trị cực đại là 0,1 N và cơ năng dao động của vật là 0,01 J. Giá trị A bằng
A. 20 cm. B. 10 cm. C. 5 cm. D. 25 cm.
Đáp án
1C 2D 3A 4C 5D 6B 7C 8A 9C 10B
11A 12A 13A 14A 15C 16C 17A 18A 19B 20B
21A 22A 23C 24B 25A 26A

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 9


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động
A. là hàm bậc nhất của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. không đổi theo thời gian. D. là hàm bậc hai của thời gian.
Câu 2. Khi một vật dao động điều hòa thì
A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
Câu 3. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + π/4)
(x tính bằng cm, t tính bằng s) thì
A. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.
B. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm.
C. chu kì dao động là 4s.
D. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s.
Câu 4. Một vật dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox và có vị trí cân bằng
tại O. Tốc độ của vật đạt cực đại khi
A. vật có li độ x = 0,5A và đang hướng về vị trí cân bằng.
B. vật đến vị trí biên.
C. vật có li độ x = 0,5A và đang hướng ra vị trí biên.
D. vật qua vị trí cân bằng.
Câu 5. Một vật dao động với phương trình x = 6cos(4πt + π/6) (t tính bằng s). Thời
điểm nào sau đây vận tốc của vật bằng 0?
A. 7/24 s. B. 1/4 s. C. 5/24 s. D. 1/8 s.
Câu 6. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 7. Một vật nhỏ khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz.
Lấy π2=10. Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại bằng
A. 8 N. B. 6 N. C. 4 N. D. 2 N.
Câu 8. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ nằm ngang Ox với chu kì T, vị
trí cân bằng và mốc thế năng ở gốc tọa độ. Tính từ lúc vật có li độ dương lớn nhất, thời
điểm đầu tiên mà động năng và thế năng của vật bằng nhau là
A. T/4. B. T/8. C. T/12. D. T/6.

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 9. Một vật dao động điều hòa với chu kì T, biên độ 5 cm. Quãng đường vật đi được
trong 2,5T là
A. 10 cm. B. 50 cm. C. 45 cm. D. 25 cm.
Câu 10. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0). Quãng
đường vật đi được trong một chu kì là
A. 4A. B. 2A. C. 3A. D. 5A.
Câu 11. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Biết quãng đường đi được của
chất điểm trong một chu kì dao động là 16 cm. Biên độ dao động của chất điểm bằng:
A. 16 cm. B. 4 cm. C. 32 cm. D. 8 cm.
Câu 12. Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T, ở thời điểm
ban đầu t0 = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu
đến thời điểm t = T/2 là
A. A/2. B. 2A. C. A. D. A/4.
Câu 13. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, quanh vị trí cân bằng O với biên
độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian T/4, quãng đường lớn nhất mà vật có thể đi
được là
A. A. B. 1,5A. C. A 3 . D. A 2 .
Câu 14. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0, ω > 0). Để
đi được quãng đường 2A thì mất thời gian là
A. 2π/ω. B. π/ω. C. 0,5π/ω. D. 1,5π/ω.
Câu 15. Một chất điểm đang dao động điều hòa. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một
đoạn S động năng của chất điểm là 1,8 J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn
1,5 J và nếu đi thêm đoạn S nữa thì động năng bây giờ là bao nhiêu? Biết rằng vật chưa
đổi chiều chuyển động.
A. 0,9 J. B. 1,0 J. C. 0,8 J. D. 1,2 J.
Câu 16. Một học sinh khảo sát dao động điều hòa của
một chất điểm dọc theo trục Ox (gốc tọa độ O tại vị
trí cân bằng), kết quả thu được đường biểu diễn sự
phụ thuộc li độ x(t), vận tốc v(t), gia tốc a(t) theo thời
gian t như hình vẽ. Đồ thị x(t), v(t) và a(t) theo thứ tự
đó là các đường
A. (2), (3), (1). B. (3), (2), (1).
C. (2), (1), (3). D. (1), (2), (3).
Câu 17. Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của một
chất điểm dao động điều hòa. Chu kì dao động của
chất điểm là
A. 1,6 s. B. 3 s.
C. 2 s. D. 4 s.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 11
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
Câu 18. Phương trình li độ của vật dao động điều hòa có
dạng x = Acos(t + ). Hình bên là đồ thị x theo thời gian t.
Giá trị  bằng
A. π. B. -π/2.
C. 0. D. π/2.
Câu 19. Phương trình li độ của vật dao động điều hòa có
dạng x = Acos(t + ). Hình bên là đồ thị gia tốc của vật
theo thời gian t. Giá trị  bằng
A. -2,3 rad. B. -1,4 rad.
C. 2,3 rad. D. 2,4 rad.
Câu 20. Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc thời gian của li
độ dao động điều hòa. Chu kì dao động là
A. 0,75 s.
B. 1,5 s.
C. 3 s.
D. 6 s.
Câu 21. Hình vẽ là đồ thị li độ phụ thuộc thời gian của
một chất điểm dao động điều hòa. Biên độ dao động của
chất điểm là
A. 1,6 cm.
B. 3,2 cm.
C. 32 cm.
D. 16 cm.
Câu 22. Hình vẽ là đồ thị li độ phụ thuộc thời gian của
một chất điểm dao động điều hòa. Chu kì dao động của
chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,7 s.
B. 2,6 s.
C. 2,9 s.
D. 2,5 s.
Câu 23. Hình vẽ là đồ thị vận tốc phụ thuộc thời gian
của một chất điểm dao động điều hòa. Biên độ dao động
của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,9 cm.
B. 0,6 cm.
C. 0,9 cm.
D. 0,7 cm.

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 24. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox
dưới tác dụng của lực kéo về F. Hình bên là đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc F vào hoặc thời gian (t), hoặc li độ (x),
hoặc vận tốc của vật (v), hoặc gia tốc của vật (a). Hãy
cho biết trục hoành là đại lượng nào?
A. t.
B. x.
C. v.
D. a.
Câu 25. Một vật có khối lượng 0,01 kg dao động điều
hoà quanh vị trí cân bằng x = 0, có đồ thị sự phụ thuộc
hợp lực tác dụng lên vật vào li độ như hình vẽ. Chu kì
dao động là
A. 0,256 s.
B. 0,152 s.
C. 0,314 s.
D. 1,255 s.
Đáp án
1A 2D 3A 4D 5C 6A 7C 8B 9B 10A
11B 12B 13D 14B 15B 16B 17A 18C 19C 20C
21B 22C 23D 24D 25C

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 13


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.
B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.
C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 2. Cơ năng của vật dao động điều hòa tính theo công thức: W = 0,5mω2A2. Đại
lượng A là
A. khối lượng của vật. B. biên độ dao động.
C. tần số góc. D. động năng cực đại.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt
(với A > 0, ω > 0). Nếu chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian
t = 0 là lúc vật
A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.
B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.
C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.
D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.
Câu 4. Khi nói về một vật đang dao động điều hòa trên quỹ đạo thẳng, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.
B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía
vị trí cân bằng.
C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị
trí cân bằng.
Câu 5. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) với A > 0, ω > 0. Đại
lượng A được gọi là
A. tần số của dao động. B. li độ của dao động.
C. biên độ dao động. D. chu kì dao động.
Câu 6. Một vật dao động điều hòa mà vận tốc có dạng v = Acos(ωt + φ) (A > 0). Biên
độ dao động của vật là
A. A. B. Aω. C. A/ω. D. v.
Câu 7. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Gia tốc của vật
A. là hàm bậc hai của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. luôn có giá trị không đổi. D. luôn có giá trị dương.
Câu 8. Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Khi qua vị trí cân bằng tốc độ
của chất điểm là v0. Tần số góc bằng
A. 2v0/A. B. A/v0. C. v0A. D. v0/A.
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 9. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Chu kì dao động của vật được tính
bằng công thức
A. T = ω. B. T = 2πω. C. T = 1/ω. D. T = 2π/ω.
Câu 10. Một vật dao động điều hòa với tần số 2f. Chu kì dao động của vật được tính
bằng công thức
A. T = 0,5/f. B. T = 2πf. C. T = 1/f. D. T = 2π/f.
Câu 11. Hệ thức liên hệ giữa tần số góc, tần số và chu kì trong dao động điều hòa là
A. ω = π/f = πT. B. ω = πf = π/T. C. ω = 2πf = 2π/T. D. ω = 2π/f = 2πT.
Câu 12. Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tại thời điểm t, có li độ 2 cm thì đến
thời điểm t + T nó có li độ
A. -2 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. -1 cm.
Câu 13. Một vật dao động điều hòa với chu kì T và li độ x. Tốc độ vật dao cực đại khi
A. Khi t = 0. B. khi t = T/4. C. Khi t = T/2. D. Khi x = 0.
Câu 14. Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tại thời điểm t, có li độ 2 cm thì đến
thời điểm t + T/2 nó có li độ
A. -2 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. -1 cm.
Câu 15. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn
nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x = -A/2, chất điểm có tốc độ trung
bình là
A. 6A/T. B. 4,5A/T. C. 1,5A/T. D. 4A/T.
Câu 16. Một chất điểm dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì
1 s. Tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kì là
A. 27,3 cm/s. B. 28,0 cm/s. C. 27,0 cm/s. D. 26,7 cm/s.
Câu 17. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2 s. Nếu tại thời điểm t = 0,5 s vận
tốc của vật đang giảm thì tại thời điểm t = 0 gia tốc của vật đang
A. âm. B. dương. C. giảm. D. tăng.
Câu 18. Hình vẽ là đồ thị li độ phụ thuộc thời gian của
một chất điểm dao động điều hòa. Li độ dao động của
chất điểm ở thời điểm t = 3,7 s gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 1,6 cm. B. 2,2 cm.
C. -2,9 cm. D. -2,8 cm.
Câu 19. Hình vẽ là đồ thị vận tốc phụ thuộc thời gian của một chất điểm dao động điều
hòa. Vận tốc của chất điểm ở thời điểm t = 4,6 s gần giá
trị nào nhất sau đây?
A. -1,78 cm/s.
B. -0,18 cm/s.
C. -1,69 cm/s.
D. -1,84 cm/s.

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 15


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
Câu 20. Hình vẽ là đồ thị gia tốc phụ thuộc thời gian
của một chất điểm dao động điều hòa. Biên độ dao
động của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 20 cm.
B. 51 cm.
C. 10 cm.
D. 18 cm.
Câu 21. Hình vẽ là đồ thị li độ phụ thuộc thời gian của
một chất điểm dao động điều hòa. Biên độ dao động
của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6,7 cm.
B. 6,2 cm.
C. 6,9 cm.
D. 6,5 cm.
Câu 22. Vật dao động điều hòa có đồ thị li độ phụ thuộc
thời gian như hình bên. Phương trình dao động là:
A. x = 2cos(5πt + π) cm.
B. x = 2cos(2,5πt - π/2) cm.
C. x = 2cos2,5πt cm.
D. x = 2cos(5πt + π/2) cm.
Câu 23. Hình dưới biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc
của vật dao động điều hòa theo thời gian t. Phương
trình li độ dao động điều hòa này là:
A. x = 4cos(10πt – π/3) cm.
B. x = 4cos(5πt - π/6) cm.
C. x = 4cos(5πt + π/6) cm.
D. x = 4cos(10πt + π/3) cm.
Câu 24. Hình vẽ là đồ thị tốc độ phụ thuộc thời gian
của một chất điểm dao động điều hòa. Tốc độ của chất
điểm ở thời điểm t = 2031 s gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 2,78 cm/s. B. 3,18 cm/s.
C. 3,74 cm/s. D. 3,84 cm/s.

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 25. Hình vẽ bên biểu diễn đồ thị li độ theo thời gian
của hai chất điểm dao động điều hòa. Tốc độ dao động
cực đại của chất điểm x1 là 25π cm/s. Chu kì của chất điểm
2 bằng
A. 1,25 s. B. 0,9 s.
C. 0,8 s. D. 0,75 s.
Câu 26. Một chất điểm dao động điều hòa, ba thời điểm liên tiếp t1, t2, t3 có gia tốc lần
lượt là a1, a2, a3. Biết t3 – t1 = 2(t3 – t2) = 0,1π (s), a1 = -a2 = -a3 = 1 m/s2. Tính tốc độ cực
đại của dao động điều hòa.
A. 0,1 2 (m/s). B. 0,2 2 (m/s). C. 0,2 (m/s). D. 0,1 (m/s).

Đáp án

1D 2B 3D 4B 5C 6C 7B 8D 9D 10A
11C 12B 13D 14A 15B 16B 17C 18C 19A 20D
21C 22D 23B 24C 25C 26A

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 17


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
ĐỀ SỐ 6
(Chỉ dành cho học sinh giỏi chinh phục các câu 31 – 40 trong đề của Bộ)
Câu 1. Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng chu kì T, lệch pha nhau π/3 với biên
độ lần lượt là A1, A2 trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, gốc tọa dộ nằm trên
đường vuông chung với hai trục. Khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần chúng ngang
nhau là
A. T/2. B. T/6. C. T/4. D. 2T/3.
Câu 2. Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai trục
tọa độ vuông góc Ox1x2, với O là vị trí cân bằng chung
với phương trình x1 = a1cosω1t và x2 = a2cos(ω2t + Δφ)
(t tính bằng s, 0 ≤ Δφ ≤ π). Hình vẽ bên là đồ thị biểu
diễn quan hệ x1 và x2. Hệ thức nào sau đây là sai?
A. ω1 = ω2. B. Δφ = π/2. C. a1 = 2,5a2. D. ω1a1 = 2,5ω2a2.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gọi Δt là khoảng thời gian giữa
hai lần liên tiếp có động năng bằng thế năng. Tại thời điểm t vật qua vị trí có tốc độ
8π√3 cm/s với độ lớn gia tốc 96π2 cm/s2, sau đó một khoảng thời gian đúng bằng Δt vật
qua vị trí có độ lớn vận tốc 24π cm/s. Biên độ dao động của vật là
A. 4√2 cm. B. 8 cm. C. 4√3 cm. D. 5√2 cm.
Câu 4. Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox xung quanh vị trí cân bằng
O với tần số góc 1,5π (rad/s) với li độ x. Tại thời điểm t = 0, x > 0 và đang giảm. Khi
t = 0,2 s thì x = 2 cm. Khi t = 0,3 s thì x = 0. Khi t = 0,9 s thì gia tốc của chất điểm gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 30,2 cm/s2. B. 57,0 cm/s2. C. 58,5 cm/s2. D. 13,5 cm/s2.
Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm
liên tiếp t1 = 1,75 s và t2 = 2,5 s; tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16 cm/s.
Ở thời điểm t = 0, chất điểm có li độ x0 (cm) và có vận tốc v0 (cm/s). Chọn hệ thức đúng.
A. x0v0 = -4π 3 . B. x0v0 = 4π 3 . C. x0v0 = -12π 3 . D. x0v0 = 12π 3 .
Câu 6. Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tốc độ cực đại v0. Trong
khoảng thời gian từ t = t1 đến t = 2t1 vận tốc dao động của vật tăng từ 0,6v0 đến v0 rồi
giảm về 0,8v0. Nếu v0t1 = 11π cm thì li độ của vật ở thời điểm t = 0 gần giá trị nào nhất
sau đây?
A. -11,8 cm. B. 11,8 cm. C. 13,7 cm. D. -13,7 cm.

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 7. Cho ba dao động điều hòa cùng
phương cùng tần số có phương trình lần lượt
là x1 = 2acosωt (cm); x2 = A2cos(ωt + φ2)
(cm) và x3 = acos(ωt + π) (cm). Gọi x12 = x1
+ x2 và x23 = x2 + x3. Biết đồ thị sự phụ thuộc
x12 và x23 theo thời gian như hình vẽ. Tính φ2.
A. φ2 = 2π/3.
B. φ2 = 5π/6.
C. φ2 = π/3.
D. φ2 = π/6.
Câu 8. Một vật thực hiện đồng thời ba dao động
điều hòa cùng phương cùng tần số có li độ là x1,
x2, x3. Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của x12
= x1 + x2 (đường 1), x23 = x2 + x3 (đường 2), x31 =
x3 + x1 (đường 3). Khi x = x1 + x2 + x3 đạt giá trị
cực tiểu thì dao động x3 có li độ là
A. 0 cm và đang đi theo chiều dương. B. -3 cm và đang đi theo chiều âm.
C. -3 cm và đang đi theo chiều dương. D. 3 2 cm và đang đi theo chiều âm.
Câu 9. Ba vật giống hệt nhau dao động điều hòa cùng phương (trong quá trình dao động
không va chạm nhau) với phương trình lần lượt là x1 = Acos(ωt + φ1) (cm), x2 = Acos(ωt
+ φ2) (cm), x3 = Acos(ωt + φ3) (cm). Biết tại mọi thời điểm thì động năng của chất điểm
thứ nhất luôn bằng thế năng của chất điểm thứ hai và li độ của ba chất điểm thỏa mãn
(trừ khi đi qua vị trí cân bằng) –x12 = x2x3. Tại thời điểm mà x2 – x1 = 2A/√3 thì tỉ số
giữa động năng của vật 1 và động năng vật 3 là
A. 0,95. B. 0,97. C. 0,94. D. 0,89.
Câu 10. Ba dao động điều hòa, cùng chu kì 4 s, có li độ lần lượt
là x1, x2 và x3. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa x1
và x2 (đường 1); mối liên hệ giữa x1 và x3 (đường 2). Nếu tại
thời điểm ban đầu x1 bằng cực đại thì đến thời điểm t = 1 s tổng
quãng đường của x2 và x3 đi được gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 17,6 cm. B. 16,7 cm. C. 16,5 cm. D. 17,4 cm.
Câu 11. Một đu quay có bán kính 2√3 m lồng bằng kính trong suốt quay đều trong mặt
phẳng thẳng đứng. Hai người A và B (coi như các chất điểm) ngồi trên hai lồng khác
nhau của đu quay. Ở thời điểm t(s) người A thấy mình ở vị trí cao nhất, ở thời điểm t +
2 (s) người B lại thấy mình ở vị trí thấp nhất và ở thời điểm t + 6 (s) người A lại thấy
CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 19
Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NGHIÊM CẤM IN HOẶC PHOTO
mình ở vị trí thấp nhất. Chùm tia sáng Mặt Trời chiếu theo hướng song song với mặt
phẳng chứa đu quay và nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Bóng của hai người
chuyển động trên mặt đất nằm ngang. Khi bóng của người A đang chuyển động với tốc
độ cực đại thì bóng của người B có tốc độ bằng
A. π/3 m/s và đang tăng. B. 2π/3 m/s và đang giảm.
C. 2π/3 m/s và đang tăng. D. π/3 m/s và đang giảm.
Câu 12. Một bình thông nhau hình chữ U tiết diện đều 0,4 cm2 chứa chất lỏng có khối
lượng 240 g, khối lượng riêng 3 kg/lít. Lấy g = 10 m/s2. Khi nhấn chất lỏng ở một nhánh
xuống khỏi vị trí cân bằng một chút rồi thả nhẹ thì khối chất lỏng trong ống dao động
điều hòa. Tính chu kì dao động điều hòa.
A. 1,99 s. B. 1,68 s. C. 2,15 s. D. 1,56 s.
Câu 13. Một khí cầu thám không có vỏ không dãn bay lên tới độ cao cực đại và thực
hiện dao động điều hòa ở gần vị trí cân bằng với chu kì T. Bỏ qua ma sát giữa khí cầu
và không khí. Biết rằng, khối lượng riêng không khí ρ giảm đều theo độ cao, cứ mỗi
khoảng cách h = 100 m thì giảm một lượng δ = 1,2.10-2ρ. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị T gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 180 s. B. 190 s. C. 200 s. D. 170 s.
Câu 14. Trên mặt phẳng ngang có hai lò xo nhẹ độ cứng k, chiều dài tự nhiên ℓ0. Một
đầu của mỗi lò xo cố định tại A, B và trục các lò xo trùng với đường thẳng qua A B. Đầu
tự do còn lại của các lò xo ở trong khoảng A, B và cách nhau ℓ0. Đặt một vật nhỏ khối
lượng m giữa hai lò xo, đẩy vật để nén lò xo gắn với A một đoạn 0,2ℓ 0 rồi buông nhẹ.
Bỏ qua mọi ma sát và lực cản môi trường. Chu kì dao động của vật m là
m m
A. T = 2 ( + 2,5 ) . B. T = 2 .
k k

m m
C. T = 2 . D. T = 2 ( + 5) .
k k

Câu 15. Một hình vuông cạnh a 2 đặt trong không khí, tại bốn đỉnh đặt bốn điện tích
điểm dương bằng nhau và bằng q. Tại tâm O của hình vuông đặt điện tích điểm q0 > 0
có khối lượng m. Kéo q0 lệch khỏi O một đoạn x rất nhỏ theo phương của đường chéo
rồi buông nhẹ thì nó dao động điều hòa. Gọi k0 là hằng số lực Cu-lông. Tìm tần số góc.
2k0 qq0 k0 qq0 3k0 qq0 5k0 qq0
A.  = . B.  = . C.  = . D.  = .
ma 3 ma3 ma 3 ma 3

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/
NÓI ĐẾN LUYỆN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ là nhắc đến THẦY CHU VĂN BIÊN
Câu 16. Một khung dây dẫn hình chữ nhật làm từ vật liệu siêu dẫn có độ tự cảm L có
kích thước D, ℓ, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khung dây được đặt
trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng của nó (mặt phẳng
thẳng đứng), nhưng ở phía dưới cạnh đáy NP không có từ trường. Ở
thời điểm t = 0 người ta thả khung rơi, mặt phẳng khung dây luôn luôn
nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Bỏ qua mọi
ma sát và chiều dài D đủ lớn để khung dây không ra khỏi từ trường.
Nếu khung dao động điều hòa với tần số góc ω thì
A. mB2ℓ2 = Lω2. B. mB2ℓ2 = 2Lω2. C. B2ℓ2 = 2mLω2. D. B2ℓ2 = mLω2.
Câu 17. Hai thanh ray siêu dẫn đặt song song với nhau cách nhau 20 cm trên mặt phẳng
ngang. Lò xo có độ cứng 10 N/m liên kết với đoạn dây dẫn MN
nặng 20 g có thể chuyển động tịnh tiến không ma sát, luôn
vuông góc và tiếp xúc với hai thanh ray. Hệ thống được đặt
trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,6 T, có phương
vuông góc với mặt phẳng dao động, có chiều như hình vẽ. Tụ
điện có điện dung C = 40 μF. Kích thích cho MN dao động điều hòa với chu kì T. Giá
trị của T gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,281 s. B. 0,885 s. C. 0,023 s. D. 1,125 s.
Đáp án
1A 2B 3C 4A 5D 6D 7C 8C 9B 10D
11A 12A 13A 14D 15A 16D 17A

CÔNG TY TNHH MODERN VISION – ĐT: 0985829393 – 0943191900 21


Email: chuvanbien.vn@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/chuvanbien.vn/

You might also like