Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


L I C H S Ử Q U A N H Ệ Q U Ố C T

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Nam Tiến


Đề tài: Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc thời kỳ Chiến tranh Lạnh
(1969 - 1989)

Họ và tên: Huỳnh Ngọ c Thanh Xuâ n


MSSV: 1957061036
Khoa Quan hệ Quố c tế - Khó a QH17 – 19 CLC

1
MỤC LỤC

I.KHÁI QUÁT CHIẾN TRANH


LẠNH……………………………………………
……………………3

1. Định nghĩa “Chiến tranh lạnh”……………………………………………………….3

2. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Lạnh………………………………………..4

I. QUAN HỆ MỸ - TRUNG THỜI KỲ CHIẾN


TRANH LẠNH………………………………….4

1. Giai đoạn đối đầu căng thẳng (1949 - 1969)…………………………………..4

2. Giai đoạn hòa hoãn (1969-1989)…………………………………………………...6

II. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH LẠNH


ĐẾN BỐI CẢNH CHUNG……………………13

III. KẾT
LUẬN……………………………………………
………………………………………………14

2
I. KHÁI QUÁT CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, giữa bối cảnh Châu Âu bị tàn phá nặng nề

và suy yếu trong hệ thống quốc tế. Vai trò của Anh, Pháp trở nên lu mờ cùng với một

nước Đức đổ nát, trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô vươn lên với vai trò là

siêu cường thế giới - giàu có và hùng mạnh. Chính vì thế, hai quốc gia này nhanh

chóng dẫn đầu và nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng,

Liên Xô và Mỹ với sự lựa chọn hai ý thức hệ đối lập nhau, đã đứng trên hai chiến

tuyến hoàn toàn trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hoà hợp thời hậu

chiến tranh trở nên xa rời hiện thực, kéo theo đó là những cuộc xung đột liên tiếp

bùng nổ. Tuy đây không phải là đối đầu trực tiếp, nhưng lại là khởi đầu cho một giai

đoạn lịch sử mới được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”.

Trên thực tế, trong giai đoạn này cả thế giới không chỉ chứng kiến một cuộc

chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, mà còn là cuộc đối đầu không trực tiếp giữa

Liên Xô - Trung Quốc (1959 - 1989) và Trung Quốc - Mỹ (1953 - 1973). Trong đó,

bài luận này sẽ tập trung phân tích vào mối quan hệ của Mỹ - Trung thời kỳ Chiến

tranh Lạnh trong giai đoạn 1969-1989.

1. Định nghĩa “Chiến tranh Lạnh”

3
Theo đó, Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kỳ căng thẳng về mặt chính trị và

quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố

“chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa hai

nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng”

trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là

vũ khí hạt nhân.1 Trên thực tế, Chiến tranh lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn

tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước

cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã

hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện

với tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia

khi mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.

2. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Lạnh

Trước hết, đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên

Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ

nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mỹ ra sức chống

phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực

hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mỹ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô

cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu,

đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa. Từ đó, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải

dài từ Đông Âu tới phía đông Châu Á.

II. QUAN HỆ MỸ - TRUNG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH

4
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời và bước vào thời kỳ cách mạng Xã

hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đưa Trung Quốc từ một nước công nghiệp nghèo

nàn lạc hậu, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự ra đời của nước Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa, tương quan lực lượng giữa hai phe có những thay đổi quan trọng và

cũng chính từ đây quan hệ giữa Trung quốc và Mỹ luôn có những diễn biến phức tạp.

1. Giai đoạn đối đầu căng thẳng (1949 - 1969)

Vào giai đoạn 1949 - 1969, đây là giai đoạn đối đầu căng thẳng giữa hai nước

Mỹ - Trung. Trong giai đoạn đầu, Trung Quốc chủ trương “nhất biển đảo”, dựa hẳn

vào Liên Xô, ký Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô - Trung (14/2/1950). Trong khi

đó, Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa cộng sản ở Châu Á nên đã thực hiện một

chính sách đối ngoại thù địch với Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc tham gia chiến

tranh Triều Tiên, ủng hộ cách mạng Việt Nam, thử thành công bom nguyên tử. Ngoại

trưởng Mỹ Dean Rusk ngày 16/3/1966 trong bài phát biểu trước Ủy ban các vấn đề

Viễn Đông thuộc Hạ viện Mỹ, đã tuyên bố “cần thiết phải kiềm chế sự xâm lược của

Trung Quốc ở Châu Á cũng như sự xâm lược của Liên Xô ở Châu Âu”. Do vậy, Mỹ

đã tiến hành bao vây, phong tỏa Trung Quốc, ngăn không cho Trung Quốc vào Liên

Hợp Quốc, cấm vận thương mại,...

Về phía Trung Quốc, với chiến lược ngoại giao “nhất biển đảo” - ngả hoàn toàn

về phía Liên Xô trong cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa, đối lập với khối tư bản chủ

nghĩa do Mỹ đứng đầu. Do vậy, Trung Quốc coi Mỹ là đế quốc đầu sỏ, là “trở ngại

chính trong việc thực hiện các mục tiêu của Trung Quốc trên thế giới và là mối đe dọa

đối với Trung Quốc và Chủ tịch Mao Trạch Đông khi đó đã dự đoán “một cuộc đụng

đầu quân sự với Mỹ hoặc ở Việt Nam, Đài Loan hay Triều Tiên là không thể tránh

khỏi. Và thực tế, Mỹ và Trung Quốc đã đụng đầu với nhau trên bán đảo Triều Tiên

(1950 - 1953), mở đầu giai đoạn đối đầu trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

5
Sự căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ ở giai đoạn này là do cả hai nước tiếp

tục duy trì thái độ thù địch với nhau. Trung Quốc quyết liệt chống Mỹ, giương cao

ngọn cờ là nước “cách mạng duy nhất” để thực hiện ý đồ nắm lấy phong trào giải

phóng dân tộc. Về phần Mỹ, Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với hòa bình, sự

ổn định toàn cầu, nhất là sau những đả kích tuyên truyền mạnh mẽ của Trung Quốc

đối với “chủ nghĩa xét lại Liên Xô”, cùng với đó là “sự hòa dịu Xô - Mỹ” thì Mỹ lại

càng có lý do để xem Trung Quốc là nguồn gốc chính của chủ nghĩa bành trường cách

mạng. Mối quan hệ đối đầu này kéo dài cho đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX.

Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, lãnh đạo mới của Liên Xô bắt đầu có

những bài phát biểu cùng những động thái muốn được chung sống hòa bình giữa cộng

sản và tư bản, đây là điều Trung Quốc không thể chấp nhận vì nó ảnh hưởng trực tiếp

đến chính sách “nhất biển đảo” mà Trung Quốc theo đuổi từ khi thành lập nước. Các

biểu hiện không giữ đúng cam kết của Liên Xô khi năm lần bảy lượt không giúp

Trung Quốc phát triển vũ trí hạt nhân, từ chối hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc tranh

chấp biên giới với Ấn Độ. Từ những điều trên, Trung Quốc có cơ sở tin rằng Liên Xô

không còn sẵn lòng giúp đỡ Trung Quốc và chắc chắn thái độ đối với Trung Quốc sẽ

là “sống chết mặc bay”. Chính vì vậy, giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu xảy ra

những mâu thuẫn, quan hệ đồng minh giữa hai nước dần trở nên rạn nứt và chuyển

sang thành quan hệ đối đầu. Cùng lúc đó, quan hệ Mỹ - Trung vẫn giậm chân tại chỗ,

không có bước tiến triển mới. Nhận thấy tình hình bất lợi về phía mình, Trung Quốc

thực hiện chiến lược “giương cung bắn cả hai phía”, tiến hành cuộc đấu tranh trên hai

mặt trận vừa chống đế quốc (Mỹ) vừa “chống xét” lại (Liên Xô). Chiến lược này

không những không giúp tình hình trong ngoài nước của Trung Quốc trở nên khả

quan hơn mà còn đẩy Trung Quốc rơi vào tình trạng cô lập trên vũ đài quốc tế. Phía

Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện phong tỏa, bao vây và trực tiếp can thiệp vào Trung Quốc.

6
2. Giai đoạn hòa hoãn (1969 - 1989)

Trong những năm 1970-1971, cách mạng Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi

trên chiến trường, gây khó khăn và tổn thất lớn cho quân đội của Mỹ. Để cứu vãn tình

hình cũng như danh dự trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, Mỹ tiến hành

ngoại giao tay ba: Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc nhằm gián tiếp kiềm chế, giữ chân

Liên Xô và Trung Quốc, không cho hai quốc gia này can thiệp vào cuộc chiến.

Trước khi bước chân vào Nhà Trắng, “Nixon tin rằng Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa là một quốc gia độc lập với những mục tiêu cứng nhắc nên không thể giao thiệp

với họ mà thành công trong việc cứu Việt Nam Cộng hòa, trừ khi tranh thủ những

người ủng hộ là Liên Xô và Trung Quốc, cùng với Mỹ gây sức ép”. Từ đó, Nixon đã

“xem thế tam giác của mối quan hệ Mỹ - Xô - Trung là con đường có thể để gây sức

ép đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Mỹ cũng tin rằng, bằng cách ngoại giao tay

ba này, qua đầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể trực tiếp đe dọa leo thang chiến

tranh ồ ạt đối với miền Bắc và đẩy mạnh những nỗ lực Việt Nam hóa chiến tranh.

Điều này sẽ đưa lại thành công cho Mỹ trong vấn đề Việt Nam. Mỹ cũng nhận thức

rằng, trong việc giúp Việt Nam kháng chiến, Liên Xô và Trung Quốc có thể sẽ tiếp

cận riêng với Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm 1969 - 1970, cũng vì do chiến tranh

Việt Nam mà quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ không được ổn định. Năm 1972, Nixon

muốn đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô cùng lúc đó hòa hoãn với Trung Quốc. Liên Xô

cũng muốn tăng cường quan hệ với Mỹ để ngăn chặn Mỹ và Trung Quốc hòa hoãn

với nhau chống Liên Xô.

Đối với Trung Quốc, quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng từ chiến tranh Triều Tiên.

Mỹ xâm lược Việt Nam, đưa chiến tranh đến sát biên giới Trung Quốc, uy hiếp an

ninh Trung Quốc từ phía Nam. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc,

giúp Việt Nam không chỉ là nghĩa vụ của đồng minh phải làm mà còn là lợi ích của

7
chiến lược kiềm chế, ngăn chặn Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu để có thể đảm bảo nền an

ninh của chính mình. Sau xung đột biên giới Trung - Xô (Tháng 3 - 1969). Trung

Quốc và Mỹ đẩy nhanh hòa giải.

Năm 1969, Tân Tổng thống Mỹ Nixon công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ

với Trung Quốc nhằm tạo dựng liên minh đối kháng Liên Xô, Nixon nhận định rằng

“mở con đường với Trung Quốc, có thể lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung để làm suy

yếu Liên Xô, gây sức ép buộc Liên Xô phải giúp Mỹ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn

trong vấn đề Việt Nam và rút khỏi Đông Dương trong danh dự”. Nhưng chủ tịch Mao

Trạch Đông lại phớt lờ lời đề nghị này, vì nghĩ nếu chấp thuận hòa giải với Mỹ sẽ làm

ảnh hưởng xấu đến hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống

Mỹ ngày 20/5/1970 không gây ra ảnh hưởng gì, liên kết với Mỹ để chống Liên Xô

chính là ý đồ ngoại giao của Trung Quốc lúc bấy giờ.

Có nhiều yếu tố khiến Trung Quốc phải cân nhắc lại mối quan hệ với Mỹ. Giới

lãnh đạo Trung quốc mong muốn Trung Quốc tạo nên một thế đối trọng trong mối

quan hệ Nga - Trung. Ngoài ra, lợi ích về thương mại của Mỹ cũng là một nhân tố

khác đưa Trung Quốc đến với quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao với siêu

cường này. Chính vì vậy, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã triển khai “ngoại

giao bóng bàn”, dùng “quả cầu nhỏ” để kích đẩy “quả cầu lớn’ nhằm khơi thông kênh

đối thoại Trung - Mỹ. Lời mời gửi đến đội bóng bàn Mỹ vào tháng 04 năm 1971

chính là một động thái hòa hiếu hàm ý rằng Trung Quốc đã sẵn sàng giảm bớt những

căng thẳng giữa hai nước. Tháng 7 - 1971, Mỹ và Trung Quốc đã thống nhất những

nội dung sẽ đưa ra tại cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nhà nước về các vấn đề: chính

sách đối với Đài Loan; Trung Quốc vào Liên hợp quốc; việc rút quân của Mỹ ra khỏi

cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau đó chính thức vào tháng 2 - 1972, Tổng thống Mỹ

Richard Nixon đã có chuyến công du lịch sử đến Trung Quốc để mở đầu các trao đổi

8
về tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hai bên đã ra Thông cáo chung

Thượng Hải nêu rõ các nội dung: Hai nước chấm dứt tình trạng thù địch; Mỹ công

nhận chính sách một nước Trung Quốc, thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là

đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, thay thế vị trí của Đài Loan;

Mỹ sẽ thiết lập cơ quan đại diện thương mại Mỹ để thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương

mại Mỹ – Trung; Mỹ sẽ giảm dần việc rút quân và bán vũ khí cho Đài Loan. Ngoài ra,

trong đó còn có nội dung về việc Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Đài Loan nếu Trung Quốc

có thể ép Hà Nội thỏa hiệp tạo điều kiện để Mỹ rút quân khỏi chiến tranh Việt Nam

trong danh dự. Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói :“Mỹ không được thua ở Việt Nam và

không được rút khỏi Đông Nam Á”. Vậy là khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ đã

được thu gần lại. Trung Quốc đã phá được thế cô lập trên vũ đài quốc tế, đối trọng với

Liên Xô, giải quyết được những yêu cầu cấp thiết cho sự nghiệp phát triển đất nước;

vừa phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, vừa lấy lại được vị thế chính đáng trong Liên

hợp quốc, đồng thời cũng đặt được khuôn khổ đầu tiên cho quan hệ Mỹ - Trung.

Chuyến thăm của Nixon đã mở màn cho ngoại giao ba bên, tác động nhiều hướng đến

quan hệ quốc tế và quan hệ Xô - Mỹ, sự kiện này còn mở ra thời kì “hòa hoãn mới”

giữa Trung Quốc và Mỹ, mở ra một cánh cửa mới cho việc Mỹ công nhận và bình

thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Điều này tạo ra bước ngoặt mới trong quan hệ

tay ba Mỹ - Trung - Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Xét trong bối cảnh quan hệ

giữa các nước lớn và quan hệ quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chuyến thăm đã

giúp “phá băng” một cuộc “chiến tranh lạnh”. Đồng thời, Trung Quốc được thừa nhận

như một cực, một nước lãnh đạo của Thế giới thứ Ba. Thêm nữa, chuyến thăm này đặt

nền tảng cho việc bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước về sau, cũng như là một

bước đệm cho sự thành công của công cuộc cải cách và mở cửa sau này của Trung

Quốc.

9
Dù khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc đã được thu gần lại nhưng phải đến

năm 1978 thì việc bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ mới chính thức

được ký kết nhờ nghệ thuật ngoại giao của Đặng Tiểu Bình - Phó Thủ tướng Quốc vụ

viện Trung Quốc lúc bấy giờ. Tại Bắc Kinh ngày 16/12/1978 (tại New York là

15/12/1978), quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung chính thức được công bố tại thủ đô của

mỗi nước.

Có thể nhận thấy rằng ngoại giao Trung Quốc 30 năm trước cải cách là một sự

lựa chọn rằng Trung Quốc sẽ theo phe của Liên Xô hoặc Mỹ. Thời điểm đó Trung

Quốc chưa đủ mạnh để tự phát triển bằng tiềm lực của chính mình. Chính vì vậy nên

khi Liên Xô hoặc Mỹ có biểu hiện bất ổn, không thể tiếp tục bảo trợ, hỗ trợ cho Trung

Quốc thì Trung Quốc lại bắt đầu hoang mang, thay đổi chính sách với một trong hai

bên hoặc nghi ngờ với cả hai bên, không ủng hộ bên nào dẫn đến hệ quả bị cô lập trên

hệ thống quốc tế. Nhưng chính sách cải cách của Trung Quốc đã đưa Trung Quốc

thoát khỏi thế bị động của mình lúc bấy giờ.

Tại Trung Quốc, sau Hội nghị TW 3 khóa XI (1978), Trung Quốc tiến vào giai

đoạn lịch sử mới, tiến hành “cải cách và mở cửa” nhằm thực hiện thành công 4 hiện

đại hóa đất nước. Từ đây, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc được điều chỉnh

thành “hòa bình, độc lập, tự chủ” cùng với đó là “kiên định chính sách mở cửa với

nước ngoài trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi”.

Tháng 1 - 1977, lãnh đạo đảng Dân chủ Jimmy Carter được bầu làm Tổng thống

thứ 39 của Mỹ. Lúc này tình hình đấu tranh để tranh giành quyền lãnh đạo thế giới

giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra ngày càng ác liệt, trong khi đó Đại cách mạng văn hóa vô

sản ở Trung Quốc đã kết thúc. Trung Quốc bắt đầu cuộc trường chinh mới nhằm xây

dựng đất nước theo hướng hiện đại hoá. Một số thương nhân Mỹ đã chú ý tới thị

trường khổng lồ, chưa được khai phá là Trung Quốc nên họ đã đệ đơn lên Tổng

10
Thống Carter, yêu cầu bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung. Xuất phát từ lợi ích

chiến lược chống Liên Xô và nhu cầu lợi ích kinh tế, Tổng Thống Mỹ đã quyết định

cải thiện quan hệ giữa hai nước Mỹ - Trung. Ngày 22/8/1977, Carter đã cử Quốc vụ

khanh Vans thăm Trung Quốc và đưa ra bản dự thảo về những điều kiện để thiết lập

quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngày 24/8, trong cuộc Đặng Tiểu Bình lúc đó đã

đưa ra ba nguyên tắc thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ đó là: Mỹ phải cắt đứt

quan hệ ngoại giao với Đài Loan; huỷ bỏ “Hiệp ước phòng vệ chung Mỹ - Tưởng”,

rút quân đội Mỹ đóng tại Đài Loan. Đây là những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt quá

trình thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ của Trung Quốc. Do có sự bất đồng sâu

sắc về dự thảo lập quan hệ ngoại giao, nên hai bên chưa đạt được hiệp định. Tuy

chuyến thăm Trung Quốc lần này không thành công, nhưng đã giúp chính phủ Mỹ

hiểu rõ hơn lập trường của Trung Quốc trong thiết lập quan hệ với Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã xác định rõ lấy xây dựng

kinh thế làm quốc sách cơ bản. Chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc đã có

sự điều chỉnh lớn. Về đối nội lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, lấy tăng cường sức

mạnh quốc gia, xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa hưng thịnh đất nước làm mục

tiêu. Về chính sách đối ngoại, Trung Quốc chủ trương mở rộng cửa ra bên ngoài,

bước ra thế giới, tăng cường trao đổi với các nước trên thế giới trong các lĩnh vực

chính trị, kinh tế. Trong khi tranh chấp và mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn

gay gắt trong nhiều vấn đề quốc tế và song phương, nhưng nhận thấy những thay đổi

trước tình hình quốc tế và khu vực nên Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách đối với

Trung Quốc, nhằm giành vị trí có lợi hơn trong tranh giành với Liên Xô, đồng thời

tranh thủ thị trường tiềm năng to lớn Trung Quốc. Phía Trung Quốc thấy cần phải

thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ, tận dụng những lợi thế của Mỹ về

khoa học kỹ thuật, vốn, thị trường,...để phát triển kinh tế.

11
Tháng 5/1978, Tổng thống Mỹ Carter đã cử cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski

bí mật sang thăm Trung Quốc, với hy vọng chuyến thăm Trung Quốc lần này sẽ đạt

được nhiều nội dung thực chất về cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Brzezinski chuyển tới

Đặng Tiểu Bình chỉ thị của Tổng thống Carter: Mỹ chấp nhận ba điều kiện cơ bản về

bình thường hóa quan hệ của Trung Quốc. Mỹ mong muốn bình thường hóa quan hệ

Mỹ - Trung, đồng thời tìm biện pháp thúc đẩy việc thực hiện bình thường hóa quan

hệ.

Ngày 28/1/1979, Đặng Tiểu Bình đã cùng phu nhân bắt đầu hành trình thăm

Mỹ. Trước đó, ngày 5/1, khi tiếp các nhà báo Mỹ đến thăm Trung Quốc, phóng viên

một tờ báo Mỹ hỏi Đặng Tiểu Bình có kỳ vọng gì vào chuyến thăm này? Đặng trả lời:

chuyến thăm Mỹ lần này là niềm hy vọng 9 năm. mục đích là hiểu biết Mỹ, học tập

những thứ tiến bộ của Mỹ, trao đổi ý kiến về các vấn đề chúng tôi quan tâm với các

nhà chính trị Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Carter. Ngày 25/1, trả lời phỏng vấn của

phóng viên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, Tổng thống Carter nói rằng,

chuyến thăm hữu nghị chính thức của Đặng Tiểu Bình tới Mỹ sẽ thể hiện rõ với toàn

thế giới tình hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ cũng như giữa nhân dân hai

nước.

Từ giữa những năm 1980, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao “toàn

phương vị”, cân bằng hơn trong quan hệ với Mỹ và Liên Xô. Trung Quốc nhận thấy

việc nghiêng về hẳn phía Mỹ sau một thời gian đã không đem lại nhiều kết quả trong

khi đó nếu bình thường hóa quan hệ với Liên Xô có thể sẽ thu được những lợi ích to

lớn không chỉ về an ninh, kinh tế mà cả về chiến lược. Mặt khác sự thay đổi tình hình

nội bộ ở Liên Xô từ sau năm 1985 với việc Gorbachev lên nắm quyền, tiến hành cải

tổ và mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi

cho Trung Quốc cải thiện quan hệ với Liên Xô.

12
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do nhu cầu thực hiện công cuộc “bốn hiện đại

hoá”, Trung Quốc rất cần vốn, công nghệ và kỹ thuật cao của phương Tây, đặc biệt là

từ Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ, quan hệ Trung - Mỹ

tiếp tục được phát triển, nhất là sau khi Bush (cha) trúng cử Tổng thống Reagan vào

năm 1988 (Bush cha trước đây đã làm Trưởng văn phòng đại diện của Mỹ ở Bắc

Kinh). Tuy nhiên, mối quan hệ này hoàn toàn đổ vỡ sau sự kiện Thiên An Môn tháng

6 - 1989. Sau sự kiện này, Mỹ thi hành chính sách bao vây, cấm vận đối với Trung

Quốc, khiến cho quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Nhưng sau 10 năm tiến

hành cải cách mở cửa, sức mạnh của Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, điều này

cũng đã gây lo ngại cho Mỹ về nhiều mặt từ chính trị, kinh tế đến an ninh quốc

phòng…

3. Nhận xét chung

Có thể thấy rằng, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc cũng như chính sách

Trung Quốc và Mỹ chỉ hợp tác với nhau khi cùng hướng tới một kẻ thù chung là Liên

Xô. Trung Quốc nhận thấy Mỹ chỉ xem Trung Quốc là con bài trong quan hệ đối

trọng với Liên Xô, trong khi Mỹ vẫn coi trọng quan hệ với Liên Xô. Mỹ cũng nhận

thấy Trung Quốc chỉ muốn lợi dụng Mỹ trong quan hệ đối trọng với Liên Xô và vấn

đề lợi dụng kỹ thuật, công nghệ, thị trường..của Mỹ Chính vì vậy khi Liên Xô tan rã,

mối quan hệ này trở nên mất ổn định. Mâu thuẫn giữa hai nước lại nổi lên với những

vấn đề cố hữu như vấn đề Đài Loan, vấn đề dân chủ, nhân quyền,..đặc biệt là cả hai

nước Trung Quốc và Mỹ đều muốn tranh giành và mở rộng ảnh hưởng của mình tại

khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

III. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN BỐI CẢNH CHUNG

Sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh là một trong những sự kiện dẫn tới những thay

đổi lớn trong thế kỷ 20. Nó cũng tương đương với Chiến tranh thế giới lần thứ II nếu

13
xét về tác động đối với cấu trúc của hệ thống quốc tế, nhưng lại diễn ra mà không có

chiến tranh. Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn

tồn tại và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ. Thế “hai cực” của hai siêu cường không

còn nữa và Mỹ là “cực” duy nhất còn lại. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới

luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Từ sau năm 1991, xu thế thế giới có những thay

đổi lớn. Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới “đa cực”

đang dần được hình thành, với sự vươn lên của các cường quốc như Mỹ, Liên minh

châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc. Hai là, sau Chiến tranh lạnh hầu

như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung cải thiện phát triển

kinh tế để xây dựng sức mạnh thật sự của một quốc gia. Ba là, sự tan rã của Liên Xô

đã tạo cho Mỹ một lợi thế tạm thời, Mỹ tham vọng làm bá chủ thế giới nhưng không

dễ gì thực hiện tham vọng đó. Bốn là, sau Chiến tranh Lạnh tình hình hòa bình thế

giới ổn định. Tuy nhiên ở một số khu vực vẫn còn xảy ra nội chiến, xung đột quân sự

như ở bán đảo Bancăng, ở một số nuớc Châu Phi và Trung Á.

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại, mối quan hệ Trung - Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã chịu sự tác

động của nhiều nhân tố: bối cảnh và trào lưu trên thế giới và khu vực, nhân tố nội bộ

từng nước, đặc biệt là sự tác động của cục diện thế giới 2 cực Xô - Mỹ… Nhưng xét

cho đến cùng, lợi ích chiến lược của mỗi bên là nhân tố chính chi phối quan hệ giữa

hai nước, khiến cho mối quan hệ giữa hai nước, khiến cho mối quan hệ giữa Trung

Quốc và Mỹ lúc lên lúc xuống, trải qua nhiều thăng trầm.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,TS. Lê Văn Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Những chiến lược và chính sách
ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, truy cập ngày 14/9/2020
http://www.vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Introduce&aID=338
2. Yafeng Xia (2006), “China’s Elite Politics and Sino-American Rapprochement,
January 1969–February 1972”, Journal of Cold War Studies, Vol. 8, No. 4, Fall 2006,
pp. 3–28
3. Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with
Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29
4. Bùi Thị Thuỳ Linh, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kỳ đối với
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), truy
cập ngày 18/9/2020
https://tailieu.vn/doc/luan-van-thac-si-lich-su-chinh-sach-cua-hoa-ky-doi-voi-cong-
hoa-nhan-dan-trung-hoa-trong-cuoc-chien-1878434.html
5. “U.S. table tennis team visits communist China“, History.com, truy cập ngày
15/9/2020
6. Jung Chang & Jon Halliday, Đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, tuy
cập ngày 15/9/2020
https://nghiencuuquocte.org/2017/01/03/dang-sau-chuyen-tham-trung-quoc-cua-
nixon/
7. Hoàng Anh Tuấn, Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon, truy
cập ngày 19/9/2020
https://nghiencuuquocte.org/2015/02/21/y-nghia-lich-su-chuyen-tham-trung-quoc-
cua-tt-nixon/
8. Medeiros, Evan S. & M. Taylor Fravel[1] (2003). “China’s New
Diplomacy”, Foreign Affairs (November-December), pp. 22-35.

15
16

You might also like