Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

2.

Dân chủ XHCN


2.1 Khái niệm dân chủ XHCN
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với
nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó,
mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân
chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực
hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2.2 Lịch sử hình thành
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu
tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871, tuy nhiên chỉ
đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời
của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917), nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập. Sự ra đời
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới
về chất của dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện, trong đó, có sự kế thừa những giá trị của nền dân chủ
trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâu sắc thêm những giá trị
của nền dân chủ mới.
- Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng lưu ý đây là quá trình lâu
dài, khi xã hội đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn
sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới
mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách
là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa.
2.3 Bản chất dân chủ XHCN
- Bản chất về chính trị: Là sự lãnh đạo về mặt chính trị của giai
cấp công nhân trong việc thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn
thể nhân dân trên mọi lĩnh vực, thông qua Đảng Cộng sản đối với
toàn xã hội.
- Bản chất về kinh tế: Là việc thực hiện chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu và việc thực hiện chế độ phân chia lợi ích
chủ yếu theo kết quả lao động. Bản chất là được bộc lộ một cách
đầy đủ và rõ ràng nhất là qua một quá trình ổn định chính trị, phát
triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội.
- Bản chất về văn hóa: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa,
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhân
dân chính là người làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, có
quyền được nâng cao trình độ văn hóa và phát triển theo định
hướng cá nhân.
- Bản chất về tư tưởng và xã hội: Là sự kết hợp hài hòa trong lợi
ích giữa các cá nhân, tập thể với lợi ích của toàn xã hội. Đồng
thời, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng lấy nền tảng là hệ tư
tưởng Mác Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với mọi
hình thái ý thức xã hội.
=> Với những ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất
nguyên về chính trị, đảm bảo vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng
cộng sản không loại trừ nhau mà ngược lại, chính là sự lãnh đạo
của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn
tại và phát triển.
2.4 Đặc trưng
- Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của
công dân sẽ không ngừng được được mở rộng trong tất cả lĩnh
vực hoạt động của xã hội, nhà nước.
- Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là xoá bỏ chế độ
người bóc lột người, tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt
để dân chủ, công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng
thực sự giữa nữ và nam, văn minh, giữa các dân tộc.
=> Từ đó, tạo ra cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua
việc khẳng định và thừa kế những quyền dân chủ đó một cách
chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật.
Từ đó đặt ra những bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện
các quyền đó và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
2.5 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở VN hiện nay
a. Thực trạng và kết quả
- Quan niệm về dân chủ ngày càng được mở rộng và được xem
xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: là chế độ chính trị; là giá
trị; là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội; dân chủ chung
đối với xã hội và dân chủ riêng đối với mỗi cá nhân; dân chủ
được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Dân chủ được thể hiện trong tất cả các cấp độ: Từ cơ quan lãnh
đạo cao nhất đến từng cơ sở; đặc biệt quan trọng là dân chủ ở
cơ sở.
- Bên cạnh đó, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..., vấn đề
trọng tâm, then chốt nhất là phải xây dựng thành công nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa
- Điều này thể hiện việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay không
chỉ được khẳng định trong các chủ trương, đường lối của Đảng,
mà đã được thể chế hóa, bảo đảm thực hiện thông qua Hiến
pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
b. Hạn chế
- Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được trong quá trình
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời gian qua,
vẫn còn tình trạng “quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi
còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, chưa gắn
liền dân chủ với kỷ cương, pháp luật”( Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tr.50, 70, 89.).
- Mặc dù, Đảng ta xác định dân chủ vừa thể hiện bản chất của
chế độ ta, vừa là mục tiêu, động lực phát triển đất nước, nhưng
trên thực tế việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản nói chung, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng là vấn đề
chưa có tiền lệ.

c. Giải pháp

- Để xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân thì vấn đề then chốt
nhất chính là phải:
- Xây dựng được “... một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân,
chứ không phải cho một thiểu số giàu có”( Nguyễn Phú Trọng,
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, năm 2021.).
- Phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo
quần chúng nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực để hiện
thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách; hành động vì
quyền lợi của nhân dân, điều gì có lợi cho dân phải cố gắng làm,
điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh, chăm lo phát triển, bồi
dưỡng và tiết kiệm sức dân.

⇨ Trên cơ sở xác định dân chủ vừa thể hiện bản chất của chế độ
ta, vừa là mục tiêu, động lực phát triển đất nước, quan điểm “xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự
thuộc về nhân dân là nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” của
đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hoàn toàn đúng đắn,
dựa trên cơ sở khoa học vững chắc và phù hợp với điều kiện
thực tiễn ở nước ta hiện nay.

d. Phát huy vai trò dân chủ

• Để phát huy vai trò của dân chủ cơ sở trong bối cảnh hiện nay ở
nước ta có một số điểm cần được nhìn nhận đầy đủ và chính
xác, cụ thể như sau:
- Một là, nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng và từng
bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, một số
thành tố tạo nên dân chủ cơ sở còn thiếu hoặc chỉ mới hình
thành.

- Hai là, bối cảnh hiện nay của việc xây dựng nền dân chủ nói
chung, trong đó có dân chủ cơ sở, là thời kỳ hội nhập quốc tế sâu
rộng và cuộc cách mạng khoa học 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.
Trong “thế giới phẳng”, cần có biện pháp hữu hiệu để giúp người
dân nhận rõ sự chân thực và giả dối trước các luồng tư tưởng
dân chủ đang lan truyền mạnh mẽ và nhanh chóng. Muốn có
được một nền dân chủ như mong đợi cần phải thay đổi cơ bản từ
cách tuyên truyền, giáo dục đến thể chế và hành động.

-Ba là, hiện nay nước ta đang xây dựng nền dân chủ trong sự
vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về bản chất, các nền kinh tế thị trường đều phi tập trung, linh
hoạt, thực tế, đồng thời có nhiều điểm trong đó có thể thay đổi
được. Dù các chính phủ đều có sự điều chỉnh ở mức độ khác
nhau thì thị trường vẫn được điều tiết bởi một “bàn tay vô hình”
và thường mang tính thực tế. ->Từ những đặc điểm nói trên trong
bối cảnh hiện nay, vai trò của dân chủ cơ sở trong phát triển kinh
tế - xã hội sẽ chịu tác động của rất nhiều điều kiện có tính ràng
buộc.
⇨ Để một nền dân chủ phát triển cần phải có một số điều kiện
nhất định như kinh tế phát triển đồng đều, có một nền giáo dục
công bằng và hoạt động hiệu quả cao với sứ mệnh mở mang tầm
nhìn của con người. Giáo dục phải có khả năng tạo được sự hiểu
biết cần thiết về vai trò của các quy phạm trong cuộc sống. Nói
cách khác, giáo dục phục vụ cho sự phát triển dân chủ. Nhưng
nếu dân chủ không phát triển với mức độ cần thiết thì giáo dục
cũng không có cơ hội phát triển một cách đúng đắn.

=> Dân chủ khi được mở rộng ở cơ sở là điều kiện quan trọng để
tạo nên sự đồng thuận giữa người dân và nhà quản trị trong quan
hệ điều hành, để tăng cường sự hiểu biết về các giá trị mà các
bên cùng hướng tới, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển các
mặt tích cực trong đời sống xã hội và hạn chế các hành vi tiêu
cực.

You might also like