Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Ngày soạn: 24/9/2023

Tiết 10.
Bài 8.
NHẬT BẢN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận thức được quá trình phát triển của Nhật Bản từ sau CTTG thứ hai.
- Trình bày được vai trò kinh tế quan trọng của Nhật Bản(là một trung tâm kinh tế-
tài chính, khoa học- kỹ thuật) trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á
- Lý giải được sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhất là đi sâu tìm hiểu thực
chất của một số vấn đề quan trọng
3.Thái độ:
- Cảm phục ý chí và nghị lực của người dân Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đát
nước, XD và phát triển kinh tế...
4. Năng lực hướng tới:
- Làm cho HS thấy được quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản đã bước sang một thời
kỳ mới với những tầm cao mới. Ngày nay Nhật Bản đã trở thành một đối tác chiến lược
trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta.
II- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ nước Nhật hoặc bản đồ châu Á
- Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tranh ảnh những thành tựu kinh tế của Nhật....
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Hoạt động tạo tình huống:
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp
nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để
HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem trên màn hình 1 đoạn phim hoặc 1 hình ảnh về
việc: Mĩ thả bom nguyên tử xuống NB tháng 8/1945. Sau đó hỏi HS: em biết gì đoạn
phim (hình ảnh) trên? HS suy nghĩ trả lời…
c. Dự kiến sản phẩm: Dự kiến HS trả lời: bom hạt nhân do Mĩ thả xuống Nhật Bản
8/1945..., các em khác bổ sung, GV bổ sung chốt và giới thiệu vào bài mới:
Ngoài hai trung tâm của CNTB là Mỹ và Tây Âu. Ở châu Á có một nước được xếp
vào một trong ba trung tâm kinh tế thế giới, đó là nước nào? Nước đó đã tiến những bước
“thần kỳ” và trở thành một siêu cường kinh tế ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 8: Nhật
Bản

2. Hoạt động hình thành kiến thức:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN

Hoạt động 1: thảo luận nhóm 1. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế
-Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển Nhật Bản và những nguyên nhân của nó
“thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản và
những nguyên nhân của nó.
- Phương thức tiến hành:
- GV: giao nội dung và hướng dẫn cho
học sinh thảo luận.
+ Nhóm 1-3: Hãy trình bày những a. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế
nội dung cơ bản sự phát triển "thần Nhật Bản :
kì" của nền kinh tế Nhật Bản ? - Từ một nước thất bại trong Chiến tranh thế
+ Nhóm 2-4: Những nhân tố nào thúc giới thứ hai, Nhật bản đã tập trung sức phát
đẩy sự phát triển thần kỳ của Nhật triển kinh tế và đã đạt được những thành tựu
Bản?Trong đó nhân tố nào có vai trò to lớn được thế giới đánh giá là “thần kỳ”.
quyết định? vì sao? + Từ năm 1952 – 1973, kinh tế nhật Bản có
- HS: tham khảo SGK và thảo luận tốc độ phát triển cao liên tục, nhiều năm đạt
theo nhóm sau đó các nhóm thống tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%)
nhất các nội dung cần trình bày. + Tới năm 1968 kinh tế Nhật vươn lên là
- GV: cho HS đại diện các nhóm trình cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai sau
bày. HS các nhóm khác nhận xét, bổ Mỹ ; Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh
sung. tế – tài chính của thế giới (cùng với Mỹ và
+ Sau đó GV nhận xét, bổ sung và EU)
kết luận GV bổ sung một vài số liệu - Nhật Bản rất coi trọng giáo dục khoa học
- Tổng thu nhập quốc dân kỹ thuật với việc tập trung vào lĩnh vực sản
+ 1950 đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 Mỹ xuất dân dụng như các hàng hóa tiêu dùng
+ 1968 đạt 183 tỉ USD, bằng 1/4 Mỹ nổi tiến thế giới như : Ti vi, tủ lạnh, ô tô, xe
- Từ 1950- 1971, xuất khẩu tăng 30 máy …các tàu chở dầu có trọng tải lớn (1
lần, nhập khẩu tăng 21 lần triệu tấn), cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai
- Từ 1950- 1960 tốc độ tăng trưởng đảo Hônsu và Sicôcư
công nghiệp bình quân hàng năm của b. Những nguyên nhân phát triển kinh tế:
Nhật gấp 6 lần của Mỹ - Con người Nhật được đào tạo chu đáo :
- GV: NB đầu tư phát triển giáo dục có ý thức tổ chức kỷ luật, được trang bị kiến
và khoa học – kĩ thuật ntn? thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý
- GV cho HS quan sát một số tranh thức cộng đồng... Con người là nhân tố quyết
ảnh và thành tựu KHKT của NB thời định.
kỳ này - Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của
+ Sau khi HS đại diện nhóm 2-4 trình nhà nước và Các công ty Nhật (như thông tin
bày" những nhân tố thúc đẩy sự phát dự báo về tình hình kinh tế thế giới) ; Ứng
triển thần kỳ của NB" dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản
- GV:- GV phân tích một số nhân tố xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh
cơ bản để giúp HS hiểu đầy đủ hơn về tranh của hàng hóa, tín dụng...
nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển - Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài,
như nguồn viện trợ Mỹ, các cuộc chiến tranh
thần kì của nền kinh tế Nhật bản. Triều Tiên (1950 – 1953) và việt Nam (1954
- GV: Hạn chế của nền kinh tế NB? – 1975) để làm giàu
- HS tham khảo SGK và trả lời - Chi phí quốc phòng thấp
- GV nhận xét và chốt ý
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
-GV: Hãy nêu những nét nổi bật trong 2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
chính sách đối ngoại của Nhật Bản - Nền tảng căn bản trong chính sách đối
sau chiến tranh thế giới thứ hai? ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với
- HS tham khảo SGK và trả lời Mĩ, nhờ đó Nhật Bản ký Hiệp ước hòa bình
- GV nhận xét và chốt ý Xan Phranxicô ; tháng 9 -1951, Hiệp ước an
ninh Mĩ - Nhật được kí kết. Sau này Hiệp
ước an ninh được gia hạn nhiều lần và từ
năm 1996 kéo dài vĩnh viễn.
- Trong bối cảnh mới của thời kỳ sau Chiến
tranh lạnh, Nhật cố gắng thực hiện chính
sách đối ngoại tự chủ hơn,mở rộng quan hệ
- GV nêu tiếp câu hỏi:Hãy cho biết với Tây Âu, chú trọng quan hệ với các nước
tham vọng của Nhật Bản trong chính châu Á và Đông Nam Á.
sách đối ngoại hiện nay là gì? - Ngày nay, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở
thành một cường quốc chính trị để tương
- HS tham khảo SGK và trả lời xứng với sức mạnh kinh tế (như đề nghị mở
- GV nhận xét và chốt ý rộng số thành viên để trở thành ủy viên
- GV bổ sung: NB đang muốn trở thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp
thành thành viên của Hội đồng bảo an quốc...)
LHQ.
3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học
- Phương pháp: Cá nhân và cả lớp
- Phương thức tiến hành: GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để khắc sâu kiến
thức đã học:
Câu 1: Nền kinh tế Nhật Bản được thế giới đánh giá là "thần kì" là vì:
A. Phát triển hơn nền kinh tế nước Anh.
B. Phát triển mạnh mẽ hơn nền kinh tế của Pháp và CHLB Đức.
C. Phát triển và đuổi kịp nền kinh tế của Mĩ.
D. Phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Câu 2: Trong các nhân tố sau đây nhân tố nào là nhân tố nào có vai trò quyết định
đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản ?
A. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo...
B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước Nhật.
C. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài.
D. chi phí quốc phòng thấp
Câu 3: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
thế giới thứ hai là gì ?
A. Hợp tác cùng phát triển với các nước khác
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Hợp tác với các nước ASEAN
D. Kí Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật ( 9/1951)
Câu 4: Việt Nam cần học tập kinh nghiệm quan trọng nào sau đây của Nhật Bản để
phát triển kinh tế đất nước.
A. Tận dụng các thành tựu KH - KT vào sản xuất
B. Coi trọng nhân tố con người
C. Vai trò quản lí và điều tiết của nhà nước
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Dự kiến sản phẩm: 1D, 2A, 3B, 4B.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
- Vì sao kinh tế NB phát triển mạnh mẽ từ sau CTTG2?
- Vì sao gọi là “thần kì” NB?
- Vì sao nói: NB là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới nửa
sau thế kỷ XX ?
- Mối quan hệ VN-NB từ 1973-nay.
- Từ 1973-nay, có những nhà lãnh đạo cấp cao nào đã đến thăm VN?
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:
- Học bài cũ và lập bảng thống kê về tình hình KT, đối ngoại của Nhật Bản trong
các giai đoạn: 1945 – 1952; 1952 – 1973; 1973 – 1991; 1991 – 2000?
Thời gian 1945 – 1952 1952 - 1973 1973 – 1991 1991 - 2000
Kinh tế
Đối ngoại
-Chuẩn bị bài mới Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh.
Trả lời các câu hỏi:
+ Hãy cho biết những biểu hiện của chiến tranh lạnh?
+ Hãy cho biết trương giai đoạn chiến tranh lạnh diễn ra, có những cuộc CT cục bộ
nào, những cuộc chiến tranh đó chịu sự tác động của hai phe như ra sao?

You might also like