Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

CHƯƠNG 5:

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


- Khái niệm, đặc điểm & vai trò của TCQT

- Tỷ giá hối đoái

- Cán cân thanh toán quốc tế


5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM & VAI TRÒ
CỦA TCQT
- Khái niệm: là hệ thống các quan hệ tài chính
giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội, nhà
nước của các quốc gia khác nhau.

- Đặc điểm của Tài chính quốc tế:


 Về phạm vi: diễn ra trên bình diện quốc tế.
 Các quan hệ TCQT bị chi phối bởi:
 Tỷ giá hối đoái;
 Chính sách kinh tế;
 Yếu tố chính trị.
 Xu hướng phát triển: phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu (do xu hướng phát triển
của KTQT).
- Vai trò của Tài chính quốc tế:
 Góp phần quan trọng trong việc khai thác các
nguồn lực tài chính bên ngoài phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà
nhập vào nền kinh tế thế giới.
 Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài chính.
5.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
5.2.1. Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ
quốc gia này được biểu hiện thông qua một số
lượng đơn vị tiền tệ quốc gia khác.
*Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị
nội tệ. Khái niệm này biểu trưng cho cách yết giá
trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ).
Ví dụ: tỷ giá USD/VND trên thị trường Việt Nam
ngày 2/11/2015 là 22.142VND và ở đây giá 1 USD
đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.
*Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại
tệ.
Đây là khái niệm chỉ cách yết giá gián tiếp (nội
tệ/ngoại tệ).
Ví dụ: Tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhân dân tệ) tại
Bắc Kinh ngày 1/11/2015 là 1.842, giá VND chưa
biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết được giá
VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND =
1/1.842CNY.
* Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái của hai
đồng tiền yết giá khác nhau
Cách thức tìm phương pháp xác định tỷ giá hối
đoái của hai đồng tiền yết giá khác nhau (đồng
tiền này yết giá trực tiếp, đồng tiền kia yết giá gián
tiếp) cũng được xác định tương tự như hai
phương pháp trên.
Trường hợp 1: Từ hai tỷ giá A/C và C/B được
niêm yết, ta sẽ đi xác định tỷ giá A/B
 Công thức chung:
Tỷ giá cần xác định = Tỷ giá của đồng yết giá * Tỷ
giá của đồng định giá
- Trường hợp 2: Từ hai tỷ giá A/C và C/B được
niêm yết, ta sẽ đi xác định tỷ giá B/A
Công thức chung:
Tỷ giá cần xác định = Tỷ giá của đồng yết giá * Tỷ
giá của đồng định giá
Công thức chung
Tỷ giá cần xác định = 1/tỷ giá của đồng yết giá x
1/tỷ giá của đồng định giá
* Ngang giá vàng:
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì
thời kỳ bản vị vàng được quyết định dựa trên việc so
sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả sử
hàm lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce
= 6 GBP trong khi hàm lượng vàng của franc Pháp
(FRF) là 1 ounce = 12 FRF
Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:
Hàm lượng vàng trên 1 đơn vị tiền tệ A/Hàm lượng
vàng của một dơn vị tiền tệ B
* Ngang giá sức mua
 Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng
tỷ lệ giữa mức giá của hai quốc gia đó. Từ đây, tỷ
giá hối đoái được hình thành như sau: nếu xem
PD là mức giá của giỏ hàng hóa trong nước (tính
bằng nội tệ), PF là mức giá của giỏ hàng hóa (tính
bằng ngoại tệ) thì :
Tỷ giá hối đoái (số đ.vị nội tệ /1 đ/vị ngoại tệ) = PD
/ PF
VD: Tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong
khi tại Anh, cũng áo đó nhưng giá bán là 3 GBP thì
trên thị trường Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3
USD.
5.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đoái:
Lãi suất
Tăng trưởng
Lạm phát
kinh tế

Cán cân thanh Hoạt động đầu


TGHĐ cơ ngoại tệ
toán quốc tế

Các yếu tố khác:


khủng hoảng tài
Các chính sách tài
chính, dịch bệnh,
khoá – tiền tệ
thiên tai, chiến
tranh,….
5.2.3. Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái cố định:
Là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong tương
quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định
được áp đặt một cách cứng nhắc, mọi biến động của
tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với biên
độ rất nhỏ do nhà nước cho phép. Nhà nước sẽ là tổ
chức duy nhất được quyền quyết định thay đổi lại tỷ
giá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức
mua các đồng tiền.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn:
Tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống
Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được
xác lập hoàn toàn dựa trên cung cầu ngoại hối, sự
vận động hàng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ánh
chính xác sự luân chuyển các luồng tiền tệ giữa các
quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còn gặp
nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối như trong trường
hợp tỷ giá cố định nữa, chính sách tiền tệ trở nên độc
lập hơn...
- Tỷ giá thả nổi có quản lý:
Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, kết hợp
giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc
phục được các nhược điểm của cả hai loại tỷ giá
trên. Trong tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá vận
hành theo sự biến động cung cầu thị trường,
chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối
khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên
điều chỉnh tỷ giá chính thức.
5.2.4. Tác động của tỷ giá hối đoái
* Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại
thương.
- Mở rộng giao lưu thương mại;
- Kích thích xuất khẩu;
- Điều hòa cán cân thanh toán quốc tế
* Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất
khẩu
- Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động XK.
- Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng XK.
- Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh
của xuất khẩu.
* Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập
khẩu
- Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch NK.
- Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu NK.
- Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh
của hàng nhập khẩu.
5.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế: CC TTQT
là một bản báo cáo thống kê phản ánh toàn bộ các
giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại
của thế giới trong một thời kỳ nhất định về hàng hoá,
dịch vụ, thu nhập, chuyển nhượng và các giao dịch về
tài sản có và tài sản nợ tài chính nước ngoài.
- Nội dung của CC TTQT: Theo mẫu của IMF thì
CC TTQT bao gồm hai hạng mục chính:
 Cán cân vãng lai;
 Cán cân vốn và tài chính.
- Các biện pháp điều chỉnh CC TTQT:
+ Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, các nước
có thể sử dụng số bội thu vào những mục đích sau:
 Tăng cường đầu tư trong nước;
 Chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp
hoặc gián tiếp;
 Bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
+ Khi cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi, các
giải pháp thường được sử dụng để cải thiện cán
cân thanh toán quốc tế:
 Vay nợ nước ngoài hoặc tìm kiếm các khoản
viện trợ quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ;
 Cắt giảm chi tiêu NSNN;
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài;
 Sử dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái;
 Thực hiện bảo hộ mậu dịch;
 Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt SDR tại IMF
(nếu là thành viên của IMF) hoặc thực hiện
xuất vàng để trang trải công nợ nước ngoài ….
CHƯƠNG 6:

LẠM PHÁT & BIỆN PHÁP KIỂM


SOÁT LẠM PHÁT
- Khái niệm lạm phát
- Phân loại lạm phát
- Nguyên nhân của lạm phát
- Tác động của lạm phát
- Biện pháp kiểm soát lạm phát
6.1. KHÁI NIỆM LẠM PHÁT
- Các quan điểm về khái niệm lạm phát:
Quan điểm cổ điển: lạm phát xảy ra khi số tiền
lưu hành vượt quá dự trữ vàng đảm bảo.
Quan điểm các nhà kinh tế tiền tệ: lạm phát là sự
mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
Quan điểm kinh tế học: lạm phát là sự tăng giá
của các loại hàng hoá.
- Đo lường lạm phát: theo dõi sự thay đổi trong tổ
hợp của mức giá cả trung bình của một lượng lớn
các hàng hóa và dịch vụ.
6.2. CÁC MỨC ĐỘ LẠM PHÁT
- Lạm phát vừa phải (0 – 1-%);
- Lạm phát phi mã (10 - <1000%);
- Siêu lạm phát (>1000%).
6.3. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
- Do cung tiền tệ:
Lạm phát là kết quả của chính sách mở
rộng tiền tệ.
Sự thiếu hụt tài khóa có thể dẫn đến một sự
gia tăng cung tiền (để tài trợ).
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng
hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để
giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với
ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái
theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong
lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm
phát.
- Do cầu kéo xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn
so với mức cung.
 Người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn (chẳng hạn,
do lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng… );
 Các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn (do kỳ vọng
tăng trưởng kinh tế ở tương lai);
 Chính phủ tiêu dùng nhiều hơn do thực hiện đẩy
mạnh chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích
cầu để phát triển kinh tế.
- Do chi phí đẩy:
Tiền lương gia tăng, giá nguyên vật liệu tăng, gia
tăng lợi nhuận các nhà độc quyền, nhập khẩu lạm
phát, gia tăng tỷ giá hối đoái…
- Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp
tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao
động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh
doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu
thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao
động.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng
nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại
tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền
và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể
tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì
mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá.
Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng
giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm
phát.
- Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn
tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn
cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất
khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong
nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung
trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng
cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu
tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản
phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá
chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
6.4. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
- Tác động tích cực:
Lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế
đó là trong một số trường hợp có thể làm giảm tỷ
lệ thất nghiệp. Tuy nhiên sự tác động tích cực này
là không nhiều. Chính vì thế mà chính phủ của các
quốc gia luôn tìm cách khắc phục tình trạng lạm
phát ở mức độ cho phép.
- Tác động tiêu cực:
Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bởi
làm nên sự gia tăng chi phí cơ hội cho việc tích trữ
tiền. Sự không chắc chắn về tốc độ lạm phát trong
tương lai sẽ ngăn cản quyết định tiết kiệm và đầu
tư. Nếu như lạm phát tăng trưởng nhanh, người tiêu
dùng sẽ cảm thấy lo lắng về giá cả hàng hóa sẽ
tăng cao trong thời gian tới
6.5. BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
- Giảm thiểu số lượng tiền giấy lưu thông bằng cách
tăng lãi suất tiền gửi, phát hành trái phiếu, giảm sức
ép lên giá cả hàng hóa dịch vụ…;
- Thi hành một số chính sách thắt chặt tài chính
như: cắt giảm chi tiêu, tạm hoãn những khoản chưa
cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước;
- Vay viện trợ từ nước ngoài;
- Cải cách tiền tệ;
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng thông qua việc giảm
thuế quan, khuyến khích tự do mậu dịch…

You might also like