tac-dong-cua-hop-phap-hoa-hon-nhan-dong-gioi-toi-dan-so-viet-nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

lOMoARcPSD|20720503

Tác động của hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tới dân số
Việt Nam
Viết học thuật (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)
lOMoARcPSD|20720503

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tên đề tài
Tác động của hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới đến dân số Việt Nam.

Họ và tên: Phạm Thanh Thành Nam


Msv: 21030257

Bộ môn: Viết học thuật

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Cẩm Giang

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Quyền được kết hôn là một trong những quyền rất cơ bản của con người.
Tuy nhiên, khi nhắc đến hôn nhân đồng giới thì nhiều người phản đối. Một
trong những lý do của bên phản đối hôn nhân đồng giới thường dùng là hôn
nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển dân số Việt Nam và làm suy
thoái giống nòi, dẫn đến sự diệt vong của nhân loại. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về tác động của hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tới dân số được thực hiện
nhiều ở những quốc gia đã tiến hành kết hợp dân sự(hoặc các tên khác như
chung sống theo pháp luật, quan hệ có đăng ký…,) hoặc hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới đã phản đối quan điểm trên. Những nghiên cứu này góp phần khẳng
định vững chắc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hoàn toàn không tạo nên bất
kỳ ảnh hưởng tiêu cực tới số lượng và chất lượng dân số, thậm chí tạo nên
những tín hiệu tích cực. Hiện nay, ở Việt Nam, do chưa hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới nên chưa có những nghiên cứu về tác động của hôn nhân đồng giới
tới dân số. Vì vậy, bài tiểu luận này nhằm cung cấp những lập luận, bằng chứng
và số liệu tại Việt Nam và trên thế giới để chứng minh hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới không ảnh hưởng đến số lượng dân số và có ảnh hưởng tích cực tới
chất lượng dân số. Ở khía cạnh số lượng dân số, bài viết tập trung nghiên cứu về
số lượng trẻ em được sinh ra thông qua tổng tỷ suất sinh. Ở khía cạnh chất
lượng dân số, bài viết nghiên cứu tác động của hợp pháp hóa hôn nhân đồng
giới thông qua việc nhận và nuôi con nuôi của các cặp đôi đồng giới.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu những cặp đôi đồng giới không bị vô sinh mà
vẫn có thể thực hiện chức năng sinh học bình thường, tuy nhiên, do xu hướng
tính dục mà họ không làm điều này, nhưng nó không phải vấn đề. Các cặp đôi
đồng tính nữ hay đồng tính nam vẫn có thể có con bằng phương pháp thụ tinh
nhân tạo và mang thai hộ. Ở một tương lai gần, cùng với sự phát triển của thời
đại, việc mang thai bằng tử cung nhân tạo hoàn toàn có thể. Vì vậy, số lượng
dân số hoàn toàn không phải là vấn đề. Nhiều người có suy nghĩ mang thai bằng
tử cung nhân tạo không tự nhiên hoặc mất tính thiêng liêng của việc làm mẹ.
Tuy nhiên, bất kỳ một thành tựu nào của văn minh nhân loại, xét cho cùng, đều

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

“trái tự nhiên” theo một khía cạnh nào đó. Việc sử dụng internet quá nhiều
khiến chúng ta mắc bệnh trầm cảm và những vấn đề tâm lý. Việc mổ đẻ cũng
không phải phương thức sinh sản tự nhiên của chúng ta. Vì vậy, công nghệ tử
cung nhân tạo chỉ là một trong những công cụ công nghệ bình thường trong rất
nhiều những sản phẩm khác mà con người đã tạo nên.
Thứ hai, qua thực tế, chúng ta có thể thấy việc hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới không ảnh hưởng đến số lượng dân số. Năm 1989, Đan Mạch thông
qua kết hợp dân sự[10,tr61]. Những cặp đôi đồng tính khi đăng ký kết hợp dân
sự sẽ có được một số quyền lợi trong hôn nhân tùy thuộc vào luật của mỗi quốc
gia. Từ 1989 đến năm 2011, tổng tỷ suất sinh(số con sinh sống bình quân của
một người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời, đây là một trong những thước đo
chính phản ánh mức sinh của một cộng đồng hay một quốc gia) luôn giữ ở mức
ổn định từ 1.62 đến 1.89 con trên một phụ nữ. Năm 2012, Đan Mạch hợp pháp
hóa hôn nhân đồng giới[10,tr61].. Từ năm 2012 đến năm 2019, theo số liệu từ
Ngân hàng Thế giới, tổng tỷ suất sinh của Đan Mạch luôn giữ ở mức ổn định
trong khoảng 1.69 đến 1.73 con trên một phụ nữ.

Những năm 1980-1989, dân số Đan Mạch giảm mạnh, nhưng sau đó giữ ổn định.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Vào năm 1999, Hà Lan thông qua luật kết hôn dân sự, đến năm 2002, Hà Lan
hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Tổng tỷ suất sinh trước và sau khi hợp pháp
hóa hôn nhân đồng giới(từ năm 1975 đến 2019) luôn ở mức ổn định, vào
khoảng 1.49 đến 1.79.

Biểu đồ tổng tỷ suất sinh của Hà Lan. Có thể thấy, sau khi hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới, tổng tỷ suất của Hà Lan thậm chí cao hơn trước khi hợp pháp hóa.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Ở Việt Nam, mặc dù chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nhưng từ năm
2009, những cuộc đấu tranh cho người thuộc cộng đồng LGBT+ ngày càng
nhiều và phát triển, người thuộc cộng đồng LGBT+ công khai và sống chung
với nhau ngày càng nhiều. Một nghiên cứu của iSEE vào năm 2013 cho thấy
khoảng 15% số các cặp đôi cùng giới đang sống chung, một nghiên cứu khác
vào năm 2019 của iSEE trong cho thấy tỷ lệ sống chung của các cặp đôi là
26.8%. Tuy nhiên, không như nhiều người nghĩ, dân số Việt Nam không giảm
mà lại tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2019, từ 1.93 lên 2.05 số lần sinh con
trên mỗi phụ nữ(theo thống kê của Ngân hàng Thế giới). Theo thống kê của

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ sinh của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020, từ 1.93
đến 2.06. Từ đó, có thể thấy, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
và trên thế giới không hề ảnh hưởng đến số lượng dân số của quốc gia. Đây là
minh chứng để bác bỏ quan điểm hôn nhân đồng giới có ảnh hưởng tiêu cực đến
số lượng dân số.

Dấu gạch đỏ là từ những năm 2002, dân số Việt Nam ổn định và có xu hướng tăng dù
có sự xuất hiện liên tục của người thuộc cộng đồng LGBT và các cặp đôi đồng
giới
Nguồn: Ngân hàng Thế giới.
Tính đến năm 2019, “Việt Nam có 157.000 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ
em bị bỏ rơi và trẻ em không nơi nương tựa”[6]. Theo thông tin từ Viện Khoa
học Lao động và Xã hội, tính đến 12/2021, cả nước có 2.532 trẻ mồ côi, trong
đó, có 81 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Những trẻ em mồ côi này nếu không được
nhận nuôi thì sẽ được đưa vào các trại trẻ mồ côi(mái ấm tình thương), các làng
trẻ SOS hoặc các cộng đồng nuôi khác. Tuy nhiên, khi đó, trẻ được nuôi dạy sẽ
có thể hiện những vấn đề tâm lý và khó hòa nhập với cộng đồng. Vì dưới 18
tuổi là quãng thời gian cần cảm nhận sự chăm sóc, lắng nghe những vấn đề
trong tâm sinh lý để hoàn thiện bản thân. Những người ở trại trẻ mồ côi đều là
những trẻ mồ côi, đa phần đều có những tổn thương tâm lý và cũng chưa đủ lớn

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

để có thể giúp đỡ nhau. Các nhân viên ở các trại trẻ mồ côi đa phần đều phải
chăm sóc một lượng lớn trẻ em, khi đó, sẽ khó khăn trong quá trình chăm sóc và
không có đủ thời gian để quan tâm từng người một. Nếu các trại trẻ mồ côi nhờ
sự giúp đỡ của các tình nguyện viên ngắn hạn, trẻ em sẽ dễ bị tổn thương khi
người trẻ yêu quý không còn làm ở đó nữa. Nghiên cứu của Jozafiak at al.,
(2016) đã chỉ ra có tới 76% trẻ sống trong các cơ sở nội trú bị rối loạn tâm lý.
Trong đó, 33,1% trẻ tăng động giảm chú ý, 24.5% rối loạn lo âu, 22.7% trẻ bị
trầm cảm, 13.7% bị ám ảnh xã hội[3]. Do đó, việc đưa trẻ vào các trại trẻ mồ
côi hay trung tâm nuôi dưỡng tập trung nên là biện pháp cuối cùng.

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Nguồn: TS Nguyễn Bá Đạt(2016), Những khó khăn tâm lý của trẻ em sống trong các cơ sở
bảo trợ xã hội: tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Trong khi đó, việc nhận nuôi trẻ em mồ côi là một phương án phù hợp cho sự
phát triển tâm lý của trẻ và giảm gánh nặng chăm sóc cho những viện hoặc
những nơi nuôi trẻ. Những nhu cầu về vật chất sẽ được đáp ứng tốt và đầy đủ
hơn so với trong các trại trẻ vì số con trong một gia đình ít. Quan trọng hơn, trẻ
em sẽ được đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về tinh thần khi được gia đình quan
tâm và chăm sóc. Mặc dù, trẻ em được nhận nuôi có nguy cơ bị bạo hành hay
lạm dụng, đồng thời, có nhiều phụ huynh không có phương pháp dạy con đúng
đắn dẫn đến những đứa trẻ vốn bị tổn thương khó được chữa lành. Tuy nhiên,
đây chỉ là số ít so với đa số những đứa trẻ được chăm sóc tốt hơn so với trại trẻ
mồ côi.
Trong trường hợp những cặp đôi đồng giới muốn có con nhưng không có
đủ khả năng(hoặc không muốn) thụ tinh nhân tạo, họ sẽ tính đến trường hợp
nhận con nuôi. Theo nghiên cứu Sống chung cùng giới(năm 2019)của Viện
nghiên cứu Kinh tế, xã hội và môi trường(iSEE), những cặp đôi đồng giới chưa
có con được hỏi về mong muốn có con trong tương lai, “có đến 62.9% cho biết
họ mong muốn có con, 28.2% cho biết họ chưa tính đến việc này (đa phần do
thuộc nhóm tuổi trẻ), và 9% cho biết họ không mong muốn có con”[2]. Theo
một nghiên cứu khác được thực hiện tại ba điểm là Hà Nội, Cần Thơ và Hồ Chí
Minh trên 111 người thuộc cộng đồng LGBT, 87.7% người mong muốn hoặc có
ý định có con. Trong đó, “15,4% mong muốn có con đẻ, 34,1% hướng tới việc
có con nuôi và 50,5% khẳng định con đẻ hay con nuôi đều được”[11, tr25].
Theo một khảo sát của American Community Survey 2012, tỉ lệ nhận con nuôi
của các cặp đôi đồng tính cao gấp 4.5 lần các cặp đôi dị tính đã kết hôn và gấp
10 lần so với các cặp đôi dị tính chưa kết hôn[11, tr25]. Hiện nay, ở Việt Nam
chưa có một điều tra quốc gia nào về số lượng người thuộc cộng đồng LGBT.
Nhưng theo nhiều nhà khoa học, “con số 3% là con số an toàn[10]. Dân số của

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Việt Nam là 98.821.020 người vào ngày 30/04/2022 theo số liệu mới nhất từ
Liên Hợp Quốc[4]. Do đó, có thể ước lượng số lượng người LGBT tại Việt Nam
hiện nay là khoảng 2.964.630 người. Trong đó, có khoảng 69% số người đang ở
độ tuổi lao động(theo nghiên cứu về dân số năm 2019). Vì vậy, nếu các đôi
đồng giới ở Việt Nam nhận con nuôi, dù một số lượng nhỏ, thì vẫn sẽ có những
tác động tích cực đến dân số.
Nhiều người lo ngại trẻ khi được nuôi trong các gia đình đồng tính có thể
bị ảnh hưởng bởi hai người cha hoặc hai người mẹ, tuy nhiên, đây là một quan
niệm không đúng vì xu hướng tính dục được quyết định bởi yếu tố sinh học và
không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội. Đồng tính luyến ái hay song tính
luyến ái đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật như sư tử, ong…[7]. Thông qua
các tài liệu cùng các biểu tượng văn hóa, có thể thấy, đồng tính luyến ái hay
song tính luyến ái đã tồn tại rất lâu trong lịch sử loài người. Thần Zeus trong
thần thoại Hy Lạp là một đại diện đặc trưng, khi ngài quan hệ tình dục với tất cả
những người ngài hứng hứng thú, bất kể giới tính. Trong lịch sử Trung Hoa, có
rất nhiều vị vua có quan hệ đồng tính luyến ái như Vệ Linh Công sủng ái Di Tử
Hà,… Trong lịch sử La Mã, Hoàng đế Hadrianus là một vi vua tài giỏi nhưng
tàn nhẫn, ông đã công khai đồng tính luyến ái và yêu Antinous[12]. Trong lịch
sử Việt Nam, đã từng xảy ra vụ án hai người đàn bà quan hệ tình dục và mang
thai, hay việc vua Khải Định thường xuyên nằm ngủ với những người hầu nam.
Trên phương diện khoa học, một điều tra rộng lớn vào năm 1981 của Bell,
Weinberg, Hammersmith đã phủ định lý thuyết xu hướng tính dục bị ảnh hưởng
bởi xã hội hay tâm lý[8, tr96].Vì vậy, một gia đình đồng tính khi có phương
pháp nuôi con phù hợp sẽ giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh cả thể chất lẫn tâm
trí.
Ngoài ra, khi phản đối hôn nhân đồng giới, có nhiều quan điểm lo ngại
việc những cặp đôi đồng tính sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của
người con, nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nuôi dạy trẻ ở gia đình
đồng tính không có sự khác biệt so với gia đình dị tính. Theo Viện Hàn lâm Nhi

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

khoa Hoa Kỳ, “không tìm thấy sự khác biệt về lợi ích và trẻ em có cha mẹ đồng
tính so với trẻ em có cha mẹ dị tính” [5]. Năm 2006, giáo sư Gregory M.
Herek viết trong tạp chí Tâm lý học Mỹ (của hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ) .(tài
liệu)
Nếu đồng tính nam, đồng tính nữ có ít hơn khả năng nếu so sánh với các bậc
cha mẹ khác giới thì chúng tôi sẽ phát hiện và chứng minh được vấn đề khi
phân biệt các loại mẫu, tuy nhiên mô hình này rõ ràng đã không quan sát
được. Các nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay dù thực hiện trên các xác
suất mẫu cần thiết đã liên tục thất bại trong việc tìm mối liên hệ giữa sự phát
triển của trẻ em và định hướng tình dục của cha mẹ. Với sự thất bại nhất
quán trong các kết quả nghiên cứu này đã bác bỏ các giả thuyết của những
người tranh luận rằng con cái của cha mẹ tình dục thiểu số là tồi tệ hơn so
với những con cái của cha mẹ khác giới.
Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ, một tổ chức có 13.000 thành viên, vào năm
2015 đã gửi đến Tòa án tối cao kết quả một nghiên cứu được tiến hành trong
nhiều thập kỷ với khẳng định “phúc lợi tích cực của trẻ em là sản phẩm của
sự ổn định trong mối quan hệ giữa hai cha mẹ, sự ổn định trong mối quan
hệ giữa cha mẹ và đứa trẻ, và đủ nguồn lực kinh tế xã hội của cha mẹ, ” bản
tóm tắt giải thích. "Hạnh phúc của trẻ em không phụ thuộc vào giới tính
hoặc xu hướng tình dục của cha mẹ chúng."[5]. Thậm chí, những gia đình
đồng tính còn nuôi dạy con tốt hơn so với những cặp đôi dị tính. Các cặp đôi
đồng tính giúp phá bỏ trẻ những khuôn mẫu về giới, giúp trẻ có được sự
thoải mái trong tư tưởng và ít bị áp đặt hơn so với những gia đình dị tính.
Một nghiên cứu được thực hiện trong 25 năm của TS Nanette Gartrell của
Nanette Gartrell thuộc Đại học California và Phó giáo sư, tiến sĩ Henny
Bos thuộc Đại học Amsterdam đã chỉ ra[5] .
Các cô con gái và người con trai của bà mẹ đồng tính nữ được đánh giá
cao hơn đáng kể trong thành tích học tập ở trường học và trong xã hội
cũng như tổng các năng lực nói chung, và thấp hơn đáng kể trong các vấn

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

đề xã hội, sự phá bỏ các quy tắc, sự hung hăng, và biểu lộ các hành vi tiêu
cực so với con cái các bà mẹ dị tính tương đương về tuổi.
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy, những đứa trẻ được nuôi dạy đúng cách
sẽ có được tâm lý bình thường, đù đó là gia đình đồng tính hay dị tính. Mặc dù,
những người con được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính có thể chịu sự kì thị
hay bắt nạt bởi xã hội, nhưng đó là do những ảnh hưởng của xã hội chứ phải
không do sự giáo dục của các cặp đôi đồng tính. Điều chúng ta cần thay đổi là
thái độ của xã hội bằng việc giáo dục giới, tuyên truyền và tổ chức các hội thảo,

Tuy nhiên, việc không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới gây khó khăn
cho những cặp đôi đồng giới trong việc nhận con nuôi và trong cuộc sống hàng
ngày với con. Thứ nhất, các cặp đôi đồng giới sẽ khó khăn trong vấn đề nhận
con nuôi vì không thể đứng tên đối với cả hai người. Do đó, nếu muốn nhận sẽ
là một trong hai người đứng tên. Khi đó, nếu phát sinh những vấn đề như ốm
đau thì buộc người đứng tên phải về đưa con đi, vì người khác không thể đưa
giấy tờ thay. Đối với những trường hợp gấp như cấp cứu, điều này sẽ làm cản
trở thời gian xử lý tốt nhất. Khi đến trường, việc họp phụ huynh hay giới thiệu
phụ huynh cũng sẽ dẫn đến những lúng túng. Thứ hai, các cặp đôi sẽ khó khăn
trong quá trình đứng tên tài sản chung hay quyền thừa kế cho con. Ngoài ra, còn
rất nhiều vấn đề khác trong các trường hợp giao dịch dân sự cần có mặt cả hai.
Vì vậy, để nuôi dạy đứa trẻ được thực sự hạnh phúc thì cần có sự hợp pháp hóa
hôn nhân đồng giới.
Thông qua những lập luận và dẫn chứng đã trình bày, bài tiểu luận này đã
chứng minh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến số lượng
dân số và có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dân số. Trẻ em được nhận nuôi
sẽ có cơ hội chữa lành những tổn thương tâm lý và phát triển như những đứa trẻ
bình thường khác. Ngoài ra, khi các cặp đôi đồng giới nhận nuôi con sẽ làm
giảm áp lực của các trại mồ côi. Từ đó, giúp hoạt động chăm sóc trẻ trong trại
mồ côi trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những điều này chỉ có thể phát huy tốt

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

khi những vấn đề về chính sách và luật cho phép. Nếu không, sẽ có những hiệu
quả hạn chế, thậm chí, có ảnh hưởng tiêu cực.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên những số liệu và kết quả của các
nước trên thế giới. Những nghiên cứu khác có thể nghiên cứu về hiệu quả nuôi
trẻ trong các trại mồ côi, việc nuôi con giữa các cặp đôi đồng giới,... Sau khi
hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, có thể nghiên cứu thêm về tỉ lệ nhận con nuôi
của các cặp đôi đồng giới tại Việt Nam. Ngoài ra, có thể nghiên cứu những vấn
đề mà bài viết này không đề cập như tác động của hôn nhân đồng giới đến tỉ lệ
ly hôn,...

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Danh mục tài liệu tham khảo.


1. American Sociological Association. (2015). ASA Files Amicus Brief With
Supreme Court in Support of Marriage Equality. [online] Available at:
https://www.asanet.org/press-center/press-releases/asa-files-amicus-brief-
supreme-court-support-marriage-equality [Accessed 6 May 2022].

2. Chu Lan Anh, Đỗ Quỳnh Anh, Vũ Đình Long(2019), Tóm tắt nghiên cứu
“Sống chung cùng giới”, iSEE.
3. TS Nguyễn Bá Đạt(2016), Những khó khăn tâm lý của trẻ em sống trong
các cơ sở bảo trợ xã hội: tổng quan các nghiên cứu trên thế giới, in
tại:“Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Công tác xã hội với gia đình và trẻ
em”, Nhà xuất bản ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
4. DanSo.org. (2022). “Dân số Việt Nam mới nhất (2022) - cập nhật hằng
ngày” - DanSo.org. [online] Available at: https://danso.org/viet-nam/.
[Accessed 30 Apr. 2022].
5. Gartrell, N. and Bos, H. (2010). US National Longitudinal Lesbian
Family Study: Psychological Adjustment of 17-Year-Old
Adolescents. Pediatrics, [online], 6/5/2022

6. Hoàng Hải (2022). “Cả nước có 157.000 trẻ em mồ côi, không nơi nương
tựa”. [online] Vnmedia.vn. Available at: https://vnmedia.vn/dan-
sinh/201902/ca-nuoc-co-157000-tre-em-mo-coi-khong-noi-nuong-tua-
626657/ [Accessed 30 Apr. 2022].
7. Hà Trung Hiếu(2021), LGBT-Một quốc gia ẩn dấu, NXB Thế Giới, Nhã
Nam phát hành.
8. TS BS Mariam Kaufinan(2014), Vài lời với cha mẹ có con là đồng tính,
in trong “Giới, tính dục trong cuộc sống muôn màu”, NXB Tri Thức.
9. TS Nguyễn Thu Nam (2012). “Xu hướng và tác động xã hội của hôn
nhân cùng giới: Xu hướng thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)


lOMoARcPSD|20720503

Nam” [online] THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ. Available


at: https://phapluatdansu.edu.vn/2012/10/09/17/28/09-10-2012/ [Accesse
d 30 Apr. 2022].
10.NGÔ THỊ THANH THÚY(2014), “Kết hôn đồng giới theo pháp luật một
số quốc gia”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
11.Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Tiến Lập, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn
Ngọc Hà, Trần Ngọc Khánh Linh, Đỗ Hoàng Phúc, Nhâm Thị Thanh
Huyền, Phạm Thị Thanh Luyến(2015); “Quyền nuôi con nuôi của người
đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam – Thực trạng và
Khuyến nghị”.

Downloaded by Trung Hi?u ?inh (hieu0919981407@gmail.com)

You might also like