MAU BAI THUYETTRINH

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

UBND THÀNH PHỐ MỸ THO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày 18 tháng 02 năm 2020

BÀI THUYẾT TRÌNH


Giải pháp “Tăng cường cảm giác thoải mái cho trẻ khi tham gia các hoạt
động chơi, học”

- Họ và tên giáo viên dự thi: Lê Thị Tuyết


- Đơn vị: Trường Mầm non Hoa Hồng

NỘI DUNG
1./ Lý do:
- Với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc và dạy dỗ các cháu lớp Mầm tôi nhận
thấy trẻ chưa được thật sự thoải mái khi tham gia các hoạt động, đa số trẻ rất
nhút nhát, sợ sệt khi cô trò chuyện hay yêu cầu trẻ tham gia hoạt động nào đó…
Qua khảo sát cho thấy số lượng trẻ tập trung chú ý khi tham gia hoạt động là 19
bé trên tổng số 36 bé (đạt 52,7%) ; số trẻ có hứng thú tham gia trong giờ học rất
thấp 12 bé trên tổng số 36 bé ( đạt 33,3%), số trẻ mạnh dạn, tự tin là 10 bé trên
tổng số 36 bé ( đạt 27,3%)
- Khi chúng ta bắt đầu vào một việc nào đó, nếu chúng ta cảm thấy hứng thú thì
chúng ta sẽ tập trung vào hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều, đối với trẻ mầm
non đặc biệt là trẻ lớp Mầm. Việc trẻ đến lớp có được vui vẻ, thoải mái, được
tham gia hoạt động theo nhu cầu, khả năng và sở thích hay không, điều này có ý
nghĩa quan trọng đến việc trẻ học được gì và trẻ được phát triển như thế nào. Đó
là vần đề tôi quan tâm và đã thực hiện thành công “giải pháp để tăng cường cảm
giác thoải mái cho trẻ khi tham gia các hoạt động chơi, học”
- Thuận lợi: nhận được sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường, đồng nghiệp
làm chung lớp; cở sở vật chất của trường, lớp đầy đủ; trình độ chuyên môn kinh
nghiệm của bản thân; sự nhiệt tình, tin tưởng của nhiều phụ huynh
- Khó khăn: Khi chấp nhận để trẻ hoạt động thoải mái chắc chắn lớp học sẽ trở
nên không có nề nếp, rất khó quản lí. Áp lực phía giáo viên, số lượng trẻ đông
36 trẻ, lớp chỉ có 2 cô, trẻ lớp mầm còn nhỏ, tâm lí trẻ thay đổi do còn “khủng
hoảng tuổi lên 3” nên rất bướng và hiếu động, vài trẻ chưa biết tự phục vụ bản
thân cô phải làm giúp..,cô không có thời gian nhiều để tìm hiểu, kiên nhẫn với
trẻ. Buồn nhất là vẫn còn một số phụ huynh có suy nghĩ chưa đúng về công việc
của cô, xem cô như bảo mẫu, họ nghĩ trẻ còn nhỏ cô chỉ giữ chứ không có dạy
dỗ gì.. Phần lớn phụ huynh quan tâm nhiều đến khâu chăm sóc trẻ đến lớp có ăn
được không, ngủ được không, có bị bạn đánh, bạn cắn không...chẳng quan tâm
nhiều đến con mình học được những gì và học như thế nào

2./ Giải pháp:


- Giải pháp 1: Quan tâm cảm xúc, tâm lý của từng cá nhân trẻ khi đến lớp
thông qua các hoạt động giáo dục ở lớp
- Giải pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp hấp dẫn trẻ
- Tôi tâm đắc nhất là giải pháp 1: Quan tâm cảm xúc, tâm lý của từng cá
nhân trẻ khi đến lớp thông qua các hoạt động giáo dục ở lớp
Sau hơn 2 tháng nghỉ hè, ngày lần đâu tiên đi học, các bé phải tiếp xúc
với môi trường mới, cô giáo mới, khung cảnh, các góc sinh hoạt… mới. Tất cả
đều lạ lẫm, xa lạ, khiến cho bé không thỏai mái, đa số các bé có tâm trạng rụt
rè, sợ sệt..có bé khóc, la hét, bỏ chạy ra khỏi lớp ..hiểu được tâm lí đó tôi và
đồng nghiệp cùng lớp đã ân cần, nhẹ nhàng đón trẻ, trò chuyện vui vẻ tạo cảm
giác an toàn, thoải mái cho các bé. Vào năm học tôi cố gắng nhớ tên các trẻ, đặc
điểm của từng trẻ một cách nhanh nhất để dễ trò chuyện và “làm thân” với các
bé. Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên bạn và tự xưng tên trong quá trình giao
tiếp. Trong giờ đón trả trẻ, tôi luôn nở nụ cười với trẻ tạo bầu không khí thân
thiện, cởi mở với trẻ
Tôi hay cùng trẻ đọc sách, xem tranh ảnh, xem tivi. Chuyện trò và đặt câu hỏi
về các nhân vật trong đó để giúp chúng bộc lộ cảm xúc của mình thông qua ánh
mắt, cử chỉ, điệu bộ. cùng trẻ đọc thơ, các bài đồng dao, bài hát hoặc chơi các
trò chơi dân gian nhằm tạo sự gắn bó, thân thiết,…Ví dụ trò chơi: mẹ con, thỏ
tắm nắng, chim mẹ chim con..Sử dụng các chú rối để giao tiếp, trò chuyện với
trẻ,..trẻ rất thích thú với cách giao tiếp thân thiện này. Ngoài giao tiếp với trẻ tôi
cũng cho trẻ tập làm quen với những người bạn để rèn luyện tính cởi mở, mạnh
dạn trong giao tiếp, trẻ chia sẻ đồ chơi, có nhóm bạn chơi thường xuyên thoải
mái khi chơi. Chẳng hạn sau khi hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tham gia vào hoạt
động nào đó, tôi sẽ tham gia cùng trẻ để quan sát trẻ nào thưc hiện được, trẻ nào
yếu chưa làm được để giúp đỡ trẻ đó với thái độ vui vẻ và kiên trì, không chê bai
trẻ, luôn động viên trẻ lạc quan, tự tin vào bản thân ví dụ: cái này chẳng có gì
khó, con nhất định làm được, lần sau chắc chắn con sẽ làm tốt hơn…. Ở lứa tuổi
này mọi lời nói, hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối
tâm lí sau này của trẻ. Vì thế mà vai trò giáo viên rất quan trọng, cô phải chuẩn
mực trong từng lời nói, hành động.
2
Thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động chơi, học: Trước
khi bắt đầu vào tiết học hoặc bất kỳ hoạt động nào, tôi thường khơi gợi sự thích
thú của trẻ bằng những tràng pháo tay, bài hát cải biên nhộn nhịp, sử dụng câu
đố, câu vè kết hợp gõ song lang, sử dụng rối, ảo thuật, giả nhân vật, giả tiếng
kêu con vật…là những thủ thuật mà tôi hay sử dụng để lôi cuốn trẻ vào hoạt
động hoặc gây hứng thú cho trẻ khi nói trước những thông tin về phần thưởng
mà chúng sẽ được nhận. Chẳng hạn như khi cho trẻ tô màu một bức tranh, tôi
khuyến khích: “Nếu bạn nào tô màu bức tranh đẹp và nhanh nhất, cô sẽ có phân
thưởng là một chiếc xe đồ chơi, chúng ta cùng bắt đầu thôi nào”. Với sự gợi ý
đầy hấp dẫn vơi trẻ như vậy, chắc chắn trẻ sẽ tập trung vào bức vẽ và cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Dạy trẻ mầm non thì không thể thiếu giáo cụ: tôi đầu tư vào giáo cụ, chọn
giáo cụ phải phù hợp với trẻ đa dạng, phong phú về hình dạng và màu sắc như
tranh, rối, vật thật, mô hình, âm nhạc, âm thanh vui nhộn, hiệu ứng hình ảnh
pp…
Tôi sử dụng nhiều trò chơi động, đưa câu hò vè vần điệu vào phần chuyển
tiếp tạo không khí học vui nhộn, thoải mái. Khi đặt câu hỏi cho trẻ tôi thường
đặt câu hỏi dạng mở để trẻ phải tư duy để có sự tương tác cô với trẻ, trẻ với trẻ.
Hoặc cùng một câu hỏi mà tôi có cách đặt khác nhau để trẻ trả lời.
Tôi thường tổ chức các trò chơi thi đua, động viên, khen ngợi trẻ… các trò
chơi hay hoạt động cũng được tôi đổi mới liên tục để các bé không có cảm giác
nhàm chán khi tham gia.Xen kẽ giữa các giờ học, tôi tổ chức chơi các trò chơi
vận động theo nhóm, hoặc ra ngoài tham gia các hoạt động xung quanh sân
trường như chăm sóc cây, múa hát.
Phong cách thay đổi linh hoạt, nhanh nhẹn, hài hước. Giọng nói diễn cảm,
biết thay đổi cường độ to nhỏ, lúc nhanh lúc chậm, biểu cảm ánh mắt, nét mặt,
điệu bộ của cô cũng tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn cho trẻ..
Với những trẻ hiếu động, mất tập trung tôi thường xuyên gọi tên bé, cho bé
ngồi gần tôi để dễ quản lí bé. Mạnh dạn, tin tưởng giao nhiệm vụ cho bé thực
hiện
Tôi luôn cố gắng tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”, trẻ đến lớp với tâm trạng vui vẻ, thoải mái,
trẻ ham thích đến lớp, yêu cô mến bạn
3./ Hiệu quả:
+ Đối với trẻ: Kết quả đạt được rất đáng mừng: Tỉ lệ chuyên cần của lớp đạt tỉ lệ
cao; tất cả các trẻ đều ham thích đi học, vui vẻ đến lớp . Sự tập trung chú ý của
trẻ khi tham gia hoạt động tăng lên 33 trẻ trên tổng số 36 đạt 91,6%; trẻ hứng
thú trong giờ học 30 trên tổng số 36 đạt 83,3%, trẻ mạnh dạn, tự tin đạt 20 trên
tổng số 36, đạt 55,5%.
3
+ Đối vơi bản thân: thoải mái hơn trong lúc giảng dạy và mạnh dạn sáng tạo vận
dụng cái mới, trò chuyện với trẻ nhiều hơn vì thế trẻ cảm thấy được yêu thương,
cô cũng yêu trẻ nhiều và cũng yêu nghề hơn.
+ Đối với đồng nghiệp: chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp cho các bạn, qua các phần
mềm zalo, fb, dạy hội giảng
+ Đối với phụ huynh, cộng đồng: Phụ huynh vận dụng giải pháp cho trẻ ở nhà
tạo cảm giác thoải mái khi cho trẻ ăn, dạy tự phục vụ bản thân, dạy trẻ học
+ Sức lan tỏa tại trường và các đơn vị bạn...: dạy cho sinh viên dự giờ
4/ Kết luận
Quan tâm đến cảm xúc, tâm lý của từng các nhân trẻ kết hợp tốt với việc
tạo môi trường trong và ngoài lớp hấp dẫn là cách để tăng cường cảm giác thoải
mái cho trẻ lôi cuốn trẻ ham thích đến lớp, giúp trẻ có hứng thú, mạnh dạn tự tin
tham gia vào các hoạt động có hiệu quả. Nụ cười vui vẻ, ánh mắt hồn nhiên, sự
tiến bộ, phát triển từng ngày của trẻ là niềm vui, là động lực để cô giáo còn yêu
nghề, còn mến trẻ và còn tích cực tìm tòi, sáng tạo, vận dụng cái mới cái hay
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ được phát triển trong môi trường tốt
nhất.

HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Ban giám khảo hội thi;
- Lưu: VT.

Nguyễn Thị Thùy Lan

You might also like