THƠ 8 CHỮ- CHIỀU THU QUÊ HƯƠNG- HUY CẬN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chiều thu quê hương ( Huy Cận)

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá.


Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm!
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
Ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
( https://www.thivien.net/) Cẩm Phả, 9-1958
* Bài thơ này được trích trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng", xuất bản năm 1958.
Bài thơ miêu tả cảnh đẹp nên thơ, yên bình của buổi chiều thu khi đất nước đã
sạch bóng quân thù.
Câu 1. Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ “ Chiều thu
quê hương”.
Câu 2. Bài thơ là lời của ai? Bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào?
Câu 3. Liệt kê các hình ảnh xuất hiện trong bài thơ.Em ấn tượng với 2
Câu 4. Mạch cảm xúc của bài thơ được phát triển như thế nào?
Câu 5. Nêu chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ chiều thu quê hương
Câu 6. Bài thơ có những biện pháp tu từ nào? Nêu cảm nhạn về câu thơ có sử dụng
một trong các biện pháp tu từ đó.
Câu 7. Những cảm xúc, ấn tượng chung của em về bài thơ này.
Câu 8. Em hiểu như thế nào về câu thơ:
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá.
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ...
[ ...]
Câu 9. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ trên.
Câu 10. Viết đọan văn phối hợp khoảng 15 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp
của thiên nhiên, con người, quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ. Trong
đoạn có câu phủ định, phép lặp.

1
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
- Bài thơ không hạn chế về số lượng dòng, không chia khổ và mỗi dòng có 8 tiếng.
Các dòng thơ được ngắt nhịp linh hoạt.
Câu 2
- Bài thơ là lời của chủ thể nhân vật trữ tình xưng “tôi”, bày tỏ cảm xúc yêu mến,
tự hào trước vẻ đẹp của khung cảnh chiều thu với biết bao hình ảnh gần gũi, bình
dị thân quen ở nơi làng quê.
Câu 3. Các hình ảnh xuất hiện trong bài thơ:
- Lá trúc, lá mía, mái rạ, hoa mướp, giếng nước, trời xanh, hàng cau, vồng khoai
lang, nắng tơ vàng, gà mẹ xòa cánh ấp cánh, đống gạch son, hố vôi trắng...
- Hs nêu hình ảnh mình ấn tượng và đưa ra lí do giải thích hợp lí.
( Chẳng hạn: Hình ảnh gà mái mẹ xòe cánh ấp con là hình ảnh đặc trưng nơi
làng quê, gợi liên tưởng tình cảm chở che bao dung của người mẹ và không
khí hạnh phúc, quấn quýt đông vui của một gia đình....)
Câu 4. Sự phát triển của mạch cảm xúc trong bài thơ:
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Ban đầu là những cảm xúc ngỡ ngàng, trân trọng, yêu
mến... trước vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên chiều thu nơi quê hương. Tác giả
say sưa quan sát, chiêm ngưỡng từng hình ảnh, từng chuyển động và từng âm
thanh của tạo vật, thiên nhiên, đất trời...Sau đó cảm xúc lắng đọng lại ở niềm tự
hào, niềm tin yêu, tin tưởng vào một tươi lai tươi sáng của đất nước đang trên đà
thay da đổi thịt.
Câu 5. Chủ đề của bài thơ:
- Thể hiện cảm xúc tự hào, yêu mến trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con
người trong một buổi chiều thu.
- Căn cứ vào nhan đề, mạch cảm xúc, các hình ảnh thơ...
Câu 6. Các biện pháp tu từ trong bài thơ:
- So sánh (Tiếng lao xao như ai ngả nón chào; Hoa mướp cuối mùa vàng rực như
sao, Hút nắng tơ vàng như những đài cao, Náo nức như triều, êm ả như ru...)
- Nhân hóa ( Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ; Vồng khoai lang xoè lá ra nằm
sưởi; Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng; Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con;
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
- Liệt kê : tác giả liệt kê các hình ảnh của thhieen nhiên, con người trong buổi
chiều thu.
* Hs lựa chọn biện pháp tư từ và nêu cảm nhận về tác dụng...
- Ví dụ: Biện pháp so sánh thể hiện ở câu thơ: "Tiếng lao xao như ai ngả nón
chào". Hình ảnh này mang lại cho ta cảm giác gần gũi, thân thiết, khi nhà thơ so
sánh tiếng lao xao của lá như là hành động của một người đang ngả nón chào. Điều
này không chỉ làm cho khung cảnh trở nên sống động, mà còn thể hiện sự kính
trọng, mến khách trong văn hóa Việt Nam. Nó gợi lên hình ảnh của một buổi chiều
thu yên bình, nơi mọi sự vật đều hòa vào nhau, tạo nên một bức tranh quê đẹp đẽ,
thân thuộc với bất kỳ ai đã từng sống hoặc yêu mến cuộc sống làng quê Việt Nam.
Câu 7.
2
- Cảm xúc, ấn tượng của bản thân: Là một bài thơ viết về đề tài mùa thu nhưng tác
giả Huy Cận đã lựa chọn những hình ảnh rất thân quen, gần gũi, bình dị nơi làng
quê Việt Nam để bộc lộ cảm xúc yên mến tha thiết của mình trước vẻ đẹp của thiên
nhiên. Từ đó nhà thơ cũng thể hiện niềm tin vào sự phát triển của đất nước mình
trong tương lai... Đọc bài thơ tâm hồn ta càng thêm thư thái và nhệ nhàng. Ta càng
trân quý hơn những thứ giản dị, gần gũi quanh mình...
Câu 8.
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá.
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ...
[...]
Câu thơ giản dị và đẹp như vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên đất trời. Một chiều thu
trong vắt của bầu trời, của cảnh vật và đẹp đến nao lòng. Màu xanh của trời, xanh
của vườn tược, cây cối. Bằng biện pháp nhân hóa hình ảnh lá trúc hiện lên thật
sống động. Cây trúc mềm mại với những cành lá xanh đang lả lướt đu đưa theo
gió thu. Tác giả tưởng tượng như nó đang nô đùa trong chiều thu vàng sắc nắng.
Và hình ảnh lá mía với màu xanh nhung mềm mại như đang rì rào quạt vào mái
rạ...Tất cả hiện lên thật đẹp với đầy đủ màu sắc, âm thanh... Đọc câu thơ mà ta thấy
chất chưa biết bao tâm tình, cảm xúc của người nghệ sĩ...
Câu 9.
- Tình cảm yêu mến, say sưa, ngây ngất chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh chiều thu
quê hương. Con người và thiên nhiên như đang rộn ràng, tất bật chuẩn bị cho một
cuộc sống mới với bao niềm tin yêu và cả những thử thách đợi chờ phía trước...
- Tác giả say mê ngợi ca về đẹp của thiên nhiên, ngợi ca cuocj sống của con người
và niềm tin tưởng mãnh liệt vào mọt ngày mai đất nước sẽ thay da đổi thịt và ngày
càng phát triển...
Câu 10.
Bằng những câu, từ, hình ảnh trong trẻo, giọng điệu thơ tha thiết, đắm say nhà
thơ đã làm nổi bật được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.
Khi đất trời vào thu thiên nhiên, cảnh vật nơi làng quê hiện lên vừa giản dị mà
cũng rất tươi tắn, rực rỡ: đó là vườn tược với cây lá xanh tươi, mỡ màng tràn đầy
nhựa sống, là sự sum vầy, ấp cúng, hạnh phúc được gợi ra qua hình ảnh đàn
gà...Biết bao điều kì diệu của cuộc sống đang chờ đợi phía trước. Đất nước mình sẽ
mỗi ngày một phát triển và tươi đẹp hơn...

You might also like