Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

MỘT SỐ CÂU HỎI NÂNG CAO – LỚP 9 (THAM KHẢO) / NĂM 2024

Câu 1:Để đối phó với âm mưu mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, chúng ta đã đề ra phương hướng
và kế hoạch như thế nào?

→Phương hướng chiến lược của ta là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan
trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, gđồng thời buộc chúng phải
bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều
kiện thuận lợi để tiêu diệt chúng” →Phương châm chiến lược của ta là: ‘Tích cực, chủ động, cơ động, linh
hoạt”, “đánh ăn chắc”, “đánh chắc thắng” (Bài 27)

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh
nhất ở Đông Dương?

→Theo đánh giá của Nava và nhiều nhà quân sự Pháp-Mỹ, Điện Biên Phủ là “ một vị trí chiến lược quan trọng
chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với Đông Nam Á”, nó được ví như” cái chìa khóa”
bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại vùng Tây Bắc và tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây.

Câu 3: Theo em sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có ý nghĩa gì với cuộc
kháng chiến chống Mĩ của ta?

-Thống nhất các lực lượng cách mạng ở Việt Nam.

-Trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam.

-Đánh bại luận điểm của Mĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Câu 4: Nêu nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta:
→Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế.
+Toàn dân: Vì cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân, có
như vậy chúng ta mới có thể xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh để chiến đấu với kẻ thù.

+Toàn diện: Vì nước ta còn khó khăn, so sánh lực lượng yếu hơn Pháp về mọi mặt nên ta phải kháng chiến
toàn diện để các mặt hổ trợ lẫn nhau, tác động lẫn nhau dẫn đến thắng lợi cuối cùng.

+Trường kỳ: Kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc, vừa xây dựng phát triển đất nước.

+Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ
lại vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 5: Chúng ta có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành toàn quốc kháng chiến Pháp vào ngày 19/12/1946
hay không? Vì sao?

-Chúng ta không có lựa chọn nào khác, vì sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).Pháp tăng
cường hoạt động khiêu khích ta, tiến công ta.
-Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu...Nếu không chúng sẽ hành
động vào sáng ngày mai 20/12/1946→Từ tình hình đó, ta phải quyết định toàn quốc kháng chiến vào ngày
19/12/1946.

Câu 6: Hãy cho biết công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải làm lsau cách mạng Tháng Tám là gì?
(Bài 24)

-Là: Xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân , do dân và vì dân.

*Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh, thì công việc đầu tiên của nhân dân ta phải làm là:
Tiến hành Tổng tuyển cử trong cả nước.

6/1/1946, tất cả mọi công dân trong cả nước từ 18 tuổi trở lên đều đi bầu cử.Sau ngày bầu cử Quốc hội, khắp
các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung bộ và Bắc bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu.Ủy ban hành chính các cấp được thành lập thay cho Ủy ban nhân dân.Bộ máy chính quyền dân
chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.

Câu 7: Kể tên những anh hùng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

+Tấm gương hy sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện: Khi quân ta kéo pháo vào trận địa, pháo đang kéo lên dóc,
bỗng nhiên dây cáp đứt, khẩu pháo đang trên đà lao xuống vực, làm thế nào để ngăn khẩu pháo lại/Trong phút
nguy nan ấy, TVD đã lao mình vào bánh pháo...và hy sinh.

+Phan Đình Giót: ngày 13/3, quân ta tấn công Him Lam.Anh Giót đã bị thương.Anh quyết định bò lên dưới
làn mưa đạn, đến tận chân tường lô cốt 3, rồi nhoài lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai.Hỏa lực của địch tắt hẳn,
xung kích của ta ào ạt xông lên.Nửa giờ sau lá cờ chiến thắng của ta phất cao trên cứ điểm Him Lam.

(Giải thích từ Hiệp thương Tổng tuyển cử: Hiệp thương là sự bàn bạc, thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức về
một vấn đề cụ thể nào đó trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, lấy ý kiến của đa số để đi đến kết quả thống
nhất).

You might also like