Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

ACCOUNTING PRINCIPLES

GIẢNG VIÊN: Ths. NGUYỄN TRUNG THÙY LINH


KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ – BỘ MÔN KẾ TOÁN
EMAIL: linhnt@thanglong.edu.vn

1
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Thời gian:
09 tuần – mỗi tuần 5 tiết
1. Phương thức đánh giá
• Kiểm tra giữa kỳ 30%
Trong đó: 80% là điểm kiểm tra
10% là điểm chuyên cần, 10% quiz
• Thi cuối kỳ 70%

2
MỤC TIÊU MÔN HỌC

• Nắm được các khái niệm cơ bản về kế toán,


các nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán, hệ
thống phương pháp kế toán
• Vận dụng được các phương pháp kế toán vào
kế toán các quá trình kinh doanh trong doanh
nghiệp
• Biết một số kỹ thuật chữa sổ kế toán; khóa sổ
kế toán, mở sổ và ghi sổ.
• Dành cho những sinh viên chưa có kiến thức
chuyên sâu về kế toán.
3
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1/ Giáo trình:
• PGS.TS. Nguyễn Thị Đông (2007) Lý thuyết hạch
toán kế toán, NXB ĐH KTQD.
2/ Tài liệu tham khảo
• TS. Trần Quý Liên, Ths. Trần Văn Thuận, Ths. Phạm
Thành Long (2013) Nguyên lý kế toán, ĐH KTQD,
NXB Tài chính.
• Weygant, Kieso, Kimmel (2011) (Edition 10th)
Accounting Principles, John Wiley& Sons, Inc.
• Luật Kế toán (2003), Thông tư 200/2014 / TT-BTC

4
CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT

CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN


CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

1.1 Tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

1.2 Hạch toán kế toán trong hệ thống các loại hạch toán

1.3 Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý

1.4 Các nguyên tắc chung được thừa nhận

6
1. Tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

Xuất hiện cùng lúc với sự


phát triển của đời sống kinh
tế xã hội

Thời kỳ sơ khai đầu tiên của kế toán bắt nguồn từ nền văn minh
Lưỡng Hà cách đây khoảng 7.000 năm. Các hình thức kế toán đầu
tiên được biết tới bởi các ký tự ghi trên vách đá hoặc các nút thắt
trên những sợ dây.
1. Tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

Khái niệm
Hạch toán kế toán là hệ thống các phương pháp kế
toán khoa học được thiết kế nhằm mục đích phản ánh
tất cả các giao dịch kinh tế phát sinh và cung cấp
thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh tế..”

* Quan sát * Tính toán

* Đo lường * Ghi chép


8
1. Tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

Thước đo sử dụng trong quá trình đo lường


• Thước đo hiện vật: Trọng lượng(kg, tấn, tạ), thể
tích(m3), độ dài (mét)…
• Thước đo lao động: ngày công, giờ công,…
• Thước đo tiền tệ (giá trị): sử dụng tiền làm đơn vị
tính

9
2. Hạch toán kế toán trong hệ thống các loại hạch toán

• Hạch toán nghiệp vụ: là sự quan sát, phản ánh, quản lý


từng nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất cụ thể
nhằm chỉ đạo 1 cách kịp thời, thường xuyên
ü Đối tượng nghiên cứu: tiến độ thực hiện hoạt động như
cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, các nghiệp vụ cụ thể, kết quả
SXKD …
ü Đặc điểm:
- Sử dụng 3 loại thước đo nhưng căn cứ vào tính chất của
từng nghiệp vụ
- Phương tiện thu thập truyền tin đơn giản: chứng từ ban
đầu, điện thoại, điện báo, truyền miệng
- Cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, hỏa tốc nhưng không
phản ánh được 1 cách toàn diện và rõ nét về các hiện tượng,
quá trình kinh tế kỹ thuật 10
2. Hạch toán kế toán trong hệ thống các loại hạch toán

• Hạch toán thống kê: nghiên cứu các hiện tượng kinh tế
xã hội theo quy luật số lớn nhằm rút ra được tính quy
luật trong sự vận động và phát triển của hiện tượng này
ü Đối tượng nghiên cứu: các hiện tượng kinh tế - xã hội
như: tình hình dân số, tình hình sản lượng lúa miền
Bắc…
ü Đặc điểm:
- Chỉ nghiên cứu trong thời gian, địa điểm cụ thể
- Sử dụng 3 thước đo nhưng căn cứ vào tính chất của từng
nghiệp vụ
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp như: điều tra
thống kê, phân tổ, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân
11
2. Hạch toán kế toán trong hệ thống các loại hạch toán

• Hạch toán kế toán: Phản ánh, giám đốc một cách thường
xuyên, liên tục các mặt hoạt động của kinh tế tài chính ở các
doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan.
ü Đối tượng nghiên cứu: tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự
vận động của tài sản trong các tổ chức, đơn vị.
ü Đặc điểm:
- Sử dụng 3 thước đo nhưng thước đo tiền tệ là chủ yếu
- Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế
của đơn vị mà nó phản ánh
- Các phương pháp riêng của hạch toán kế toán:
+ Phương pháp chứng từ + Phương pháp đối ứng tài khoản
+ Phương pháp tính giá + Phương pháp tổng hợp – cân đối
12
3. Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý

Chức năng của hạch toán kế toán

“ Cung cấp một hệ thống thông tin về tình hình tài


chính của các doanh nghiệp, đơn vị cho những người
sử dụng nhằm đưa ra quyết định kinh tế một cách hữu
hiệu”

13
3. Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý
Có đủ tiền để
Có nên đầu tư
trả những
vào doanh Có nên bán cổ
khoản nợ ??T
nghiệp này ko? phiếu đi không?

Thông tin kế toán


(Accounting
information) Có thu lại được
Doanh nghiệp có
làm ảnh hưởng những khoản nợ
đến môi trường của khách hàng
không? không?

Cần những gì để
phát triển một sản
phẩm mới?

14
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Chủ doanh nghiệp Khách hàng


(Customers) Đối thủ cạnh tranh
(owners)
(Competitors)

Người điều hành


Chủ nợ (Lenders)
(Managers)
Hoạt động kinh
doanh
(Business) Nhà nước và cơ quan chức
năng
Người lao động
(Employees) (Government)

Nhà cung cấp Nhà phân tích đầu tư Cộng đồng, xã hội
(Investment analysts) (Community representatives)
(Suppliers) 15
3. Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý

Đặc điểm của thông tin của hạch toán kế toán

• Là thông tin động về tuần hoàn của tài sản


• Là những thông tin về 2 mặt của mỗi hiện
tượng
• Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá trình
2 mặt: thông tin và kiểm tra

16
3. Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý

Nhiệm vụ của hạch toán kế toán


ü Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng
và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ
kế toán
ü Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa
vụ phải nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng
tài sản và nguồn hình thành tài sản. Nhằm phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế
toán.
ü Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính của đơn vị kế toán
ü Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của
pháp luật
(Theo luật Kế toán – 2003)
17
3. Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý

Các yêu cầu đối với thông tin kế toán


• Trung thực (Faithful representation)
• Tính liên quan (Relevance)
• Tính quan trọng (Materiality)
• Kịp thời (Timeliness)
• Dễ hiểu (Understandability)
• Có khả năng so sánh (Comparability)
• Được thẩm tra (Verifiability)
18
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)
1. Nguyên tắc thực thể kinh doanh (Business entity principle)
2. Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern principle)
3. Nguyên tắc kỳ kế toán (Accounting period)
4. Nguyên tắc thước đo tiền tệ (Monetary principle)
5. Nguyên tắc khách quan (Objective principle)
6. Nguyên tắc giá gốc (Historic cost principle)
7. Nguyên tắc doanh thu thực hiện (Revenue recognition
principle)
8. Nguyên tắc phù hợp (Matching principle)
9. Nguyên tắc nhất quán (Consistency principle)
10. Nguyên tắc trọng yếu (Materiality principle)
11. Nguyên tắc thận trọng (Prudence principle)
12. Nguyên tắc công khai ( Publicity principle)
19
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)
1. Nguyên tắc thực thể kinh doanh (Business entity
principle)
Bất kỳ một đơn vị kinh tế đều được coi là 1 cá thể
độc lập với chủ sở hữu hoặc các đơn vị khác; bởi
vậy kế toán cần ghi chép, tổng hợp số liệu kế toán,
tài chính của riêng đơn vị mình
2. Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern
principle)
Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục, vô thời
hạn hoặc không bị giải thể trong tương lai gần là
điều kiện cơ bản để áp dụng các nguyên tắc, chính
sách kế toán
20
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)

3. Nguyên tắc kỳ kế toán (Accounting period)


Báo cáo tài chính phải được lập theo từng khoảng
thời gian nhất định gọi là kỳ kế toán (tháng, quý,
năm)

4. Nguyên tắc thước đo tiền tệ (Moneytary principle)


Sử dụng tiền tệ làm thước đo cơ bản và làm đơn vị
thống nhất trong ghi chép và tính toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.

21
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)

5. Nguyên tắc khách quan (Objective principle)


Yêu cầu tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách
quan và có thể kiểm tra được. Do đó, thông tin kế toán chỉ
đáng tin cậy khi các thông tin đó được căn cứ trên các
bằng chứng khách quan, hợp pháp và hợp lệ.

6. Nguyên tắc giá gốc (giá phí) (Historic cost principle)


Việc tính toán giá trị tài sản, công nợ, doanh thu, chi phí
phải dựa trên giá trị thực tế mà không quan tâm đến giá thị
trường.
22
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)
6. Nguyên tắc doanh thu thực hiện (Revenue
recognition principle)
Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng
hóa bán ra được chuyển giao và khi các dịch vụ
được thực hiện chuyển giao.

7. Nguyên tắc phù hợp (Matching principle)


Tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở
kỳ nào thì cũng phải phù hợp với doanh thu được
ghi nhận tại kỳ đó và ngược lại.
23
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)

8. Nguyên tắc nhất quán (Consitency principle)


Trong quá trình kế toán, các chính sách kế toán,
chuẩn mực, phương thức tính toán phải được thực
hiện trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.

9. Nguyên tắc trọng yếu (Materiality principle)


Thông tin kế toán mang tính trọng yếu là những
thông tin có ảnh hưởng đáng kể tới bản chất của sự
việc hoặc ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp
24
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)
11. Nguyên tắc thận trọng (Prudence principle)
Thông tin kế toán cần đảm bảo sự thận trọng thích
đáng để không hiểu sai hoặc không đánh giá quá lạc
quan về tình hình tài chính của đơn vị.
Do đó, kế toán cần:
• Doanh thu và lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi có
bằng chứng chắc chắn
• Chi phí và chi phí kì vọng khi có chứng cứ có thể xảy
ra (ví dụ như chi phí dự phòng)

25
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP)

12. Nguyên tắc công khai (Disclosure principle)


Nguyên tắc này yêu cầu tất cả các tư liệu và sự việc có
liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của
doanh nghiệp phải được thông báo cho những người sử
dụng. Điều này có thể giải thích chi tiết trong Thuyết
minh báo cáo tài chính. Việc công bố công khai các thông
tin sẽ góp phần làm cho báo cáo tài chính trở nên minh
bạch hơn và thông tin hữu ích hơn đối với người sử dụng.
26

You might also like