Bài-Tiểu-luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Danh sách sinh viên thực hiện:

STT Mã sinh viên Tên sinh viên Phần thực hiện


1 22100423 Phạm Thị Thu Thảo Chương 1,2
2 22100406 Phạm Thị Phương Linh Chương 3,8
3 22100415 Nguyễn Thị Cẩm Nhài Chương 4
4 22100427 Nguyễn Ngọc Tuân Chương 5
5 22100421 Nguyễn Đức Thành Chương 6
6 22100405 Lê Thị Liên Chương 7

Lời cảm ơn.


Đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến trường Đại học Y dược-
ĐHQG Hà Nội đã đưa môn Truyền thông giáo dục sức khỏe y đức vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ
môn - Thầy Mạc Đăng Tuấn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu
cho chúng em trong thời gian qua.Trong thời gian tham gia lớp học của
thầy, em đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích, tinh thần học tập
hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những hành trang tuyệt vời để
em có thể vững bước sau này.
Bài giảng Lập kế hoạch và quản lí hoạt động truyền thông giáo dục
sức khỏe là một bài giảng thú vị và vô cùng bổ ích, có tính thực tế cao. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù, chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài
làm khó thiếu những sai sót và còn nhiều chỗ chưa chính xác, kính mong
thầy xem xét và góp ý để bài làm chúng em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc.

1
MỤC LỤC.
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….....1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………...….4
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN TRUYỀN THÔNG…………….....5
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẦN TRUYỀN THÔNG………………....7
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CHO
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG……………………………………….8
1. Đối tượng đích ……………………………………………………………..8
2. Mục tiêu……………………………………………………………………10
2.1. Khái niệm về mục tiêu TT-GDSK……………………………………
2.2. Xác định mục tiêu………………………………………………….
2.2.1. Mục tiêu chung …………………………………………….
2.2.2. Mục tiên cụ thể ……………………………………………..
3. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu. ………………………………
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CẦN TT-GDSK …………………………………
1. Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu...…..
1.1. Đặc điểm tăng trưởng của học sinh Tiêu học………………………….
1.2. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng ở học sinh
Tiểu học…………………………………………………………………………….
1.3. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho học sinh Tiểu hoc…..
1.3.1. Nhu cầu năng lượng……………………………………………
1.3.2. Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh Tiểu học…………………….
2. Thực trạng hiện nay………………………………………………………..
2.1. Tình hình thế giới …………………………………………………..
2.2. Tình hình Việt Nam………………………………………………….
3. Béo phì là gì ? Cách xác định thừa cân, béo phì…………………………….
3.1. Định nghĩa…………………………………………………………….
3.2. Phân loại………………………………………………………………
3.2.1. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học…………………………..
3.2.2. Phân loại dựa theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo
phì………………………………………………………………………………
3.2.3. Một số loại béo phì khác …………………………………..
3.3. Cách xác định thừa cân, béo phì……………………………………
4. Một số tác hại của bệnh béo phì …………………………………………..
4.1. Tác động tâm lý vì vóc dáng quá khổ ………………………………
4.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh về xương …………………………………….

2
4.3. Mắc các bệnh về tim mạch……………………………………….
4.4. Gây ra bệnh tiểu đường ………………………………………………..
4.5. Gây ra bệnh lý về tiêu hóa …………………………………………..
4.6. Suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng tới đường hô hấp…………………
4.7. Tăng nguy cơ gay ung thư…………………………………………
4.8. Tăng khả năng vô sinh ……………………………………………
5. Nguyên nhân, Triệu chững, cách điều trị…………………………………….
5.1. Nguyên nhân……………………………………………………….
5.2. Triệu chứng ……………………………………………………………
5.3. Cách điều trị …………………………………………………………
6. Những lưu ý để phòng tránh, hạn chế béo phì……………………………….

CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP


1. Nguồn lực ……………………………………………………………………
1.1. Nguồn lực ………………………………………………………..
1.2. Nguồn kinh phí …………………………………………………….
1.3. Bảng đự kiến kinh phí ………………………………………………
1.4. Cơ sở trang thiết bị …………………………………………………..
1.5. Thời gian, địa điểm…………………………………………………….
2. Phương pháp TT-GDSK……………………………………………………
2.1. Phương pháp trực tiếp……………………………………………….
2.2. Phương pháp gián tiếp……………………………………………….
3. Phương tiện truyền thông…………………………………………………
CHƯƠNG 6: THỬ NGHIỆM TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN TT-GDSK …….
1. Mục đích của việc thử nghiệm……………………………………………
2. Tiến hành thử nghiệm……………………………………………………..
3. Phân tích kết quả thử nghiệm và đi đến sử dụng …………………………..
CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ ……
1. Tên chương trình ………………………………………………………….
2. Mục tiêu ………………………………………………………………….
3. Bản kế hoạch ………………………………………………………………
CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH TT-GDSK …….

1. Đánh giá hiệu quả …………………………………………………………


2. Đánh giá quá trình ………………………………………………………….

TỔNG KẾT …………………………………………………………………..


3
DANH MỤC VIẾT TẮT.
Từ viết tắt Từ nghĩa Tiếng Anh Từ nghĩa Tiếng Việt
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
BP Béo phì
CLCS Chất lượng cuộc sống
CSHQ Chỉ số hiệu quả
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTV Điều tra viên
HA Huyết áp
Hatt Huyết áp tâm thu
Hattr Huyết áp tâm trương
HCCH Hội chứng chuyển hóa
IDF International Diabetes Federation Hội Đái tháo đường
Quốc tế
IOTF International Obesity Task Force Tổ chức chuyên
trách béo
TC Thừa cân
TCBP Thừa cân, béo phì
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

4
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN TRUYỀN THÔNG.

Béo phì là một bệnh lý đang ngày càng phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên, tỉ lệ
mắc đã tăng gấp đôi so với 30 năm trước và là một trong những lý do phổ biến nhất
khi thanh thiếu niên đến khám tại các cơ sở y tế. Mặc dù ít hơn một phần ba số
người lớn mắc bệnh béo phì bị béo phì khi còn là thanh thiếu niên, nhưng hầu hết
thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành.

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị được tiếp cận, điều trị béo phì còn nhiều
khó khăn, và tỷ lệ thành công lâu dài vẫn còn thấp.
Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng lượng giữa
lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng
sử dụng lượng thức ăn năng lượng cao có nhiều chất béo, giảm hoạt động thể lực,
thói quen ăn uống/sinh hoạt không hợp lý và đô thị hóa... là những yếu tố nguy cơ
đối với thừa cân, béo phì .

Thừa cân, béo phì ở trẻ em thường đi đôi với các bệnh kèm theo và tiếp tục gây
thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành ảnh hưởng tới sức
khỏe, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (tim mạch, ĐTĐ tuýp 2, tâm
thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ...), dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong. Điều
trị thừa cân, béo phì khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả nhưng có thể
phòng ngừa, do đó phòng ngừa được thừa cân, béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm
giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
không lây có liên quan đến thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế .

Tuổi học đường và giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích
lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất, thể lực nhanh
và giới tính ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do đó, nghiên cứu về thừa cân, béo
phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau
này.

Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực
Đông Nam Á đang trong thời kỳ chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong khi tình
trạng SDD thấp còi vẫn còn cao, đang nằm trong số 20 nước có số lượng trẻ SDD
thấp còi cao nhất thế giới, thì số người TCBP đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở
các đô thị. Trước năm 2000, hầu như chưa có TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi, sau 10
năm (2000-2010), tỉ lệ TCBP đã tăng gấp 3 lần ở người trưởng thành, gấp 9 lần ở
trẻ dưới 5 tuổi (từ 0,68% tăng lên 5,6%).

5
Tỉ lệ và tốc độ gia tăng TCBP ở học sinh tiểu học khác nhau giữa các vùng, đặc
biệt là các thành phố lớn, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng điều tra toàn quốc
năm 2010, tỉ lệ TCBP ở trẻ từ 5 – 19 tuổi tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là 9%,
miền Trung là 13,4%, Đông Nam Bộ là 23,3%.

Vì vậy, việc TT-GDSK về tình trạng béo phì ở lứa tuổi 6-11 là vô cùng cần thiết.

6
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẦN TRUYỀN THÔNG.

Các tiêu chuẩn cần xét Bệnh Ung thư cổ Bệnh tả Bệnh cúm
béo phì tử cung
1.Mức độ phổ biến của 5 4 2 4
vấn đề
2.Mức độ trầm trọng 5 5 3 4
của vấn đề.
3.Ảnh hưởng của vấn 5 4 2 2
đề tới cuộc sống hàng
ngày
4.Ảnh hưởng của vấn 4 4 3 3
đề đến xã hội
5.Có xu hướng diễn 3 3 2 2
biến phức tạp
6. Đã có phương tiện 4 4 4 4
kỹ thuật giải quyết
7..Được cộng đồng 4 5 3 3
quan tâm đặc biệt
8.Kinh phí chấp nhận 5 5 5 5
được
Tổng điểm 35 34 24 27
Hiện nay nguồn lực cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như
nguồn lực cho các hoạt động TTGDSK trên địa bàn huyện ….nói riêng của chúng ta
còn rất hạn hẹp.Trên thực tế có rất nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật cần được TT-
GDSK cho cộng đồng và phổbiến nhất hiện nay trên cả tỉnh là: Bệnh béo phì,Ung
thư cổ tử cung,Bệnh tả,Bệnh cúm. Chính vì có nhiều vấn đề cùng lúc nên chúng ta
cần chọn vấn đề thiết yếu và quantrọng nhất dựa vào một số tiêu chuẩn và xem xét
thực tế để cho điểm từng tiêu chuẩn. Từ cơ sở đã nêu lên ở trên chúng ta có bảng
sau dựa trên sự đánh giá của người dân trên cả tỉnh để nhận xét mức độ cấp thiết
của từng vấn đề với thang điểm từ 0 đến 5 như sau:

Chú ý: Từ tiêu chuẩn từ 1 đến 5, vấn đề nào diễn biến càng xấu điểm càng cao
và ngược lại.. Sau khi đã thực hiện được bảng đánh giá trên, dựa vào tổng điểm từng
vấn đề thì có thể thấy vấn đề về béo phì đang được quan tâm và có mức độ cấp thiết
lớn nhất. Vì vậy bệnh béo phì sẽ được ưu tiên TT-GDSK trước tiên.

7
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH VÀ MỤC
TIÊU CHO CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG.

1.ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH.

Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa kéo theo những
thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã ảnh hưởng không ít đến tình trạng dinh
dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, béo phì ở trẻ em đang là một trong những vấn
đề sức khỏe ưu tiên trong chiến lược y tế. Bệnh béo phì là một trong “tứ chứng nan y”
loài người, dẫn đến các bệnh tật khác như: tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương
khớp.

*Trẻ em từ 6-11 tuổi:

Bên cạnh tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao thì số trẻ em bị béo phì
cũng đang gia tăng ở mức báo động. Trẻ em thường bị béo phì là do:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu vận động.

+ Trẻ em đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa
nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước
ngọt và thức ăn nhanh.
+ Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và
khoáng chất.
+ Thiếu vận động thể chất.

- Trẻ em đang sống trong môi trường nguy cơ béo phì:

Môi trường nguy cơ béo phì là môi trường thúc đẩy việc tiêu thụ các thực
phẩm, đồ uống giàu năng lượng, thiếu dinh dưỡng, hoặc môi trường có xu hướng làm
giảm hoạt động thể chất, gia tăng hành vi tĩnh tại.

- Di truyền từ bố mẹ: Một số trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn bạn bè
đồng trang lứa do yếu tố gen di truyền. Những trẻ này thừa hưởng gen béo phì từ bố
mẹ, dẫn đến cơ thể rất dễ tăng cân.

- Bé bị hội chứng thèm ăn; bị rối loạn nội tiết tố.

8
- Ba mẹ quá nuông chiều cho xem ti vi nhiều lười vận động; ngoài ra sự thiếu
kiến thức về dinh dưỡng, dinh dưỡng không hợp lý cũng sinh ra béo phì ở trẻ. Qua
trao đổi với phụ huynh, nhiều người cho rằng: “Trẻ nhỏ có mũm mĩm, mập mạp thì
mới dễ thương”

BỆNH DO BÉO PHÌ GÂY RA.

 Gan nhiễm mỡ: Trẻ bị béo phì tần suất gan nhiễm mỡ cũng tăng nhanh. Gan
nhiễm mỡ do béo phì được công nhận là một bệnh lý gan mãn tính ở trẻ em. Nó bao
gồm những rối loạn từ thoái hóa mỡ đơn thuần cho đến viêm gan mỡ, là tình trạng
gan nhiễm mỡ nặng với các mức độ viêm và tổn thương tế bào gan khác nhau, có
thể tiến triển thành xơ gan, ung thư và suy gan.
 Suy giảm mô não: U não, tổn thương não sau phẫu thuật, chấn thương sọ
não, hoặc do sử dụng thuốc kéo dài (corticoid, depakine). Các vấn đề sức khỏe thực
thể này kích thích cảm giác thèm ăn hoặc làm rối loạn trung tâm điều hòa ăn uống
khiến cân nặng của trẻ tăng cao khó kiểm soát.
 Bệnh tim mạch: Tăng mỡ máu - Cholesterol máu, lipid máu; tăng huyết áp;
bệnh lý mạch vành; tai biến mạch máu não;
 Sỏi mật: Béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật ở trẻ em và gấp 3 - 4 lần so với
người bình thường. Nguy cơ này càng cao khi tình trạng béo bụng tăng;
 Bệnh đái tháo đường: M1 macrophages và các adipokines viêm như TNF,
IL-6 trong gây đề kháng insulin là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường type
2 ở trẻ em.
 Bệnh lí đường hô hấp: Hoạt động cơ hoành khí phế quản của trẻ bị béo phì
thường hạn chế do mỡ bám, thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ.
 Bệnh lí đường tiêu hóa: Béo phì khiến mỡ bám vào các quai ruột gây táo
bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các sản phẩm độc hại dễ sinh ung thư
đại tràng.
 Suy giảm trí nhớ: Trẻ em sẽ kém thông minh hơn trẻ bình thường
 Bệnh tâm lí: Trẻ bị béo phì thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày khiến
trẻ dễ mắc các bệnh trầm cảm. Khi đó, trẻ sẽ không giao thiệp với bạn bè, kém tự
tin, giảm khả năng học tập…

 Tóm lại, với trẻ từ 6-11 tuổi . Giai đoạn này trẻ bắt đầu đến trường, vì vậy
bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn quá nhiều chất ngọt và
chất béo. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động có
lợi cho sự phát triển chiều cao như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chơi đá bóng,…mỗi ngày.

9
2. MỤC TIÊU.

2.1. Khái niệm về mục tiêu TTGD-SK


Mục tiêu giáo dục sức khỏe là những mong đợi về thay đổi kiến thức, thái độ và
hành vi sức khỏe cụ thể ở đối tượng được giáo dục sức khỏe (đối tượng đích) trong
một giai đoạn thời gian nhất định, trong đó mục tiêu thay đổi hành vi là quan trọng
nhất. Những thay đổi hành vi sẽ dẫn đến những thay đổi về tình hình sức khỏe và bệnh
tật của đối tượng được giáo dục sức khỏe.

2.2. Xác định mục tiêu.

2.2.1. Mục tiêu chung


Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường từ 6-11 tuổi tại
khu vực cộng đồng dân cư với biện pháp can thiệp bằng mô hình giáo dục truyền
thông.
Bệnh béo phì ở trẻ em đang là vấn đề toàn cầu với mức độ tăng nhanh đáng kể
hàng năm. Nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về bệnh béo phì, nên vô tình khiến
các bé bị béo phì và không biết cách giải quyết như thế nào. Chính vì vậy, bố mẹ cần
có những nắm bắt một cách đúng đắn về sự phát triển của bé và làm giảm nguy cơ béo
phì phổ biến hiện nay.
Tăng cường truyền thông về bệnh béo phì và các nguy cơ mắc bệnh mà bệnh béo
phì gây nên. Bố mẹ, giáo viên và những người thân xung quanh trẻ nhỏ, cần tìm hiểu
kĩ càng và quan tâm về mức độ, khẩu phần ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt, vận
động của con em mình.
Theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại gia đình và trường học
đẻ phát hiện sớm dấu hiệu béo phì để xử lý kịp thời. Cần có chế độ ăn uống và khoa
học, lành mạnh và đừng quên cho trẻ vận động thường xuyên để phòng tránh bệnh béo
phì.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể


1. Xác định tỷ lệ béo phì ở trẻ em tuổi học đường (6-11 tuổi) tại cộng đồng dân
cư.

2. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì ở
trẻ em từ 6 -11 tuổi.

3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình giáo dục truyền thông dinh dưỡng
phối hợp Y tế, nhà trường, gia đình thông qua hoạt động nhóm “Sao đỏ hình thể đẹp”,
nhóm “Sức khỏe hình thể đẹp” .
10
3.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.

Tầm quan trọng của mục tiêu, hay nói cách khác chính là những lợi ích mà
việc thiết lập mục tiêu mang lại cho chính bạn. Một số người cảm thấy việc đặt mục
tiêu đưa họ vào một khuôn khổ gò bó, khiến họ bỗng trở nên áp lực với những gì
mình đặt ra. Tuy nhiên một khi bạn đặt ra mục tiêu và nỗ lực hoàn thành, bạn sẽ:

 Biết được kỳ vọng về chính mình trong tương lai


 Vạch rõ lộ trình hoàn thành, nhờ vậy, rút ngắn tối đa thời gian phấn đấu,
không lãng phí thanh xuân của bạn.
 Không bị xao nhãng bởi quá nhiều điều diễn ra xung quanh bạn mỗi ngày
 Duy trì niềm tin, nhiệt huyết phấn đấu trong mọi khía cạnh cuộc sống.Các
mục tiêu không chỉ ảnh hưởng hành vi của bạn, hiệu suất công việc của
bạn, mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý, huy động năng lượng
tối ưu thôi thúc sự nỗ lực trong bạn.
 Tóm lại : Hoàn thành mục tiêu, giúp bạn có thêm sức mạnh và động lực để phấn
đấu cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Nhưng nếu không hoàn thành như mong
đợi, tâm lý tiêu cực cũng sẽ xuất hiện, khiến bạn rụt rè và mất niềm tin vào bản
thân.

11
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CẦN TT-GDSK

1. ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CỦA ĐỐI


TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.1.Đặc điểm tăng trưởng của học sinh Tiểu học.

 Tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn lên và phát triển, quá
trình lớn lên là chỉ sự tăng về khối lượng, thể tích, kích thước do sự tăng sinh và phì
đại của tế bào, quá trình phát triển là sự biệt hóa về hình thái và sự trưởng thành,
hoàn thiện về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Có hai chỉ số đánh
giá về tăng trưởng (nhóm các chỉ số về nhân trắc như cân nặng, chiều cao, chu vi
các vòng, tuổi xương; nhóm các chỉ số trưởng thành như lông mu, vú, tuổi xuất hiện
kinh nguyệt hoặc xuất tinh lần đầu). Trong dinh dưỡng, đánh giá tăng trưởng ở học
sinh tiểu học thường tập trung vào 2 chỉ số chính đó là cân nặng và chiều cao.
- Học sinh tiểu học trải qua hai cột mốc quan trọng của quá trình tăng trưởng
và phát triển, đó là giai đoạn tiền dậy thì và vị thành niên. Đặc điểm nổi bật nhất của
thời kỳ này là có sự tác động của hormone tăng trưởng, hormone này kích thích tăng
chiều dài ở xương. Hàm lượng hormone này tăng lên ở tuổi tiền dậy thì và bên cạnh
vai trò kích thích tăng trưởng còn có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa Protein, Lipid
và Glucid. Tăng cường hoạt động thể lực sẽ kích thích tổng hợp yếu tố tăng trưởng
IGF - 1 có vai trò đối với tăng trưởng. Do đó, đây là thời điểm vàng để đẩy tốc độ
tăng trưởng đạt được ngưỡng tối ưu nhất, và quan trọng hơn nữa, theo các nhà nhân
trắc học và dinh dưỡng học đây cũng là giai đoạn để “tăng trưởng bù” đối với những
trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao ở thời gian trước, đặc biệt là những trẻ bị
suy dinh dưỡng (SDD) thời kỳ thơ ấu. Có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của trẻ em đó là: di truyền, môi trường (dinh dưỡng), nội tiết, bệnh tật và
khuynh hướng thời gian.

1.2. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng ở học sinh
tiểu học.
- Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của trẻ ngay từ khi
trẻ còn trong bào thai, thậm chí một số nghiên cứu cho rằng tình trạng dinh dưỡng
của người mẹ trước khi mang thai ảnh hưởng tới cân nặng và chiều dài sơ sinh của
trẻ . Thiếu ăn hay thừa ăn (thừa về số lượng, thiếu về chất lượng) đều có thể gây

12
bệnh, một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý là cần thiết để con người sống khỏe
mạnh. Vì vậy, dinh dưỡng của một người cần được quan tâm ngay từ khi mang thai
đến khi trưởng thành, đặc biệt trong giai đoạn 1000 ngày vàng (từ khi mang thai đến
khi trẻ được 2 tuổi), đây là cơ hội vàng để tác động vào tăng trưởng, đặc biệt là tăng
trưởng chiều cao của trẻ, giai đoạn này chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các
bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như SDD, thừa cân, béo phì
(TCBP), rối loạn chuyển hóa đường/mỡ, các bệnh tim mạch, huyết áp.... Học sinh
tiểu học là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình dậy thì - một trongnhững cơ hội để trẻ
tăng tốc về tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng về chiều cao. Do đó, giai đoạn này
trẻ không chỉ cần được cung cấp dinh dưỡng cân đối, hợp lý như như Protein,
Glucid, Lipid để đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng mà còn cần cung cấp đầy đủ,
cân đối các vitamin và chất khoáng; nếu cung cấp thiếu, không cân đối, không hợp
lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình dậy thì, đồng thời không phát triển được chiều cao tối
đa, gây tình trạng SDD thể thấp còi; ngược lại nếu cung cấp thừa sẽ gây ra tình
trạng TCBP và các bệnh lý kèm theo.

1.3.Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học.

1.3.1. Nhu cầu năng lượng.


- Năng lượng được sử dụng để tái tạo các mô và cơ quan, duy trì thân nhiệt,
tăng trưởng và cho hoạt động sống. Nhu cầu năng lượng của cơ thể chủ yếu nhằm
đáp ứng cho những tiêu hao năng lượng của cơ thể.
- Thiếu năng lượng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình tăng trưởng, trẻ sẽ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao so với quần
thể chuẩn của WHO, quá trình này là một trong các nguyên nhân dẫn đến SDD ở trẻ
em nói chung và trẻ tiểu học nói riêng. Ngược lại, dư thừa năng lượng cũng gây nên
ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và tăng trưởng ở trẻ, biểu hiện rõ rệt nhất của dư
thừa năng lượng là tình trạng TCBP và các bệnh mạn tính liên quan đến TCBP [19].

Protein:
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, cấu tạo nên các bộ phận của
cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng từ Protein cho học sinh tiểu học là chiếm
13 -20% so với tổng năng lượng khẩu phần [20].
Thiếu Protein gây ra biểu hiện lâm sàng bằng tình trạng chậm lớn. Suy dinh
dưỡng thể gầy còm là hậu quả của chế độ ăn thiếu Protein. Suy dinh dưỡng thể phù

13
thường do chế độ ăn quá nghèo về Protein mặc dù đủ Carbohydrate. Ngược lại,
thừa Protein sẽ gây dư thừa năng lượng và tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, khi
tích lũy quá mức sẽ gây tình trạng TCBP.

Lipid:
Lipid có nguồn gốc động vật được gọi là mỡ, Lipid có nguồn gốc thực vật
được gọi là dầu. Lipid là dung môi hòa tan các vitamin tan trong chất béo, tham gia
cấu trúc cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng từ Lipid cho học sinh tiểu học
chiếm 20 - 30% so với tổng năng lượng khẩu phần, tỉ lệ cân đối giữa Lipid động
vật và Lipid thực vật được khuyến nghị là 70% và 30% [20].
Khi không được cung cấp đầy đủ Lipid, trẻ có nguy cơ thiếu hụt năng lượng.
Trẻ tiểu học đang trong quá trình tăng trưởng về thể chất, nếu thiếu năng lượng,
quá trình này sẽ bị chậm lại. Bên cạnh đó, thiếu Lipid sẽ ảnh hưởng đến quá trình
hấp thu loại vitamin A, D, E, là những vi chất quan trọng đối với quá trình tăng
trưởng, đặc biệt của hệ xương. Ngoài ra, các acid béo không no như linoleic, acid
alpha – liolenic, tiền tố DHA và DHA có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của hệ thần kinh trung ương, chức năng nhìn của mắt [20]. Khi lượng Lipid dư
thừa là yếu tố nguy cơ gây TCBP [19].

Glucid:
Vai trò chính của Glucid là sinh năng lượng, tỉ lệ năng lượng do Glucid cung
cấp trong cơ cấu khẩu phần chiếm khoảng trên 60%. Glucid tham gia cấu tạo tế
bào và các mô của cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng Glucid cho học sinh
tiểu học chiếm 55-67% so với tổng năng lượng khẩu phần [20].
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ Glucid sẽ dẫn đến cơ chế tự phân hủy
và tổng hợp Glucid từ Lipid và Protein, nếu quá trình này kéo dài sẽ ảnh hưởng
đến xây dựng hệ cơ và mô của cơ thể do cạn kiệt Protein, kết quả là trẻ bị hạn chế
tăng trưởng và có nguy cơ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thiếu Glucid sẽ ảnh
hưởng tới kết quả học tập, nhận thức ở trẻ học đường. Tuy nhiên, nếu dư thừa khẩu
phần Glucid cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ,
biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng TCBP.

Các vitamin và chất khoáng (canxi, sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin A,
vitamin nhóm B...). Canxi, vitamin D giúp tạo xương, răng, các hoạt động của cơ
và thần kinh; sắt giúp tạo hồng cầu, huyết sắc tố vận chuyển oxy cho cơ thể, các

14
hoạt động chuyển hóa khác; vitamin A giúp trẻ phát triển và biệt hóa tế bào, quá
trình nhìn, miễn dịch... Thiếu các vi chất này, trẻ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng,
thiếu máu, giảm miễn dịch, hay bị các bệnh nhiễm trùng... và hậu quả là trẻ có
chiều cao hạn chế.
1.3.2. Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh Tiểu học:
Ăn uống là một khoa học, ăn uống phải đảm bảo mục đích cuối cùng là làm cho
con người khỏe mạnh, có đủ sức bền bỉ dẻo dai, nhanh nhẹn cần thiết để lao động
đạt năng suất cao. Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý cho học sinh Tiểu học phải dựa trên
nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ về năng lượng, Protein, Lipit, Gluxit, vitamin và
khoáng chất, có dinh dưỡng hợp lý thì mới có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện.

2. THỰC TRẠNG HIỆN NAY.

2.1.Tình hình thế giới.

- Trong hơn 50 năm qua, xu hướng dịch tễ của TCBP đang thay đổi và
trở nên phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt cao ở các nước phát triển, song nó
không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn gia tăng nhanh chóng ở cả
các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng SDD vẫn còn phổ
biến. Số người trưởng thành mắc bệnh BP tăng đáng kể từ năm 1975 đến
năm 2014.

15
Hình 1.1. Bản đồ tỉ lệ người trưởng thành xác định là béo phì, 1975.

Các thông số chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 2-10 tuổi.

16
- Khu vực Đông Nam Á: Là một trong những khu vực phải đối mặt với gánh
nặng kép về dinh dưỡng, trong khi tỉ lệ SDD vẫn còn cao thì tỉ lệ TCBP tiếp tục gia
tăng, đặc biệt trẻ em trong độ tuổi đi học ở các nước ASEAN ( Brunei, Campuchia,
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Philippin, Việt Nam) thì tỉ lệ TCBP là
9,9%; trong đó nam (11,5%) nhiều hơn nữ (8,3%), Brunei có tỉ lệ TCBP cao nhất
(36,1%), tiếp theo là Malaysia (23,7%), thấp nhất là Myanmar (3,4%) và
Campuchia (3,7%). Một số nghiên cứu khác cũng ở Indonesia thì tỉ lệ BP ở trẻ 6-
12 tuổi ở Indonesia là 11,5% , tỉ lệ TC ở trẻ em trong độ tuổi đi học lại rất cao
(20,4%). So sánh với các quốc gia khác trong khu vực Indonesia hiện nay có tỉ lệ
TCBP cao nhất ở lứa tuổi trẻ dưới 5 tuổi. Một nghiên cứu khác ở Brunei (năm
2018), nghiên cứu 2.599 thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học (tuổi trung bình là
14,7) cho thấy tỉ lệ TCBP rất cao (35,1%), đặc biệt là tỉ lệ BP 17,3%.

- Không chỉ có xu hướng gia tăng nhanh chóng, các nghiên cứu còn chỉ ra tỉ lệ
TCBP ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Nghiên cứu tại Trung Quốc
ở trẻ từ 6 – 17 tuổi từ năm 1991 đến năm 2011 cho kết quả tỉ lệ TCBP ở khu vực
thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Nghiên cứu khác tại các nước như Trung
Quốc cũng cho kết quả tương đồng ; Nhật Bản, Ấn Độ, Kuwait; Iran; Tanzania;
Indonesia cũng đã chỉ ra tỉ lệ TCBP ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông
thôn.

2.2.Tình hình ở Việt Nam.


- Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước khu
vực Đông Nam Á đang trong thời kỳ chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng,
trong khi tình trạng SDD thấp còi vẫn còn cao, đang nằm trong số 20 nước có
số lượng trẻ SDD thấp còi cao nhất thế giới, thì số người TCBP đang gia tăng
nhanh chóng, đặc biệt ở các đô thị. Trước năm 2000, hầu như chưa có
TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi, sau 10 năm (2000-2010), tỉ lệ TCBP đã tăng gấp
3 lần ở người trưởng thành, gấp 9 lần ở trẻ dưới 5 tuổi (từ 0,68% tăng lên
5,6%).
- Tỉ lệ và tốc độ gia tăng TCBP ở học sinh tiểu học khác nhau giữa các
vùng, đặc biệt là các thành phố lớn, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng
điều tra toàn quốc năm 2010, tỉ lệ TCBP ở trẻ từ 5 – 19 tuổi tại khu vực Đồng
bằng sông Hồng là 9%, miền Trung là 13,4%, Đông Nam Bộ là 23,3%.

17
- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỉ lệ TCBP và tốc độ gia tăng TCBP cao
nhất trong cả nước, sự gia tăng đáng báo động về tình trạng TCBP ở trẻ tiền học
đường và học đường, đặc biệt ở trẻ lứa tuổi mầm non, tiểu học và ở khu vực nội
thành, (54,5% ở trường tiểu học nội thành Hồ Thị Kỷ và 31,2% ở trường tiểu học
ngoại thành Phú Hòa Đông). Sau 6 năm (2002- 2008) tỉ lệ TCBP ở học sinh tiểu học
Quận 10 đã tăng hơn 3 lần (9,4% và 28,5%), năm 2014 đã tăng lên là 41,4% (trong
đó 19% là BP). Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác tỉ lệ TCBP gia tăng nhanh
ở tất cả các lứa tuổi; tỉ lệ trẻ bị TCBP ở học sinh tiểu học năm 2017 là 41,7 % thì
năm 2018 đã tăng lên 44,7%. Hải Phòng cũng có tốc độ gia tăng TCBP rất cao, chỉ
sau TP. Hồ Chí Minh, tỉ lệ này ở học sinh t ừ 6 – 11 tuổi t ại quận Hồng Bàng là
10,4% năm 2000, đến năm 2012 là 31,3% và năm 2014 tại hai trường ti ểu học nội
thành là 50,4%

- Tỉ lệ TCBP ở học sinh tiểu học thấp hơn ở các thành phố không trực thuộc
Trung ương, Bình Dương là 17%; 4 thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên là 6,1%
(tại Buôn Ma Thuột là 9,1%, PleiKu là 7,8%, thị xã Gia Nghĩa và thành phố Kon
Tum là 3,6%).
- Tại thành phố Bắc Ninh, cho đến thời điểm chúng tôi nghiên cứu, chưa
có tác giả nào công bố số liệu nghiên cứu về TCBP ở học sinh tiểu học.

3. BÉO PHÌ LÀ GÌ ? CÁCH XÁC ĐỊNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ.

3.1. Định nghĩa.


- Béo phì không đơn giản là vấn đề thẩm mỹ mà là một tình trạng là tăng
nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và một số loại ung thư.
 Béo phì là tình trạng chất béo trong cơ thể tích tụ bất thường hoặc quá mức,
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
 Theo WHO, năm 2016 trên thế giới có hơn 1,9 tỷ người trên có hơn 650
triệu người bị béo phì. Con số này tương đương 39% dân số thế giới bị thừa cân và
13% bị béo phì. Béo phiif cũng là một tình trạng đang ngày càng phổ biến ở trẻ em.
Năm 2016 có hơn 340 triệu trẻ em và thanh niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân béo phì.
3.2. Phân loại béo phì :

3.2.1. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học.


18
3.2.1.1. Béo phì đơn thuần ( béo phì ngoại sinh ) : là bé phì không có
nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng.

3.2.1.2. Béo phì bệnh lý ( béo phì nội sinh ) : Là béo phì do các vấn đề
bệnh lý liên quan tới béo gây nên:
o Béo phì do nguyên nhân nội tiết.
o Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da
khô, táo bón và chậm phát triển.
o Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u
tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp
glucozo, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp.
o Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các
nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm chậm lớn.
o Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện
sau dậy thì. Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm,
kinh nguyệ không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo.
o Béo phì trong thiểu năng sinh dục.
o Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn
thương sọ não, phẫu thuật thần kinh. Các nguyên nhân này gây hủy hoại
vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng tới sức thèm ăn, tăng insulin thứ
phát nên thường kèm theo béo phì.

3.2.2. Phân loại béo phì dựa theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu
béo phì.
o Béo phì bắt đầu từ nhỏ ( trẻ em, thanh thiếu niên) : Là loại béo phì có tăng
số lượng và kích thước tế bào mỡ .
o Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại béo phì tăng kích thước tế bào mỡ còn
số lượng tế bào mỡ thì bình thường.
o Béo phì xuất hiện sớm: Là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi.
o Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi.

19
Các giai đoạn thường xuất hiện béo phì là thời kì nhũ nhị, 5 tuổi, 7 tuổi
và vị thành niên ( Tuổi tiền dậy thì và dậy thì ) . Béo phì ở các thời kì này làm tăng
nguy cơ béo phì trường diễn.
3.2.3. Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu.
o Béo bụng ( béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn
ông- thể Android ): Là dạng béo phí có mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng.
o Béo đùi ( béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu đàn bà- thể
Gynoid): Là loại béo phì có mỡ tập trung ở phần mông và đùi.
o Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khỏe của béo phì. Béo bụng có
nguy cơ mắc cao và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng
insulin máu, rối loạn lipit máu, không dung nạp glucozo hơn so với béo đùi.

3.2.4. Một số loại béo phì khác:


- Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoit liều cao và kéo dài, dùng
estrogen, deparkin có thể gây béo phì.
- Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi: Trẻ béo phì có khối nạc tăng
so với tuổi thường có chiều cao cao hơn so với chiều cao trung bình, thường
là trẻ béo phì từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ở trẻ em.
- Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ nhưng không thừa cân và thừa cân mà
không thừa mỡ.

3.3. Cách xác định thừa cân, béo phì.

Vậy làm cách nào để biết bạn có đang thừa cân hoặc béo phì không ?
- Có một cách đơn giản đó là tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI)
dựa trên cân nặng và chiều cao.
 BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m) Công thức trên được
áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên. Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥
2SD và béo phì khi ≥ 3SD. Đối với trẻ từ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và
béo phì khi ≥ 2SD.
 Để phù hợp với đặc điểm người châu Á, nhiều nước trong đó có Việt Nam
áp dụng theo bảng tiêu chuẩn dưới đây:

20
- BMI < 18,5: Gầy
- BMI từ 18,5-22,9: Bình thường
- BMI từ 23-24,9: Tăng cân ( nguy cơ béo phì )
- BMI từ 25-29,9: Béo phì độ 1
- BMI ≥ 30: Béo phì độ 2
 Chỉ số BMI không đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể , do đó ở một số đối
tượng như vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI cao mặc dù họ không có mỡ
thừa.
 Đối với trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi, BMI sẽ được tính dựa vào giới
tính và độ tuổi cụ thể theo tiêu chuẩn của WHO. Đánh giá nhanh sự tăng trưởng của
trẻ bằng công thức đánh giá của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

4. MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA BỆNH BÉO PHÌ.

- Hiện nay tình trạng béo phì đang gia tăng chóng mặt không chỉ ở những
nước phát triển, Tại nước ta, tỉ lệ thừa cân quá mức tại vùng thành phố chiếm
khoảng 7%.

4.1. Tác động tâm lý vì vóc dáng quá khổ.

- Biểu hiện rõ nét nhất tình trạng béo phì chính là cơ thể “ qua khổ”, mất tự tin
trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người
bệnh căn thẳng, giảm sút chất lượng công việc và cuộc sống.

4.2.Tăng nguy cơ mắc bệnh về xương.

- Thông thường, những người béo phì sẽ luôn cảm thấy đau mỏi xương khớp,
mặc dù không phải làm việc hay hoạt động quá sức.
- Bởi theo cơ chế tự nhiên, lượng mỡ dư thừ vượt quá ngưỡng chịu đựng sẽ
dông nén đến vùng hông, đùi, đầu gối và tạo cảm giác nhức mỏi.
- Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, mỗi cân nặng tăng thêm sẽ tạo ra áp lực
gấp 8 lần tới toàn bộ các khớp ở nửa thân dưới. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài và
diễn biến theo chiều hướng xấu, làm phần sụn nối các khớp bị tổn thương nghiêm
trọng, khó có thể cứu chữa.
- Vì vậy, người bị béo phì thường phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh
liên quan đến xương như: thoái hóa cột sống, viêm thấp khớp,….
21
4.3. Mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Đa số mọi người đều hiểu được rằng tình trạng thừa cân và bệnh tim mạch
liên quan mật thiết với nhau. Nguyên nhân sâu xa là do các tế bào mỡ tích tụ quá
nhiều, gây chèn ép vào các mạch máu, làm cản trở sự lưu thông của hệ tuần hoàn.
- Chính vì thế, theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, các cơ tim phải tăng cường
co bóp để duy trì hoạt động vận chuyển các chất tới từng vùng cơ quan khác nhau.
Nếu để lâu thì khả năng suy tim là tương đối cao.

4.4.Gây ra bệnh tiểu đường.

- Tiểu đường cũng được nêu tên trong danh sách những bệnh lý mà béo phì
gây ra. Điều này đã được khoa học chứng minh rõ ràng, tuy nhiên không phải ai
cũng hiểu rõ về nguyên nhân.

- Đối với những người bình thường, sau khi thức ăn nạp vào cơ thể, tuyến tụy
tiết ra một loại hormon có tên là insulin.

- Hormon này có tác dụng chuyển hóa glucose từ thức ăn thành dạng mà cơ
thể có thể hấp thụ được, đông thời cân bằng lại lượng đường trong máu về mức
0,12%.
- Tuy nhiên, ở người thừa cân thì insulin không tiết ra đủ và kịp để thực hiện
vai trò của mình một cách hiệu quả, chức năng của tuyến tụy cũng dần bị suy giảm.

- Trong thời gian dài, lượng lớn glucose không chuyển đổi kịp sẽ bị đào thải
ra ngoài theo hệ bài tiết, gây nên bệnh tiểu đường.

- Dựa trên cơ chế đó, các nhà khoa học cũng đã đưa ra kết quả phân tích rằng
người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4.5. Gây bệnh lý về tiêu hóa.

- Béo phì sẽ khiến lượng mô mỡ dư bám tại quay ruột gây táo bón, bệnh trĩ,
Điều này sẽ làm ứ đọng các chất độc hại, dễ sinh ung thư. Ngoài ra, mỡ tích tụ ở gan
cũng tưng nguy cơ gan nhiễm mỡ, xơ gan…

4.6. Suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng tới đường hô hấp.

22
- Các nghiên cứu cho thấy, người mắc bệnh thừa cân quá mức chỉ số thông
minh sẽ thấp hơn người bình thường. Đặc biệt đối tượng thừa cân cũng tăng nguy cơ
bị alzheimer hơn.
- Ngoài ra, mỡ tích tụ nhiều cũng làm xuất hiện tình trạng khó thở, ngủ ngáy,
rối loạn nhịp thở…

4.7. Tăng nguy cơ gây ung thư.

- Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Mỹ, sau tác hại của thuốc lá, thì
béo phì là nguyên nhân thứ 2 gây ra các bệnh ung thư.

- Bới các mô mỡ tích tụ quá nhiều sẽ gây cản trở đến tim, dạ dày, thận,… các
bộ phận này phải tăng cường hoạt động nhiều hơn để đảm bảo các chức năng của cơ
thể diễn ra bình thường.

- Từ đó, các tế bào luôn tròn giai đoạn phân chia liên tục sẽ rất dễ bị đột biến
cấu trúc- nguồn gốc của bệnh ung thư.

- Vậy nên, béo phì giống như một “ con dao” cắt đứt dần tuổi thọ của con
người và làm phá hủy cơ thể một cách nghiêm trọng.

4.8. Tăng khả năng vô sinh.

- Có thể thấy rằng, một thân hình mập mạp quá cỡ sẽ tiềm ẩn vô số bệnh lý
nguy hiểm ở hầu hết các cơ quan. Trong đó, không thể nào không nhắc đến bệnh vô
sinh.
- Nguy cơ này tiềm ẩn ở cả nam và nữ, bởi sức khỏe không được đảm bảo tốt
nhất thì chức năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng một phần.

- Đối với nam giới, cơ thể suy nhược do béo phì sẽ kéo theo yếu sinh lý. Đồng
thời bệnh tiểu đường rất dễ làm tinh trùng bị tổn thương, giảm hiệu quả thụ thai.

- Tương tự, nữ giới phải chịu những tác động nghiêm trọng không kém, đặc
biệt trong độ từ 18-35 tuổi.

5. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ.

23
5.1. Nguyên nhân.
5.1.1. Ăn nhiều.
- Ăn nhiều calo hơn mức mà cơ thể sử dụng hàng ngày trong một thời gian
dài có thể dẫn đến béo phì. Béo phì liên quan đến ăn nhiều có thể là do:
- Thức ăn nhanh.
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Thực phẩm chứa nhiều carbohydrat (đặc biệt là đường, bánh kẹo ngọt, nước
ngọt, bia rượu…).
- Do thói quen ăn uống của gia đình.
- Ăn nhiều do bệnh lý tâm thần (rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống vô độ…)

5.1.2. Ít vận động


- Ít vận động, ít sử dụng năng lượng dẫn đến calo dư thừa và tích lũy dần
theo thời gian. Ít vận động kết hợp với ăn nhiều là nguyên nhân gây ra béo phì phổ
biến nhất. Những đối tượng có thể bị béo phì do ít vận động là:
- Có lối sống tĩnh tại.
- Nghề nghiệp ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế…
- Hạn chế vận động do tuổi tác, bệnh lý.

5.1.3. Di truyền
- Di truyền đóng một vai trò đáng kể trong bệnh béo phì, ảnh hưởng đến
cách cơ thể xử lý thức ăn thành năng lượng và cách lưu trữ chất béo trong cơ thể.
Gia đình có bố và mẹ béo phì thì khả năng con cái bị béo phì lên đến 80%, trong khi
bố mẹ không béo phì thì tỷ lệ này chỉ có 7%.

5.1.4. Nguyên nhân nội tiết


- Hội chứng Cushing
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Hội chứng Prader-Willi
- U tiết insulin
- Suy giáp

5.2.Triệu chứng.
- Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của tình trạng béo phì chính là việc gia tăng
trọng lượng quá mức. Đặc biệt, cơ thể tích tụ mỡ trên mọi phân vùng, nhất là bụng
và bắp chân.

24
- Ngoài những triệu chứng trên, những biểu hiện khác có thể gặp không thể
bỏ qua như:
 Khó ngủ khiến cơ thể thèm ăn và ăn nhiều.
 Cơ thể nhức mỏi, thường bị đau lưng, khớp.
 Huyết áp cao, cơ thể nóng hơn bình thường.
 Kinh nguyệt không đều.
 Da bị rạn, chảy xệ, sạm.
 Hay ợ nóng…

5.3.Cách điều trị béo phì.

- Có thể thấy rằng, tình trạng thừa cân quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tình trạng sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Do vậy, việc điều trị tình trạng này là điều
vô cùng cấp thiết.

5.3.1. Thực hiện chế độ ăn kiêng.


- Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách loại bỏ tình trạng thừa
cân hiệu quả, Theo đó, để giảm thiểu tình trạng mỡ dư thừa tăng nhanh, các bạn cần
kết hợp chế độ ăn giảm calo, giảm chất béo, và tăng nhóm thức ăn giúp no lâu.
- Nguyên tắc giảm tình trạng thừa cân chính là việc đảm bảo lượng dưỡng
chất thiết yếu cho sức khỏe. Các bạn cần lựa chọn những thực phẩm tốt cho người
béo phì như:

 Nhóm thực phẩm giàu protein:


Các loại thực phẩm như: bánh mì đen, ngũ cốc, khoai lang, là những nguyên
liệu phải có trong chế độ ăn giảm béo.
 Các loại thực phẩm chứa vitamin, muối khoáng.
Các loại rau xanh ( rau bina, bắp cải…), hoa quả tươi ( táo, ổi, cam, bưởi…)
cần bổ sung vào chế độ dung dưỡng hằng ngày.

5.3.2. Tăng cường luyện tập thể chất.


- Tập luyện thể dục là cách loại bỏ tình trạng thừa cân hiệu quả, tuy nhiên với
những người béo phì cách tập luyện sẽ khó khăn hơn. Lý do bởi họ thường thấy khó
khăn ngay cả khi di chuyển bởi trọng lượng quá nặng.

25
- Theo đó, lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt
nhất. Cùng với đó, để kiểm soát cân nặng, các bạn cần luyện tập từ cường độ thấp
tới cao và duy trì đều đặn từ 30 phút tối 1 tiếng mỗi ngày.
- Một số bài tập phù hợp với người béo phì có thể tham khảo như sau:

 Tập gym : Giúp siết chặt các mô mỡ thừa và trànhs tình trạng chảy sệ. Các
bạn có thể tập luyện tại phòng tập với sự hướng dẫn của huấn luyện viên để
có kết quả tốt nhất.
 Đi xe đap : Đây là bài tập hoàn hảo dành cho những người thừa cân bởi khả
năng đốt lượng cao calo thừa. Đặc biệt, những người béo đùi, mông và bụng
rất thichs hợp với bài tập này.
 Can thiệp hút mỡ thẩm mỹ : Theo đánh giá của các chuyên gia, để chữa trị
tình trạng béo phì triệt để cần hướng tới việc áp dụng các công nghệ cao.
Nhờ cơ chế tác động thông minh, các công nghệ giảm béo sẽ tác động và
loại bỏ tận gốc các mô mỡ thừa.

5.3.3. Điều trị bệnh béo phì ở trẻ em.

5.3.3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé:


- Nếu bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé quá đột ngột sẽ gây hại cho quá
trình phát triển thể chất bình thường của con. Bạn không cho bé ăn các thức ăn
nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường
như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, kem… Song song đó, để đảm bảo bé
vẫn đủ chất thì bạn thay thế các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương
đương nhưng ít đường và chất béo hơn. Bạn có thể cho bé ăn nhiều rau xanh, các
loại trái cây.

- Trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp những vi chất
quan trọng cho sự phát triển của trẻ như canxi, các vitamin và khoáng chất khác.
Hãy hạn chế các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo
phì.

- Hãy tăng cường các bữa ăn chính cùng gia đình, hạn chế các bữa ăn vặt. Để
bé quen dần với điều này, bạn hãy cho ngồi ăn cùng gia đình để con cảm thấy vui vẻ
không nhớ về các món ăn vặt.

- Xây dựng bộ khung thực đơn căn cứ vào bộ thực đơn thường xuyên ăn ở
trường, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho
học sinh tiểu học, đảm bảo khẩu phần đa dạng, dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu

26
học, đồng thời áp dụng được áp dụng riêng theo từng nhóm tuổi (6 – 7 tuổi, 7 – 8
tuổi, 9 – 10 tuổi, 11 – 12 tuổi).

Hướng dẫn thực hành áp dụng khung thực đơn.

- Tập huấn, tuyên truyền để nhà trường, gia đình và trẻ ăn uống theo
khung thực đơn đã xây dựng riêng cho từng nhóm tuổi.
- Tại nhà trường: Yêu cầu bộ phận cung cấp bữa ăn bán trú tại trường
nấu ăn cho 55 học sinh TCBP trong nhóm can thiệp theo khung thực đơn của
nhóm nghiên cứu xây dựng 1 bữa trưa/ngày x 5 ngày/tuần (học sinh tiểu học
không ăn bán trú thứ 5 và thứ 7 do được nghỉ học buổi chiều), 55 trẻ can thiệp
ăn tại 1 dãy bàn riêng, chia cho trẻ theo xuất và theo thực đơn, nhóm nghiên
cứu giám sát và cùng chia xuất ăn cho từng trẻ. Đồng thời cung cấp 01 bữa
phụ/ngày bằng 01 cốc sữa 200ml.
- Tại gia đình: Tuyên truyền để gia đình áp dụng khung thực đơn trong
thực hành ăn uống hàng ngày, các ngày không đi học cho trẻ uống 01 cốc sữa
200ml/bữa phụ/ngày.
Đồng thời, mỗi gia đình được phát một tờ rơi có lời khuyên, dinh
dưỡng hợp lý để cả gia đình cùng áp dụng.

5.3.3.2. Trẻ tích cực luyện tập.

- Hãy lên kế hoạch tập thể dục cho bé ngay khi phát hiện con có dấu hiệu của
chứng béo phì, có thể cho bé tập các bài tập vào sáng và chiều.

- Bạn hãy tập luyện cùng để bé thích thú và cảm thấy được sự quan tâm của
cha mẹ. Các môn thể thao đơn giản như đi bộ, tập động tác tay chân, bơi lội… rất
tốt cho quá trình giảm trọng lượng cơ thể của bé. Các trò chơi vận động xung quanh
nhà đối với bé 1-3 tuổi cũng là một trong những cách tốt để giúp tiêu hao năng
lượng của cơ thể.

- Bạn cho bé tập các bài tập với thời lượng hợp lý, không nên ép con tập quá
nhiều dễ gây khó chịu và không muốn luyện tập cho những lần kế tiếp.

27
- Tập huấn, tuyên truyền để nhà trường, gia đình và học sinh TCBP hằng
ngày hoạt động thể lực theo bộ khung vận động áp dụng riêng cho từng khối
(nhóm tuổi).
- Tại trường: Các thầy/cô giáo hướng dẫn rèn luyện thể lực cho trẻ vào
các giờ thể dục, trẻ TCBP được tập với cường độ gấp 3 – 4 lần so với trẻ bình
thường, tập theo bộ khung vận động.
- Tại gia đình: Mỗi học sinh bị TCBP trong nhóm can thiệp được phát
các dụng cụ để tiến hành tập luyện ở nhà (02 quả bóng ném, 01 quả bóng
nhựa, 01 dây nhảy bằng nhựa dẻo có chiều dài từ 1,8m đến 2m, 01 máy đếm
bước đi mã hiệu HJ-113 của hãng OMRON (mỏng và nhẹ, có thể để trong túi
áo hoặc túi xách; đếm số bước đi và bước nhịp điệu; hiển thị thời gian đi và
khoảng cách đi; cho biết lượng calo tiêu thụ và lượng mỡ tiêu hủy; bộ nhớ lưu
kết quả của 07 ngày sử dụng). Sau đó nhóm nghiên cứu hướng dẫn chi tiết
cho từng trẻ và gia đình cách tập, cài đặt bước đi riêng cho từng trẻ, sử dụng
các dụng cụ được phát và tập theo bộ khung vận động mỗi ngày, kiểm tra
mức độ đạt bằng máy đếm bước đi và đồng hồ đo thời gian.
- Đồng thời, mỗi gia đình được phát một tờ rơi có lời khuyên, khuyến
khích tăng cường hoạt động thể chất như khích lệ trẻ tham gia các việc dọn
dẹp nhà cửa, nhặt rau, thu dọn đồ đạc… Phụ huynh thu xếp thời gian cho trẻ
đi ra ngoài, vận động… để tránh thực hiện các hoạt động tĩnh tại như xem vô
tuyến, chơi điện tử và đọc truyện…

6. NHỮNG LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH, HẠN CHẾ BÉO PHÌ.

- Để tránh việc mắc phải bệnh béo phì quá mức, các bạn cần loại bỏ tối đa
những nguy cơ gây bệnh nêu trên. Dưới đây là cách phòng chống bệnh béo phì:
 Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao.
 Điều chỉnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng.
 Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau, củ, quả…
 Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhanh…
 Uống nhiều nước, tốt nhất là từ 2-2,5l mỗi ngày
 Hạn chế thức khuya, ngủ đủ từ 7,7-8 tiếng/ ngày.
 Giữ tâm lý luôn thoải mái, tránh tình trạng stress, căng thẳng…

28
CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, PHƯƠNG TIỆN,
PHƯƠNG PHÁP.

1. NGUỒN LỰC.
1.1. Nguồn lực.
- Cán bộ y tế xã Thạch Hòa
- Các tình nguyện viên y tế
- Đoàn thanh niên xã Thạch Hòa
- Dân quân, công an xã Thạch Hòa.
1.2. Nguồn kinh phí.
- Quỹ tín dụng của xã
- Các doanh nghiệp trong xã
- Các nguồn trợ cấp khác.

1.3. Bảng dự kiến kinh phí.

STT NỘI DUNG THÀNH TIỀN


1 In phiếu, giấy mời, ... 500.000
2 Nước uống 500.000
3 Quà tặng 5.000.000
4 Chi phí sinh hoạt cho cán bộ 5.000.000
5 Pano, áp phích, sản suất video 2.000.000
6 Chi phí phát sinh 2.000.000
TỔNG 15.000.000

1.4. Cơ sở tranh thiết bị.


- Địa điểm tổ chức : Trường tiểu học xã Thạch Hòa.
- Trang thiết bị : các phòng học, mic, loa, bàn ghế, máy chiếu,...

1.5. Thời gian.


- Buổi TT-GDSK diễn ra từ 7h30 – 9h30 thứ sáu, ngày 30/6/2023 tại Trường
Tiểu học xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội

29
- Buổi đánh giá diễn ra 6 tháng sau đó.

2. PHƯƠNG PHÁP TT-GDSK.

2.1. Phương pháp trực tiếp.


- Khái niệm: Phương pháp TT-GDSK trực tiếp là phương pháp mà người làm
GDSK tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được GDSK
- Ưu điểm:
+ Người truyền thông có thể quan sát phản ứng cũng như nghe ý kiến, thắc
mắc, phản hồi ngay lập tức từ đối tượng.
+ Có thể điều chỉnh thông điệp giúp người nhận tiếp nhận đúng thông tin
muốn truyền đạt.
- Nhược điểm:
+ Không đưa thông tin được cho nhiều người trên diện rộng.
+ Tốn thời gian.
+ Phụ thuộc vào kĩ năng của người truyền thông.

2.2. Phương pháp gián tiếp


- Khái niệm: Phương pháo TT-GDSK gián tiếp là phương pháp mà người làm
GDSK không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được GDSK. Các nội dung được
truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Ưu điểm:
+ Đưa thông tin đến mọi người nhanh chóng.
+ Tốn ít chi phí.
+ Có thể làm diện rộng.
- Nhược điểm:
+ Người phát tin không thể nhận ý kiến, thắc mắc trực tiếp nên không thể
phản hồi ngay .
+ Người nhận có thể chỉ lướt qua mà không chú ý đến thông tin đang được
truyền đạt.
3. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG.

- Phương tiện bằng lời nói: lời nói trực tiếp, loa đài, tivi, ... Là phương tiện
được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao. Có thể truyền thông một cách linh hoạt,
phù hợp cho nhiều đối tượng.
- Phương tiện bằng chữ viết: báo chí, sách, tờ rơi, biểu ngữ,... Là phương pháp
có thể truyền thông tin trên diện rộng, được sử dụng nhiều lần. Nhưng có phụ thuộc
vào trình độ, khả năng tiếp nhận của đối tượng.

30
- Phương tiện tác động qua thị giác: tranh ảnh, pano, bảng quảng cáo, video,
triển lãm, ... Là phương pháp giúp tạo ấn tượng cho đối tượng, khiến đối tượng dễ
cảm nhận, hình dung vấn đề một cách dễ dàng.
- Phương pháp nghe nhìn: phim ảnh, video, kịch,... Là phương pháp tác động
lên nhiều khía cạch, tạo hứng thú và thu hút nhiều người. Nhưng có chi phí sản suất
cao.

CHƯƠNG 6: THỬ NGHIỆM TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN


TT-GDSK.
- Trong TT-GDSK, việc thử nghiệm tài liệu, phương pháp và phương tiện là
một phương pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng của quá trình truyền tải thông
tin. Thử nghiệm tài liệu có thể giúp ta đánh giá chất lượng của các tài liệu đào tạo và
nâng cao chất lượng truyền đạt. Còn thử nghiệm phương tiện sẽ cho phép kiểm tra
tính tương thích của các phương tiện đó với thiết bị và hệ điều hành khác nhau.Nhờ
thử nghiệm, chúng ta có thể biết được đối tượng có hiểu được ý định, nội dung hay
không ? Họ thích và chấp nhận phương pháp hay không ?
- Và căn cứ vào những điều đó hoàn chỉnh tài liệu, phương pháp trước khi
xuất bản.

1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỬ NGHIỆM.


- Đảm bảo chất lượng của phương pháp, tài liệu :phương pháp đó có đáp ứng
được các tiêu chuẩn của một phương tiện truyền thông tốt hay không? Tiều liệu,
phương pháp chỉ được in ấn khi đối tượng thực sự dễ dàng tiếp thu được nội dung.
- Kết quả của việc thử nghiệm sẽ giúp nâng cao chất lượng truyền thông, nâng
tối đa số đối tượng hiểu được và thực hiện.

2. TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM.

- Số lượng: chọn ra 50 người trong xã bao gồm : cán bộ y tế, tình nguyện
viên, đoàn thanh niên, giáo viên và học sinh trong trường.

- Thử nghiệm:
 Thử nghiệm treo pano, áp phích: treo 1 pano, áp phích ở hội trường
 Thử nghiệm video: trình chiếu video
 Đặt câu hỏi để thử nghiệm pano, áp phích, video:
1. Bạn có hiểu nội dung pano, áp phích, video không ?
2. Nội dung có gây hứng thú, hấp dẫn không ?

31
3. Pano, áp phích, video không ?
4. Bạn học được gì qua những video đó ?
5. Bạn thấy nội dung có phù hợp với bạn không ?

3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ ĐI ĐẾN SỬ DỤNG.


- Sau khi tiến hành thử nghiệm, việc phân tích kết quả rất quan trọng để đưa
ra những điều chỉnh và sửa đổi cần thiết để tài liệu, phương pháp và phương tiện trở
nên hiệu quả và phù hợp với đối tượng sử dụng.

- Việc phân tích kết quả thử nghiệm bao gồm đánh giá phản hồi của đối tượng
nhằm hiểu được mức độ hiểu và ưa thích của họ đối với tài liệu và phương tiện
GDSK. Các câu hỏi cần được đặt ra bao gồm:
+ Đối tượng có hiểu được tài liệu và phương tiện GDSK không ? Nội
dung, thông điệp được truyền tải đến được đối tượng hay không?Nếu đối
tượng trả lời là họ hiểu được tài liệu có nghĩa là các thông tin, thông điệp
có thể chuyển tới đối tượng thông qua tài liệu ?
+ Mục đích sử dụng tài liệu và phương tiện có đạt được không ?
+ Đối tượng có cho là tài liệu và phương tiện GDSK có ích không ?
+ Tài liệu và phương tiện có hấp dẫn với đối tượng không? Họ có thích
tài liệu và phương tiện hay không ? Vì sao ?
+ Các yếu điểm nào gây khó khăn, khó chịu và cần được sửa đổi và bổ
sung ?

- Nếu như việc thử nghiệm cho các kết quả tập trung có nghĩa là thử nghiệm
thu được kết quả tốt. Căn cứ vào kết quả đó tác giả của tài liệu có thể cho sản xuất,
sử dụng nếu các ý kiến nhận xét tốt về tài liệu, phương tiện. Nếu có nhiều ý kiến
nhận xét về các nhược điểm nào đó của tài liệu thì tác giả cần sửa chữa trước khi
cho sản xuất, sử dụng chính thức.

- Nếu các ý kiến thử nghiệm phân tán, ý kiến trái ngược nhau, nhất là về nội
dung các thông tin, thông điệp của tài liệu, chứng tỏ rằng tài liệu chưa đạt được mục
đích sử dụng. Người thử nghiệm phải xem lại một cách nghiêm túc, cần sửa đổi và
sau khi đã sửa chữa, bổ sung cũng cần phải thử nghiệm lại chặt chẽ. Nếu kết quả
thử nghiệm chỉ ra rằng đối tượng hoàn toàn không hiểu, không thích tài liệu thì có

32
thể phải quyết định thay đổi lại hoàn toàn tài liệu hay hãy nghĩ đến biên soạn một
tài liệu khác thích hợp hơn.
- Các tài liệu phương tiện TT-GDSK trước hết có thể tham khảo ý kiến của
các cán bộ làm công tác TT- GDSK, sau đó thử nghiệm trên thực địa, với các đối
tượng giống đối tượng đích, được chọn tại địa phương tương tự như nơi sẽ triển
khai sử dụng.

- Nhiều tài liệu và phương tiện, nếu không được thử nghiệm trước sẽ có thể
phản tác dụng giáo dục nếu có sai sót và việc sửa chữa nhiều khi khó khăn, đồng
thời lại gây lãng phí. Vì thế cần phải thử nghiệm kỹ để sửa đổi, hoàn chỉnh tài liệu
và các phương tiện, cho đến khi đối tượng hiểu được và ưa thích tài liệu và phương
tiện đó. Sau khi thử nghiệm cần thảo luận để có sự điều chỉnh thích hợp nhất. Đôi
khi việc thử nghiệm có thể phức tạp, phải được tiến hành một vài lần trước khi tài
liệu, phương tiện được in ấn, sản xuất để sử dụng chính thức.

33
CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT
ĐỘNG CỤ THỂ.

1. TÊN CHƯƠNG TRÌNH.

 TT-GDSK về phòng chống bệnh béo phì ở trẻ cấp tiểu học ( 6-11 tuổi) tại xã
Thạch Hòa – Thạch Thất – Hà Nội.

2. MỤC TIÊU.

- Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lí cho cán bộ giáo viên, nhân viên
trong trường và phụ huynh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ và bà mẹ biết cách
nuôi dưỡng chăm sóc con hợp lí, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu QG
về dinh dưỡng.
- Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các
bệnh mãn tính không liên quan đến dinh dưỡng.

3. BẢN KẾ HOẠCH.

Tên hoạt Thời gian Người Người, cơ Người Nguồn lực Kết quả dự kiến
động thực hiện quan phối giám cần thiết
hợp sát
1.Tập huấn 16/6/2023 Cán bộ Y Tình nguyện Cán Cán Hiểu rõ về bệnh
về công tác - tế viên , đoàn bộ Y bộ ,Tình béo phì và cách
TT-GDSK 18/6/2023 thanh niên tế nguyện viên phòng chống
2.Phiếu đánh 19/6/2023 Người Tình nguyện cán bộ Người , số lượng 1400
giá - GDSK viên , cán bộ GDSK phiếu đánh phiếu ( phát

34
20/6/2023 y tế xã giá 1300, thu phiếu
1200)
3.Phát thanh 21/6/2023 phát Cán bộ Cán Loa, Nội Phát 2 ngày/lần,
- thanh GDSK bộ dung phát tất cả mọi người
27/6/2023 viên ( tại GDSK thanh nghe và khoảng
địa 50% hiểu được
phương)
4.Treo 27/6/2023 Cán bộ xã Tình nguyện Cán Người thực Treo được 11
pano,áp - thôn viên, đoàn bộ xã hiện ,pano,, pano, áp phích (1
phích 28/6/2023 thanh niên thôn áp hội trường, 10
phích,,thang thôn)
day,…
5.Thăm hỏi 29/6/2023 Cán bộ Tình nguyện Cán Nguoi thuc Thăm hỏi được
các hộ gia các viên , đoàn bộ các hien khoảng 30hộ gia
đình xã ,thôn thanh niên xã ,thô đình trên cả xã
n
6.GDSK 30/6/2023 Cán bộ Tình nguyện Cán người ,vide số người mời
GDSK viên , đoàn bộ Sở o, tranh , tờ 1400, số người
thanh niên Y Tế bướm, bàn tham gia 1200 ,
ghế ,loa, số ngừoi hiểu
máy tính , được 900
máy
chiếu,...
6.1 Nói 30/6/2023 Cán bộ Tình nguyện Cán Nguoi,mic , Số người tham
chuyện GDSK viên , đoàn bộ Sở loa, dự là 1200người
GDSK thanh niên Y Tế Số người hiểu
được : 1000
6.2 Phát 30/6/2023 Cán bộ Tình nguyện Cán Nguoi, Số người tham
video GDSK viên , đoàn bộ video , loa dự là 1200người
thanh niên GDSK Số người hiểu
được : 1100
6.3 phát tờ 30/6/2023 Cán bộ Tình nguyện Cán tờ bướm, Số người tham
bướm GDSK viên , đoàn bộ ngừoi phát dự là 1200người
thanh niên GDSK Số người hiểu
được : 800
7.Phát quà 30/6/2023 Cán bộ Tình nguyện Cán quà, ngừoi số quà ban đầu
GDSK viên , đoàn bộ phát 1400, số quà
thanh niên GDSK phát ra 1200

35
CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG
TRÌNH TT-GDSK.

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ.

Các phần Đánh giá

Người tham gia Tăng sau mỗi buổi truyền thông (15%)

Sau buổi truyền thông Người ghi nhớ thông điệp chính tăng (10%)

Tỉ lệ người được bổ sung kiến thức Tăng sau mỗi buổi truyền thông (25%)

Tỉ lệ người hiểu biết về béo phì Tăng cao hơn

Tỉ lệ trẻ có thể phòng chống béo phì Tăng 20%

Tỉ lệ trẻ có chế độ ăn uống sinh hoạt Tăng 30%


lành mạnh
Số người mắc bệnh béo phì Giảm 25%

2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH.


Diễn ra theo đúng kế hoạch ban đầu: (2 tuần/1 lần), đúng tiến độ của chương
trình.
- Quá trình diễn ra thuận lợi, kết quả đạt được phù hợp công sức mọi người.
 Nhân xét chung:
- Sau 1 khoảng thời gian truyền thông: Số trẻ em mắc bệnh béo phì đã giảm
đáng kể, tỉ lệ người hiểu biết về bệnh béo phì và tỉ lệ trẻ em tự kiểm soát chế độ ăn
uống sinh hoạt cũng tăng tương đối.

36
- Số người tham gia các buổi truyền thông tăng nhanh và mọi người có thể ghi
nhớ được các thông điệp chính về bệnh béo phì.
 Tuy nhiên, bệnh béo phì không thể giảm trong thời gian ngắn mà cần kiên trì
tập luyện cũng như thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ nhỏ. Đây chỉ là kết quả
tạm thời nên cần sự đồng hành của bố mẹ, người thân và thầy cô với con em mình.

TỔNG KẾT.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường
hợp trẻ em mắc bệnh béo phì từ thành phố đến nông thôn và công tác
truyền thông về bệnh béo phì ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi ở trường tiểu học
Thạch Hoà đã góp phần quan trọng giúp mọi người hiểu hơn về bệnh
thừa cân – béo phì, những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, biện pháp
phòng chống căn bệnh này. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng
ngừa bệnh béo phì cho trẻ ngay từ hôm nay!

37

You might also like