2021-BAITAP_NLKT_Bai tap tu luan_Nhung sua

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Bài 1: Cho tình hình tài sản và nguồn vốn ngày 1/1/N của doanh nghiệp Hải Long như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)

1. Nguyên liệu, vật liệu 50.000 12. Tài sản cố định hữu hình 1.400.000

2. Tiền mặt 230.000 13. Nguồn vốn xây dựng cơ bản 100.000

3. Tiền gửi ngân hàng 100.000 14. Quỹ đầu tư phát triển 50.000

4. Phải trả người bán 80.000 15. L.nhuận sau thuế chưa phân phối 90.000

5. Các khoản phải nộp Nhà Nước 120.000 16. Vay và nợ thuê tài chính 230.000

6. Thành phẩm 100.000 17. Phải thu của khách hàng (< 12t) 150.000

7. Sản phẩm dở dang 20.000 18. Phải trả người lao động 20.000

8. Công cụ dụng cụ 30.000 19. Ký quỹ, ký cược dài hạn 160.000

9. Tạm ứng 10.000 20. Nhận ký quỹ, ký cược 40.000

10. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.500.000 21. Trả trước cho người bán 90.000

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000 22. Người mua trả tiền trước 10.000

Yêu cầu: Phân loại và xác định giá trị tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp Hải Long vào
ngày 1/1/N theo mẫu bảng sau:

Tài sản Số Tiền Nguồn vốn Số Tiền

I.Tài sản ngắn hạn I. Nợ phải trả

II. Tài sản dài hạn II. Vốn chủ sở hữu

… …

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


1
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
Bài 2: Cho tình hình tài sản và nguồn vốn ngày 31/12/N của doanh nghiệp Bình Thắng như
sau (ĐVT: 1.000 đồng)

1. Nhà cửa, vật kiến trúc 500.000 13 Vay và nợ thuê tài chính 60.000

2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 900.000 14. Nhận ký quỹ, ký cược 10.000

3. Nguyên liệu, vật liệu 100.000 15. Người mua trả tiền trước 5.000

4. Hàng mua đang đi đường 22.000 16. Phải thu của khách hàng (<12t) 15.000

5. Tạm ứng 500 17. Hàng hóa 20.000

6. Hàng gửi bán 100.000 18. Sản phẩm dở dang 15.000

7. Đầu tư vào công ty con 90.000 19. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 12.000

8. L.nhuận sau thuế chưa phân phối 15.000 20. Nguồn vốn xây dựng cơ bản 50.000

9. Phải trả người bán 6.000 21. Quỹ đầu tư và phát triển 20.000

10. Tiền mặt 13.500 22. Bản quyền, bằng sáng chế 90.000

11. Tiền gửi ngân hàng 100.000 23. Trả trước cho người bán 10.000

12. Thuế thu nhập DN phải nộp 18.000 24. Quyền sử dụng đất 20.000

Yêu cầu: Phân loại và xác định giá trị tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp Bình Thắng vào
ngày 31/12/N. Sử dụng mẫu bảng phân loại của bài số 1.

Bài 3: Vào ngày 1/3/N, công ty TNHH AB được thành lập bởi 2 thành viên là Ông A và Ông
B. Số vốn do hai thành viên góp như sau (ĐVT: 1.000 đồng)

Thành viên A góp: Thành viên B góp:

1. Nhà văn phòng 400.000 1. Cửa hàng 300.000

2. Xe Toyota Camry 4 chỗ 200.000 2. Hàng hóa 250.000

3. Tiền mặt 150.000 3. Tiền mặt 200.000

4. Hàng hóa 125.000 4. Nhà kho 150.000

5. Phải thu khách hàng X (<12t) 135.000 5. Máy photocopy 130.000

6. Phải thu khách hàng Y (<12t) 180.000 6. Nợ phải trả nhà cung cấp C 138.000

7. Vay dài hạn ngân hàng 100.000 7. Chứng khoán kinh doanh 185.000

Yêu cầu: Phân loại và xác định giá trị tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp AB vào ngày
1/3/N. Sử dụng mẫu bảng phân loại của bài số 1.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


2
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
Bài 4: Cho biết tình hình tài sản – nguồn vốn tại một doanh nghiệp vào ngày 1/1/N như sau.

(ĐVT: triệu đồng).

1. Tài sản cố định hữu hình 900

2. Tài sản cố định vô hình 150

3. Nguyên liệu, vật liệu 200

4. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.100

5. Tiền mặt 50

6. Tiền gửi ngân hàng 100

7. Vay và nợ thuê tài chính 220

8. Phải trả người bán 60

9. Phải thu của khách hàng (< 12 t) 75

10. Tạm ứng (< 12 t) 10

11. Trả trước cho người bán X?

12. Thành phẩm 20

13. Sản phẩm dở dang 35

14. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 53

15. Người mua trả tiền trước 32

16. Quỹ đầu tư và phát triển 15

17. Phải trả người lao động 100

Yêu cầu:

Hãy phân loại tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp này và xác định giá trị của “X”?

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


3
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ


Bài 1:

Ngày 3/1, phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa giữa Công ty may xuất khẩu Hoàng Hải và
công ty cổ phần An Thuận (người mua hàng: Lê Văn Tú), hóa đơn số 0000876, ngày 3/1,
HH/2019P, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số hàng trên là
2.700.000đ (HĐ 0000437, ngày 3/1, TH/2019M) chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Công ty An
Thuận thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị vận chuyển là Công ty CP vận chuyển Toàn
Thắng. Chi phí vận chuyển phân bổ cho từng loại vật liệu theo số lượng hàng mua.

STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Áo khoác cái 120 125.000 15.000.000

2 Quần âu cái 150 115.000 17.250.000

Tổng tiền hàng chưa thuế GTGT 32.250.000

Thuế GTGT (thuế suất 10%) 3.225.000

Tổng cộng 35.475.000

Yêu cầu: Lập các chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế đối với các bên có liên quan.

Bên mua hàng: Công ty CP An Thuận. Địa chỉ: 534 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Mã số thuế: 0104057245 (Phiếu chi 04)

Bên bán hàng: Công ty may xuất khẩu Hoàng Hải. Địa chỉ: 47 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội. Mã số thuế: 0100176657-4 (Hóa đơn 0000876)

Bên vận chuyển: Công ty CP vận chuyển Toàn Thắng. Địa chỉ: Số 2, Ngõ 7 Liễu Giai, quận
Ba Đình, Hà Nội. Mã số thuế: 0100171254 (Hóa đơn 0000437, Phiếu thu 02).

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


4
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


5
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


6
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

Đơn vị: Quyển số: Mẫu số 02 – TT


Địa chỉ: PHIẾU CHI Số: Ban hành theo TT200/2014/TT-BTC
Ngày tháng năm Nợ: Ngày 22 tháng 12 năm 2014
Có: của Bộ Tài Chính
Họ tên người nhận tiền:
Địa chỉ:
Lý do chi:

Số tiền: (viết bằng chữ)

Kèm theo: Chứng từ gốc


Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)

Ngày tháng năm


Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):


Số tiền quy đổi:

Đơn vị: Quyển số: Mẫu số 02 – TT


Địa chỉ: PHIẾU THU Số: Ban hành theo TT200/2014/TT-BTC
Ngày tháng năm Nợ: Ngày 22 tháng 12 năm 2014
Có: của Bộ Tài Chính
Họ tên người nộp tiền:
Địa chỉ:
Lý do thu:

Số tiền: (viết bằng chữ)

Kèm theo: Chứng từ gốc


Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)

Ngày tháng năm


Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):


Số tiền quy đổi:

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


7
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ


Bài 1: Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong năm N, công ty A có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

a) Thu mua vật liệu M để phục vụ sản xuất. Các thông tin liên quan đến việc thu mua vật liệu
M như sau:

- Giá mua (bao gồm cả thuế GTGT 10%) ghi trên hóa đơn là 330.000.000đ.

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bao gồm cả thuế GTGT 10% là 7.529.500đ

- Khối lượng vật liệu thu mua: 40.000 kg

Yêu cầu: Tính tổng giá trị thực tế và giá đơn vị của vật liệu M

b) Mua 50.000 kg hàng hóa Y tại Hải Phòng theo đơn giá mua cả thuế GTGT là 15.202đ/kg,
thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho số hàng bàn giao nói trên là
6.600.000đ (đã bao gồm thuế GTGT 10%).

Yêu cầu: Tính tổng giá trị thực tế và giá đơn vị của hàng hóa Y

c) Mua một ô tô 4 chỗ theo hình thức nhập khẩu với giá mua là 750.000.000đ. Thuế suất thuế
nhập khẩu 70%. Thuế suất thuế GTGT 10%. Lệ phí trước bạ 10% tính trên giá mua bao gồm
cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Lệ phí đăng ký xe 20.000.000đ. Phí đăng kiểm 340.000đ.

Yêu cầu: Tính nguyên giá của xe ô tô 4 chỗ

Bài 2: Tình hình sản xuất phát sinh trong kỳ của một doanh nghiệp sản xuất như sau (ĐVT:
1.000đ)

1. Xuất kho vật liệu chính dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm 185.000;

2. Xuất kho vật liệu phụ dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm 25.000;

3. Tính ra lương phải trả công nhân sản xuất trực tiếp 34.000, nhân viên quản lý phân xưởng
8.000;

4. Trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN) theo tỷ lệ quy định;

5. Điện mua ngoài chưa trả tiền dùng cho quản lý phân xưởng là 2.200 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


8
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 12.000.

7. Các chi phí khác bằng tiền mặt phục vụ cho phân xưởng là 600

8. Nhập kho 1.000 thành phẩm;

Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ, biết giá trị
sản phẩm dở dang đầu kỳ là 9.000 và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là 12.000, doanh
nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Bài 3: Tình hình sản xuất 2 loại sản phẩm A và B ở phân xưởng sản xuất tại một doanh
nghiệp như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

1. Xuất kho vật liệu chính để trực tiếp sản xuất hai sản phẩm A và B là 21.600, phân bổ cho
hai loại sản phẩm theo định mức hao phí. Biết định mức hao phí vật liệu chính cho 1 sản
phẩm A là 25/sản phẩm và cho sản phẩm B là 20/sản phẩm.

2. Xuất kho vật liệu phụ để trực tiếp sản xuất hai sản phẩm A và B là 1.080, được phân bổ
cho hai loại sản phẩm theo tỷ lệ với vật liệu chính.

3. Điện mua ngoài chưa thanh toán dùng cho sản xuất sản phẩm tại phân xưởng là 3.300 (đã bao
gồm thuế GTGT 10%)

4. Tổng số tiền lương phải trả cho người lao động là 6.800đ, trong đó:

- Lương công nhân sản xuất sản phẩm A là 4.760, sản xuất sản phẩm B là 2.040

- Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất là 400

5. Trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN) theo tỷ lệ quy định

6. Khấu hao máy móc, thiết bị và nhà xưởng của phân xưởng sản xuất là 860

7. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 800 sản phẩm A và 500 sản phẩm B.

Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm A và sản phẩm B, biết rằng:

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương
công nhân trực tiếp sản xuất.

- Cả hai loại sản phẩm A và B đều không có SP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Bài 4: Tình hình tồn kho, nhập, xuất hàng A trong tháng 11 tại một doanh nghiệp như sau:

- Tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 12.000đ/kg


- Ngày 5/11, nhập 4.000 kg hàng A, đơn giá 11.000đ/kg;
- Ngày 6/11, nhập 1.500 kg, đơn giá 10.800 đ/kg;
- Ngày 10/11, xuất 3.500 kg;

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


9
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
- Ngày 12/11, xuất 800 kg;
- Ngày 25/11, nhập 3.000 kg, đơn giá 10.500 đ/kg
- Ngày 26/11, xuất 2.200 kg.
Biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đơn giá nói trên là
giá chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT của hàng A là 10%.

Hãy xác định tổng giá trị xuất kho trong tháng 11 và giá trị tồn kho ngày 30/11 của
hàng A nếu doanh nghiệp này sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho là:

a. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.

b. Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.

c. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

Bài 5: Công ty K tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đơn giá mua vật liệu là giá
không bao gồm thuế GTGT. Công ty K có tài liệu về 2 loại vật liệu trong tháng 5/N như sau:

Tồn kho đầu tháng: - Vật liệu M: 1.600kg, đơn giá 4.000 đ/kg.

- Vật liệu N: 900kg, đơn giá 2.000 đ/kg.

Tình hình phát sinh trong tháng 5:

- Ngày 2/5, Mua nhập kho 2.400 kg vật liệu M, đơn giá 4.200 đ/kg và 600 kg vật
liệu N, đơn giá 1.950 đ/kg; Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 2 loại vật liệu này là 231.000 (bao
gồm thuế GTGT 10%) được phân bổ cho hai loại vật liệu theo trọng lượng vận chuyển .

- Ngày 10/5, Xuất kho 1.900 kg vật liệu M và 800 kg vật liệu N để sản xuất sản
phẩm.

- Ngày 12/5, Mua nhập kho 1.200 kg vật liệu M, đơn giá 4.050đ/kg và 800 kg vật
liệu N, đơn giá 2.200đ/kg.

Hãy xác định trị giá xuất kho trong tháng 5 và tồn kho cuối tháng 5 của 2 loại vật liệu
M và N theo 3 phương pháp (Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần
nhập và phương pháp nhập trước xuất trước )

Bài 6: Công ty Yến Minh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính giá trị hàng tồn
kho theo phương pháp FIFO. Trong tháng 10/N, công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)

Ngày 1/10, - Nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg; Đơn giá 20

- Giá trị sản phẩm dở dang là 1.700

Ngày 3/10, Mua 3.500 kg vật liệu nhập kho với tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT
10% là 77.000. Chi phí vận chuyển của số vật liệu này về kho chưa bao gồm thuế GTGT 10%

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


10
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
là 5.250. Do mua với số lượng lớn nên công ty Yến Minh được người bán cho hưởng chiết
khấu thương mại 1.750 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%).

Ngày 7/10, Xuất kho 2.200 kg vật liệu để sản xuất sản phẩm.

Ngày 31/10, Phát sinh các nghiệp vụ sau:

- Tính ra tiền lương phải trả công nhân sản xuất là 34.000; quản đốc phân xưởng là 7.000;
giám đốc doanh nghiệp là 11.500. Các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ quy định.

- Tiền điện nước chưa bao gồm thuế GTGT 10% tại phân xưởng của tháng 10 là 13.200,
tại bộ phận văn phòng là 9.000

- Khấu hao máy móc thiết bị của phân xưởng là 8.000; của bộ phận văn phòng là 2.100

- Nhập kho 500 sản phẩm

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2.300.

Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN


Bài 1: Ngày 1/1/N, Doanh nghiệp A vừa mới thành lập với số vốn ban đầu là 1.900.000.000
đồng bằng tiền mặt. Trong tháng 1/N, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp A
như sau:

1. Mua một căn hộ làm văn phòng công ty với trị giá 500.000.000 đồng, đã thanh toán
60% bằng tiền mặt, số còn lại chưa thanh toán.

2. Vay ngân hàng 400.000.000 đồng và nhận tiền vay bằng tiền mặt.

3. Nộp 800.000.000 đồng tiền mặt vào tài khoản tại ngân hàng.

4. Mua một lô hàng hóa trị giá 100.000.000 đồng, đã thanh toán bằng chuyển khoản.

5. Thanh toán nốt tiền mua căn hộ cho người bán bằng chuyển khoản.

6. Mua một số công cụ dụng cụ về nhập kho với tổng giá trị 50.000.000, chưa thanh
toán.

Yêu cầu:

1. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên thuộc quan hệ đối ứng nào?

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ biết rằng doanh nghiệp A hạch
toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

3. Phản ánh số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế lên tài khoản chữ T.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


11
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
4. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản.

Bài 2: Tình hình tài sản – nguồn vốn ngày 1/3/N của doanh nghiệp K như sau:

(ĐVT: 1.000 đồng)

1. Tài sản cố định hữu hình 1.899.000 7. Các khoản thuế phải nộp Nhà Nước 120.000

2. Tiền mặt 310.000 8. Phải trả người lao động 43.000

3. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.319.000 9. Phải trả người bán 350.000

4. Tiền gửi ngân hàng 290.000 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 90.000

5. Hàng mua đang đi đường 23.000 11. Hàng hoá 260.000

6. Phải thu khách hàng (<12t) 140.000

Trong tháng 3 năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Khách hàng thanh toán 30% khoản nợ cho doanh nghiệp qua ngân hàng

2. Chi tiền mặt trả toàn bộ lương nợ người lao động đầu kỳ.

3. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách Nhà nước 90.000.

4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 10.000.

5. Xuất hàng hoá gửi bán đại lý 141.000.

6. Hàng hóa mua đi đường kỳ trước về nhập kho đầy đủ.

7. Vay ngân hàng để trả nợ người bán 300.000.

8. Trích lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lập quỹ đầu tư phát triển 32.000.

Yêu cầu:

1. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên thuộc quan hệ đối ứng nào?

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ biết rằng doanh nghiệp K hạch toán
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

3. Phản ánh số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế lên tài khoản chữ T.

4. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


12
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
Bài 3: Tình hình tài sản – nguồn vốn ngày 1/1/N của doanh nghiệp S như sau:

(ĐVT: 1.000 đồng)

1. Tài sản cố định hữu hình 1.500.000 8. Tiền gửi ngân hàng 80.000

2. Nguyên liệu, vật liệu 120.000 9. Tạm ứng 75.000

3. Phải thu khách hàng (< 12t) 180.000 10. Vay và nợ thuê tài chính 35.000

4. Các khoản phải nộp Nhà nước 10.000 11. L.nhuận sau thuế chưa phân phối 100.000

5. Hàng hóa 200.000 12. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000.000

6. Tiền mặt 150.000 13. Phải trả người bán 115.000

7. Phải trả người lao động 45.000

Trong năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Thanh toán cho người bán bằng tiền mặt 40.000

2. Khách hàng thanh toán 70% tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng tiền gửi ngân hàng; 30%
bằng tiền mặt

3. Dùng tiền mặt thanh toán toàn bộ số tiền lương còn nợ công nhân viên đầu kỳ

4. Xuất kho hàng hóa gửi bán đại lý với giá xuất kho là 56.000

5. Nhận góp vốn bằng một ô tô Toyota 4 chỗ trị giá 792.000

6. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ người bán 33.000

7. Nộp toàn bộ các khoản còn nợ Nhà nước bằng chuyển khoản ngân hàng

8. Thanh toán toàn bộ khoản vay và nợ thuê tài chính bằng chuyển khoản

9. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000

Yêu cầu:

1. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên thuộc quan hệ đối ứng nào.

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ biết rằng doanh nghiệp S hạch
toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

3. Phản ánh số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế lên tài khoản chữ T.

4. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


13
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


Bài 1: (Đơn vị tính: 1.000đ)

Doanh nghiệp E có số dư đầu tháng của TK 131: 800.000, trong đó:

- Khách hàng A nợ: 500.000

- Khách hàng B nợ: 300.000

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

1. Khách hàng A trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 500.000

2. Thực hiện dịch vụ cho khách hàng B với giá trị dịch vụ là 700.000 và chưa thu tiền

3. Khách hàng B trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 800.000

4. Khách hàng A ứng trước tiền cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 500.000

Yêu cầu

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2. Phản ánh vào tài khoản chữ T và xác định số dư cuối kỳ của tài khoản tổng hợp 131 và các
tài khoản phân tích của nó (chi tiết cho từng khách hàng)

Bài 2: (Đơn vị tính: 1.000đ)

Công ty K có số dư đầu tháng của TK 331 là 1.000.000, trong đó:

- Nợ người bán A: 600.000

- Nợ người bán B: 400.000

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán B: 400.000

2. Nhập mua lô hàng hóa với trị giá mua 1.000.000 từ người bán B, chưa thanh toán tiền
hàng.

3. Vay ngân hàng 900.000 để trả nợ cho người bán A và ứng trước tiền hàng cho A

4. Chi tiền mặt trả nợ tiền hàng cho người bán B: 500.000

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2. Phản ánh vào tài khoản chữ T và xác định số dư cuối kỳ của tài khoản tổng hợp 331 và các
tài khoản phân tích của nó (chi tiết cho từng nhà cung cấp)

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


14
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
Bài 3: Cho biết thông tin chi tiết về số dư của các khoản thanh toán với người bán của doanh
nghiệp F vào ngày 1/6/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

- TK Phải trả người bán X (Dư Có) 50.000

- TK Phải trả người bán Y (Dư Có) 75.000

- TK Phải trả người bán Z (Dư Nợ) 100.000

Trong tháng 6/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Thanh toán cho người bán Y bằng chuyển khoản 35.000.

2. Mua chịu nguyên liệu trị giá 14.000 từ người bán X. Nguyên liệu đã về nhập kho đầy đủ.

3. Mua nguyên liệu trị giá 62.000 từ người bán Z, tiền hàng trừ vào tiền đã ứng trước.
Nguyên liệu đã về nhập kho đầy đủ.

4. Vay ngân hàng và thanh toán số tiền còn nợ cho người bán Y.

5. Nhận lại số tiền trả trước còn thừa từ người bán Z bằng tiền mặt.

6. Ứng trước 10.000 tiền mặt cho người bán Y.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N

2. Phản ánh vào tài khoản chữ T và tính ra số dư ngày 30/6/N của các tài khoản Phải trả
người bán, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích

Bài 4: Cho biết thông tin chi tiết về số dư của các khoản thanh toán với người mua của doanh
nghiệp TNT vào ngày 1/9/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

- TK Phải thu khách hàng A (Dư Có) 35.000

- TK Phải thu khách hàng B (Dư Có) 90.000

- TK Phải thu khách hàng C (Dư Nợ) 150.000

Trong tháng 9/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Khách hàng C thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ bằng chuyển khoản

2. Thực hiện một gói dịch vụ trị giá 30.000 cho khách hàng A. Sau khi trừ vào tiền đã ứng
trước, doanh nghiệp trả lại tiền thừa cho khách hàng A 5.000 tiền mặt

3. Thực hiện một gói dịch vụ trị giá 70.000 cho khách hàng B và trừ vào tiền B đã ứng trước.

4. Khách hàng C ứng trước cho doanh nghiệp 23.000 tiền mặt.

5. Thực hiện một gói dịch vụ trị giá 28.000 cho khách hàng B. Sau khi trừ vào số tiền đã trả
trước, số còn lại khách hàng B sẽ thanh toán vào tháng 11/N

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


15
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/N

2. Phản ánh vào tài khoản chữ T và xác định số dư ngày 30/9/N của các tài khoản Phải thu
khách hàng, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích

CHƯƠNG 7: HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

Bài 1: Cho số dư đầu tháng 2 của một số tài khoản của doanh nghiệp A như sau

(ĐVT: 1.000 đồng)

- TK “Nguyên liệu, vật liệu” 30.000

Trong đó:

ü Vật liệu chính 20.000

ü Vật liệu phụ 4.000

ü Nhiên liệu 6.000

- TK “Công cụ, dụng cụ” 1.500

- TK “Tiền mặt” 15.000

- TK “Tiền gửi ngân hàng” 28.000

- TK “Hàng mua đang đi đường” 5.000

Trong tháng 2 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Mua vật liệu chính đã nhập kho, giá mua ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT 10% là
7.700; đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

2. Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT 10% của số vật liệu chính nói trên về đến
doanh nghiệp là 300, chưa thanh toán cho đơn vị vận tải.

3. Dùng tiền gửi ngân hàng ứng trước cho người bán 6.600

4. Số vật liệu chính đi đường tháng trước về nhập kho.

5. Mua và nhập kho vật liệu chính và vật liệu phụ. Giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là
6.600. Trong đó, vật liệu chính trị giá 4.400; vật liệu phụ trị giá 2.200. Tiền hàng đã trả
trước ở nghiệp vụ số 3.

6. Chi phí bốc dỡ số vật liệu nói trên chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 210 đã chi bằng tiền
mặt và được phân bổ cho hai loại vật liệu theo giá mua thực tế.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


16
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
7. Mua công cụ dụng cụ, giá mua ghi trên hóa đơn là 1.320 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
đã thanh toán bằng tiền mặt. Đến cuối tháng, số công cụ dụng cụ này vẫn chưa về nhập
kho doanh nghiệp.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

2. Tháng 3, kế toán ghi nhận nghiệp vụ số công cụ dụng cụ đi đường tháng trước về nhập
kho như thế nào?

3. Phản ánh lên tài khoản chữ T các tài khoản đã cho số dư đầu kỳ.

Bài 2: Số dư đầu kỳ tháng 2/N của một số tài khoản tại doanh nghiệp M như sau: (ĐVT:
1.000 đồng)

Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền

- TK Tiền gửi ngân hàng 250.000 - TK Phải trả người bán (Dư Có) 82.000

- TK Nguyên liệu, vật liệu 100.000 Trong đó + Công ty vật tư X 60.000

Trong đó + Vật liệu chính 80.000 + Nhà máy Y 22.000

+ Vật liệu phụ 20.000 - TK Phải trả người bán (Dư Nợ) 15.000

- TK Tạm ứng 3.000 Trong đó + Công ty vật tư A 15.000

Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1. Mua vật liệu chính, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế GTGT 10% là 45.000. Toàn bộ
tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp X bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng. Số nguyên
vật liệu mua về đã kiểm nhận, nhập kho đầy đủ.

2. Mua và nhập kho vật liệu phụ của công ty vật tư A, giá mua có cả thuế GTGT 10% là 16.500.
Sau khi trừ vào tiền ứng trước, doanh nghiệp thanh toán số còn lại bằng tiền mặt.

3. Trả nợ công ty vật tư X 50.000 bằng chuyển khoản.

4. Mua vật liệu phụ của Nhà máy Y đã nhập kho với số lượng 100 kg, đơn giá 110 (trong đó
thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển chưa gồm thuế GTGT 10% đã trả bằng tiền tạm
ứng 300.

5. Cán bộ thu mua trả lại tiền tạm ứng thừa bằng tiền mặt 1.000.

6. Nhận chứng từ mua vật liệu chính từ công ty vật tư A, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là
50.000. Tiền hàng chưa thanh toán. Cuối kỳ, vật liệu chưa về nhập kho của doanh nghiệp.

7. Đặt trước tiền mua vật liệu phụ cho nhà máy Y bằng chuyển khoản 30.000.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


17
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
8. Mua một lô công cụ dụng cụ từ nhà cung cấp X, công cụ dụng cụ đã về nhập kho đủ. Giá
mua chưa bao gồm thuế GTGT 10% trên hóa đơn là 5.000. Thanh toán cho nhà cung cấp
bằng tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

2. Giả sử sang tháng 3/N, lô vật liệu chính mua ở nghiệp vụ 6 trong tháng 2/N đã về nhập
kho đủ. Ghi định khoản nghiệp vụ nhập kho vật liệu.

3. Phản ánh lên tài khoản chữ T các tài khoản phải trả nhà cung cấp (cả tài khoản khoản
tổng hợp và tài khoản phân tích)

Bài 3: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong Bài 2, chương 4

Bài 4: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Bài 3, chương 4

Bài 5: Tình hình sản xuất 2 loại sản phẩm A và B tại một doanh nghiệp như sau (ĐVT:
1.000đ):

1. Xuất kho vật liệu chính để sản xuất trực tiếp sản phẩm, trong đó:

- Dùng để sản xuất sản phẩm A: 31.560 - Dùng để sản xuất sản phẩm B: 21.040

2. Xuất kho vật liệu phụ để sản xuất trực tiếp sản phẩm, trong đó:

- Dùng để sản xuất sản phẩm A: 1.500 - Dùng để sản xuất sản phẩm B: 600

3. Tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A là 9.000; sản phẩm B là
6.000 và nhân viên quản lý phân xưởng là 2.000.

4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.

5. Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận phân xưởng sản xuất là 1.000.

Yêu cầu:

1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

2. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm A và sản phẩm B. Biết:

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ của sản phẩm A là 3.000 và của sản phẩm
B là 2.200,

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của SP A là 1.500 và SP B là 800.

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tiền lương công nhân trực
tiếp sản xuất.

- Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm A và 500 sản phẩm B.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


18
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
3. Thực hiện bút toán kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và bút toán nhập kho
thành phẩm hoàn thành cuối kỳ.

Bài 6: Cho số dư đầu kỳ tại ngày 1/1/N của các tài khoản tại doanh nghiệp P như sau: (ĐVT:
1.000đ)

Tiền mặt 20.000 Tiền gửi ngân hàng 85.000

Phải trả người bán 25.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 284.000

Phải thu khách hàng (< 12t) 50.000 Thành phẩm 8.000

Nguyên liệu, vật liệu 80.000 Tài sản cố định hữu hình 150.000

Hao mòn Tài sản cố định 80.000 Quỹ đầu tư và phát triển 35.000

Hàng gửi bán 16.000 L.nhuận sau thuế chưa phân phối 15.000

Trả trước cho người bán 10.000 Chi phí SX kinh doanh dở dang 20.000

Trong kỳ tháng 1/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Nhập kho sản phẩm hoàn thành từ phân xưởng sản xuất theo giá thành sản xuất thực tế là
20.000

2. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán, biết giá xuất kho là 12.000 và giá bán chưa bao gồm
thuế GTGT 10% là 15.000

3. Doanh nghiệp bán được toàn bộ số hàng gửi bán kỳ trước thu bằng tiền gửi ngân hàng
22.000 (trong đó thuế GTGT 10%)

4. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua, biết tổng giá vốn của lô hàng bán là
10.000. Người mua đã thanh toán 14.850 bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT 10%)

5. Khách hàng chấp nhận mua 2/3 số hàng gửi bán trong kỳ, 1/3 số hàng khách hàng từ chối
mua, doanh nghiệp đã nhập kho đầy đủ

6. Xác định lương nhân viên bán hàng là 1.000, lương bộ phận quản lý DN là 2.000

7. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định

8. Trích khấu hao tài sản cố định tại bộ phận bán hàng là 1.200, tại bộ phận quản lý DN là 3.500

9. Chi phí phát sinh thanh toán bằng tiền mặt cho bộ phận quản lý doanh nghiệp chưa gồm
thuế GTGT 10% là 1.200

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tháng 1/N, biết doanh nghiệp P hạch
toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


19
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
2. Thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ tháng 1/N, giả sử
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

3. Phản ánh lên tài khoản chữ T các tài khoản đã cho số dư đầu kỳ và các tài khoản phát sinh
trong kỳ tháng 1/N.

Bài 7: Doanh nghiệp D kinh doanh mặt hàng X và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ. Thông tin số dư tại ngày 1/3/N của các tài khoản như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)

Tiền mặt 4.000.000 Tiền gửi ngân hàng 8.000.000

Người mua trả tiền trước 3.300.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 29.610.000

Phải thu khách hàng 1.500.000 Quỹ đầu tư phát triển 800.000

Tạm ứng 20.000 Tài sản cố định hữu hình 9.000.000

Hao mòn TSCĐ hữu hình 6.000.000 Phải trả, phải nộp khác 60.000

Hàng gửi bán 5.000.000 L.nhuận sau thuế chưa phân phối 4.200.000

Hàng hóa (X) 20.000.000 Phải trả người bán 3.000.000

Công cụ, dụng cụ 50.000 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 600.000

Trong kỳ tháng 3/N, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho người mua, trị giá xuất kho là 2.000.000. Người
mua đã trả 3.850.000 bằng tiền mặt theo giá bán bao gồm thuế GTGT 10%.

2. Xuất kho hàng hóa để gửi bán, trị giá xuất kho là 3.000.000.

3. Khách hàng chấp nhận mua toàn bộ số hàng gửi bán kỳ trước và đã thanh toán đầy đủ
qua hình thức chuyển khoản là 8.800.000, trong đó thuế GTGT là 800.000.

4. Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng theo trị giá xuất kho 1.500.000. Tiền
hàng người mua đã ứng trước bao gồm cả thuế GTGT 10% là 3.300.000.

5. Người mua thông báo chấp nhận mua toàn bộ số hàng gửi bán trong kỳ ở nghiệp vụ 2
với giá 5.000.000 chưa gồm thuế GTGT 10%.

6. Dùng tiền gửi ngân hàng trả 40% số nợ phải trả người bán đầu kỳ.

7. Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ cả thuế GTGT 10% là 1.100.000, chưa thanh toán.

8. Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp là 2.000.000, lương nhân viên bán hàng là
1.500.000

9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định

10. Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp là 1.620.000

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


20
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
11. Chi phí khác phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp đã chi bằng tiền mặt chưa gồm
thuế GTGT 10% 500.000

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 3/N.

2. Thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ tháng 3/N, giả
sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

3. Phản ánh lên tài khoản chữ T các tài khoản đã cho số dư đầu kỳ và các tài khoản phát
sinh trong kỳ tháng 3/N.

CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP- CÂN ĐỐI

Bài 1: Dựa trên số liệu của bài tập số 6 của chương 7, hãy lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và Bảng cân đối kế toán cho các doanh nghiệp.

Bài 2: Dựa trên số liệu của bài tập số 7 của chương 7, hãy lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và Bảng cân đối kế toán cho các doanh nghiệp.

BÀI TẬP TỔNG HỢP

Bài 1: Công ty thương mại Minh Anh có tài liệu kế toán tại ngày 1/1/N như sau:

I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản: (ĐVT: 1.000đ)

Tài sản cố định hữu hình 185.000 Tiền gửi ngân hàng 40.000

Hao mòn TSCĐ hữu hình 15.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 355.000

Phải thu khách hàng 14.000 Hàng hoá X 130.000

Hàng gửi bán 70.000 Phải trả người lao động 41.000

Công cụ, dụng cụ 5.000 Vay và nợ thuê tài chính 25.000

Tiền mặt 95.000 L.nhuận sau thuế chưa phân phối 45.000

Tạm ứng 6.000 Phải trả người bán 64.000

Biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính giá trị hàng tồn
kho theo phương pháp FIFO.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


21
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

1. Mua TSCĐ hữu hình với giá chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 65.000 và chưa trả tiền cho
người bán.

2. Mua hàng hoá X nhập kho theo giá 44.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%), chưa thanh
toán tiền cho người bán.

3. Xuất kho hàng X bán trực tiếp cho khách hàng F với giá bán chưa gồm thuế GTGT 10%
87.000, giá vốn hàng bán 75.000. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

4. Người mua trả hết tiền nợ kỳ trước bằng tiền mặt.

5. Trả hết lương còn nợ người lao động kỳ trước bằng tiền mặt.

6. Thanh toán nợ phải trả cho người bán 110.000 qua hình thức chuyển khoản.

7. Số hàng gửi bán đầu kỳ đã được khách hàng chấp nhận với giá bán cả thuế GTGT 10%
là 88.000. Khách hàng chưa thanh toán.

8. Xác định tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 3.000, cho nhân viên quản lý
doanh nghiệp là 5.000.

9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.

10. Thanh toán lương phải trả cho nhân viên đầy đủ bằng tiền mặt sau khi trừ các khoản khấu trừ

11. Trích khấu hao tài sản cố định tại bộ phận bán hàng là 3.000, tại bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 5.200.

12. Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa bao gồm thuế GTGT 10% ở bộ phận bán hàng là 1.000,
bộ phận quản lý doanh nghiệp là 3.000 đã chi bằng tiền mặt.

13. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng tại bộ phận bán hàng 1.200 và bộ phận quản lý doanh
nghiệp 1.500

14. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ toàn bộ số tiền vay ngân hàng.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

2. Thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.

3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh cho kỳ hạch toán năm N.

4. Lập Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/N.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


22
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
Bài 2: Công ty Tiên Phong lập báo cáo tài chính theo quý; tính giá trị hàng xuất kho theo
phương pháp bình quân cả kì dự trữ; tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu
trừ. Tình hình tài sản và nguồn vốn ngày 1/10/N của công ty Tiên Phong như sau:
Tên tài khoản Số tiền Tên tài khoản Số tiền

Phải trả công nhân viên 10.000 Tiền gửi ngân hàng 300.000

Tiền mặt 150.000 Vay và nợ thuê tài chính 286.600

Hàng mua đang đi đường (1.300


Nguyên liệu, vật liệu (500 kg) 45.000 156.600
kg)

Trả trước cho người bán (Cty K) 25.000 Tài sản cố định hữu hình 121.000

Hao mòn lũy kế tài sản cố định


Vốn đầu tư của chủ sở hữu 310.000 21.000
hữu hình

Thành phẩm 80.000 L.nhuận sau thuế chưa phân phối 250.000

Trong quý IV năm N, công ty Tiên Phong có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Trả toàn bộ lương còn nợ công nhân viên đầu kỳ bằng tiền mặt

2. Nộp 70.000 tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

3. Trích quỹ tiền mặt 1.500 tạm ứng cho nhân viên đi công tác.

4. Toàn bộ số vật liệu mua đi đường kỳ trước về nhập kho đầy đủ

5. Xuất kho 1.700 kg vật liệu để phục vụ sản xuất sản phẩm

6. Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 82.000, nhân viên
quản lý phân xưởng là 5.500.

7. Thực hiện trích các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm
thất nghiệp theo tỷ lệ quy định

8. Mua một số công cụ dụng cụ của người bán K với giá bao gồm cả thuế GTGT 10% là
4.400. Tiền hàng trừ vào số tiền đã ứng trước cho công ty K.

9. Chi phí bốc dỡ công cụ dụng cụ chi ngay bằng tiền mặt 200

10. Số tiền ứng trước còn thừa được người bán K trả lại cho công ty bằng hình thức chuyển khoản

11. Xuất kho thành phẩm gửi bán cho khách hàng M, biết lô thành phẩm này có tổng giá xuất
kho là 50.000 và tổng giá bán chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 95.000

12. Khách hàng M thông báo mua 80% số hàng gửi bán. Công ty chấp nhận cho khách hàng M
thanh toán ngay 20% tiền hàng qua hình thức chuyển khoản, số còn lại sẽ trả vào quý sau.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


23
Bài tập Nguyên lý kế toán Tháng 11 năm 2022
13. Tổng tiền điện nước chưa bao gồm thuế GTGT 10% của quý IV là 30.000 đã thanh toán
qua hình thức chuyển khoản. Trong đó:

- Điện nước phục vụ sản xuất: 13.000

- Điện nước phục vụ văn phòng hành chính: 17.000

14. Hao mòn tài sản cố định của toàn công ty là 7.200. Trong đó:

- Hao mòn máy móc tại phân xưởng sản xuất là 5.200

- Hao mòn thiết bị tại văn phòng hành chính là 2.000

15. Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong quý IV.

16. Tính tổng giá thành và nhập kho sản phẩm hoàn thành trong quý IV biết Giá trị sản phẩm
dở dang ngày 31/12/N là 1.800

Yêu cầu 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý IV năm N. Giả sử công ty
Tiên Phong nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 20%

Yêu cầu 2. Phản ánh số dư ngày 1/10/N, các nghiệp vụ phát sinh trong quý IV của các tài
khoản lên tài khoản chữ T và tính ra số dư ngày 31/12/N của các tài khoản đó.

Yêu cầu 3. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm N cho công ty Tiên Phong.

Yêu cầu 4. Lập bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/N cho công ty Tiên Phong.

Bộ môn Kế toán-Khoa Kinh tế&Quản lý- Đại học Thăng Long


24

You might also like