Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TRẮC NGHIỆM VAK (NHÓM)

Số hiệu MH 000183 Cơ sở đào tạo Đại học Hoa Sen


Tên MH Phương pháp học Đại học GV phụ trách TS. Nguyễn Thị Tịnh
Mã MH LE1010DV01 Số hiệu lớp/ Lớp 0100 (1932)
Học kỳ 2333 Thời gian: 20/3//2024 – 26/6/2024

LỚP TRƯỞNG: Nguyễn Hoàng Kim


THÔNG TIN NHÓM:
Họ và tên: Vương Nhật Tân (NT), MSSV: 22001087
Họ và tên: Lê Minh Quân (NP), MSSV: 2199037
Họ và tên: Võ Hữu Anh Phát, MSSV: 2171161
Họ và tên: Đăng Duy, MSSV: 22011781
Họ và tên: Phạm Chí Khang, MSSV: 22011040
Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Thy, MSSV: 22008465
Họ và tên: Đỗ Trần Quốc Anh, MSSV: 22113887
Họ và tên: Huỳnh Gia Bảo, MSSV: 22118978
Họ và tên: Lâm Văn Gia Bảo, MSSV: 22102538
Họ và tên: Phạm Thái Bảo, MSSV: 22114919
Họ và tên: Quách Tấn Đạt, MSSV: 22102167
Họ và tên: Nguyễn Văn Bảo Hoàn, MSSV: 22102144
******

BÀI LÀM

I. ĐÁP ÁN CỦA NHÓM


Các câu nhóm đã chọn: 1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 12, 14, 15, 16, 17, 19, 20, 22, 29, 33, 42, 43, 44, 45, 47, 48, 51, 53, 54

THỊ GIÁC/TRỰC THÍNH GIÁC XÚC GIÁC/VẬN VAK


QUAN ĐỘNG
3, 6, 7, 9, 16, 20, 22, 1, 8, 14, 45, 47 4, 12, 15, 17, 19, 29,
43, 44, 48, 51 33, 42, 53, 54
CÂU

TỔNG ĐIỂM 11 5 7
II.THẢO LUẬN NHÓM về kết quả chọn từ phong cách VAK so sánh phương pháp học tập hiện tại của nhóm.
Rồi đưa ra mẹo/ cách thức/phương pháp/ đề xuất mới mà nhóm cho là hiệu quả.

Phương pháp học của nhóm chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hình ảnh, đọc, ghi chép và hình dung ra các nội dung trong đầu
để hiểu và ghi nhớ chúng. Mặc dù có một số yếu tố Kinesthetic như việc quan sát người khác thực hiện và sao chép, hoặc tham
gia các lớp học trải nghiệm thực tế, nhưng phần lớn phương pháp học của nhóm đều phản ánh phong cách Visual trong phương
pháp VAK. Đối với phong cách Auditory thì lại được sử dụng ít nhất và cần được áp dụng và phát triển thêm.
Các đề xuất của nhóm nhằm cải thiện phương pháp học:

1. Tham gia nhóm học tập


2. Tận dụng các công cụ hỗ trợ học tập
3. Sử dụng sơ đồ tư duy (mind map) hoặc các hình ảnh minh họa
4. Thường xuyên ghi chép và tóm tắt lại
5. Lập kế hoạch học tập một cách hiệu quả
6. Thực hành thường xuyên
7. Tập nghe các sách điện tử hoặc ghi âm lại bài giảng
8. Tìm kiếm các nguồn học, tài liệu phù hợp
9. Biết học hỏi kinh nghiệm từ người khác
10. Biết xác định và đặt ra mục tiêu

Phân tích 5 câu đã chọn:


1) “Tôi thường viết xuống những hướng dẫn mà người khác chỉ (dạy) cho tôi để tôi không quên chúng”
Phân loại phong cách học: Thị giác/Trực quan (Visual)
Ghi chép lại những điều quan trọng hay những chỉ dẫn, hướng dẫn cần thiết mà người khác đã truyền đạt để có thể ghi nhớ chúng tốt hơn. Việc ghi
3
chép là một cách để duy trì và truyền đạt kiến thức qua thời gian, nó giúp ta không quên những điều quan trọng và đồng thời tạo ra một nơi lưu trữ
kiến thức lâu dài.
VD: Tôi đang học cách nấu món phở bò. Để không quên cách làm, tôi đã viết xuống những nguyên liệu cần thiết và các bước hướng dẫn mà người
hướng dẫn đã chỉ.

2) “Tôi học tốt nhất khi tôi có thể thấy thông tin ở dạng hình ảnh hoặc lược đồ”
Phân loại phong cách học: Thị giác/Trực quan (Visual)
Việc học các kiến thức thông qua hình thức biểu đạt thông tin bằng hình ảnh, sơ đồ hay lược đồ giúp ta hiểu được nội dung và ghi nhớ hiệu quả
hơn, cho ta cái nhìn rõ hơn về chúng. Thông thường, việc học bằng các hình ảnh sẽ mang lại trải nghiệm sinh động hơn so với việc học chỉ bằng
chữ.
VD: Khi tìm hiểu về chu kỳ của nước trong tự nhiên, một biểu đồ về sự chuyển đổi giữa mây, mưa, sông và hơi nước sẽ giúp tôi dễ dàng hình dung
và hiểu rõ hơn về chu kỳ này.

3) “Tôi học tốt hơn bằng cách đầu tiên là nhìn người khác thực hiện”
Phân loại phong cách học: Thị giác/Trực quan (Visual)
Đây là cách học thông qua việc quan sát người khác thực hiện một hoạt động hoặc công việc nào đó. Việc quan sát người khác thực hiện một công
việc sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về quy trình và kỹ thuật, đồng thời giúp dễ hình dung hơn và cung cấp nguồn kiến thức từ một kinh nghiệm thực tế. Điều
này hữu ích trong việc học các kỹ năng thực hành.
VD: Tôi học cách làm món bánh mì bằng cách xem người khác thực hiện. Tôi quan sát cách họ lựa chọn nguyên liệu, cắt lát bánh mì và xếp thức
ăn. Sau đó, tôi thử làm theo cách mà họ đã làm.

4) “Tôi thường học tốt hơn nếu tôi có thể đứng dậy và di chuyển xung quanh khi học bài”
Phân loại phong cách học: Xúc giác/Vận động (Kinesthetic)
Đây là cách học thông qua việc thực hiện các hoạt động vận động, như đứng dậy và đi lại xung quanh. Việc kết hợp học tập với vận động giúp ta
4
tập trung hơn và tăng cường sự tương tác giữa cơ thể và tâm trí. Vận động khi học giúp cải thiện sự tập trung, giảm căng thẳng, và tạo ra môi trường
học tập thoải mái hơn.
VD: Tôi học từ vựng tiếng Anh bằng cách viết từng từ lên giấy và dán chúng xung quanh phòng. Sau đó tôi đứng dậy, đi quanh phòng và đọc đi
đọc lại để cố nhớ chúng.

5) “Những điều mà tôi nhớ nhất là những điều mà tôi nhìn thấy ở dạng được in ra hay dưới dạng những bức hình”
Phân loại phong cách học: Thị giác/Trực quan (Visual)
Thông thường, những hình ảnh sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng nhớ của chúng ta. Hình ảnh giúp tạo ra sự tương tác giữa thị giác và trí tuệ,
giúp cho ta ghi nhớ lâu hơn. Việc in ra thông tin hoặc sử dụng các hình ảnh trong học tập sẽ giúp ta dễ hình dung hơn.
VD: Nếu tôi nhớ một hình ảnh từ một sự kiện quan trọng, khả năng ghi nhớ của tôi sẽ cao hơn so với việc chỉ đọc văn bản.

You might also like