Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 69

Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.

Hồ Chí Minh

Trung Tâm Huấn Luyện Thuyền Viên


Địa chỉ: Số 2, đường D3, phường 25, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY


(Cơ bản)
(THEO CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN IMO MODEL COURSE 1.20)

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2014


1
Giới thiệu, an toàn và các nguyên tắc
Kiến thức về phòng cháy chữa cháy cơ bản là một trong những kiến thức cơ bản tối thiểu
phải có đối với bất kỳ người đi biển hoặc tham gia công tác trên tàu biển theo yêu cầu
của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng giấy chứng nhận chuyên môn
và bố trí chức danh cho thuyền viên STCW78/2010 – International Convention on
Standard of Training, certificate and Watchkeeping. Ngoài việc phải biết các trang thiết
bị chữa cháy được trang bị trên tàu theo yêu cầu của Công ước quốc tế về an toàn sinh
mạng trên biển (SOLAS – International Convention on Safety of Life at sea), thuyền
viên còn phải quan các khóa huấn luyện về sử dụng các trang thiết bị này nhằm ứng phó
được với các tình huống hỏa hoạn cũng như ngăn ngừa xảy ra hỏa hoạn trên tàu.

Một số kiến thức quan trọng cần phải nắm:

 Lý thuyết cơ bản và các biện pháp ngăn ngừa hỏa hoạn.


 Các phương pháp chữa cháy.
 Các hệ thống và các trang thiết bị phục vụ chữa cháy trang bị trên tàu.

 Công tác huấn luyện, thực hành chữa cháy trên tàu.

2
Năng lực 1: Giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn

Khái niệm và ứng dụng của tam giác cháy trong chảy nổ
1.1 Các yếu tố gây cháy:

Cháy là một phản ứng hóa học, là quá trình đốt cháy
xảy ra khi nhiên liệu kết hợp với oxy với đủ nguồn
nhiệt đủ để đánh lửa.

Để đơn giản ta mô tả bởi một tam giác cháy. Một


đám cháy không thể bắt đầu cháy hoặc tiếp tục cháy
nếu thiếu một trong 3 tác nhân của tam giác cháy là
“nhiên liệu – oxy – nguồn nhiệt”, hoặc nếu chuỗi
phản ứng hóa học bị gián đoạn.

Nhiên liệu: Có thể ở thể rắn, lỏng, khí khi chúng bị nung nóng sẽ trở thành những chất
khí dễ cháy. Bao gồm như: giấy, gỗ, các-tông, sơn, dầu, a-xê-ti-len,…
Ôxy: Có trong không khí, lượng ôxy đủ để duy trì một đám cháy.
Nguồn nhiệt: Một đám cháy cần phải có một nguồn nhiệt tới hạn, nhưng một khi cung
cấp nguồn nhiệt thì đám cháy bùng cháy và sẽ duy trì. Nguồn nhiệt có thể tạo ra do cố
ý hoặc vô ý.
Ví dụ: Bếp thường rất gần với các các vật dụng, đồ đạc, màn cửa, giấy; ổ cắm điện quá
tải...

Sự kết hợp của 3 yếu tố này sẽ tạo ra “tam giác cháy”. Cộng thêm tác nhân thứ tư là
phản ứng hóa học thì sẽ tạo ra “tứ giác cháy”. Một điều rất quan trọng cần nhớ là nếu di
chuyển bất cứ thứ gì trong bốn tác nhân thì sẽ
không tạo ra đám cháy hoặc đám cháy sẽ tắt.

Phản ứng hóa học chỉ xuất hiện khi các tác nhân
đó xuất hiện trong một tỉ lệ thích hợp và nó cần
một chất xúc tác để tạo ra một đám cháy. Cho
nên tứ giác cháy mở rộng ra thành ngũ giác cháy.

3
Ngũ giác cháy

Chất xúc tác: Có thể là chất làm cho phản ứng


hóa học bị phá vỡ hoặc xúc tiến mạnh hoặc là bên
ngoài phản ứng. Ví dụ như tro và kim loại thường
là chất xúc tác. Ví dụ ta thêm vào một đám cháy
đường miếng một chất xúc tác tích cực. Đám
cháy sẽ tắt khi phủ lên bằng lớp tro. Lớp tro vẫn
giữ nguyên như cũ trong suốt phản ứng.
Tỉ lệ hỗn hợp: Chất cháy sinh ra khí cháy, khí cháy kết hợp với ôxy theo một tỉ lệ sẽ
tạo ra hỗn hợp khí cháy nỗ. Tuỳ theo loại vật liệu cháy mà tỉ lệ trong hỗn hợp sẽ khác
nhau. Tỉ lệ giới hạn nổ dưới hoặc nổ trên tuỳ thuộc vào tỷ lệ phần trăm của khí cháy và
Ôxi trong hỗn hợp khí cháy.

1.2 Tính chất của vật liệu dễ cháy:

Flash point_Điểm bùng cháy: là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó một chất cháy sinh ra khí
cháy để kết hợp với Oxi trong không khí tạo thành một hỗn hợp khí cháy và sẽ cháy khi
tiếp xúc với nguồn nhiệt

Fire point_ Điểm cháy: là nhiệt độ thấp nhất, mà tại đó hỗn hợp khí dễ cháy sẽ tiếp
tục cháy sau khi bị đốt cháy. Nói chung điểm bắt cháy cao hơn điểm bốc cháy vài độ.

Ignition temperature_ Nhiệt độ đánh lửa: là nhiệt độ mà tại đó hỗn hợp khí cháy sẽ tự
bốc cháy mà không cần có tia lửa hoặc ngọn lửa. Điều này sẽ phụ nhiệt độ bề mặt của
mỗi vật liệu cháy và nhiệt độ này sẽ thay đổi theo từng loại bề mặt tiếp xúc của vật liệu

Lower flammable limit_Giới hạn cháy dưới: (còn được biết như giới hạn nổ dưới –
LEL) là nồng độ thấp nhất của nhiên liệu trong môi trường ôxy hóa (thường là không
khí) mà có khả năng xảy ra cháy. Ở bên dưới giới hạn cháy dưới, hỗn hợp nhiên liệu đã
oxy hóa có nồng độ quá thấp và không xảy ra cháy.

Upper flammable limit_Giới hạn cháy trên: (Còn dược biết như là giới hạn nổ trên
UEL) là nồng độ lớn nhất của nhiên liệu trong môi trường bị ôxy hóa (thường là không
khí) mà có khả năng xảy ra cháy. Ở bên trên giới hạn cháy trên hỗn hợp nhiên liệu bị
ôxy hóa quá đậm đặc và không xảy ra đám cháy.

Flammable range: Phạm vi cháy, nổ: biểu thị tỉ lệ giữa giới hạn cháy dưới và giới hạn

4
dưới.

Auto-ignition temperature_Nhiệt độ tự bốc cháy: là nhiệt độ nhỏ nhất tại đó một chất
nào đó sẽ tự bốc cháy trong không khí mà không có nguồn phát tia lửa nào.

Flammability_Tính dễ cháy: Một chất khí được xem là dễ cháy nếu tại áp suất khí
quyển thông thường (101,3kPa; 200C) ở trạng thái là một hỗn hợp khí dễ cháy với không
khí khi có nồng độ 13% hoặc thấp hơn về thể tích, hoặc một thang tỉ lệ thấp nhất 12%
về thể tích.

Khả năng phản ứng:

Những chất hóa học có khả năng phản ứng khi tiếp xúc với một chất hóa học khác hoặc
đủ điều kiện về vật lý. Đặc tính phản ứng của những chất hóa học thay đổi khá rộng và
chúng có vai trò cần cho cuộc sống trong nhiều sản phẩm hóa học, vật liệu, dược liệu,
thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Khi những phản ứng hóa học không được quản
lý một cách đúng mức, và tác động xấu đến môi trường. Phương pháp quản lý an toàn
thường là làm giảm nhẹ và ngăn ngừa những mối nguy hiểm từ phản ứng hóa học.

Mối nguy hiểm từ những phản ứng hóa học khá nghiêm trọng và đôi khi rất thảm khóc
đối với công nhân làm việc khi mà những mối nguy hiểm không được hiểu và kiểm soát
một cách thấu đáo.Kiến thúc về phản ứng hoá học giúp giảm bớt nguy hiểm trong các
đám cháy, nổ, chất độc, hoặc phản ứng phát sinh năng lượng cao xảy ra khi mà phản
ứng háo học không đúng hướng. Việc điều khiển phản ứng hóa học an toàn là giải pháp
hữu hiệu cho ngành công nghiệp sản xuất và vô cùng quan trọng cho sức khỏe và an
toàn của người lao động. Những yếu tố liên quan sau sẽ giúp nhận ra mối nguy hiểm từ
những phản ứng hóa học.

Nguồn phát tia lửa:

Một hỗn hợp cháy, nằm trong phạm vi cháy, sẽ không thể cháy trừ khi có nguồn năng
lượng đủ lớn để đốt cháy nó Nguồn đốt cháy có thể bao gồm:

 Bề mặt nóng (máy sấy, giá đỡ, bếp,..)

 Nguồn nhiệt từ sự hoạt động của các máy móc.

 Sự chập điện.

 Sự phóng tĩnh điện.

5
 Đun nấu hoặc đột rác.

 Nguồn nhiệt so sinh hoạt của thuyền viên: hút thuốc, ủi quần áo, đun bếp điện…

Ngọn lửa trần:

Tia lửa phát ra từ hoạt động hàn cắt rất dễ gây ra cháy nổ. Hàn gió đá (Ôxy – acetylene)
đặt biệt nguy hiểm khi sử dụng không phù hợp (mở van cấp Oxi, acetylene sớm) một
nguồn nhiệt nhỏ cũng đủ tạo ra một vụ nổ. Vì vậy không nên sử dụng việc hàn cắt trong
công việc gia công trong điều kiện như trên. Cấm hút thuốc ở bất cứ nơi nào trong khu
vực làm việc vì một tàn thuốc sinh ra một nguồn nhiệt có năng lượng là 100W, nó đủ
để đánh lửa một đám khí cháy nổ.

Bề mặt nóng:

Những bề mặt nóng có thể đốt cháy những hỗn hợp khí cháy bằng 2 cách:

Thứ nhất do hỗn hợp khí cháy nằm trực tiếp lên và cháy

Thứ 2 đo nguồn nhiệt tiếp xúc với hỗn hợp khí cháy.

Nguồn nhiệt sinh ra do sự ma sát của máy móc:

Sự phóng tia lửa do ma sát, sự va chạm của máy móc có thể là nguyên nhân gây cháy
nổ. Điều này không nhầm lẫn với cháy do ma sát (như là dây cô roa bị mòn, cháy).
Phóng tia lửa do ma sát đặc biệt nguy hiểm nếu là ma sát giữa hai phần kim loại (hợp
kim nhôm và gỉ sắt có thể là nguyên nhân tạo ra phản ứng nhiệt nhôm) chúng cung cấp
đủ nhiệt để kích hoạt một vụ nổ. Điều này thường gây ra bởi đồ vật, dụng cụ bị rơi (như
là đai óc, bu-lông) hoặc di chuyển các thiết bị.

Phóng tia lửa điện:

Đôi khi tia lửa phát ra từ các thiết bị điện hỏng là nguyên nhân tạo ra vụ nổ. Đặc biệt
nếu các thiệt bị có sử dụng nguồn điện cao bị hỏng hoặc các cáp nối bị đứt. Một tia lửa
của bất kỳ vật gì trên 1mJ có thể đốt cháy một hỗn hợp cháy, việc này được tạo ra rất dễ
bởi các phần của các thiết bị , như là động cơ điện bị hỏng.

Phóng tĩnh điện:

Tĩnh điện là gì?

6
Mọi thứ mà chúng ta thấy được chế tạo từ những phần rất nhỏ gọi là nguyên tử. Nguyên
tử được làm từ những phần nhỏ hơn
nữa. Đó là proton, electron, nơtron.
Chúng rất khác nhau trong nhiều
hướng. Nhứ nhất khác nhau về điện
tích. Proton mang điện tích dương,
electron mang điện tích âm và nơtron
không mangđiện tích.

Thông thường nguyên tử có số electron bằng với số proton. Khi nguyên tử không phóng
điện nó trung lập. Nhưng nếu hai vật khác nhau, electron có thể di chuyển từ nguyên tử
này sang nguyên tử khác. Một số nguyên tử có thể nhận thêm electron, chúng không
phóng điện. Những nguyên tử khác lại
cho đi electron, khi điện tích rời khỏi
nguyên tử, gọi là hiện tượng tích tĩnh
điện.

Nếu hai vật khác nhau về điện tích,


chúng hút nhau. Nếu hai vật có cùng
điện tích. Chúng đẩy nhau.

Vì vậy, tại sao tóc của bạn dựng đứng sau khi cỡi nón ra? Khi bạn kéo nón ra, nó có sự
cọ sát với tóc của bạn. Electron di chuyển từ tóc qua nón. Bây giờ mỗi sợi tóc có cùng
điện tích dương. Các vật có cùng điện tích sẽ đẩy nhau. Vì vậy những sợi tóc cố di
chuyển rời xa nhau. Xa nhất có thể chính là các sợi tóc dựng đứng lên và làm cho các
sợi tóc rời xa nhau.

Nếu bạn đi trên một tấm thảm, electron sẽ di chuyển từ thảm qua người bạn. Như thế
bạn thừ Electron. Chạm vào tay nắm cửa và ZAP! (rung mình). Electron di chuyển từ
người bạn sang tay nắm cửa. Bạn cảm thấy sốc.

Cũng giống như sự phóng tia lửa không đủ khả năng đốt cháy một đám mây bụi. Mặc
dù chúng là nguyên nhân của các vụ nổ bụi ở những thiết bị không đấu dây tiếp đất. Sự
tĩnh điện còn tích tụ trong bụi gia công rất lớn vì vậy điện tích được di chuyển từ các
cấu trúc của con tàu. Có các kiểu phóng điện tích khác nhau (tia lửa, va chạm, hiện
tượng phóng điện ngay trên bề mặt của một vật tích điện, truyền do va chạm, bề mặt,

7
phóng điện do sấm chớp). Hầu như các nguy hiểm là phóng tia lửa điện, xảy ra khi điện
tích được tích tụ trong truyền dẫn, đưa ra sáng sau đó phóng điện xuyên qua các kẽ hở
nhỏ như là một tia sáng.

Phân loại và nguồn gốc phát lửa

1.3 Nguyên tắc ngăn ngừa đám cháy:

Một đám cháy không thể bắt đầu hoặc tiếp tục nếu thiếu một cạnh của tam giác cháy là
nhiên liệu – oxy – nhiệt độ, hoặc nếu có sự gián đoạn trong chuỗn phản ứng hóa học cho
sự duy trì đám cháy.

Nếu một trong bốn nhân tố có thể được di chuyển thì “tam giác cháy” bị phá vỡ và bất
kỳ một đám cháy sẽ kết thúc quá trình cháy.

Làm đói nguồn nhiên liên

Bằng việc di chuyển vật liệu cháy ra khỏi một đám cháy sẽ làm cho đám cháy không thể
duy trì.

 Di chuyển nhiên liệu (gỗ, paper,…) ra khỏi khu vực cháy.

 Đóng van cung cấp nhiên liệu.

 Điều động tàu để tránh xa nguồng nhiệt hoặc ngọn lửa.

Làm ngạt

Điều này đạt được bằng việc giảm lượng oxy (không khí) bao quanh đám cháy bằng
cách sử dụng khí CO2, halon, bọt, cát, chăn phủ, hơi nước,…

Làm lạnh

Giảm nhiệt độ của đám cháy đồng thời duy trì vật liệu cháy dưới nhiệt độ bốc cháy.
Thường dùng nước để giảm nhiệt đám cháy.

Phá vỡ phản ứng hoá học

Dùng chất xúc tác làm gián đoạn chuỗi phản ứng hóa học đang duy trì đám cháy. Sử
dụng khí halon và một vài bột khô bằng cách này có thể dập tắt đám cháy.

8
Vật liệu dễ cháy thường thấy trên tàu

1.4 Sự lan rộng của hỏa hoạn:

Nhiệt và ngọn lửa có thể lan truyền theo 4 con đường khác nhau.

Tính dẫn nhiệt: Dựa vào hướng di chuyển của nhiệt. Chẳng hạn nhiệt di chuyển dọc
theo hoặc xuyên qua đồ dùng bằng thép không được che chắn. (xà ngang, boong tàu,
vách ngăn,…)

Sự đối lưu: Sự lan truyền nhiệt qua chất khí, chất lỏng hoặc không khí nóng sẽ tuần
hoàn xuyên qua lối cầu thang, thang máy trụ, ống thông gió,…

Sự bức xạ: Vật liệu có thể được đốt cháy khi một nơi quá gần với dòng bức xạ nhiệt
như là bếp điện hoặc những thiết bị đốt nóng khác.

Tiếp xúc trực tiếp đám cháy: Ở nơi mà những vật liệu dễ cháy tỏa ra đủ khí cháy để
khuyến khích quá trình đốt cháy tiếp tục khi tiến vào tiếp xúc với ngọn lửa trần. Chẳng
hạn một cái nệm được để trần dưới một điếu thuốc.

Cháy trong bất kỳ không gian nào có thể lan rộng ra bởi một hay nhiều cách và có thể
lan ra trong một hay 6 hướng nếu không làm lạnh ranh giới hoặc một cách nào đó. Đám
cháy có thể lan ra theo đường; điều hòa không khí, hệ thống ống sưởi, boong trống, và
ống dẫn nhiên liệu hay cáp điện.

Các giai đoạn của đám cháy

Giai đoạn chớm (mới) bắt đầu:

Đây là giai đoạn sớm nhất của đám cháy với sự bén lửa thực sự. Đám cháy được giới
hạn bởi các vật liệu đầu tiên bén lửa. Trong giai đoạn chớm bắt đầu:

Lượng oxy trong không khí giảm xuống không đáng kể

Đám cháy đã tạo ra hơi nước, CO2, một lượng nhỏ khí SO2, khí CO và một số khí khác.

Nhiệt được tạo ra và sẽ tiếp tục tăng vì vậy đám cháy phát triển. Một đám cháy có thể
tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 5000C.

Giai đoạn cháy ổn định hoặc giai đoạn cháy tự do:

Đây là giai đoạn cháy được quan tâm ở nơi có đủ lượng oxy và nhiên liệu sẵn có cho sự
phát triển đám cháy và mở rộng đám cháy đến những khu vực kế cận khi có thể.

9
Giai đoạn cháy âm ỉ:

Sau giai đoạn cháy ổn định, ngọn lửa có thể tự tắt nếu khu vực kín. Trong trạng tháy
này, ngọn lửa sẽ giảm thành than hồng. Khi đó ngọn lửa tắt sẽ tạo khí và khói dày đặc.

Sắt và thép:

Sắt thép không là vật liệu dễ bén lửa, trong quy mô lớn (như là các cấu trúc thép, những
mẫu thép đúc,..), chúng không cháy trong đám cháy thông thường. Thép sợi hoặc mạt
sắt có thể bén lửa do nhiệt từ đèn cắt gió đá, trong mọi trường hợp năng lượng của tia
lửa lớn hơn ngọn lửa thực sự. Đã có những báo cáo về đám cháy của sắt tiện và những
mẫu kim loại phế liệu có lẫn dầu và những vật liệu khác rất dễ cháy. Cũng đã có báo
cáo, trong khu vực kín, có sự phóng điện ở nơi ẩm ướt (như vỏ tàu) trong lúc khoan hay
tiện. Sắt nguyên chất có nhiệt độ nóng cháy là 15350C. Những cấu trúc thép thông
thường có nhiệt độ nóng chảy 14300C.

1.5 Thực hành an toàn:

Có thói quen phòng cháy tốt sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng xảy ra cháy.
Thói quen phòng cháy phải được gắn liền với công việc hàng ngày của tất cả mọi người.

Công việc quản lý:

 Kiểm soát rác thải.

 Kho thực phẩm ngăn nắp, sạch sẽ.

 Dùng thùng rác bằng sắt có nắp đậy để thu gom rác có lẫn dầu, đổ rác thường
xuyên.

 Kho và những thứ được dùng như là chất tẩy rửa dễ cháy, sơn, bình phun dung
môi và những vật dụng dễ bén lửa khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cuối ngày
làm việc sắp xếp mọi thứ vào nơi xếp an toàn.

 Dầu tràn ngay lập tức lau chùi sạch sẽ và các giẻ bẩn phải được vứt bỏ vào nơi
an toàn.

 Những không gian trống phải đóng kín cửa và tắt tất cả đèn chiếu sang không cần
thiết hoặc những thiết bị điện khác không dùng.

10
Hút thuốc:

 Sử dụng gạt tàn phù hợp.

 Không hút thuốc khi nằm trên giường.

 Tuân thủ quy định để thiết lập khu vực được hút thuốc và những nơi cấm.

 Dập tắt diêm lửa và điếu thuốc trước khi bỏ.

 Không ném thuốc hoặc tàn thuốc.

 Không hút thuốc khi di chuyển quanh tàu.

 Sử dụng diêm an toàn.

Máy móc:

 Bảo dưỡng các chi tiết, máy móc đúng định kỳ, kể cả những khoảng không bên
ngoài các máy móc

 Thiết bị an toàn như là ngắt van nhiên liệu, vách ngăn, báo động tràn, cảm biến
nhiệt, .. cần phải duy trì ở trạng thái tốt nhất.

 Tuân thủ hướng dẫn an toàn.

Những việc sinh nhiệt_HOTWORK

 Sử dụng quy trình làm việc an toàn “SAFE TO WORK”

 Không được sử dụng thiết bị nếu chưa được hướng dẫn và chưa được cấp phép
sử dụng.

 Kiểm tra dây dẫn oxy-acetylen đảm bảo chúng không bị rò rỉ, được xiết chặt và
không bị xoắn.

 Giữ nơi làm việc trống trải, không có các vật sắc nhọn.

 Không có chướng ngại vật ở lối đi lại nơi làm việc và di chuyển một cách cẩn
thận.

 Đảm bảo có người biết bạn đang làm việc.

 Kiểm tra, đảm bảo không có vật dễ cháy ở bên dưới hoặc gần với khu vực làm
việc.

11
 Không làm việc khi mặt sàn bị phủ dầu, mỡ hoặc vật liệu dễ bén lửa khác.

 Đóng chặt lối xuống hầm và những vị trí hở để tia lửa không thể rơi xuống

 Những vách ngăn hoặc boong ở phía xa phải được kiểm tra các vật hoặc chất có
thể phát ra tia lửa và những dây cáp hoặc hệ thống khác có thể ảnh hưởng bởi nhiệt.

 Phải được cấp giấy chứng nhận sạch khí gas một cách thích hợp.

 Thiết bị chữa cháy phù hợp phải sẵn sàng trong suốt quá trình làm việc.

 Bố trí một người với thiết bị chữa cháy thích hợp trực canh ở không gian lân cận
khu vực hàn, cắt…

 Kiểm tra ít nhât hai giờ một lần sau khi làm xong các việc sinh nhiệt.

Sự cần thiết của việc duy trì cảnh giác

1.6 Sự cần thiết của việc duy trì cảnh giác:

Cần cảnh giác liên tục

Phòng ngừa là phương pháp hiệu quả nhất để đấu tranh chống hỏa hoạn và có thể đạt
được bằng cách:

 Đề phòng,cảnh giác liên tục.

 Đặt trong tư thế sẵn sàn.

 Tuần tra cảnh giới cháy.

 Trực ca thích hợp.

 Bảo dưỡng tra thiết bị định kỳ.

1.7 Hệ thống tuần tra:

Trên tàu chở từ 36 khách trở lên cần duy trì một đội tuần tra báo cháy để có thể phát
hiện các đám cháy một cách nhanh chóng. Mỗi thành viên trong đội phải được huấn
luyện để quen thuộc với việc bố trí của con tàu cũng như vị trí và việc sử dụng các trang
thiết bị. Mỗi thành viên trong nhóm cảnh báo cháy phải mang theo máy vô tuyến đàm
thoại 2 chiều.

Nhiệm vụ của đội tuần tra cảnh báo cháy là:

 Kiểm tra tất cả các khu vực trên tàu để tìm ra nguyên nhân có thể xảy ra cháy.

12
 Kiểm tra tất cả các lối thoát hiểm.

 Kiểm tra các khu vực kín

 Kiểm tra phản ứng của hành khách và thuyền viên với việc an toàn trong phóng
chống cháy.

Đội tuần tra cảnh báo cháy chỉ bắt buộc trên tàu khách nhưng nó vẫn thích thực hiện
trên các tàu hàng.

Những nguy cơ hỏa hoạn

1.8 Những nguy cơ hỏa hoạn:

 Nhận biết tất những mối nguy hiểm có liên quan, hiểu biết các quy tắc an toàn
và các trường hợp khẩn cấp liên quan.

 Nhiệm vụ của sỹ quan và những người khác khi trực ca cần phải quan sát xung
quanh và báo cáo khi phát hiện những mùi lạ, sự rò rỉ các đường ống từ các két và
các máy móc điện mà có thể xuất hiện nhiệt độ cao và bất kỳ những bất hợp lý nào
dễ bén lửa.

 Khi có bất kỳ thiết bị chữa cháy hoặc thiết bị an toàn bị mất hoặc không đúng vị
trí phải báo cáo ngay.

Nhiên liệu

Nhiên liệu là yếu tố cần thiết cho một đám cháy, không có nhiên liệu thì đám cháy sẽ
tắt. Trong một đám cháy, phân tử của nhiên liệu rất phức tạp ở trạng thái hơi dễ cháy
(như khí gas). Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu ban đầu có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.
Rất nhiều vật liệu như trên có thể được tìm thấy trên tàu.

Nhiên liệu rắn

Hầu hết các nhiên liệu ở dạng rắn như gỗ, vải, chất dẻo. Những loại nhiên liệu này có
rất nhiều trên tàu như dây thừng, đồ đạc, đồ nội thất, gỗ ván, giẻ lau, niệm và nhiều loại
khác. Sơn đã sử dụng trên các vách ngăn được xem như là nguồn nhiên liệu rắn.

Ngoài ra, tàu có thể chở nhiều loại hàng hóa là nhiên liệu rắn, từ các kiện hàng đến các
thùng các ton chứa hàng cho đến những nhiên liệu nhỏ như là ngũ cốc. Hơn nữa, các
kim loại dễ cháy như ma-giê, na-tri, ti-tan được chở như hàng hoá vận chuyển trên tàu.

13
Nhiên liệu lỏng

Các chất lỏng dễ cháy được tìm thấy trên tàu như là nhiên liệu, dầu bôi trơn, dầu DO,
dầu hỏa (KO), dầu pha sơn và những dung môi khác. Hàng hóa cũng có thể bao gồm
những chất lỏng và khí hóa lỏng dễ cháy.

Nhiên liệu khí

Có hai loại khí dễ cháy là khí thiên nhiên và khí được sản xuất công nghiệp. Chúng được
tìm thấy trên tàu bao gồm: khí acetylene, khí propan và khí butan, cũng như một số loại
khí hóa lỏng được chở trên tàu LNG và tàu LPG.

Vị trí của những vật liệu rắn dễ cháy trên tàu.

Mặc dù tàu có cấu trúc kim loại và xem như không cháy được, nhưng trên tàu lại có
nhiều thứ khác dễ bén lửa. Trên thực tế, mọi thứ đều có thể được chuyên chở trên tàu
coi như là hàng hoá. Chúng được xếp trong hầm hàng hoặc trên boong, được xếp vào
Container hoặc chở rời. Ngoài ra vật liệu rắn còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác
trên tàu.

Theo SOLAS (sửa đổi bổ sung năm 2000) điều II-2/5.3.2, một số vật liệu dễ cháy sử
dụng trong cấu trúc tàu như: vật liệu ốp lát, gỗ trang trí, đồ trang trí, tấm trang trí trong
các phòng ở và những phòng sinh hoạt công cộng. Hơn nữa, những đồ đạc trong phòng
hành khách, thuyền viên, sỹ quan thường cũng được làm từ những vật liệu này. Trong
những phòng đợi hoặc phòng giải trí có thể bao gồm ghế dài, ghế, bàn, quầy bar, tivi,
kệ sách và những thứ khác, đó là những vật liệu dễ cháy.

Những khu vực khác có những vật liệu dễ cháy:

 Trên buồng lái bao gồm bàn ghế bằng gỗ, lịch, và những thứ dễ cháy khác.

 Xưởng mộc là nơi chứa nhiều gỗ.

 Nhiều loại dây thừng được chứa trong kho thủy thủ trưởng.

 Lối thoát hiểm hai bên cánh gà buồng lái chứa pháo sáng hoặc pháo dùng cho
súng bắn dây.

 Sàn của container hàng thường dùng gỗ hoặc sản phẩm làm từ gỗ

 Vật chèn lót, giá đỡ hoặc những thứ bằng gỗ khác được đặt ở kho trên boong.

14
 Đôi khi những túi chứa quần áo đầy được vứt ở hành lang, trong khi chờ đem đến
phòng giặt.

Vị trí của những chất lỏng dễ cháy trên tàu.

Số lượng lớn chất lỏng dễ cháy được chở trên tàu như: dầu HFO, dầu DO, dầu nhờn, và
dầu thủy lực để sử dụng cho máy chính và máy phát điện. Ngoài ra, dầu HFO và dầu
DO thường xuyên được hâm nóng trong quá trình lọc dầu hoặc chuẩn bị trước khi đưa
vào nồi hơi hay máy chính, làm tăng thêm những rủi ro do khối lượng chất khí dễ cháy
có khả năng được tạo ra nhiều hơn và sự tồn tại của các chất khí dễ cháy ở nhiệt độ cao.

Ngoài ra, nhiều loại hàng hoá là chất lỏng dễ cháy được chở trên tàu bằng két chứa như
tàu tanker, hay đóng trong các thùng nhỏ vận chuyển trên các tàu chở hàng nguy hiểm,
hay là các xe bồn được chở trên các tàu Ro-Ro.

Hầu hết sơn, véc-ni, sơn mài, sơn bóng, trừ những chất có nguồn gốc từ nước, có nguy
cơ cháy cao dù để trong kho hay sử dụng. Theo đó, khi mang những sản phẩm này trên
tàu thì yêu cầu phải để chúng trong kho được thiết kế khoá cẩn thận.

Những nơi khác có thể tìm thấy những chất lỏng dễ cháy như là bếp (dầu nấu ăn) và các
kho máy móc khác và những nơi sử dụng dầu bôi trơn. Dầu FO và DO còn được tìm
thấy như dầu cặn và ván dầu ở trên và ở dưới dầu đốt hay các trang thiết bị trong buồng
máy.

Vị trí của những chất khí dễ cháy trên tàu

Nhiều loại khí hóa lỏng dễ cháy như LPG và LNG được chở trên tàu ở dạng xô. Ngoài
ra, khí acetylen thường nén trong các chai để sử dụng trên tàu.

15
Năng lực 2: Duy trì trạng thái sẵn sang ứng phó khi có tình huống
khẩn cấp liên quan đến cháy

Tổ chức phòng cháy chữa cháy trên tàu


2.1 Báo động khẩn cấp:

Khi nhận được báo cáo Sỹ quan đi ca buồng lái ấn báo động chung. Theo điều III/50
Solas báo động này bao gồm bảy tiếng chuông ngắn hay nhiều hơn theo sau bởi một hồi
chuông dài được phát ra bởi còi tàu hoặc chuông hay còi điện. Báo động sẽ phát liên tục
cho tới khi được dừng bằng tay.

Trên những tàu khách một hệ thống báo động thứ hai sẽ được cài đặt mà chúng có thể
kích hoạt được cả từ buồng lái lẫn tại trạm kiểm soát cháy, để tập trung thuyền viên đến
trạm chữa cháy. Báo động này có thể là một phần của hệ thống báo động chung của tàu
nhưng chúng cần phải có khả năng phát ra âm thanh báo động độc lập đến những phòng
hành khách (điều II/40.4 Solas).

Những báo động khác có liên quan đến cháy là:

 Báo động xả CO2. Báo động này được phát ra trước khi CO2 được xả đến buồng
máy hoặc hầm hàng.

 Thiết bị phát hiện khói và lửa được lắp trong buồng máy không người.

 Hệ thống khí trơ trên tàu dầu. Nếu hệ thống khí trơ có sự cố thì sẽ báo động ở
buồng vận hành bơm hàng.

2.2 Những phương án kiểm soát đám cháy và danh sách phân công:

Tàu khách chạy tuyến quốc tế và các tàu có trọng tải trên 500 tấn cần phải treo cố định
sơ đồ kiểm soát cháy.

Trên đó thường bố trí các chi tiết một cách rõ ràng:

 Trạm kiểm soát cháy.

 Các khu vực được bao phủ bởi vách loại “A”

 Các khu vực được bao phủ bởi vách loại “B”

 Vị trí của các cảm biến cháy và báo động cháy.

16
 Vị trí của các trang thiết bị chữa cháy.

 Những thiết bị dung để đi vào khu vực kín và trên boong.

 Vị trí kiểm soát quạt của hệ thống thông gió.

 Vị trí của các bướm và số hiệu nhận biết các quạt thông gió.

Khi thay đổi bản vẽ một vài chính quyền có thể cho phép những thông tin cần thiết ghi
trong sổ tay. Trong trường hợp copy sổ tay để cấp cho mỗi sỹ quan, và một bản copy có
sẵn trên tàu.

Một bảng sao sổ tay hoặc sơ đồ copy phải được giữ chặt trong ống bao ở bên ngoài
boong thời tiết. Ống bao phải được sơn màu đỏ đánh dấu rõ ràng, mở dễ dàng, vị trí
không bị đứt quãng trong trường hợp xảy ra cháy. Bảng copy sơ đồ kiểm soát cháy sử
dụng cho đội chữa cháy bờ khi cần lên tàu. Thông thường vị trí đặt gần cầu thang lên
xuống, nhưng nếu không đặt gần cầu thang lên xuống thì phải đặt một dấu hiệu

17
Danh sách phân công

Danh sách phân công nhiệm vụ cần phải được chuẩn bị trước khi tàu đi biển và phải
được duy trì suốt chuyến đi. Nếu có sự thay đổi thuyền viên, trang thiết bị hoặc thủ tục
sửa đổi bảng phân công nhiệm vụ phù hợp. Bảng phân công nhiệm vụ phải đưa ra lời
chỉ dẫn rõ ràng trong các trường hợp khẩn cấp, và nó phải để ở nơi dễ thấy trên tàu, kể
cả buồng lái, buồng điều khiển máy, và cả phòng ở thuyền viên.

VỊ TRÍ TẬP TRUNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP VÀ CHỮA CHÁY

BỘ PHÂN BOONG BỘ PHẬN MÁY

CHỨC DANH VỊ TRÍ CHỮA CHÁY CHỨC DANH VỊ TRÍ CHỮA CHÁY

1.Thuyền Trưởng Ở buồng lái chỉ huy tất cả


1. Máy Trưởng Chịu trách nhiệm buồng
hoạt động.
lái
Chịu trách nhiệm hiện
2. Đại phó 2.Máy Nhất Trợ giúp Máy Trưởng
trường sự cố.

Trợ giúp Đại Phó kiểm soát


3.Phó Hai thiết bị thông gió và đóng. 3. Máy Hai Sẵng sàng máy phát điện
sự cố, sẵn sàng CO2.
Trợ giúp Thuyền Trưởng
đưa ra các tài liệu, sẵn sàng 4. Máy Ba Sẵn sàng bơm cứu hỏa sự

máy thu phát Radio. cố


4. Phó Ba
Trợ giúp Đại Phó và đội Đóng và kiểm soát thiết bị
5.Thợ Cả thông gió ở buồng máy,
chữa cháy.
đội chữa cháy.
Đội trưởng đội chữa cháy.
5. Phó 4 Sẵn sàng ở vị trí máy
chính.
6.Thợ Máy A
Sẵn sàng ở vị trí vô lăng lái.
Đội chữa cháy, mang ống
6.Thủy thủ trưởng
Trợ giúp Phó Hai và rồng chữa cháy.
7.AB-A 7.Thợ Máy B
Đội chữa cháy, mang ống
Mặc bộ đồ chữa cháy. và rồng chữa cháy.
8.AB-B 8.Thợ Máy C Đội chữa cháy, mang ống
và rồng chữa cháy.
Đội chữa cháy, mang ống
9.AB-C và rồng chữa cháy. 9.Thuyền viên Đóng tất cả cửa và lỗ

18
Đóng tất cả cửa và lỗ thông khác thông gió.
gió sau lái.
10.Thủy thủ khác 10.Phục vụ - A Đóng tất cả cửa và lỗ
thông gió.

11.Bếp trưởng 11.Phục vụ - B

2.3 Truyền thông:

Trong trường hợp xảy ra sự cố chá, các phương pháp thông tin liên lạc có thể sử dụng:

 Sử dụng người đưa tin để truyền đạt những chỉ dẫn ngắn gọn từ buồng lái đến vị
trí xảy ra cháy hoặc để cảnh báo sự nguy hiểm cho hành khách.

 Sử dụng điện thoại để liên lạc giữa các bộ phận.

 Sử dụng VHF để liên lạc nội bộ các thành viên trong đội chữa cháy hoặc liên lạc
với buồng lái..

 Dùng VHF để thông tin liên lạc với các trạm ven bờ hoặc với chính quyền cảng
về tình huống xảy ra trên tàu và để yêu cầu sự giúp đỡ.

 Sử dụng hệ thống loa công cộng để thông tin đến hành khác và thuyền viên về
tình huống xảy ra và cho họ lời chỉ dẫn.

2.4 Biện pháp an toàn nhân sự:

Tùy thuộc vào loại tàu và số lượng thuyền viên có thể tham gia, các đội chữa cháy sẽ
được phân công theo bảng phân công nhiệm vụ. Thuyền trưởng hoặc người thay thế sẽ
chỉ huy chung. Thông thường sẽ có đội chữa cháy trên boong và trong buồng máy. Trong
trường hợp cháy ở buồng máy thì máy trưởng là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động
dưới sự giám sát của thuyền trưởng. Đại phó sẽ chịu trách nhiệm mọi hoạt động ở các
vị trí còn lại của con tàu.

Trong các tình huống khẩn cấp, mệnh lệnh đưa ra phải thật rõ ràng và những người chịu
trách nhiệm phải thể hiện khả năng lãnh đạo tốt. Việc này sẽ được phản ánh trong:

 Hiểu rõ nhiệm vụ trong các tình huống.

19
 Luôn giữ tầm nhìn tổng quát.

 Mệnh lệnh và hướng dẫn đưa ra phải rõ ràng.

 Lắng nghe các ý kiến nhưng không tranh cãi.

 Thực hiện các yêu cầu theo đúng mệnh lệnh.

Đánh giá tình huống là rất quan trong trước khi bắt đầu kế hoạch hành động. Những
người chịu trách nhiệm xác định các yếu tố cơ bản trong thông tin và những nguồn thông
tin có thể để có kế hoạch hành động tốt nhất. Công tác chữa cháy đạt hiệu quả nhất khi
mà mọi người biết được vị trí, nhiệm vụ của mình trong đội . Không có chỗ cho hành
động một mình hoặc cá nhân anh hùng. Mỗi người phải biết được vị trí của mình trong
đội và tuân thủ mệnh lệnh của người chịu trách nhiệm một cách nghiêm khắc.

Trong những tình huống khẩn cấp, vì những người có trách nhiệm phải mang các thiết
bị chữa cháy không có mặt. Những người này có kẹt bên trong hoặc bị thương,… Trong
những trường hợp như trên, những người khác phải có thể thay thế anh ta. Việc này yêu
cầu những thuyền viên khác phải được huấn luyện để thực hiện những nhiệm vụ của
thành viên còn lại trong đội chữa cháy.

Chỉ được phép tiến vào khu vực cháy sau khi có mệnh lệnh của người có trách nhiệm.
Phương pháp tiếp cận và tấn công nên rõ ràng cho tất cả mọi người có liên quan và mọi
người phải phải nhận biết được lối thoát trong trường hợp sơ tán.

An toàn cá nhân vô cùng quan trọng khi tiến vào khu vực nguy hiểm. Một người sẽ bị
nguy hiểm và mang nguy hiểm đến cho những người khác nếu tiến vào khu vực đám
cháy mà không có trang bị bảo hộ cá nhân và trang thiết bị phù hợp.

Bộ đồ cứu hoả được trang bị trên tàu bao gồm:

 Quần, áo chống cháy.

 Ủng và găng tay.

 Mũ bảo hộ.

 Đèn an toàn.

 Rìu chống cháy.

 Bộ bình thở cá nhân.

20
 Dây an toàn dùng liên lạc giữa người cảnh giới bên ngoài và người mặc bộ đồ
chữa cháy vào khu vực cháy.

2.5 Diễn tập trên tàu định kỳ:

Ở mức độ có thể được, diễn tập chữa cháy phải được thực hiện giống với thực tế nhưng
không gây hiểm đến con người hoặc thiệt hại cho tàu. Trong khoá huấn luyện nên bổ
sung chỉ dẫn liên quan đến lý thuyết cháy, ngăn ngừa cháy, những chi tiết về kế hoạch
và việc sử dụng các trang thiết bị cá nhân, tổ chức xem xét, các vấn đề đặc biệt của con
tàu…

Mục đích của công tác diễn tập chữa cháy trên tàu:

 Để kiểm tra, thử các trang thiết bị.

Trang thiết bị nào sẵn sàng để dùng?

Chúng được cất giữ ở đâu?

Cách sử dụng chúng như thế nào?

Chúng có hoạt động tốt không?

 Để kiểm tra việc phân công, tổ chức.

Mọi người có biết mình phải làm gì không?

Việc tổ chức có linh hoạt không?

Việc gì sẽ xảy ra nếu nhiều người không thể đảm nhiệm nhiệm vụ của họ (bị thương,..)?

 Để tạo nên sự thành thạo, tự tin

Vận hành các trang thiết bị và hệ thống.

Rèn kỹ năng lãnh đạo.

Nắm bắt cách giải quyết các tình huống có thể gặp phải.

Khả năng chỉ huy và lãnh đạo một nhóm người để quản lý “tất cả” tình huống.

Vị trí của các thiết bị cứu hỏa và các lối thoát hiểm khẩn cấp

2.6 Sự bố trí cấu trúc tàu:

Để giảm thiểu nguy cơ cháy và tạo nên tính phòng cháy cao, phát hiện và dập tắt đám
cháy. Kết cấu tàu có các đặc trưng sau:

21
 Phân khoang thành các không gian thẳng đứng chính của tàu bởi các vách ngăn
cách nhiệt và cấu trúc của tàu

 Khu vực sinh hoạt được ngăn riêng biệt với các khu vực chính của tàu bởi các
vách ngăn cách nhiệt và cấu trúc của tàu

 Hạn chế sử dụng vật liệu dễ cháy.

Trên tàu, các vách ngăn (bulkheads) và sàn boong (decks) được phân loại theo tính
chống cháy của chúng. Việc phân loại này được chia thành 3 loại sau đây:

 Vách loại A

Là những vách ngăn và tầng boong có khả năng ngăn khói và lửa đi qua sau 1 giờ đặt
trong điều kiện thử.

 Vách loại B

Là những vách ngăn và tầng boong có khả năng ngăn khói và lửa đi qua sau 1/2 giờ đặt
trong điều kiện thử

 Vách loại C

Không có yêu cầu về khả năng ngăn khói và lửa lan truyền qua.

Phòng cháy cho tàu chở chất lỏng dạng xô

Trên các tàu chở chất lỏng dễ cháy dạng xô thường được trang bị hệ thống “khí trơ”. Tất
cả các két chứa hàng không bao giờ được nhận đầy 100%. Vì chất lỏng sẽ giãn ra khi
nhiệt độ tăng nên cần phải có chỗ trống cho sự giãn nở đó. Thành phần nhẹ của chất
lỏng bay hơi, kết hợp với không khí trong hầm tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Để tránh hiện
tượng này, hỗn hợp hơi-không khí trong hầm hàng được thay thế bằng hỗn hợp khí
không cháy. Hỗn hợp khí dễ cháy trên được đẩy ra ngoài khí quyển. Đầu ra của các ống
thông hơi được đặt cao lên trên boong để tránh hỗn hợp khí dễ cháy “tích tụ” trên boong.

Phòng cháy chữa cháy trên tàu hàng rời

Với tàu 2000 GT hoặc tàu có nhiều hầm hàng phải trang bị hệ thống chữa cháy bằng
khí cố định. Tàu có thể chở những loại hàng khác nhau mà có tính dễ cháy. Ví dụ một
số loại hàng sau:

 Xe hơi (trên xe có các két chứa nhiên liệu)

22
 Hóa chất

 Giấy

2.7 Bơm cứu hỏa sự cố:

Theo công ước Solas, số lượng bơm cứu hoả trang bị trên tàu tùy thuộc vào loại tàu. Các
quy định không chỉ nói về số lượng bơm cứu hỏa mà còn cả công suất của bơm. Thông
thường bơm cứu hỏa chính được đặt ở buồng máy. Để tránh trường hợp xảy ra cháy ở
buồng máy tất cả bơm không hoạt động, cần phải có nguồn cung cấp nước thay thế.

Nguồn thay thế này được cung cấp bởi bơm cứu hỏa sự cố và bơm cứu hỏa sự cố phải
được đặt ở ngoài buồng máy và sử dụng nguồn động lực độc lập. Nguồn động lực thay
thế có thể là nguồn điện được cung cấp từ máy phát điện sự cố hoặc bơm được lai bởi
động cơ Diesel.

Tổng công suất của bơm cứu hỏa sự cố không được thấp hơn 40% công suất của bơm
cứu hỏa chính.

2.8 Sử dụng bột hóa chất:

Các tàu khí hóa lỏng chở xô phải trang bị hệ


thống chữa cháy bằng bột khô tại khu vực
boong làm hàng, phía trước và phía sau khu
vực bơm hàng. Hệ thống có thể cung bột cho
bất kỳ vị trí nào trên boong làm hàng bằng ít
nhất hai súng phun/ ống cầm tay/ đầu phun.
Khí trơ, thường là khí ni-tơ nén trong chai để
cung cấp năng lượng cho hệ thống.

Hệ thống bao gồm:

 Bột được chứa trong bình áp lực.

 Bảng điều khiển

 Hệ thống bình áp lực chứa khí ni-tơ.

 Van bột chính.

 Kiểm tra kết nối.

23
 Van cô lập

 Rồng và sung phun bột.

 Hai màn hình bột.

2.9 Lối thoát hiểm khẩn cấp:

Khi thiết kế một con tàu nên cho phép hành khách và thuyền viên di tản một cách an
toàn và nhanh chóng ở bất kỳ vị trí nào và lối tiếp cận boong xuống xuồng cứu sinh khi
xảy ra cháy hoặc một tình huống nguy hiểm khác. Lối thoát hiểm bao gồm cả lối thoát
và lối tiếp cận.

Thang dây hoặc dây thừng không được phép là một phần cấu thành của lối thoát hiểm.
Những hành lang và cửa ra vào dễ đi đến từ cầu thang hoặc boong mở phải đủ rộng để
không bị tắt nghẽn. Lan can phải có độ cao 1m bên trên boong được lắp cố định hai bên
hành lang, ngoại trừ những hành lang hẹp có thể lắp một tay vịn. Lối thoát hiểm chính
từ một khu vực nên thiết kế riêng biệt rộng rãi.

Thang máy không bao giờ được coi là một phương tiện dùng để thoát hiểm, nhưng thang
cuốn có thể được coi như là một thang bình thường.

Trên những tàu khách những khu vực công cộng với ánh sang yếu phải có đánh đánh
dấu lối đi một cách rõ ràng, và ở những cửa mà không có lối thoát an toàn phải có dấu
“không phải lối thoát”.

Nấp hầm có thể cung cấp lối thoát hiểm thứ hai từ một vài phòng ở thuyền viên hoặc
các nơi làm việc như là buồng bơm, buồng máy lái. Nấp hầm thoát hiểm phải mở được
từ hai phía, không bị khóa và đi lên bằng một thang thép cố định. Để dễ dàng mở nấp
hầm thoát hiểm nên được lắp thêm tay mở trợ lực.

Những bảng điều khiển lối thoát hiểm phải được sắp xếp để mà có thể dễ dàng thoát ra
ngoài, và chỉ có một cửa thoát hiểm được cho phép trong bất kỳ lối thoát hiểm nào. Việc
sử dụng các cửa này bị giới hạn chỉ thuyền viên, không cho phép trong vách ngăn loại
A.

Những cửa thông thường nên mở ra ngoài (như là lối thoát hiểm) ngoại trừ những cửa
cabin. Những cửa thoát hiểm khẩn cấp theo chiều dọc thân tàu thông thường sẽ được
mở ra ngoài.

24
Những tầng buồng máy phải có hai lối thoát hiểm chính cho mỗi tầng, chúng được thiết
kết vách chống lửa liên tục. Phòng điều khiển không nằm trong buồng máy phải có một
lối thoát hiểm chính không đòi hỏi đi vào buồng máy.

Từ nơi ở phải có hai lối thoát hiểm chính giữa các tầng boong, một cho hướng đi lên
boong trên hay boong cao hơn. Những cửa ra vào có thể bị đóng,chúng có thể được mở
từ hai phía đảm bảo lối thoát và lối tiếp cận không bị cản trở.

Trong các tầng boong không có sàn bên ngoài phải được kết nối đến những tầng khác
bởi một cầu thang bên ngoài với ít nhất một lối vào ở mỗi tầng. Hơn nữa tất cả các tầng
phải được kết nối bằng cầu thang đi bộ kèm theo.

Lối thoát hiểm phải được trang bị ánh sáng ở mức thấp tại tất
cả các điểm của lối thoát hiểm, bao gồm cả những gốc và nút
giao nhau, cầu thang và lối đi lại. Ngoài ra còn phải lắp đèn
chiếu sáng sự cố và có thể là đèn điện hoặc giấy phát quang.
Symbol chỉ dẫn không được dán cao hơn 300 mm trên mặt
boong.

Sự lan truyền của đám cháy ra các phần khác trên tàu

2.10 Sự lan truyền của đám cháy

Cháy trong một hầm hàng

Tất những người chữa cháy chuyên nghiệp đều biết rằng một trong những việc tồi tệ
nhất của đám cháy, nó có thể gọi là đối mặt với đám cháy là khi tầng hầm bên dưới cháy
dữ dội. Không có cách nào khác để tiến vào an toàn từ phía bên trên và đôi khi lối vào
trực tiếp đó là không thể,nói chung rất nguy hiểm, và luôn rất khó khăn để tìm cách tiếp
cận.

Theo quan điểm chữa cháy, hầm hàng của một con tàu không tốt hơn một tầng hầm bằng
thép kín. Một người chữa cháy có kinh nghiệm sẽ không mở hầm hàng đang cháy ra, và
leo xuống hầm hàng với một đường vòi rồng.

Phải xem xét cẩn thận để giảm nhiệt cho tất cả các vách ngăn ở tất cả các không gian kế
bên đám cháy từ các phía, để cho đám cháy đừng lan ra vì dẫn nhiệt. Việc này khá đơn
giản khi hầm hàng kế bên không chứa hàng, hoặc vách ngăn kế tếp là buồng máy. Khó
nhất là hầm hàng kế bên đầy hàng.

25
Trong hầm hàng, tốt nhất là đưa khí CO2 vào như là một biện pháp phòng ngừa để hạn
chế đám cháy lan rộng.

Khi phía trên “boong trung gian” đã được dọn sạch, giám sát cẩn thận nhiệt độ của
boong, dùng bơm nước để làm mát nếu thấy có dấu hiệu nhiệt.

Bất chấp những gì đề cập trước đây, nếu phải mở một nắp hầm các yếu tố sau đây phải
được xét tới:

 Không bao giờ mở nấp hầm cho đến khi vòi rồng đã nối sẵn sàng làm việc, và sỹ
quan có trách nhiệm đã lập kế hoạch chữa cháy rõ ràng.

 Đóng tất cả các các cửa đang mở xung quanh con tàu ở một cách nhanh chóng
(cửa xếp dỡ hàng, lỗ thông gió,…). Việc làm này sẽ ngừng việc cung cấp không
khí cho đám cháy.Trường hợp tàu bị nghiêng, điều này sẽ ngăn ngừa được nguy
cơ nước tràn vào tàu.

 Nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ của khói thổi ra từ hệ thống thông gió, đây là cách
đánh giá tốt nhất để biết mức độ của đám cháy. Thông qua hệ thống thông gió
lắp riêng biệt đến từng khu vực trong hầm, có thể đánh giá chính xác mức độ đám
cháy thông qua mật độ khói thoát ra từ hệ thống này

 Chuẩn bị tất cả các thiết bị thở có trên tàu trước khi mở nấp hầm hàng, mặc đồ
bảo hộ cẩn thận, đúng cách trước khi vào khu vực cháy để dập đám cháy.

Cháy ở khu vực phòng ở

Cháy trong khu vực phòng ở không như cháy ở khu vực hầm hàng, phải luôn được xử
lý với tốc độ cực nhanh. Đám cháy trong khu vực buồng ở lan rộng rất nhanh, những
hành lang dài trong cabin và các lối đi nhanh chóng bị khói và lửa bao phủ. Hệ thống
thông gió phức tạp và các ống dẫn dây điện sẽ truyền nhiệt và khói đến một khu vực
rộng lớn và mở rộng phạm vi của đám cháy ra rất nhanh. Trên các tàu khách cỡ lớn, tất
cả những khu vực công cộng như phòng ăn và phòng khách rất lớn và được trang bị đồ
đạc như những khách sạn sang trọng. Đặc biệt, chúng thường được làm bằng gỗ, ván ép
(rất nhiều các tàu cũ không sủ dụng vật liệu chống cháy hiện đại ) nên đám cháy nhanh
chống lan rộng .

Ngày nay, trên các tàu khách người ta bắt buộc lắp đặt hệ thống báo động và phun sương
tự động trong các không gian như trên.

26
Cháy phía trước mũi và sau lái

Đây là hai khu vực tách biệt với phía trong của tàu là nơi thường được sử dụng như kho
chứa những chất dễ cháy như sơn, vải bạt, phao cứu sinh, dây, vào nhiều thứ nữa. Bởi
vậy ở nơi dây thường xuyên xảy ra cháy, và có những nét đặc trưng riêng biệt.

Đúng hơn cháy ở khu vực này chỉ lan theo một hướng (về phía lái hoặc về phía mũi,
trong trường hợp thực tế khi chữa cháy sỹ quan có trách nhiệm cần theo dõi tất cả các
vách ngăn tìm ra dấu hiệu cho thấy sự dẫn nhiệt.

Cháy ở buồng máy và các không gian ở khu vực máy móc

Dầu đại diện cho mối nguy hiểm tiềm tàng lớn trên buồng máy hiện đại. Lượng dầu
chứa trên tàu phần lớn chúng được hâm và chịu áp lực, khi đám cháy dầu bắt đầu chúng
lan rộng rất nhanh và sinh ra nguồn nhiệt lớn và tiềm ẩn nguy cơ nổ rất cao.

Một điểm cần nhắc đến nữa là hầu hết dầu sẽ tự cháy mà không cần tiếp xúc với ngọn
lửa trần nếu chúng tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ vượt mức 2800C. Có nhiều nơi
trong những khoảng không máy móc của con tàu nhiệt độ vượt quá có thể tìm thấy ở
đường ống dẫn hơn nước, ống khí xả, mặt nồi hơi, và giá đỡ nhiệt độ cao.

Thậm chí, khi không có nhiện liệu dạng lỏng tiếp xúc, tất cả dầu bốc hơi và hơi dầu cũng
rất dễ bén lửa bởi tia lửa do việc chuyển mạch trong máy phát điện, hoặc từ động cơ
điện lai bơm. Do vậy hết sức cẩn thận ngăn ngừa sự tích tụ trong khoảng không các máy
móc, cái được gọi là dầu “vô tình” đến từ nhiều nguồn như vết nứt của ống dẫn nhiên
liệu, lỗ thủng, tràn két, quên đóng nắp ống đo, dầu còn sót lại trong giẻ lau và rác thải.

Flash-back từ nồi hơi cũng là một nguyên nhân thường xuyên gây cháy ở buồng máy
(và có khả năng xảy ra một cách đặc biệt, ngoài ra còn là nguyên nhân kinh khủng cháy
ở buồng máy). Những sự cố hầu hết có nguyên nhân là do bất cẩn, lơ là những cảnh báo
khi đốt nồi hơi.

Nổ hộp trục khuỷu cũng không phải là quá bất thường và kết quả là một tình huống cháy
nghiêm trọng và gây tổn thương con người. Thật đúng khi nói rằng đa số những đám
cháy trong buồng máy sẽ được ngăn ngừa từ lúc xảy ra nếu chúng ta chú ý tới những
cảnh báo an toàn, bao gồm bảo trì thích hợp đường ống và các bánh răng truyền động
áp lực cao.

27
Buồng bơm

Trên tàu dầu buồng bơm là khu vực rủi ro cao phải được quan tâm và quá khứ đã xảy ra
những vụ cháy thảm khóc ở khu vực này. Đã xảy ra nhiều trường hợp do sự rò rỉ hàng
hóa ở vòng đệm trục bơm gây nên nổ phá hủy trong buồng máy. Thiết kế những vòng
đệm thích hợp tạo ra rất phức tạp, đặc biệt liên quan tới dầu mỏ. Dầu mỏ có tính chất
thấm từ từ qua vật liệu để đệm kín.

Điều gì xảy ra khi mà dầu rò rỉ trong buồng bơm dưới áp lực nhẹ thấm qua một hoặc
nhiều vòng đệm bơm vào buồng máy sau đó tích tụ thành chất khí dễ cháy. Có quá nhiều
nguồn đánh lửa trong buồng máy nên sẽ nhanh chóng gây ra một vụ nổ. Khi đối mặt với
tình huống như vậy, phải nhanh chóng sử dụng vòi rồng phun sương thật nhiều để làm
ngưng tụ khí cháy, giảm nguy cơ gây . Nếu tàu có lắp đặt hệ thống phun nước nên kích
hoạt chúng ngay lập tức. Nên phủ một lớp bọt lên nước la canh buồng máy.

Các biện pháp phát hiện lửa và khói trên tàu và hệ thống báo động tự động

2.11 Hệ thống phát hiện lửa và khói:

Cảm biến nhiệt

Cảm biến nhiệt độ tối đa – tốc độ tăng nhiệt rồi phát


báo động khi nhiệt độ vượt quá giá trị đặt trước. Thông
thường giá trị nằm trong khoảng 54°C đến 78°C. Tuy
nhiên, nhiệt độ cài đặt ở cảm biến có thể cao hơn để sử
dụng ở những khu vực nhiệt độ cao như bếp, mặc dù
nhiệt độ hoạt động cho phép không cao hơn nhiệt độ
xung quanh 30°C. Cảm biến sẽ báo động ở nhiệt độ thấp nếu tốc độ tăng nhiệt hơn
1°C/phút.

Cảm biến khói ion hóa

Ở giai đoạn ban đầu, cảm biến phát hiện ra các đám
khói không nhìn thấy phát ra từ đám cháy

Cảm biến khói quang

Sử dụng một nguồn sáng để xác định hướng che hoặc hiện tượng tán xạ ánh sang gây ra
bởi các hạt khói vào buồng. những cảm biến tiên tiến hơn sử dụng công nghệ laser.

28
Cảm biến ảnh - nhiệt

Loại cảm biến này, tình trạng của buồng quan sát (phát hiện khói) được theo dõi và so
sánh với các phần tử cảm biến nhiệt. Tín hiệu báo động được gửi đi khi so sánh cho thấy
có cháy. Hệ thống có thể phân biệt giữa khói lửa và khói từ các nguồn khác như thuốc
là, hơi nước và làm giảm sự báo động giả.

Cảm biến lửa

Tia hồng ngoại và tia cực tím được dùng để phát hiện ngọn lửa. Tia hồng ngoại (IR) dò
ra các bức xạ điện từ do các phân tử cac-bon và hydro-cacbon cháy và tần số của ánh
lửa đang cháy.

Cảm biến ánh sáng

Cảm biến ánh sáng được sử dụng để bảo vệ những không gian lớn. Một chùm ánh sáng
hồng ngoại được chiếu 30-60cm bên dưới và song song với trần nhà và bộ phận thu
được lắp đối diện ở bên kia không gian. Chúng có thể bảo vệ không gian có chiều dài
lên đến 100m . Nếu không thể gắn kết máy thu đối diện với máy phát thì gắn cả hai vào
cùng một vách và đặt thiết bị phản xạ ngược lại cuối khoảng không.

Trong môi trường không khí sạch, bộ phận thu sẽ nhận được lượng ánh sáng do máy
phát tạo ra. Khói từ đám cháy tạo ra sẽ che khuất một phần của ánh sáng. Điều này làm
giảm lượng ánh sáng đi vào bộ phận thu làm cho thiết bị bắt đầu báo động.

2.12 Hệ thống tự động báo cháy:

Một hệ thống phát hiện cháy được thiết kế để phát hiện nhanh
chóng sự khởi đầu của một đám cháy, cảnh báo sớm về tình
trạng và cung cấp cho những người đang ở đó cơ hội tốt nhất
để kiểm soát và dập tắt đám cháy, trước khi nó phá hủy tài sản
và tính mạng con người. Hệ thống này bao gồm một bộ điều
khiển trung tâm và bảng quan sát chính, các bảng quan sát
phụ, kết hợp với các cảm biến khói và nhiệt, vị trí gọi báo
động và âm thanh báo động. Hệ thống có thể đơn giản hoặc
phức tạp với các thiết bị kiểm soát bằng máy tính,…

29
Có ít nhất hai nguồn điện độc lập, một phải được lấy từ nguồn sự cố. Hệ thống phải hoạt
động ở tất cả các nguồn, với nguồn cung cấp điện và mạch điện liên tục theo dõi những
lỗi. Các cảm biến và vị trí phát báo động bằng tay được nhóm thành từng khu vực và
được kích hoạt từ bất kỳ vị trí lắp đặt nào chúng phải báo động bằng âm thanh và ánh
sáng tại bảng điều khiển và các vị trí hiển thị. Nếu có một báo động mà không được xác
nhận trong vòng hai phút hệ thống báo động chung trên toàn tàu. Bảng điều khiển được
đặt ở vị trí buồng lái.

Bảng điều khiển là “bộ não” của việc phát hiện cháy và hệ
thống báo động. Nó có nhiệm vụ giám sát báo động của các
thiết bị “đầu vào” khác nhau như là thiết bị tự động phát hiện
hai bằng tay, và sau đó kích hoạt các thiết bị báo động “đầu
ra” như còi, chuông, đền cảnh báo. Bảng điều khiển có thể là
một đơn vị đơn giản với tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra của một khu vực, hoặc một
hệ thống máy tính điều khiển phức tạp.

Hệ thống thông thường hoặc hệ thống báo cháy “point wired” và hệ thống báo động đã
cung cấp tín hiệu khẩn cấp theo một cách chuẩn trong nhiều năm qua. Trong hệ thống
thông thường một hoặc nhiều mạch được định tuyến qua không gian bảo vệ. Cùng mỗi
mạch một hoặc nhiều thiết bị cảm biến được đặt. Việc lựa chọn và vị trí các thiết bị dò
tìm phụ thuộc nhiều vào yếu tố bao gồm sự cần thiết phải bắt đầu tự động hoặc bằng
tay, nhiệt độ và điều kiện môi trường xung quanh, loại đám cháy dự kiến, và tốc độ đáp
ứng mong muốn.

Khi xảy ra cháy, một hoặc nhiều cảm biến sẽ hoạt động làm kín mạch, trên bảng điều
khiển hiện ra tình huống khẩn cấp và kích hoạt một hoặc nhiều mạch tín hiệu bật báo
động âm thanh

Hệ thống địa chỉ (chỉ ra vị trí cụ thể) hoặc hệ thống “thông minh”. Không giống như
những phương pháp báo động thông thường, các hệ thống theo dõi và kiểm soát khả
năng của mỗi báo động bắt đầu và tín hiệu thiết bị thông qua bộ xử lý trung tâm và phần
mềm hệ thống. Trong thực tế, mỗi hệ thống báo động cháy thông minh là một máy tính
nhỏ gọn giám sát và điều hành một loạt các thiết bị đầu vào và đầu ra.

Giống như một hệ thống thông thường, hệ thống địa chỉ (chỉ ra vị trí cụ thể) có một hoặc
nhiều mạch lan tỏa khắp các không gian. Cũng như hệ thống tiêu chuẩn, một hoặc nhiều

30
các thiết bị báo động bắt đầu có thể được đặt dọc theo các mạch. Sự khác biệt lớn giữa
các loại hệ thống liên quan đến cách thức trong đó mỗi thiết bị được theo dõi. Trong
một hệ thống địa chỉ, mỗi thiết bị lắp đặt (cảm biến tự động, trạm kích hoạt bằng tay,
chuyển đổi dòng nước phun,…) được xác định cụ thể hoặc dựa vào “địa chỉ”. Địa chỉ
này được lập trình tương ứng vào bộ nhớ của bảng điều khiển với các thông tin như các
loại thiết bị, vị trí của nó, các chi tiết phản ứng cụ thể như các các thiết bị báo động
được kích hoạt.

Phân loại hỏa hoạn và các chất dập lửa được sử dụng

2.13 Phân loại hỏa hoạn và các chất dập lửa được sử dụng:

Điều quan trọng khi đối mặt với hoả hoạn là nhận ra loại đám cháy
để có cách xử lý chính xác, một đám cháy có thể nguy hiểm hơn nếu
bị nhận dạng nhầm sang đám cháy lại khác.

Loại A: đám cháy liên quan đến các vật liệu rắn, thường có tính
chất hữu cơ, như: vải, gỗ, giấy, đồ gỗ, nhựa, dây thừng,…

Loại B: đám cháy có nguồn gốc từ chất lỏng, hoặc chất rắn có thể
hóa lỏng như: xăng, dầu, dầu lửa, sơn, dung môi, chất béo nấu ăn,
sáp,…

Loại C: đám cháy liên quan đến chất khí hoăc khí hóa lỏng như:
khí mêtan, Propan, butan, a-cê-ty-len,…

31
Loại D: đám cháy liên quan đến kim loại như: nhôm, ma-giê,
natri,…

Lưu ý: không có các tác nhân dập tắt được đề cập trong tài liệu này
sẽ hiệu quả đối với đám cháy loại D. Loại đám cháy này được sử lý
bằng cách sử dụng chất dập lửa chuyên dụng.

Đám cháy điện

Bản thân điện không cháy. Bất kỳ một đám cháy được gọi là đám cháy điện sẽ thực sự
là một loại A,B,C hoặc D như mô tả ở trên, nhưng thêm vào nguy hiểm do chập mạch
điện. Một khi cắt được mạch điện bị chập thì đám được phân loại như đám cháy bình
thường.

Các chất chữa cháy

Nước

Thích hợp cho đám cháy gỗ, giấy, nhựa và dệt may. (đám cháy loại A)

Chủ yếu là một chất làm mát, với lợi thế bổ sung đủ số lượng hơi nước để oxy bị di dời.
Nước là tác nhân lý tưởng làm mát nhiều lại nhiên liệu.

Ưu điểm

 Có sẵn trên biển

 Khả năng hấp thụ nhiệt lớn

 Linh hoạt: - phun thành tia thẩm thấu

Phun sương làm mát các các khu vực lớn hoặc tạo ra khu vực được bảo vệ mát.

Nhược điểm

 Có thể ảnh hưởng đến ổn định tàu.

 Cháy chất lỏng có thể chảy lan trên bề mặt nước

 Không thích hợp cho các đám cháy liên quan đến linh kiện điện.

 Phản ứng với các chất nhất định tạo ra khí độc.

 Làm một số hàng hóa hư hỏng.

Không sử dụng cho các đám cháy liên quan đến chất lỏng (dầu, sơn, chất béo, chất

32
lỏng tẩy rửa,…)

Không sử dụng cho các đám cháy có thiết bị điện xung quanh

Nước phun sương

Các hệ thống này tương tự như hệ thống phun nước được thiết kế để tạo ra các giọt nước
rất nhỏ để chữa cháy bởi vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn. Chi tiết về
hệ thống nước phun sơn và cách thức chữa cháy sẽ được đưa ra ở phần sau.

Hệ thống CO2

Thích hợp cho đám cháy loại A, loại B, và loại C khi ở trạng thái lỏng (rò rỉ khí hóa lỏng
như mê-tan, pro-pan, butan, a-cê-ty-len…)

An toàn cho sử dụng các đám cháy liên quan đến điện.

Không hiệu quả khi sử dụng ngoài trời, đặc biệt khi có gió mạnh.

NGUY HIỂM – chỉ có tay cầm cách ly với ống xả và còi. Khí CO2 giản nở và bay hơi
làm giảm nhiệt độ có thể gây ra bỏng lạnh nếu cầm vòi phun không đúng cách.

NGUY HIỂM – nếu sử dụng bình chữa cháy CO2 trong bầu khí quyển có thể gây nổ,
chúng phải tiếp đất ( nối mát) để đảm bảo giải phóng điện tích do sự tĩnh điện.

KHÔNG SỬ DỤNG khi không khó còi báo động xả, khi xả sau đó cho không khí đi
vào sẽ làm cho đám cháy bùng phát trở lại.

NGUY HIỂM không ở tronng khu vực sau khi có tín hiệu báo động xả CO2.

Ưu điểm

 Trơ hóa.

 Tương đối rẻ.

 Không gây tổn hại đến hàng hóa.

 Không hình thành các loại khí động hại và khí dễ nổ khi tiếp xúc với hầu hết các
chất bất lợi.

Nhược điểm

 Chỉ có một nguồn cung cấp giới hạn.

 Không có tác dụng làm mát.

33
 Nguy hiểm ngạt.

Bọt

Sử dụng phù hợp cho đám cháy hóa chất bị đổ và đám cháy các hất lỏng dầu, sơn, chất
lỏng tẩy rửa,… và những đám cháy liên quan tới các chất rắn có thể hóa lỏng như chất
béo, sáp (đám cháy loại B).

Bọt làm ngạt những đám cháy bằng cách hình thành một lớp kín trên bềm mặt. Bọt cũng
có khả năng ngăn ngừa chất khí thoát xuyên lớp bọt, do đó ức chế một ngọn lửa đốt cháy
trên tấm chăn bọt. Bọt cũng có tác dụng làm mát. Không được sử dụng bọt cho đám
cháy liên quan thiết bị điện.

Không sử dụng trên các đám cháy có điện xung quanh

Bột khô

Loại bột khô phổ biến là na-tri bi-cac-bô-nat với các phụ gia để tăng: lưu lượng, khả
năng chống tạo bọt ,khả năng chống nước, thời hạn sử dụng. Những loại bột khác bao
gồm Môn ammonium photphat, Potassium bicarbonate, Potassium choride, … Những
công chất bột khô hiện đại chữa cháy chủ yếu bằng cách tác dụng, một số thì sử dụng
phương pháp làm ngạt không phủ kín. Bột khô dập ngọn lửa nhanh chóng như không
làm mát đàm cháy.

Các loại bột được biết như là bột BC thích hợp cho sử dụng đám cháy các chất lỏng,
chất rắn có thể hóa lỏng (đám cháy loại B) . Nếu đúng kỹ thuật, bột BC cũng có thể dùng
để dập tắt một đám cháy khí có áp suất cao (đám cháy loại C). Ngoài ra bột ABC hoặc
bột đa năng có thể sử dụng đám cháy hữu cơ (đám cháy loại A).

Bột khô dập tắt ngọn lửa nhanh chóng và có thể sử dụng trên các đám cháy có liên quan
đến các thiết bị điện. Tuy nhiên, nó không có hiệu quả chống lại một đám cháy có chiều
sâu. Tránh hít phải bột.

34
Năng lực 3: Chống cháy và dập tắt đám cháy
Chọn lựa các thiết bị chống cháy và trang bị

3.1 Ống rồng và vòi phun

Vòi rồng

Vòi rồng chữa cháy tiêu chuẩn được làm


từ sợi tổng hợp với bên trong lót bằng cao
su tổng hợp để tạo mặt mịn, ma sát thấp.
Đây là loại ống có thể được phủ một lớp
po-li-u-rê-tan có khả năng chống mài
mòn. Những vòi rồng có chất lượng cao
gồm một lớp sợi tổng hợp dệt gia cường
bên ngoài, bên trong bọc cao su PVC tạo
thành một ống hợp nhất và bao phủ bên
ngoài.

1. Đường ống vòi rồng cứu hỏa được làm bằng cao su thiên nhiên vời khớp nối và
súng bằng hợp kim nhẹ.

2. Nhánh tạo sương.

3. Vòi / phun /tắt không có khóa.

4. Vòi / phun / tắt với khóa.

Cất giữ

Vòi rồng có thể được cuộn tròn, cuộn tròn kểu Hà lan (cuộn tròn ở giữa).

Bảo quản

Vòi rồng có thể bị thủng, rách do ma sát do đó chúng cần được cất giữ sao cho ít tiếp
xúc hộp đựng bên trong. Lý tưởng nhất là cất giữ nó ở điều kiện khô ráo, thông gió tốt.
Đặc biệt chúng có thể bị xoắn đặc biệt là vị trí gần đầu phun. Cẩn thận khi trải ống ra để
tránh bị xoắn (nguyên nhân gây ra giảm áp lực nước) và cuốn một lớp vải mềm ở các vị
trí vòi rồng đi qua các góc sắc nhọn như cạnh cửa, miêng quẩy hầm hàng… Tránh kéo
lê vòi rồng qua các bề mặt gồ ghề.

Tránh để ống rồng áp lực đột ngột bằng cách mở van và vòi nước một cách từ từ. Tương

35
tự tránh đóng cửa vòi phun đột ngột. Sau khi tiếp xúc với dầu mỡ và sau khi sử dụng
với ống bọt nên rửa sạch lại bằng nước ngọt.

Xả nước và lau trước khi cuốn lại để cất. Để chắt nước trong ống ra, để ống nằm phẳng
trên boong và nâng ống ở độ cao ngang vai.

Nếu ống được giữ ở các vị trí nếp gấp, nên di chuyển vị trí gấp khi cất giữ.

Thử áp lực ống

Đánh giá mỗi ống rồng phải theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Tthông thường
sẽ thử hàng năm với 50% áp suất làm việc của ống. Ống bị hư hỏng và nghi ngờ phải
được thay thế.

Ống khớp nối

Ống cứu hỏa được ghép với nhau và kết nối với các đầu phun bằng khớp nối. Có rất
nhiều loại khớp nối khác nhau trong đó có khớp không phù hợp phải có sẵn bộ chuyển
đổi.

Những khớp nối cùng cỡ có thể có đường kính đoạn cuối khác
nhau để phù hợp với các kích thước ống rồng (khớp nối 2 1/2
inch đường kính đoạn ống đuôi có thể được sản xuất 25, 38, 45,
50 và 65mm.)

Các loại khớp nối thường được tìm thấy bao gồm: ROTT của
Nga, GOST của Nga, NUNAN của Anh, SMS của Thụy Điển, NAKAJIMA của Nhật
Bản, và khớp nối NOR của Na Uy.

Một số khớp nối bao gồm một cái đực và một cái cái phân chia khác nhau nhưng thiết
kế tương thích. Với kiểu khớp nối này mỗi ống có sự kết hợp của khớp nối đực ở một
đầu và một khớp nối cái ở đầu kia. Những khớp nối có phần đực và phần cái y hệt nhau
được biết như là khớp nối lưỡng tính.

Kiểm tra và bảo dưỡng

 Sau khi sử dụng rửa lại bằng nước sạch.

 Kiểm tra sau khi sử dụng hoặc trong khoảng thời gian không lớn hơn một tháng.

 Kiểm tra biết kỳ chi tiết kỹ thuật nào có thể tháo rời ra (ví dụ như tại các khớp
nối).

36
 Sử dụng chất bôi trơn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 Đối với các bu-lông và các lò xo trong các khớp nối có thể bôi mỡ lithium.

Cuộn ống rồng

Những cuộn ống có thể được thấy qua các lối đi nơi ở và trong một số không gian máy
móc. Chúng được cố định hoặc gắng trên những bản lề. Thường thì chúng được đặt vào
một hộp nằm trong vách ngăn và có cửa đóng lại. Trong mọi trường hợp vị trí của ống
rồng phải được xác định rõ ràng.

Việc cung cấp nước cho ống rồng có thể tự động hoặc bằng tay. Loại tự động, van cung
cấp nước được mở ra khi ống được rút ra từ cuộn và điều khiển bằng cách sử dụng vòi
phun.

Kiểm tra

Các ống rồng phải được kiểm tra theo hướng dẩn của nhà sản xuất. Quy trình kiểm tra
điển hình như sau:

 Đảm bảo tắt nguồn cung cấp nước cho ống.

 Cho ống trải ra hoàn toàn và kiểm tra tình trạng chung của nó.

 Kiểm tra tất cả các khớp nối có được chặt không.

 Bật nước và mở các vòi phun. Kiểm tra hoạt động tự do của ống. Kiểm tra các
chế độ phun của các vòi phun (Ví dụ như: phun tia và phun sương).

 Đóng vòi phun để kiểm tra áp lực của ống, của khớp nối, sự rò rỉ của các van. Tắt
nước và xếp các ống lại.

 Đối với các cuộn ống rồng tự động mở nước sau khi đã xếp lại.

 Theo hướng dẫn của nhà sản xuất kiểm tra các van tự động.

Đầu phun

Phía cuối của ống rồng sẽ được lắp vòi phun để người chữa cháy có thể vận hành việc
điều khiển để chữa một đám cháy. Kích thước của một vòi phun tiêu chuẩn là 12mm,
15mm, 19mm.

Đầu phun phải có khả năng tạo ra một tia phun thẳng không lan ra và có thể ra xa 12m.
Vòi phun phải tạo ra được một bức màn từ phía sau nó có thể tiếp cận một đám cháy.

37
Các kiểu phun phải có đường kính 5m ở khoảng cách 2m.

Bộ đầu phun khuếch tán

Một loại vòi phun tiêu chuẩn hoạt động bằng cách xoay tay nắm để đóng cửa xả vòi
nước hoặc cung cấp nước cho ống phun hoặc phun theo mong muốn của người điều
khiển. Một số vòi phun khuếch tán cũng có khả năng tạo ra một một màn nước.

Đầu phun van bi

Tên gọi cho thấy vòi phun được điều khiển bởi cấp độ hoạt
động của van bi. Ngoài ra chúng có thể tạo ra hoặc không
tạo ra màn nước.

Đầu phun tua-bin

Một vòi phun tia/sương với bánh rang quay.

Tỉ lệ dòng chảy tùy thuộc vào vị trí bánh răng.

Đầu phun hiệu suất cao

Một vòi phun, phun tia, khóa với bánh răng được lấp ở phía cuối để tạo ra những kiểu
phun tốt.

Bảo dưỡng

Không nên kéo lê vòi phun trên mặt boong, không gõ, đập vòi phun.Vòi phun được cất
giữ sao cho chống lăn. Sử dụng thật nhẹ nhàng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Luôn
đảm bảo rằng hoạt động của vòi phun không bị kẹt cứng bởi mỡ cũ.

3.2 Thiết bị di động:

Trong những không gian máy móc phải sử dụng bình chữa cháy di động. Thông thường
có các loại: bình bọt kéo tay, bình bột khô và bình CO2 xách tay.

38
Sự khác nhau chủ yếu giữa bình chữa cháy kéo tay và bình chữa cháy xách tay là dung
tích chứa đầy của các bình, những bình kéo tay chứa nhiều hơn bình xách tay nhưng
chúng lại cố định một vị trí hoặc hạn chế tính di động. bọt (hoặc bột) được đẩy ra nhờ
áp lực CO2 và chúng được đặt trong
một bình hình trụ.

Dung tích

Bình bọt: 45 lít và 135 lít

Bình bột: 23-37 kg

Bình CO2: 9-45kg

3.3 Bình cứu hỏa xách tay:

Một bình chữa cháy là một bình áp lực


thiết kế để tấn công đám cháy trong giai đoạn đầu. Áp lực bên trong bình chữa cháy
dùng để đẩy các công chất chữa cháy để bao
phủ, làm mát, phản ứng hóa học can thiệp
vào đám cháy, hoặc chữa cháy bằng cách kết
hợp hai hay nhiều tác nhân này.

Nước, bọt, và bột khô

Bình chữa cháy có chứa nước, bọt, bột khô


có thể xuất hiện tương tự, ngoại trừ nó được
dán nhãn rõ ràng và màu sắc mã hóa để mà
có thể dễ dàng xác định, và tất cả hoạt động
trên cùng nguyên lý. Trong mỗi trường hợp công được lưu trữ trong bình chứa. Khi van
được mở ra khí CO2 tạo ra áp lực lên nước, bọt, bột khô, đẩy lên một ống hút và đi ra
ngoài qua các ống phân phối. Việc đẩy ra sẽ được kiểm soát bằng van điều tiết bởi một
đòn bẩy điều khiển ở phần cuối của ống xả.

Giữ áp lực hoặc kích hoạt bình chứa

CO2 được sử dụng để đẩy công chất vì vậy có thể áp dụng áp lực thường xuyên trong
bình chứa hoặc giữ trong bình nhỏ được tìm thấy bên trong các bình chứa và kết nối với
bình chính. trong trường hợp khi kích hoạt bình thì CO2 từ bình chứa nhỏ sẽ lấp đầy
bình chứa chính để đẩy công chất ra.

39
Các-bon dioxit (CO2)

Trường hợp công chất chữa cháy chính là CO2, khí được nén trong bình ở dạng chất
lỏng. Sau khi xả chất lỏng sẽ chuyển sang dạng khí.

Khai thác và sử dụng bình chữa cháy xách tay

Trên bình chữa cháy sẽ hiển thị cụ thể


cách thức để kích hoạt bình cứu hỏa.
Cũng như quy tắc sử dụng chung sau:

P kéo chốt gài

A nhắm phần thấp của đám lửa


(chân đám cháy)

S bóp tay cầm

S quét từ bên này sang bên kia

Thiết bị tạo bọt

Bọt

Bọt chữa cháy là tập hợp ổn định của bong bóng nhỏ có tỷ trọng thấp hơn so với dầu
hoặc nước. Nó có chất lượng kết dính cao tạo thành một bề mặt kín nằm ngang. Bọt
không khí được tạo ra bởi không khí trộn vào nước
thành một dung dịch tập trung bọt. Bọt chảy tự do trên
một bề mặt chất lỏng đang cháy tạo thành lớp chăn
liên tục để cô lập những chất dễ bay hơi, hơi dễ bén lửa
với không khí. Nó bị phá vỡ bởi gió và dòng nước, hoặc
nhiệt của đám cháy, và tấm chăn bọt có khả năng kết
lại sau khi xáp nhập. Bọt chống cháy sẽ giữ lại đặc tính này trong thời gian rất dài.

Sản xuất bọt

Thiết bị tạo bọt xách tay bao gồm ống rễ nhánh, đoạn ống INDUCTOR và két chứa dung
dịch bọt. Phần INDUCTOR sẽ trộn dung dịch bọt với nước theo tỉ lệ phù hợp và phĐiện

40
dẫn pha trộn bọt tập trung với nước theo
tỉ lệ thích hợp và trộn với không khí trên
đoạn ống rễ nhánh tạo ra bọt.

Sự hoà trộn

Dung dịch tạo bọt được đưa vào một dòng


nước qua ống tăng tốc và thiết bị khuếch
tán gây ra bởi sự giảm áp suất trên ống
INDUCTOR. Phần này một van on/off và một thiết bị
để thay đổi số lượng dung dịch được đưa vào hệ thống,
loại này thường ở khoảng 1%-6% tùy thuốc vào dung
dịch sử dụng.

Đường ống nhánh

Hỗn hợp nước và dung dịch bọt đi qua đường ống nhánh
hoà trộn với không khí và tạo ra bọt.

Ồng rồng và khớp nối

Các ống và khớp nối sử dụng cho thiết bị bọt cầm tay thông thường sẽ dùng loại tương
tự như hệ thống nước cứu hỏa trên tàu và được mô tả ở phần trước.

Vị trí của bình chữa cháy

Vị trí

Thông thường bình chữa cháy nên đặt ở các vị trí dễ thấy trên các giá đỡ hoặc để đứng
nơi mà chúng dễ nhìn thất dọc theo lối thoát hiểm. Những bình chữa cháy cầm tay nặng,
lớn nên đặt cách 1m so với mặt boong, những bình chữa cháy nhỏ đặt cách mặt boong
1,5m. Vị trí đặt gần lối thoát, hành lang, cầu thang, và những nơi phù hợp nhất. Cần chú
ý đến vị trí của các dấu phát quang. Các bình chữa cháy, loại, kích thước nên được hiển
thị trên sơ đồ bố trí trang thiết bị cứu hoả lúc mới đóng /và khi kết thúc.

Khả năng tiếp cận

Bình cứu hỏa không nên đặt ở các vị trí bị che khuất, sau những cánh cửa, trong tủ hoặc
những ngốc ngách sâu, trừ khi vị trí của nó được chỉ định bởi một dấu hiệu hình ảnh
phát quang phù hợp. Không đặt ở vị trí cản trở lối thoát hoặc gây ra cản trở cho lối di

41
chung, hoặc gần các thiết bị sưởi.

Tránh sự tiếp xúc và ăn mòn

Bình chữa cháy không được cất giữ ở nơi có nhiệt độ vượt ra ngoài nhiệt độ thiết kế.
Trừ trường hợp đặc biệt sẽ được đề cập bởi nhà sản xuất hoặc được bảo vệ đặc biệt,
không nên đặt chúng trong những nơi tiếp xúc với không khí ăn mòn hoặc chất lỏng ăn
mòn. Những bình chữa cháy đặt ở những nơi ẩm ướt có thể gây ra ăn mòn thì chúng
phải là loại bình phù hợp và thường xuyên theo dõi cẩn thận tình trạng của nó.

Chọn bình cứu hỏa thích hợp

Các nơi có nguy cơ cháy khác nhau thường được bố trí loại bình cứu hoả thích hợp gần
đấy. Tuy nhiên, có những nơi có nhiều hơn một rủi ro gây cháy ví dụ như trong phòng
điều khiển có thiết bị thuỷ lực, máy tính, và thiết bị điện khác, giấy tờ, sổ sách…Nếu sử
dụng bình chữa cháy không phù hợp thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như
sử dụng bình nước chữa cháy cho một chảo chiên dầu bị cháy có thể làm cho đám cháy
lan rộng nhanh chóng. Do vậy, phải nắm vững những ưu điểm và giới hạn của từng loại
bình chữa cháy.

Kiểm tra tình trạng bên ngoài

 Chốt an toàn có đúng vị trí, và có thể hoạt động trơn chu không?

 Kiểm tra bên ngoài, bao gồm dấu hiệu ăn mòn chân đế.

 Đảm bảo rằng các hướng dẫn rõ ràng, đúng ngôn ngữ.

 Nếu là loại ở dạng nén áp lực và có đồng hồ, kiểm tra chúng có nằm trong giá trị
cho phép hay không?

42
 Kiểm tra ống, đầu phun và dây chằng buộc có dầu hiệu rạn nứt hay hư hỏng
không.

 Kiểm tra giá đỡ và đảm bảo rằng nó được gắn một cách chắc chắn.

 Có hình ảnh, hướng dẫn sử dụng dán gần vị trí bình cứu hoả chưa?

 Những bình dạng nén áp lực ( ví dụ bình CO2) phải cân và so sánh với trọng
lượng đóng dấu trên thành chai hoặc ghi trên tem nhãn của nhà sản xuất. Nếu mất
đi 10% so với trọng lượng ghi trên bình thì phải được nạp lại.

Lưu ý: một số nhà sản xuất khuyến cáo rằng chỉ một số trạm dịch vụ được uỷ quyền mới
được phép nạp lại áp lực cho bình chữa cháy của họ.

Không thể thực hiện nạp lại CO2 trên tàu. Nếu phát hiện thấy bình mất hơn 10% trọng
lượng, chúng nên được thay thế và được nạp lại ở cơ sở thích hợp.

Kiểm tra bên trong

 Xả sạch hoặc làm trống bình hoàn toàn.

 Việc kiểm tra bên trong các bình chữa cháy bột khô không được làm trong môi
trường ẩm ướt.

 Tháo nắp từ từ và cẩn thận để xả sạch áp lực còn lại.

 Làm rỗng bình và lao chùi sạch.

Nước (từ bình nước hoặc bình bọt) nên được làm sạch và không có dấu hiệu màu
sắc của rỉ sét, bột thì phải được giữ khô.

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu của sự bón cục, đóng thành lớp, miếng thì cần phải xử lý.

 Dùng đèn để kiểm tra sự mòn rỉ bên trong hoặc sự suy giảm của bất kỳ lớp bảo
vệ nào.

 Tháo chai CO2 và kiểm tra tình trạng và hạn sử dụng của nó. Nếu hết hạn phải
thay thế ngay. Xem trọng lượng, ngày kiểm tra xem đúng như ghi trên bình không,
nếu giảm hơn 10% so với ghi trên bình thì phải thay thế.

Lưu ý: trọng lượng giảm 10% so với lượng công chất chứ không phải so với tổng
trọng lượng.

 Kiểm tra cơ cấu làm việc.

43
 Đảm bảo rằng các ống, ống thông, lỗ giảm áp lực và các lỗ khác không bị tắc.

 Kiểm tra tất cả vòng điệm, vòng điệm bằng caosu và các miếng đệm tình trạng
tốt không.

 Làm đầy và lắp ráp lại các bình cứu hỏa. Bôi trơn nhẹ các đưởng gen.

 Một số bình cữa cháy bột khô trang bị lớp màng ngăn dễ thủng trong các ống xả
để ngăn hơi ẩm vào gây ảnh hưởng đến công chất trong bình.

Các bình chữa cháy phải được kiểm tra áp lực thuỷ tĩnh ở những khoảng thời gian được
chấp nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờ. Một số ví dụ cụ thể
như sau:

 Bình CO2, sau 10 năm. Sau đó định kỳ 5 năm hoặc bình đã được xả tùy thuộc
vào điều kiện nào đến trước.

 Các loại bình khác hàng năm.

Kiểm tra bằng cách xả thử

Tất cả các bình chữa cháy phải được thử bằng cách xả (phun thật) theo chu kỳ như sau:

 Các-bon đi-ô-xít: lần đầu sau 10 năm rồi sau đó lần 2 sau 10 năm. Sau đó mỗi 5
năm.

 Nước, bọt, bột khô: chu kỳ bốn năm.

Hằng năm 25% bình nước, bọt, bột khô và 10% bình CO2, được kiểm tra xả thật trên
cơ sở luân phiên, sau đó tất cả các bình được kiểm tra xả ra theo yêu cầu về thời gian
như trên.

Màu sắc mã hóa bình chữa cháy

Bình chữa cháy có thể được mã hóa màu sắc để chỉ ra các loại công chất chữa cháy mà
chúng chứa. Hiện nay bình chữa cháy sơn màu đỏ cùng với bản in màu trên các bảng
hướng dẫn.

Ngoài ra sẽ có các dấu hiệu để thể hiện loại bình chữa cháy. Các dấu hiệu cho loại bình
chữa cháy có thể dùng cho đám cháy liên quan đến thiết bị điện. đến thiết bị điện.

44
Bảng tóm tắt bình chữa cháy xách tay

Loại mã màu
Phương
Sử dụng cho Những mối nguy
Tầm phun pháp chữa Cách thức sử dụng
đám cháy loại hiểm có thể
cháy
Thời gian duy trì

Tiếp cận chân đám cháy Không dùng cho đám

càng gần càng tốt. Giữ ở cháy dầu, chất béo,

phía đầu gió để mở vòi chất lỏng.


Nước Loại A Làm mát
phun trực tiếp lên tâm đám Không dùng cho đám
cháy. Quét ngang phải, trái cháy có liên quan đến
nhanh chóng điện.

Tiếp cận thấp trực tiếp vào


Bọt
bề mặt thẳng đứng và tạo ra
Phủ kín làm Không dùng cho đám
Màu kem dòng liên tục. từ từ quét từ
Loại B ngạt & làm cháy có liên quan đến
Tầm xa 5m bên này sang bên kia. Một
mát điện.
lớp màng bọt hình thành
5lit / 30 giây
nhẹ nhàng.

Tiếp cận chân đáp cháy.


Tiến lại gần. Đứng ở phía
Loại A & B
Phủ kín làm gần nhất dùng chuyển động Không ở trong khu
CO2 Loại C trên chất
ngạt quét để lái tắt ngọn lửa. vực khi xả CO2 .
lỏng
Thường không hiệu quả ở
ngoài trời.

Bột khô ABC


Tiếp cận chân đám cháy. .
cho đám cháy
.Tiến đến gần, đứng ở điểm
loại A, B, C Phủ kín &
Bột khô gần nhất dùng chuyển động Tránh hít phải bột
Bột khô BC cho can thiệp
quét sang phải, trái để dập
đám cháy loại B
tắt ngọn lửa.
&C

3.4 Bộ phòng hộ cứu hỏa:

Một bột đồ cứu hỏa phải bao gồm những thứ sau:

45
Bộ quần áo bảo vệ làm từ vật liệu có thể
bảo vệ làn da khỏi sức nóng của lửa và
bỏng do hơi nóng. Mặt ngoài có khả năng
không thấm nước. Ủng và găng tay được
làm bằng cao su hoặc vật liệu cách điện.
Mũ bảo hộ bảo vệ đầu khỏi các chấn
động. Một đèn pin chống cháy nổ hoăc
một đèn chớp.

Thiết bị thở

Dây an toàn làm bằng dây thép hoặc dây


cáp đồng. Mỗi đầu có trang bị một cái móc khoá. Chiều dài của dây an toàn phục thuộc
vào vào kích thước và cách bố trí của tàu, các dây có thể nối lại với nhau để đạt chiều
dài cần.

3.5 Chăn chống cháy:

Chăn chống cháy thường được tìm thấy trong nhà bếp, phòng chứa thức ăn và thích hợp
cho các đám cháy do dầu mỡ (ví dụ: chảo chiên), các đám cháy lỏng và các đám cháy
nhỏ khác.

Nếu chăn không có phần tay cầm bảo vệ, túm lấy phần góc trên của tấm chăn quấn
quanh tay để bảo vệ đôi tay bạn. Hai tay cầm treo tấm chăn phía trước người để chúng
có thể bảo vệ bạn. Giữ chặt tấm chăn để bảo vệ mặt và cơ thể bạn tránh khỏi nhiệt ngọn
lửa, nhưng không che khuất tầm nhìn của bạn.

Tiến đến và dùng tấm chăn để che phủ đám cháy. Nếu là đám cháy chất lỏng, đảm bảo
rằng tấm chăn được mở rộng ra để chúng không bị chìm vào chất lỏng. Không ném tấm
chăn xuống vì điều này có thể dẫn luồng không khí cung cấp thêm cho đám cháy lám
cho ngọn lửa cháy mạnh hơn.

Sau khi đám cháy đã tắt không vội bỏ tấm chăn cho đến khi đủ thời gian làm mát hẳn.
Bỏ tấm chăn sớm quá có thể làm làm ngọn lửa bùng cháy lại.

Một người bị cháy quần áo nên được đặt nằm trên sàn nhà và dùng chăn thấm nước bao
phủ, nhưng không để họ lại trong chăn vì điều có thể giữ nhiệt và làm tổn thương nặng

46
hơn.

3.6 Hiểu biết về bố trí an toàn phòng cháy

Khi đám cháy còn nhỏ, hành động ban đầu chính xác sẽ tối đa hóa cơ hội dập tắt đám
cháy đó. Hãy nhớ rằng, ngay cả những đám cháy dữ dội nhất cũng bắt đầu bằng một
ngọn lửa nhỏ duy nhất. Một đám cháy có thể được khống chế nhưng cũng có thể phát
triển thành một đám cháy lớn nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách ở giai
đoạn đầu

Tất cả mọi người trên tàu phải chắc chắn những điều sau:

 Hành động như thế nào khi phát hiện ra một đám cháy.

 Hành động phải thực hiện khi nghe báo động

 Biết rõ những nơi đặt trang thiết bị chữa cháy.

 Biết cách sử dụng các trang thiết bị chữa cháy.

 Nhận thức về an toàn chính bản thân và những người khác trong suốt quá trình
chữa cháy.

Hành động thành thạo của người phát hiện đám cháy có thể tạo nên sự khác biệt, một
đám cháy nhỏ có thể nhanh chóng được dập tắt hoặc trở nên thảm khốc và có thể làm
mất cả con tàu và thuyền viên

3.7 Báo động cháy và những hành động đầu tiên

Phát báo động

 Hô to “cháy, cháy, cháy” và chi vị trí đám cháy.

 Kích hoạt báo động ở gần vị trí cháy.

 Sử dụng điện thoại nội bộ có sẵn để thông báo cho buồng lái.

Những thông tin thông báo cho buồng lái gồm:

Vị trí cháy

Loại đám cháy

Quy mô của đám cháy

Thông tin chi tiết về thương vong

47
Hành động để dập tắt đám cháy

Tóm lại các hành động chính xác khi phát hiện đám cháy có thể ghi nhớ bởi:

R Rescue - tìm cứu or F Find- tìm F Find - tìm

A Alarm - báo động I Inform - thông tin I Inform - thông


tin

C Contain - hạn chế R Restrict - hạn chế R Restric - hạn


chế

E Extinguish- dập tắt E Extinguish - dập tắt E Escape - thoát


hiểm

3.8 Chữa cháy:

Các yếu tố phải được xem xét để quyết định phương pháp chữa cháy:

 Khả năng tiếp cận vị trí đám cháy

 Số người có mặt ở vị trí đám cháy.

 Phản ứng của các vật liệu cháy

 Trang thiết bị và các công chất chữa cháy phù hợp

3.9 Các phương tiện chữa cháy:

Các phương tiện chữa cháy có sẵng trên tàu:

 Phun nước chữa cháy ở các hình thức: phun tia, phun hạt, phun sương, làm ngập.

 Bọt có hệ số nở thấp, trung bình, cao

 CO2

 Bột khô

Dựa vào đánh giá tình hình gồm quy mô và loại đám cháy mà lựa chọn thiết bị chữa
cháy phù hợp nhất.

3.10 Các thủ tục chữa cháy:

Ngay khi có tín hiệu báo động cháy

 Tất cả thành viên tiến tới trạm tập trung của mình theo bảng phân công nhiệm

48
vụ.

 Các thành viên trong đội chữa cháy mang các trang thiết bị chữa cháy tiến đến vị
trí đám cháy.

 Sau khi đánh giá tình hình đám cháy, đội chỉ huy kết hợp với thuyền trưởng đưa
ra phương pháp chữa cháy thích hợp.

 Trong buồng máy sỹ quan trực ca có trách nhiệm khi nghe nghe báo động cháy
phải mở bơm cứu hỏa và cung cấp nước vào hệ thống.

Trong mọi tình huống, thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động
chữa cháy từ buồng lái.

Ngay sau khi dập tắt ngọn lửa phải thường xuyên kiểm tra để tránh những vị trí còn
nóng có thể tạo ra một đám cháy mới.

Sau khi hoàn thành hoạt động chữa cháy thì thực hiện hành động đánh giá tai nạn. Việc
điều tra bao gồm:

 Những nguyên nhân gây cháy.

 Hành động ban đầu sau khi phát hiện ngọn lửa.

 Hành động chữa cháy.

Một cuộc điều tra đầy đủ sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để tránh xảy ra một lần
nữa. Bằng cách đánh giá các hoạt động chữa cháy tìm ra những điểm không phù hợp có
thể chỉ ra hoặc tập hợp những kinh nghiệm để thay đổi bảng phân công nhiệm vụ nhằm
đưa ra những hành động có hiệu quả hơn.

Trong trường hợp xảy ra cháy khi tàu ở trong cảng, phải thông báo cho cảng vụ ngay
lập tức. Con tàu có thể đậu ở nơi cô lập với vật liệu dễ cháy để tăng thêm tính an toàn.

Các cảng có thể cử một đội chữa cháy chuyên nghiệp để hỗ trợ chữa cháy trên tàu.

3.11 Những đám cháy nhỏ:

(Bài tập thực hành cho sinh viên)

3.12 Những đám cháy quy mô lớn

(Bài tập thực hành cho sinh viên)

Biện pháp ngăn ngừa và sử dụng hệ thống chữa cháy cố định

49
3.13 Tổng quan:

Các hệ thống chữa cháy cố định có thể tìm thấy trên tàu

 Hệ thống CO2

 Hệ thống phun nước - Sprinkler

 Bọt (hệ số nở thấp)

 Bọt (hệ số nở cao)

 Hệ thống nước chữa cháy, họng rồng.

 Máy phát điện sự cố, bơm cứu hoả và bơm la canh.

 Hệ thống phun nước áp lực – Water spray

 Bột hoá chất.

Các hệ thống chữa cháy cố định bằng khí được sử dụng để bảo vệ các khu vực rộng lớn
có nguy cơ cháy cao như không gian buồng máy, hầm hàng và những khu vực nhỏ nhưng
có nguy cơ cháy đặc biệt như là kho sơn. Bất kỳ loại khí sử dụng không được tạo thành
khí độc. Nó được chuyển đến các khu vực có nguy cơ cháy bằng hệ thống đường ống
và vòi phun cố định để đạt được thời gian xả theo yêu cầu. Các chai khí chữa cháy được
cất ở bên ngoài không gian mà chúng bảo vệ, các đường ống truyền được lắp các valve
chính được đánh dấu rõ ràng để chỉ ra không vực mà ống dẫn đến.

Nếu không gian bảo vệ là khu vực có người thì phải có âm thanh tự động cảnh báo về
việc xả khí sắp xảy ra. Để có thời gian cho việc sơ tán thì hệ thống phải có độ trễ trong
bộ điều khiển giữa thời gian báo động và kích hoạt việc xả khí.

3.14 Hệ thống làm ngạt hiệu quả Cacbon dioxit (CO2) và bọt

Hệ thống CO2

Khi các bình chữa cháy được cất giữ bên ngoài buồng được bảo vệ thì chúng phải được
cất giữ trong một phòng có vị trí an toàn, dễ tiếp cận từ một boong hở. Thông thường
hệ thống gồm nhiều chai nạp đầy CO2 hoặc chất chữa cháy khác, các chai được nối với
hệ thống ống xả chính. Hệ thống ống chính kết hợp với van một chiều gắn tại đầu mỗi
chai để khi tháo bất kỳ chai nào cũng không ảnh hưởng tính nguyên vẹn của hệ thống
và khi xả thì khí chữa cháy không bị nạp vào những chai rỗng.

50
Các bộ phận các của hệ thống gồm một van giảm áp, một công tắc áp suất kích hoạt báo
động âm thanh cảnh báo xả khí trên hệ thống và tắt quạt thông gió, một đường ống hơi
để kiểm tra và thông hệ thống đường ống và các vòi xả, van cô lập chính (có thể nối với
hệ thống điện để bật báo động âm thanh và tắt quạt) và cơ cấu xả. Có thiết bị (bích mù)
để ngăn chặn sự xả do sự cố hay vô ý đến khu vực được bảo vệ khi bảo trì hệ thống.

Nếu hệ thống bảo vệ nhiều hơn một khu vực, hệ thống cần số chai khí chữa cháy đủ xả
đầy không gian lớn nhất. Các không gian nhỏ hơn sử dụng số chai khí chữa cháy theo tỉ
lệ thích hợp. Cách bố trí như trên có những bất tiện như sau khi sử dụng để xả đầy không
gian lớn nhất thì không thể duy trì bảo vệ cho các không gian nhỏ còn lại, nếu sử dụng
một số chai để chữa cháy cho không gian nhỏ thì số chai còn lại không đủ để chữa cháy
hiệu quả cho không gian bảo vệ lớn nhất.

Kích hoạt các chai khí chữa cháy thường sử dụng chai khí nén kích hoạt chứa khí CO2
hoặc N2 . Khi mở khóa hộp chứa chai khí kích hoạt hệ thống sẽ phát báo động; khi mở
chai gió nén kích hoạt, van cách ly chính và các chai khí chữa cháy sẽ mở. Hệ thống
phải có khả năng thao tác bằng tay tại vị trí cất giữ các chai khí chữa cháy phòng khi
các chai khí kích hoạt bị lỗi. Khoảng cách từ bất kỳ vị trí kích hoạt từ xa đến các chai
khí chữa cháy không được lớn hơn thể tích chai khí kích hoạt. Những hệ thống cũ có thể
sử dụng van thủ công và dây cáp giật. Hệ thống cũ lớn hơn đôi khi khí kích hoạt từ chai
khí khí chữa cháy ( chai CO2 và/hoặc vật nặng và hệ thống dây kéo)

Ghi chú

Với hệ thống chỉ gồm 1 hoặc 2 chai khí chữa cháy, thường sử dụng để bảo vệ kho sơn
… thì không yêu cầu vị trí cất giữ chuyên biệt nhưng có thể bố trí gần khu vực có nguy
cơ cháy và có thể chỉ thao tác mở bằng tay.

Hệ thống Bọt

Bọt chữa cháy được chia thành loại có độ nở thấp, độ nở trung bình và độ nở cao

Bọt có độ nở thấp

 Thể tích tăng 20 lần lượng chất lỏng tạo bọt


 Long range jet _Đầu phun có khả năng trong khu vực xa
 For tank protection, either over the top or sub-surface_ Bảo vệ két trên mặt hoặc
dưới bề mặt.

51
 Hiệu quả hạ nhiệt cao nhờ khả năng bám dính trên cả bề mặt thẳng đứng

Bọt có độ nở trung bình

 Thể tích tăng 20 đến 200 lần lượng chất lỏng tạo bọt
 Đầu phun trong khu vực giới hạn
 Lớp bọt dày khoảng 3mm
 Có khả năng tràn về phía trước và bao phủ kín các góc

Bọt có độ nở cao

 Thể tích tăng 200-1000 lần lượng chất lỏng


 Nhanh chóng phủ kín khu vực rộng
 Lớp bọt dày khoảng 30mm
 Có khả năng tràn nhanh về phía trước
 Trong khu vực giới hạn, khả năng bay hơi rất hiệu quả

Trạm foam

 Trạm foam chứa công chất tạo bọt. Khi sử dụng, chúng được pha với nước theo
tỉ lệ từ 1% đến 6% phụ thuộc vào độ đậm đặc của công chất. Nước và chất tạo bọt
hòa tan và nở ra như theo yêu cầu
 Khi sử dụng thiết bị tạo bọt di động, thường dùng can 25 lít để hòa vào hệ thống.

52
3.15 Hệ thống ức chế hiệu quả: Bột

Các tàu khí hóa lỏng chở xô phải trang bị hệ thống chữa cháy bằng bột khô tại khu vực
boong làm hàng, phía trước và phía sau khu vực bơm hàng. Hệ thống có thể cung bột
cho bất kỳ vị trí nào trên boong làm hàng bằng ít nhất hai súng phun/ ống cầm tay/ đầu
phun. Khí trơ, thường là khí ni-tơ nén trong chai để cung cấp năng lượng cho hệ thống.

Hệ thống bao gồm:

 Bột được chứa trong bình áp lực.

 Bảng điều khiển

 Hệ thống bình áp lực chứa khí ni-tơ.

 Van bột chính.

 Kiểm tra kết nối.

 Van cô lập

 Rồng và sung phun bột.

 Hai màn hình bột.

3.16 Hệ thống làm mát hiệu quả: tưới, phun dương

Hệ thống nước cố định

Nước thì luôn sẵn sàng cho chữa cháy, nó có khả năng hấp thụ lượng nhiệt lớn. Hệ thống
chữa cháy bằng nước thường không phức tạp, lắp đặt và bảo trì đơn giản và có thể sử
dụng tức thì.

Hệ thống phun nước

Ý tưởng một hệ thống các đầu phun tự động phát hiện, kiểm
soát và chữa cháy ra đời từ rất sớm. Hệ thống bao gồm cơ
cấu tạo áp lực trên hệ thống ống đến nhiều đầu phun. Đầu
phun cấu tạo gồm có một bầu thủy tinh chứa đầy chất lỏng
bên trong, đặt ở cuối ống dẫn nước. Khi bị đốt nóng đủ nhiệt
độ chất lỏng trong bầu sẽ nở ra làm vỡ bầu, mở ống cho nước
chảy ra dập đám cháy. Cảm biến phát hiện sự thay đổi áp lực
nước trong ống sẽ kích hoạt báo động và bơm. Đầu phun có

53
lắp thiết bị làm cho nước được phân tán thành các hạt nhỏ phủ lên khu vực cháy. Đám
cháy được xác định, nước chỉ phun ra ở khu vực đám cháy nơi bầu thủy tinh của đầu
phun bị vỡ, do đó tránh được thiệt hại do nước đến các khu vực xung quanh không bị
ảnh hưởng của đàm cháy.

Nhiệt độ để làm vỡ bầu thủy tinh của đầu phun phụ thuộc vào nhiệt độ bình thường môi
trường xung quanh và nhiệt độ lớn nhất của khu vực lắp đặt. Thông thường nó sẽ lớn
hơn nhiệt độ lớn nhất của môi trường xung quanh khoảng 30 0C. Đầu phun được lắp với
các bầu thủy tinh có nhiệt độ làm việc khác nhau. Nên nhánh của hệ thống bảo vệ khu
vực phòng giặt ủi sẽ lắp với đầu phun có bầu thủy tinh có nhiệt độ làm việc cao hơn là
đầu phun lắp tại lối đi khu vực cabin. Nhiệt độ làm việc của bầu thủy tinh được chỉ ra
bởi màu của chất lỏng chứa trong chúng.

Thông thường, các đầu phun tự động lắp cố định vào hệ thống “ống ướt”. Hệ thống ống
này sẽ cung cấp nước cho các đầu phun. Một số khu vực nhỏ, ví dụ những nơi không
thể cách ly khỏi nhiệt độ đóng băng, có thể lắp vào hệ thống “ống khô”. Hệ thống được
duy trì dưới áp lực để luôn sẵn sàng sử dụng và hoạt động ngay lập tức mà không cần
thêm sự kích hoạt của thuyền viên. Hệ thống phải báo động khi có bất kỳ đầu phun nào
hoạt động hoặc hệ thống bị lỗi. Trên tàu khách, hệ thống báo động phải chỉ rõ khu vực
nào đã kích hoạt. Hệ thống đầu phun được sắp xếp theo từng khu, tối đa có thể lên đến
200 đầu phun cho mỗi khu. Mỗi khu có một van cách ly chính. Hệ thống sử dụng két
nước ngọt dùng khí nén tạo áp lực, két phải được cấp bổ sung lượng nước và khí nén.

Bơm cứu hỏa

Bơm cấp nước cho hệ thống đầu phun chỉ


dùng riêng cho hệ thống, không được
dùng vào mục đích khác. Khi áp lực trên
hệ thống bị sụt giảm, bơm tự động khởi
động, bơm nước biển cấp cho hệ thống.

Hệ thống đầu phun kết nối với hệ thống


cứu hỏa chính của tàu thông qua một van
một chiều tổng và có khớp nối phù hợp
để có thể kết nối với phương tiện cấp
nước từ bờ.

54
Két áp lực

Két áp lực chứa nước ngọt phải có cấu tạo vỏ đôi theo thể tích yêu cầu. Khu vực bảo vệ
tối thiểu cho phép là 280M2 và lưu lượng xả tối thiểu là 5 lít/M2/phút. Ban đầu, thể tích
két tối thiểu cho phép là 280 x 5 x 2 = 2800 lít.

Họng rồng cứu hoả

Trên các tàu thường bố trí hệ thống cứu


hỏa như hình bên. Hệ thống gồm nhiều
van chính ( van tổng). Hệ thống van này
cũng có thể sắp xếp để chia việc cấp
nước trên boong giữa mạn trái và mạn
phải. Trường hợp tàu bị hư hại nặng một
bên thì vị trí cấp nước gần đó vẫn được
đảm bảo. Tại mỗi họng rồng có gắn một
van riêng biệt.

Trường hợp hệ thống bơm của tàu bị sự cố không thể cấp nước, có thể dùng bích nối bờ
quốc tế nối vào một họng rồng để các cấp nước từ bờ hoặc từ các phương tiện khác.

Bích nối bờ quốc tế

Tàu Gross > 500 GT phải trang bị tối thiểu một bích nối bờ quốc tế để có thể tiếp nhận
nước cứu hỏa từ các tàu khác, từ bờ, từ hệ thống cứu hỏa chính của cảng. Nó phải có
thể sử dụng để nối ở cả hai bên mạn tàu.

Bích nối bờ quốc tế một đầu là mặt phẳng, đầu còn lại gắn với khớp nối để có thể lắp
với họng rồng của tàu hoặc ống rồng.

Tại vị trí cất giữ bích nối bờ quốc tế phải chuẩn bị một tấm ron đệm thích hợp, 04 bulong
16mm x 50mm và 08 lông đền.

55
Cách sử dụng thiết bị thở trong khi cứu hỏa

3.17 Thiết bị thở:

Giới thiệu

Việc hít thở không hạn chế không khí có thành phần phù hợp là một trong những điều
kiện chính của sự sống. Con người có thể sống mà không ăn trong 3 tuần, được khoảng
3 ngày nếu không uống nước, nhưng chỉ 3 phút nếu không có oxy. Việc gián đoạn cung
cấp oxy dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Các
tế bào não rất nhạy cảm với việc thiếu oxy. Khi các tế bào não bị ngắt nguồn cung cấp
oxy trong 3 phút sẽ xảy ra các tổn thương không thể phục hồi, và sau 5 phút tế bào sẽ
bắt đầu chết. Do đó điều tối quan trọng là việc hít thở không khí có chất lượng tốt đừng
bao giờ bị hạn chế, ngay cả trong tình huống khi mà việc hô hấp gặp khó khăn.

Trao đổi khí

Cơ thể người cần oxy và năng lượng để thực hiện các chức năng. Oxy được cung cấp
thông qua phổi; năng lượng thông qua các dạng thức ăn. Trong hệ tiêu hóa thức ăn được
chuyển hóa thành các dạng năng lượng hữu dụng cho cơ thể. Chúng được đưa vào máu
qua ruột và được vận chuyển đến tất cả các tế bào cơ thể. Quá trình chuyển hóa diễn ra
trong tế bào với với sự tham gia của oxy. Các sản phẩm thải ra của quá trình chuyển hóa
(CO2 , nước và các chất hòa tan trong nước) được máu vận chuyển đến phổi và thận. Sự
hòa tan oxy và chất dinh dưỡng vào máu, quá trình diễn ra và sự thải loại các chất thải
được gọi là quá trình chuyển hóa. Quá trình chuyển hóa không chỉ giải phóng năng
lượng mà còn giải phóng nhiệt lượng. Nó là một trong những phương tiện để điều hòa
thân nhiệt.

56
Thân nhiệt là yếu tố vô cùng quan trọng để tế bào thực hiện đúng các chức năng cơ thể.
Tại nhiệt độ xấp xỉ 37oC thì các chức năng tế bào là tốt nhất. Tại các nhiệt độ thấp hoặc
cao hơn thì sự mất chức năng bắt đầu xuất hiện. Qua hoạt động hít thở, không khí được
đưa vào phổi. Không khí được hít vào qua khoang mũi và cổ họng để vào khí quản. Phía
trong ngực khí quản được chia thành 2 cuống phổi: phải và trái. Sau đó chúng được chia
thành các nhánh nhỏ hơn và kết thúc ở túi khí. Tại túi khí quá trình trao đổi khí được
tiến hành, ví dụ oxy sẽ được hòa tan vào máu còn CO2 và nước sẽ được thải qua khí thở.
Máu sẽ có các phương tiện để đi đến tất cả các tế bào và mang đi tất cả các chất thải của
quá trình chuyển hóa. Tất cả oxy cần thiết hiện diện trong bầu không khí quanh ta.

Thành phần chính của bầu không khí bao gồm N2 (79%) và O2 (21%)

N2 không được cơ thể sử dụng mà chỉ được hít vào thở ra. Chỉ một phần oxy trong
không khí hít vào đựoc hòa tan vào máu và sử dụng cho quá trình chuyển hóa. Phần
không được sử dụng sẽ được thở ra. Sự khác biệt chính giữa không khí hít vào và thở ra
là sự tụt giảm lượng oxy. Thay vào đó là lượng CO2 và hơi nước được thải ra. Chỉ 4%
lượng O2 ta hít vào được hòa tan vào máu và được sử dụng cho quá trình chuyển hóa.
Bất kỳ sự giảm nồng độ oxy nào trong không khí hít vào cũng sẽ gây ra các hậu quả.
Tại nồng độ 17% oxy, cơ thể sẽ khó khăn trong việc hòa tan đủ lượng oxy.

Nguy hại không kém là việc tăng nồng độ CO2 trong không khí. Khi nồng độ CO2 tăng
đến 4% cơ thể sẽ không thể tiếp tục thải lượng CO2 mà tế bào sản sinh ra. Điều này sẽ
gây ra triệu chứng mất cảm giác.

Việc hít thở không khí có hàm lượng CO2 đến 10% sẽ gây chết người cho dù chỉ trong
thời gian ngắn. CO2 còn được sử dụng như là công chất cứu hỏa, mà nguyên lý dựa trên
sự ngăn cản oxy.

Điều khiển quá trình hô hấp

Trái ngược với nhịp tim, nhịp thở trong giới hạn nào đó có thể kiểm soát được. Thông
thường nhịp thở và vòng tuần hòan máu lặp lại 1 cách chính xác và tiến trình nhịp nhàng,
tự động. Khi nghỉ ngơi xấp xỉ ½ lít không khí được hít thở với tốc độ 16 lần/phút. Nhịp
hô hấp , độ sâu của hô hấp và nhịp tim thay đổi theo hoàn cảnh. Khi hoạt động nặng,
chạy bộ chẳng hạn, tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Tương tự, việc hô hấp sẽ nhanh và
sâu hơn .Việc điều chỉnh nhịp thở và nhịp tim được điều khiển dựa trên sự tăng hay
giảm mức độ CO2 trong máu.

57
Rối loạn hô hấp

Sự thay đổi đột ngột từ trạng thái lao động nhẹ sang nặng sẽ gây nên sự gia tăng cấp kỳ
lượng CO2 trong máu. Như trường hợp ta chạy lên cầu thang. Nhịp thở, nhịp tim và
huyết áp lúc này chưa thay đổi theo ngay. Sẽ mất khoảng 10s để các yếu tố này thay đổi
theo, trong đó nhịp thở và độ sâu sẽ trễ hơn 10s nữa. Trong những khoảng thời gian này
cảm giác bất an sẽ xuất hiện .Hiện tượng này gọi là rối loạn hô hấp.

Cảm giác bất an gây ra do vấn đề này sẽ mất đi khi hàm lượng CO2 thừa được thải loại
ra khỏi máu qua phổi. Khi hiện tượng rối loạn hô hấp xuất hiện trong quá trình sử dụng
bình thở thì những người sử dụng ít kinh nghiệm sẽ cảm thấy bất tiện hơn.

Vấn đề này có thể là do các thiết bị đã không còn sử dụng được nữa.

Để tránh rối loạn hô hấp và sử dụng một cách tốt nhất lượng không khí trong bình chứa,
ta phải di chuyển một cách có kiểm soát và áp dụng các kỹ thuật hít thở phù hợp.

Kỹ thuật hít thở

Thể tích không khí để hô hấp của một người nam giới (hay phụ nữ) khi đang nghỉ ngơi
là xấp xỉ không quá 0,5lít. Khi hoạt động lượng không khí hô hấp sẽ tăng. Đơn giản là
cơ thể cần thêm oxy để cung cấp năng lượng. Lượng oxy cần thiết phụ thuộc vào hoạt
động nặng như thế nào. Việc hít thở sẽ sâu hơn nhờ vào chuyển động mạnh hơn của
ngực và lồng ngực để lấy được nhiều oxy hơn . Tuy nhiên cách hít thở này sẽ để lại
nhiều không khí hơn phía sau phổi. Không khí này có hàm lượng CO2 cao và ít O2 do
sự trao đổi khí trong phổi đã được thực hiện. Ở lần hít thở tiếp theo, lượng khí tồn này
sẽ hòa trộn với khí hít vào làm giảm sự trao đổi khí ở phổi. Việc tăng nhịp thở không
cải thiện được sự trao đổi khí. Để có được sự thông thở tốt cần phải hít thở sâu.

Khi tăng nhịp thở sẽ tạo nên sự cản trở khi đang mang bình thở. Do đó điều quan trọng
khi mang bình thở là khi cần nhiều oxy hơn thì việc thở sâu sẽ tốt hơn thở nhanh. Điều
này có thể thực hiện bằng cách thở ra sâu hơn bình thường. Như thế sẽ có ít không khí
nằm lại trong phổi hơn do đó hiệu quả trao đổi khí sẽ tốt hơn. Cách hít thở thích hợp
như sau: hít vào nhẹ nhàng, giữ lâu và thở mạnh ra

 Hít vào là quá trình chủ động .Các cơ sẽ hoạt động


 Thở ra là quá trình bị động.Các cơ được thả lỏng

58
Phải luôn luôn cố gắng thở ra một cách chủ động , điều này sẽ đảm bảo phổi sẽ được
thông thở phù hợp

Bình thở

Bình thở (B.A) cho phép ta hoạt động an toàn tốt hơn trong môi trường nguy hiểm.

Bình thở không chỉ cần thiết trong chữa cháy mà còn trong các họat động cứu nạn.

Khi có tai nạn xảy ra trên đường hoặc tại các nhà máy hóa chất, khí độc có thể bị rò rỉ.
Các biện pháp cần được tiến hành để cứu người và bịt kín chỗ rò rỉ, thu dọn chất lỏng
và phòng ngừa phát sinh cháy.

Không có bình thở các công việc này không thể tiến hành vì phải thực hiện trong môi
trường có khí hoặc hơi độc.

Nói ngắn gọn, bình thở đã trở thành một phần của trang bị cá nhân tiêu chuẩn.

Vì ta sẽ cần sử dụng bình thở trong hầu hết các điều kiện độc hại và nguy hiểm, nên việc
huấn luyện phù hợp về thiết bị này là rất cần thiết. Có hiểu biết kỹ lưỡng về thiết bị mình
sử dụng là điều quan trọng sống còn. Nó không những làm tăng sự tin cậy mà còn cả
khả năng triển khai sử dụng.

Thiết bị bảo hộ thở

Thiết bị bảo hộ thở có thể được chia thành 2 nhóm

1. Bảo hộ thở độc lập:

Bao gồm tất cả các thiết bị có thể được sử dụng trong mọi điều kiện và không phụ thuộc
vào bầu không khí xung quanh. Ví dụ các lọai mặt nạ khí nén và mặt nạ oxy. Loại mặt
nạ oxy không được sử dụng phổ biến nên không được đề cập trong phần này.

2. Bảo hộ thở phụ thuộc:

Các loại bảo hộ này chỉ có thể sử dụng trong một số trường hợp. Ví dụ loại mặt nạ lọc
khí.

Trong trường hợp có hỏa hoạn và tai nạn liên quan đến hóa chất chưa biết thì yêu cầu
phải luôn luôn sử dụng lọai bảo vệ độc lập.

Thiết bị thở bảo vệ độc lập

Việc sử dụng bình thở sẽ tức thời tăng hiệu quả của các dịch vụ khẩn cấp.

59
Chúng cũng giúp gia tăng đáng kể an toàn cá nhân. Bình thở bao gồm một thiết bị và
một mặt nạ kín.

Tiêu chuẩn của bình thở:

Khi bạn sử dụng bình thở trong một số tình huống bất bình thường thì một số tiêu chuẩn
sau thiết bị phải thỏa mãn

 Nguồn cung cấp không khí phải đảm bảo ít nhất 20 phút trong điều kiện hoạt
động trung bình,
 Áp suất dự trữ phải có tín hiệu để báo cho người sử dụng khi gần đến mức dự
trữ. Tín hiệu này có thể là âm thanh (còi) hoặc bằng cách gia tăng sự cản trở khi thở
 Phải trang bị một đồng hồ chỉ báo rõ ràng, dễ đọc gắn trên vòi.
 Phải có thể cung cấp đủ không khí trong suốt thời gian hoạt động nặng mà không
làm tăng độ cản trở.
 Phải có tính thực tế.

Bình chứa khí

Trong suốt quá trình sử dụng bình thường (hoạt động trung bình) ta dùng hết khoảng 50
lít/phút

Khi hoạt động nặng, lượng tiêu thụ tăng lên gấp 2-3lần, khoảng 100-185lít/phút

Khi tiến hành các hoạt động nặng, như là di chuyển nạn nhân khỏi tình huống nguy
hiểm, lượng tiêu thụ không khí tăng lên rất nhanh, đồng nghĩa thời gian khả dụng của
thiết bị giảm rất nhanh.

Ví dụ: một chai có thể tích 5lít với áp suất 300 bar sẽ chứa 5x300=1500lít

Trên lý thuyết thời gian sử dụng sẽ là:

 1500/50=30 phút trong điều kiện hoạt động bình thường.

 1500/100=15 phút trong điều kiện hoạt động nặng.

Phải kiểm tra áp lực chai khí bất cứ khi nào chuẩn bị sử dụng bình thở. Có thể đọc chỉ
báo trên đồng hồ gắn ở thiết bị. Lượng chứa trong chai có thể chênh lệch với áp suất nạp
tiêu chuẩn đến 10%. Đối với một chai khí thông thường được nạp 300 bar thì áp suất
thực tế có thể dao động từ 270-330 bar. Điều này chỉ áp dụng cho các bình khí dùng cho
tình huống khẩn cấp.

60
Để gia tăng tối đa thời gian hiệu dụng, điều Các bộ phận của bình thở
quan trọng là bạn chỉ bắt đầu sử dụng không 1. Chai khí với van chính
2. Điều áp
khí trong bình khi đã vào khu vực nguy hiểm. 3. Vòi áp lực cao
4. Van thực hiện
Điều hết sức quan trọng là phải kiểm tra đồng 5. Mặt nạ kín
hồ theo từng khoảng thời gian để đảm bảo 6. Van xả
7. Tín hiệu báo áp suất dự trữ
nắm rõ được thời gian sử dụng còn lại của 8. Van quá áp
bình. Làm như thế ta sẽ đảm bảo được là sẽ 9. Đồng hồ báo áp suất

quay trở ra khu vực an toàn trước khi có tín hiệu báo đến giới hạn áp suất dự trữ. Theo
quy định của châu Âu , tín hiệu này phải được đặt ở mức 55 bars

Lượng không khí dự trữ có thể cần thiết bởi các lý do sau:

 Thời gian trở ra có thể lâu hơn dự kiến (do sự lan rộng của đám cháy)

 Sự quay trở ra không được tính toán đúng

 Khó khăn khi tìm đường ra (việc đánh dấu đường là không hữu ích)

 Mang theo nạn nhân sẽ gia tăng lượng khí sử dụng

Ngoài ra phải nhớ rằng:

Thành viên nào trong đội có áp suất bình khí thấp nhất sẽ là người quyết định thời điểm
quay ra. Trong cuộc thực tế việc quay ra sẽ ngắn hơn một chút. Tuy nhiên điều này có
thể bị cản trở bởi các yếu tố ngoài dự kiến. Ví dụ sự thay đổi khu vực an toàn do sự lan
rộng của đám cháy.

Bình thở

Bình thở bao gồm một khung đai và các bộ phận kết nối vào. Khung đai được chế tạo
từ vật liệu composite hoặc kim loại được bọc ngoài, có hai đai vai và một đai thân. Các
đai là cơ cấu để có thể mang thiết bị được thuận tiện. Để đảm bảo hoạt động tự do của
lồng ngực, đai thân không được siết quá chặt. Khung đai cũng phải tránh cho bình khí,
vốn rất lạnh khi đang sử dụng, tiếp xúc với lưng người mang.

Nguyên lý họat động của bình thở

61
Khi mở van chính, không khí
sẽ thổi vào thiết bị.

Một khi van mở, áp suất của


chai khí có thể đọc được trên
đồng hồ. Sẽ không tốt cho sức
khỏe nếu cố thở ở áp suất
không khí 300 bar. Áp suất
này phải được gia giảm xuống
khoảng 6-7 bar bằng 1 van
giảm áp. Áp lực khí ra tùy
thuộc vào nhà sản xuất.

Không khí ở áp lực này gọi là áp lực trung tâm sẽ đến van thực hiện thông qua vòi áp
lực trung tâm.

Khi ta hít vào, không khí sẽ đến mặt nạ với áp lực khoảng hơn 1 bar một chút.

Khi thở ra không khí sẽ thoát khỏi mặt nạ thông qua van xả, được lắp cơ cấu xả nếu là
loại mặt nạ quá áp.

Khi áp suất bình còn 55 bar thì tín hiệu báo áp lực dự trữ sẽ hoạt động.

Tín hiệu này có thể là còi hoặc độ cản trở thở. Núm xả dùng để xả áp lực trong chai khi
thay thế.

Chai khí

Chai khí chế tạo từ thép mạ kẽm dạng hình trụ, được sơn và bọc lớp chống sốc. Lớp mạ
và phủ nhằm ngăn ngừa phát sinh tia lửa điện và sét rỉ. Về sau khi có vật liệu nhẹ, thì
chúng được chế tạo từ nhôm với khung bên ngòai là vật liệu composite. Người ta đang
xem xét việc giảm trọng lượng thêm 6kg. Van chính có nắp chụp cao su để tránh hư
hỏng.

Khi mở van chính, hãy mở hết sau đó đóng lại khoảng ¼ vòng để tránh van bị kẹt cứng
tại vị trí mở.

Chai khí dự trữ phải luôn có nắp chụp ở đầu nối, để tránh bụi bẩn hay hơi ẩm vào bên
trong (có thể gây ra các trục trặc)

62
Chai đã sử dụng hết cũng phải được đậy nắp và đánh dấu rõ ràng là không sử dụng được.

Chai khí được nối với thiết bị bằng khóa vặn, làm kín bằng gioăng.

Không cần thiết phải vặn quá chặt vì bản thân áp suất của bình sẽ giúp gioăng làm kín
hơn.

Trong trường hợp có rò rỉ, đóng chai khí và xả áp trong thiết bị. Kiểm tra khóa vặn đã
chặt chưa hoặc thay gioăng.

Phía trên của chai khí có các ký mã hiệu

1. Dấu của chính quyền cấp phép.

2. Ngày phê duyệt lần đầu hoặc có thể là lần 2.

3. Loại khí dùng cho chai.

4. Khối lượng chai khô.

5. Thể tích chai (đo bằng nước).

6. Áp lực nạp và áp lực kiểm tra (200/300).

7. Số sê-ri

8. Nhà sản xuất hoặc/và chủ sở hữu.

Đối với chai vật liệu composite có dấu chứng nhận chất lượng

Hệ thống điều áp

Hệ thống này bao gồm một bộ điều áp và van thực hiện.

Hoạt động như sau:

Sẽ không tốt cho sức khỏe khi hít thở không khí ở 300 bar. Áp suất này sẽ được giảm
xuống 6-7 bar, được thực hiện bởi van giảm áp. Từ van giảm áp không khí sẽ đưa đến
van thực hiện. Van thực hiện sẽ điều chỉnh áp suất trong mặt nạ đến hơn 1 bar một chút.

Lưu ý: Áp suất khí quyển bình thường là 1 bar.

Bộ giảm áp được lắp van xả tránh quá áp.Van này sẽ mở ra trong trường hợp áp suất
trung tâm bị vượt quá do hoạt động lỗi của van giảm áp. Âm thanh báo động sẽ kèm
theo. Nếu xảy ra trong quá trình chữa cháy thì phải quay ra ngay lập tức. Nguồn cung
cấp khí không bị ảnh hưởng nhưng thời gian làm việc của bình sẽ hết rất nhanh.

63
Van thực hiện điều phối lượng khí đến người dùng dựa trên nhịp thở độ thở sâu. Nói
ngắn gọn là không khí được cấp khi cần và theo lượng yêu cầu.

Van thực hiện được lắp vào mặt nạ. Áp suất xả của nó cao hơn môi trường xung quanh
để tránh hơi nước hay khói xâm nhập vào mặt nạ. Độ quá áp của mặt nạ khoảng 3,5
mbar.

Tín hiệu báo áp suất dự trữ

Khi bình thở được sử dụng trong tầm nhìn hạn chế (khói, bóng tối) thì có thể sẽ không
đọc được chỉ báo áp suất trên đồng hồ. Để báo động cho ta biết áp suất bình thấp và tiến
hành quay ra, bình thở được lắp thiết bị báo hiệu áp suất dự trữ.

Nó hoạt động ở áp suất 55 bar. Tín hiệu này có thể hiển thị dưới hai dạng:

1. Âm thanh (còi) cường độ cao để báo động, người sử dụng không cần có hành động
gì.

2. Tăng độ cản trở đường thở.

Sự gia tăng đột ngột sức cản trong việc hít thở sẽ báo động cho người sử dụng.

Nguồn cấp khí sẽ ngừng, cho đến khi đường khí hồi mở ra ở van giảm áp để kích hoạt
áp suất dự trữ.

Đồng hồ chỉ báo áp suất

Để có thể thuận tiện khi thao tác với đồng hồ, nó được nối bằng một ống chịu áp lực cao
và gắn vào đai vai phía trên lưng.

Hiện tại ngành công nghiệp đã phát triển loại đồng hồ điện tử thể hiện cả thông số nhiệt
độ xung quanh. Loại đồng hồ này cũng có chức năng báo tín hiệu áp suất dự trữ.

Mặt nạ kín

Mặt nạ kín được chế tạo từ cao su và mang bằng dây đai.

Nó có thể có 2 mắt kính hoặc ô kính đơn. Và có cơ cấu nối với van thực hiện, van thở,
mặt nạ trong và khoang miệng.

Dọc theo viền của mặt nạ có gắn gioăng làm kín.

Gioăng làm kín chạy dọc theo cằm, hai má, thái dương và trán, đảm bảo kín khí. Bên
trong mặt nạ ngoài, có phần mặt nạ trong để ngăn cách giữa khí hít vào và khí thở ra.

64
Việc ngăn cách này rất quan trọng vì không khí nằm giữa hai mặt nạ trong và ngoài chứa
khí thở ra. Hãy nhớ rằng khí thở ra chứa 4% khí CO2. Khu vực này còn gọi là khu vực
nguy hiểm bên trong mặt nạ và được làm nhỏ đến mức có thể.

Bằng cách sử dụng mặt nạ trong, khí có thể


được thải ra khỏi mặt nạ mà không tiếp xúc
với khí hít vào.

Không khí được vào từ van thực hiện được


dẫn truyền theo vành mặt nạ trước khi
được hít vào. Việc dòng không khí được
dẫn truyền bởi vành giúp giảm thiểu nguy
cơ bị hóa sương.

Từ vành không khí dẫn vào mặt nạ trong


qua hai van. Hai van này không phải là loại
van lọc. Khí thở ra rời khỏi mặt nạ trong qua một van xả, đồng thời van lọc sẽ đóng lại
để ngăn không cho khí thở đi ngược vào phía trong vành.

Van xả có lực giữ lò xo để đảm bảo giữ cho áp suất bên trong mặt nạ cao hơn bên ngoài
khoảng 3,5 mbar. Ngay cả khi hít vào, độ quá áp vẫn duy trì. Các liên kết giữa đai giữ
đầu và mặt nạ phải mềm, trơn tru.

Đai giữ đầu bao gồm

A. Đai trên

B. Đai thái dương

C. Liên kết sao

D. Đai cằm

E. Đai cổ (để đeo mặt nạ khi không sử dụng)

1. Đai giữ

2. Mặt nạ ngoài

3. Mặt nạ trong

4. Kính nhìn

65
5. Van lọc

6. Khoang miệng

7. Kết nối van thực hiện

8. Van đầu vào

9. Hốc cằm

Sẽ không có rò rỉ khí xảy ra với điều kiện mặt nạ được đeo vào mặt người đã được cạo
râu kỹ. Sự rò rỉ đáng kể sẽ xảy ra khi mặt nạ không được làm kín hoàn toàn do vướng
tóc dài. Râu tóc được khuyến cáo vì chúng có thể gây ra rò rỉ làm giảm nhanh thời gian
làm việc của bình thở.

Có loại kính chuyên biệt để gắn vào mặt nạ nhằm tránh sự rò rỉ gây ra do gọng kính của
loại thông thường.

Cách tốt nhất để tránh rò rỉ

1. Mặt nạ được lắp phù hợp

2. Không để tóc dài che mặt và cắt tóc ngắn

3. Nếu cần thiết thì sử dụng lọai kính mắt không có gọng

4. Đeo mặt nạ đúng cách

5. Tránh cử động đầu mạnh khi đang mang mặt nạ

6. Không hét to mà chỉ nói bình thường

Hai loại mặt nạ phù hợp

1. Mặt nạ có một (đầu vào và) van xả

2. Mặt nạ không có van xả

Loại mặt nạ có van xả chủ yếu sử dụng với bình thở

Loại không có van xả chủ yếu sử dụng với bình thở oxy.

Thực hành

Lọai bảo hộ thở độc lập

Thời gian sử dụng của bình thở trong tình huống sự cố luôn tùy thuộc vào sự khống chế
của người sử dụng. Bạn phải có khả năng mang bình thở vào một cách nhanh chóng và

66
đúng cách. Phải nhớ rằng an toàn của bản thân bạn tùy thuộc vào việc bạn thể hiện điều
đó tốt như thế nào. Để đảm bảo vấn đề an toàn này, điều cần thiết là người sử dụng bình
thở có thể mang bình thở vào một cách có hệ thống, có kỹ năng và nhanh chóng. Điều
này đạt được tốt nhất là bằng cách thực hành.

Đeo bình thở

Cách thức đeo bình thở có thể khác nhau

Cách phổ biến nhất là nâng bình thở qua đầu và đặt nằm lên lưng

Chuẩn bị: -Chọn vị trí sạch và khô

-Đặt bình xuống với phần giá đỡ hướng lên, các dây đai bên cạnh và van

chính nằm phía xa bạn

-Nới rộng dây đai

-Lấy mặt nạ ra khỏi túi chứa và đặt dưới chân.

-Hơi dạng chân để giữ thăng bằng.

Đeo bình: -Nếu cần thiết thì cởi mũ bảo hộ ra

-Chắc chắn rằng van thực hiện đóng

-Mở van chính và vặn ngược trở lại khoảng ¼ vòng

-Kiểm tra đồng hồ. Chỉ báo phải trong phạm vi 10% áp suất nạp.

-Cúi người xuống và nâng giá đỡ bình qua đầu , giữ dây đai bằng hai

khuỷu tay để bình được treo thẳng đứng và trượt nhẹ vào vị trí

-Để bình dưới nách và nâng đỉnh dây đai lên.

-Rút khuỷu tay ra và hạ bình xuống vai.

-Kiểm tra dây đai có bị xoắn không bằng cách trượt tay theo dây đai.

-Siết căng dây đai trước khi đứng thẳng lên

-Kiểm tra bình thở đúng vị trí trên lưng và siết chặt dây giữ thân. Không

siết quá chặt sẽ cản trở việc thở.

-Nhét phần thừa của đai vai vào dưới dây thân để tránh phần thừa này

67
có thể bị vướng khi trong bóng tối.

Thiết bị bảo hộ thở phụ thuộc

Các thiết bị lọc

Một số công ty thường sử dụng các thiết bị lọc, nhưng chỉ khi:

* Môi trường oxy phù hợp được đảm bảo

* Phải biết được loại chất mà ta đang tương tác.

Nếu đảm bảo các điều kiện trên một hộp lọc chuyên biệt sẽ được lắp vào mặt nạ

Hộp lọc này phải đảm bảo lọc được các yếu tố độc hại trong khi thở.

Hôp lọc và mặt nạ được cất giữ cùng nhau.

Việc sử dụng hộp lọc này cho mặt nạ quá áp chỉ có thể khi có thêm bộ chuyển đổi.

Phổ biến là loại mặt nạ có khớp nối.

Việc xả khí thở thông qua van xả, không thông qua hộp lọc.

Không được sử dụng bất kỳ hộp lọc không được làm kín nào vì điều kiện sử dụng không
thể xác định.

Tác dụng phụ của việc sử dụng hộp lọc là việc hít thở sẽ bị cản trở khi hộp lọc đã bão
hòa.

3.18 Diễn tập trong không gian đầy khói:

(Bài tập thực hành cho sinh viên ở nhà tàu)

3.19 Cách sử dụng thiết bị thở trong cứu nạn:

 Hướng dẫn sử dụng thiết bị trợ khí phục vụ cho mục đích
thoát hiểm (EEBD - Emergency Escape Breathing
Device)

68
Túi đeo

Chai khí

Van chai khí

1. Bộ thiết bị trợ khí phục 2. Đeo túi vào trước ngực hoặc bên hông 3. Mở túi và lấy
vụ cho mục đích thóat thoát người, điều chỉnh dây đeo cho phù hợp mặt nạ ra
hiểm (EEBD)

4. Vặn van chai khí 2 vòng 5. Choàng mặt nạ vào đầu, hướng cửa 6. Rời khu vực có
ngược chiều kim đồng hồ, ngắm ra trước, điều chỉnh mặt nạ để tầm bầu không khí
khi đó sẽ nghe được tiếng nhìn tốt nhất nguy hiểm ra kv
khí xì an toàn theo con
đường ngắn nhất,
không đi vào tâm
của khu vực nguy
hiểm, trừ khi phải
đi cắt qua nó

69

You might also like