Tài liệu Triết học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 63

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC


1. Khái lược về Triết học
a. Nguồn gốc cơ bản của Triết học
- Triết học ra đời vào khoảng từ TK VIII – TK VI TCN tại các trung tâm
văn minh lớn của nhân loại thời cổ đại: Phương Đông (Ấn Độ, Trung
Quốc); Phương Tây (Hy Lạp).
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng.
 Nguồn gốc nhận thức
- Trước khi Triết học xuất hiện, thế giới quan thần thoại đã chi phối hoạt
động nhận thức của con người.
- Triết học là hình thức tư duy lý luận đầu tiên và thể hiện khả năng tư duy
trừu tượng, năng lực khái quát của con người để giải quyết tất cả các vấn
đề nhận thức chung về tự nhiên, xã hội và tư duy
 Nguồn gốc xã hội
- Phân công lao động xã hội dẫn đến sự phân chia giai cấp
- Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, Triết học ra đời bản than nó đã mang
“tính đảng”. Nhiệm vụ của nó là luận chứng và bảo vệ lợi ích của một
giai cấp xác định.
b. Khái niệm Triết học
 Triết học là gì?
- Trung Quốc: Triết = Trí: sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức
thường là con người xã hội, vũ trụ và tư tưởng tinh thần.
- Ấn Độ: Triết = Darshana có nghĩa là chiêm nghiệm là con đường suy
ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt về chân lý của vũ trụ
và nhân sinh.
- Phương Tây: Philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định
hướng nhân nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm
kiếm chân lý của con người.
 Đặc thù của Triết học
- Sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn logic và những kinh nghiệm
khám phá thực tại của con người để diễn tả thế giới và khái quát thế giới
quan bằng lý luận.
- Triết học khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức
khoa học và phương pháp nghiên cứu.
 Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lenin về Triết học
- Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất về thế giới và vị trí con người
trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
c. Vấn đề đối tượng của Triết học trong lịch sử
- Thời kỳ Hy Lạp cổ đại: Triết học tự nhiên bao gồm tất cả những tri thức
mà con người có được, trước hết là các tri thức thuộc khoa học tự nhiên
sau này như toán học, vật lý học, thực vật học
- Thời kỳ Trung cổ: Triết học Kinh viện (Triết học mang tính tôn giáo)
- Thời kỳ Phục Hưng cận đại: Triết học tách ra thành các môn khoa học
như cơ học, sinh học, toán học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học.
- Triết học Cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm “Triết học là Khoa học
của mọi Khoa học” của Hegen
- Triết học Mác: Trên lập trường DVBC để nghiên cứu những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Triết học – hạt nhân lý luận của Thế giới quan
 Khái niệm về Thế giới quan
- Thế giới quan là khái niệm Triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan
điểm, tính chất, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của
con người (bao gồm cá nhân, xã hội và cả nhân loại) trong thế giới đó.
TGQ quyết định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận
thức và hành động thực tiễn của con người.
- Thành phần chủ yếu của thế giới quan là tri thức, niềm tin và lý tưởng.
- Quan hệ giữa Thế giới quan và Nhân sinh quan.
 Các loại hình Thế giới quan
- Thứ nhất, bản thân Triết học chính là TGQ.
- Thứ hai, trong số các loại TGQ phân chia theo các cơ sở khác nhau thì
TGQ bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt
lõi.
- Thứ ba, Triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối các TGQ khác
nhau: TGQ tôn giáo thần thoại, TGQ kinh nghiệm, TGQ khoa học TGQ
thông thường, TGQ Triết học.
- Thứ tư, TGQ Triết học quy định mọi quan niệm khác của con người.
 Vai trò của Thế giới quan
- TGQ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người và xã
hội.
+ Thứ nhất, tất cả những vấn đề được Triết học đặt ra và tìm lời giải đáp
trước hết là những vấn đề thuộc TGQ.
+ Thứ hai, TGQ là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp
và nhân sinh quan tích cực, là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự trưởng
thành của mỗi cá nhân cũng như của từng cộng đồng xã hội nhất định.
 Triết học với tính chất là hạt nhân lý luận chi phối mọi TGQ.
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
a. Vấn đề cơ bản của Triết học
- Vấn đề cơ bản của Triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
 Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt
- Mặt thứ nhất là mặt bản thể luận trả lời cho câu hỏi: Cái nào có trước?
Cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
+ Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức
quyết định vật chất.
+ Chủ nghĩa duy vật cho rằng: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất
quyết định ý thức.
- Mặt thứ hai là mặt nhận thức luận trả lời cho câu hỏi: Con người có khả
năng nhận thức Thế giới được hay không?
+ CNDT cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới,
thuộc trường phái bất khả tri.
+ CNDV cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới, thuộc
trường phái khả tri luận.
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
 Chủ nghĩa duy vật
- CNDV chất phác (thời Cổ Đại): Quan niệm về thế giới mang tính trực
quan, cảm tính, chất phác nhưng đã lấy tự nhiên để giải thích thế giới.
- CNDV siêu hình (TK XVII – XVIII): Quan niệm thế giới như một cỗ
máy khổng lồ, các bộ phận biệt lập, tĩnh tại. Tuy còn hạn chế về phương
pháp luận siêu hình, máy móc nhưng đã chống lại quan điểm duy tâm tôn
giáo giải thích về thế giới.
- CNDV biện chứng: Do Cacmac và Anghen sáng lập, V.I. Lenin phát
triển, khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó.
 Đạt tới trình độ duy vật triệt để trong cả tự nhiên và xã hội, biện chứng
trong nhận thức, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới _ hình thức
cao nhất của DVBC.
 Chủ nghĩa duy tâm
- DT khách quan: Tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người (Platon, Heghen).
- DT chủ quan: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức từng người cá nhân (G.
Berkeley, Hume, G.Fichte)
- Đặc điểm:
+ Là TGQ của giai cấp thống trị và các lực lượng xã hội phản động.
+ Liên hệ mật thiết với TGQ tôn giáo.
+ Chống lại CNDV và KHTN.
+ Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong Triết học.
c. Thuyết có thể biết (Khả tri luận) và Thuyết không thể biết (Bất khả
tri)
- Khả tri luận: Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản
chất của sự vật, những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp
với chính sự vật.
- Bất khả tri luận: Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối
tượng; Các hiểu biết của con người về tính chất, đặc điểm của đối tượng
dù có tính xác thực cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với
đối tượng vì nó không đáng tin cậy.
- Hoài nghi luận: Nghi ngờ trong việc đánh giá tri thức đã đạt được và cho
rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan.
3. Biện chứng và siêu hình
a. Khái niệm
- Siêu hình học: Dùng để chỉ Triết học với tính cách là khoa học siêu cảm
tính, phi thực nghiệm, bên trên thực tại (Aristot).
- Biện chứng: Nghĩa xuất phát của từ biện chứng là nghệ thuật tranh luận
để tìm ra chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận
(Xocrat).
 Heghen: SH và BC được hiểu là các phương pháp luận trong việc nhận
thức về thế giới.

Phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng

- Nhận thức đối tượng trong trạng - Nhận thức đối tượng trong các mối
thái cô lập, tách rời. liên
hệ phổ biến vốn có của nó.
- Nhận thức đối tượng ở trạng - Nhận thức đối tượng ở trạng
thái tĩnh tại, đồng nhất đối thái luôn vận động, biến đổi
tượng với trạng thái tĩnh tại nhất và phát triển.
thời.

- Có vai trò to lớn trong việc giải - Phương pháp tư duy BC phản
quyết các vấn đề của cơ học ánh đúng như nó tồn tại =>
nhưng hạn chế khi giải quyết trở thành công cụ hữu hiệu
các vấn đề về vận động, liên hệ. giúp con người nhận thức và
cải tạo thế giới.

b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng


- PBC cổ đại, trực quan, tự phát (Vũ trụ vận động, biến hóa)
- PBCDT: PPL là BC, TGQ là DT (BC của ý niệm => BC của sự vật)
- PBCDV: PPL là BC, TGQ là DV (Là học thuyết về mối liên hệ phổ biến
và phát triển)
II. TRIẾT HỌC MÁC – LENIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC
– LENIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lenin
a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời TH Mác.
 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện
CM Công nghiệp
- Sự xuất hiện của GCVS trên vũ đài lịch sử - nhân tố chính trị - xã hội
quan trọng.
- Thực tiễn CM của GCVS – cơ sở chủ yếu và trực tiếp.
 Nguồn gốc lý luận
- Cacmac và Anghen đã kế thừa toàn bộ giá trị tư tưởng nhân loại, trực tiếp
nhất là từ TH cổ điển Đức, KT – CT học Anh và CNXH không tưởng
Pháp
 Tiền đề KHTN
- Sự phát triển của KHTN cuối TK XVIII – đầu TK XIX, đặc biệt là 3 phát
minh:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
+ Học thuyết tiến hóa của ĐácUyn
+ Học thuyết tế bào
 Nhân tố chủ quan trong sự ra đời của TH Mác
- Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng C.Mác và Anghen đều tích cực tham gia
các hoạt động thực tiễn.
- Hiểu sâu sắc cuộc sống khốn khổ của GCCN trong nên sản xuất TBCN
nên đã đứng trên lợi ích của GCCN.
- Xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho GCCN một công cụ sắc bén
để nhận thức và cải tạo thế giới.
b. Ba thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của TH Mác
 1841 – 1844: Thời kỳ hình thành tư tương TH với bước quá độ từ CNDT
và Dân chủ CM sang CNDV và CNCS
 1844 – 1848: Thời kỳ đề xuất những nguyên lý TH DVBC và DV lịch sử
 1848 – 1895: Thời kỳ Cacmac và Anghen bổ sung và phát triển toàn diện
lý luận TH
c. Thực chất và ý nghĩa cuộc Cách mạng trong Triết học do Cacmac và
Anghen thực hiện
- Cacmac và Anghen đã khắc phục những tính chất trực quan, siêu hình của
CNDV cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép BCDT, sáng
tạo ra một CNDV TH hoàn bị là CNDVBC.
- Cacmac và Anghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm DVBC vào
nghiên cứu lịch sử - xã hội, sáng tạo ra CNDV lịch sử - nội dung chủ yếu
của bước ngoặt CM trong TH.
- Cacmac và Anghen đã sáng tạo ra một TH chân chính KH, với những đặc
tính mới của TH DVBC
d. Giai đoạn Lenin trong sự phát triển Triết học Mác
 Hoàn cảnh lịch sử V.I. Lenin phát triển TH Mác
- Cuối XIX – đầu XX: CNTB phát triển cao, sinh ra CNĐQ, xuất hiện
những mâu thuẫn mới, đặc biệt GCVS >< GCTS
- Trung tâm CM thế giới chuyển sang nước Nga và xuất hiện phong trào
giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa cần hệ thống lý luận mới soi
đường.
- Những phát minh mới trong KHTN (vật lý học) dẫn đến sự khủng hoảng
về TGQ…CNDT lợi dụng những phát minh này gây ảnh hưởng trực tiếp
đến nhận thức và hoạt động CM, nở rộ các loại CNDT KHTN
- Các nhà tư tưởng TS tấn công nhằm xuyên tạc và phủ nhận CN Mác
- V.I. Lenin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo CN
Mác và TH Mác trong thời đại mới – thời đại ĐQ CN và CM XHCN
- Thời kỳ 1893 – 1907, V.I. Lenin bảo vệ và phát triển TH Mác và chuẩn bị
thành lập Đảng Macxit ở Nga hướng tới cuộc CM DCTS lần I.
- Từ 1907 – 1917, thời kỳ V.I. Lenin phát triển toàn diện TH Mác và lãnh
đạo phong trào CN Nga, chuẩn bị và thực hiện cuộc CM XHCN đầu tiên
trên TG.
- Từ 1917 – 1924 là thời kỳ Lenin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn CM, bổ
sung, hoàn thiện TH Mác gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề
XDCNXH.
- Từ 1924 – nay, TH Mác – Lenin tiếp tục được các ĐCS và Công nhân bổ
sung và phát triển.
2. Đối tượng và chức năng của CN Mác – Lênin
a. Khái niệm
- TH Mác – Lenin là hệ thống quan điểm DVBC về tự nhiên, xã hội và tư
duy, đem lại TGQ và phương pháp luận khoa học, CM cho con người
trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
b. Đối tượng
- TH Mác – Lenin giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập
trường DVBC và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- TH Mác – Lenin phân biệt phân biệt rõ rang đối tượng của TH và đối
tượng của các KH cụ thể.
- TH Mác – Lenin có mqh gắn bó chặt chẽ với các KH cụ thể
c. Chức năng
 Chức năng của TGQ
- Giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhận
thức đúng bản chất của tự nhiên và xã hội, giúp con người hình thành
quan điểm KH, xác định thái độ và cách thức hành động của bản thân.
- TGQ DVBC nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người.
- TGQ DVBC có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại TGQ
duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
 Chức năng của phương pháp luận
- Là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo
việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý
luận về hệ thống phương pháp.
3. Vai trò của TH Mác – Lenin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam hiện nay
- TH Mác – Lenin là TGQ, phương pháp luận KH và CM cho con người
trong nhận thức và thực tiễn.
- TH Mác – Lenin là cơ sở TGQ và PPL KH và CM để phân tích xu hướng
phát triển của xã hội trong điều kiện CM KH và CN hiện đại phát triển
mạnh mẽ.
- TH Mác – Lenin là cơ sở lý luận KH của công cuộc XD CNXH trên thế
giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở VN.

CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

A. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


I. VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1. Quan niệm của CNDT và CNDV trước Mác về phạm trù vật chất
a. Quan niệm của CNDT
- Thừa nhận sự tồn tại của sinh vật, hiện tượng, vật chất nhưng phủ định
đặc tính tồn tại khách quan của chúng.
b. Quan niệm của CNDV
 CNDV thời Cổ đại
- Phương Đông Cổ đại:
+ Thuyết Tứ Đại (Ấn Độ) bao gồm đất, nước, lửa, gió.
+ Thuyết Âm Dương cho rằng có hai lực lượng là âm và dương đối lập
nhau nhưng lại gắn bó, cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của
mọi sự sinh thành, biến hóa.
+ Thuyết Ngũ Hành coi 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu
tố khởi nguyên, cấu tạo nên mọi vật.
- Phương Tây Cổ đại:
+ Heraclit: Vật chất = Nước
+ Anaxime: Vật chất = Không khí
+ Talet: Vật chất = Nước
+ Đêmôcrit: Vật chất = Nguyên tử
 Nhận xét
- Tích cực: Xuất phát từ chính TG vật chất để giải thích TG là cơ sở để các
nhà TH DV về sau phát triển quan điểm về TGVC => Vật chất được coi
là yếu cơ sở đầu tiên của mọi sự vật, hiện tượng trong TGKQ.
- Hạn chế:
+ Nhưng họ đã đồng nhất vật chất với một dạng vật thể cụ thể => Lấy
một vật chất cụ thể để giải thích cho toàn bộ TG vật chất ấy.
+ Những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư tưởng nêu ra đều mới chỉ là
các giả định mang tính chất trực quan, cảm tính, chưa được chứng minh
về mặt KH.
c. Quan niệm về vật chất cuả CNDV thời Cận đại
- Chứng minh sự tồn tại thực sự cuả nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật
chất vĩ mô thông qua thực nghiệm của vật lý học cổ điển.
- Đồng nhất vật chất với khối lượng, giải thích sự vận động của TG vật
chất trên nền tảng cơ học, tách rời vật chất khỏi vận động, không gian và
thời gian
 Không đưa ra được sự khái quát TH trong quan niệm về TGVC => Hạn
chế về phương pháp luận siêu hình.
2. Cuộc CM trong KHTN cuối TK XIX – đầu TK XX và sự phá sản của
các quan điểm DVSH về vật chất
- 1895: Ronghen phát hiện qua tia X
- 1896: Beccoren phát hiện được hiện tượng phóng xạ
- 1897: Tomxon phát hiện ra điện tử
- 1901: Kaufman chứng minh khối lượng biến đổi theo vận tốc của điện tử
- 1905 – 1916: Eistein tìm ra Thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối
rộng
- Các nhà KH, TH DV tự phát hoài nghi quan niệm về vật chất của CNDV
trước.
- CNDT trong một số KH tấn công và phủ nhận quan niệm về vật chất của
CNDV
- Một số nhà KHTN trượt từ CNDV máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa
tương đối và rồi rơi vào CNDT.
 V.I. Lenin đã phân tích tình hình phức tạp đó và chỉ rõ
- 1908: CNDV và CN kinh nghiệm phê phán
+ Vật lý học không bị khủng hoảng mà đó chính là dấu hiệu của một cuộc
Cách mạng trong KHTN
+ Cái bị tiêu tan không phải là nguyên tử, không phải “vật chất tiêu tan”
mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan
+ Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học đương thời không hề
bác bỏ vật chất mà chỉ làm rõ hơn hiểu biết còn hạn chế của con người.
3. Quan niệm của TH Mác – Lenin về vật chất
 Quan niệm của Ph. Anghen.
- Để có 1 một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân biệt rõ
ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù TH, một sáng tạo, một
công trình, trí óc của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực
chứ không phải là sản phẩm chủ quan của tư duy.
- Các sự vật, hiện tượng của TG, dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng
vẫn có một đặc tính chung, thống nhất, đó là “tính vật chất” – tính tồn tại,
độc lập không lệ thuộc vào ý thức.

 Quan niệm của V.I. Lenin.


- Lenin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa
học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của CN hoài nghi, duy tâm.
- Lenin đã tìm kiếm phương pháp định nghĩa mới cho phạm trù vật chất
thông qua đối lập với phạm trù ý thức.
- Định nghĩa vật chất của V.I. Lenin: Vật chất là một phạm trù TH dung để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.

 Phương pháp định nghĩa.


- Phương pháp định nghĩa không thông thường, không quy được khái niệm
cần định nghĩa vào một khái niệm khác rộng hơn, đồng thời chỉ ra đặc
điểm riêng của nó.
- Bởi vật chất là một phạm trù TH nên ông đã dung một phương pháp đặc
biệt là sử dụng ý thức để định nghĩa vật chất.

 Nội dung định nghĩa.


- Vật chất là một phạm trù TH: phải hiểu vật chất một cách KQ nhất,
không quy vật chất về vật thể.
- Dùng để chỉ thực tại KQ: thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi
dạng vật chất là tồn tại KQ.
- Được đem lại cho con người trong cảm giác: điều này khẳng định vật
chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.
- Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh: điều này khẳng
định con người chúng ta có thể nhận thức được thế giới.
- Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: một lần nữa muốn khẳng định thuộc
tính khách quan của vật chất.

 Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lenin.


- Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của TH
- Triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong KHTN
- Tạo tiền đề xây dựng quan điểm DV về vấn đề xã hội và lịch sử loài
người.
- Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng
chặt chẽ giữa TH DVBC với KH.

4. Các hình thức tồn tại của vật chất


 Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất
- Vật chất chỉ tồn tại bằng cách vận động và chỉ thông qua vận động mà vật
chất biểu hiện sự tồn tại của mình.
- Con người chỉ nhận thức sâu sắc về sự vật thông qua trạng thái vận động
của giới vật chất.
 Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất
- Vận động của vật chất là vận động tự thân (chống lại quan điểm DT và
SH về vận động)
- Vận động sinh ra cùng với sự vật và chỉ mất đi khi sự vật mất đi =>
chuyển hóa thành sự vật và hình thức vận động khác (vận động nói chung
vĩnh cửu).
 Các hình thức vận động của vật chất
- Vận động cơ học: Sự di chuyển các vị trí vật thể trong không gian.
VD: Chim bay, tàu chạy, sự di chuyển của con lắc, trái đất quay quanh
mặt trời….
- Vận động vật lý: Sự vận động của các phần tử, các hạt cơ bản, nhiệt,điện,

VD: Các e chuyển động xung quanh hạt nhân, sự bay hơi, sự đôngđặc,
ma sát sinh ra nhiệt, …
- Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân loại các chất.
VD: C + O2 -> CO2
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
VD: Hạt nảy mầm, sự quang hợp ở cây xanh, hô hấp ở con người,…
- Vận động xã hội: Những biến đổi diễn ra trong đời sống xã hội.
VD: Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam, sự biến đổicác
công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại, sự thay đổi xã hội loàingười, …
 Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất, từ vận động cơ học ->
vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động.
 Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động
thấp hơn. Trong khi các hình thức vận động thấp hơn không có khả năng
bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao.
 Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể gắn liền với những hình
thức vận động khác nhau. Tuy nhiên bản thân sự tồn tại của sự vật bao
giờ cũng đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất.
 Các hình thức vận động có thể chuyển hóa cho nhau nhưng phải tuân theo
quy luận bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
 Mối quan hệ giữa vận động và đứng im.
- Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động, vận động trong cân
bằng, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác.
- Vận động là tuyệt đối vĩnh viễn bởi vật chất là vô cùng vô tận.
- Đứng im chỉ xảy ra trong 1 quan hệ nhất định chứ không phải mọi quan
hệ cùng một lúc, chỉ xảy ra với một hình thức vận động chứ không phải
mọi hình thức vận động.
- Vận động cá biệt có xu hướng hình thành, duy trì sự ổn định của 1 sự vật
hiện tượng nào đó.
- Vận động nói chung có xu hướng làm sự vật hiện tượng không ngừng
biến đổi.
5. Tính thống nhất vật chất của TG
 Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó
- Chỉ có một TG duy nhất là TG vật chất có trước, quyết định ý thức con
người
- TG vật chất tồn tại vĩnh viễn, không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên
mất đi
- Mọi tồn tại của vật chất đề là những dạng cụ thể của vật chất nên chúng
có mối liên hệ qua lại, tác động qua lại lẫn nhau.

II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC


 Các quan niệm về nguồn gốc của ý thức
- CNDT: Ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh
thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ TG vật chất.
- CNDVSH: Xuất phát từ TG hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức,
coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra
- CNDVBC: Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của
giới tự nhiên, của lịch sử tác động, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực
tiễn lịch sử - xã hội của con người.
1. Nguồn gốc của ý thức
 Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Bộ óc của con người được gọi là cơ quan phản ánh
- TGKQ tác động lên bộ óc con người tạo thành các trình độ phản ánh của
TG vật chất.
+ Giới TN Vô sinh: Phản ánh cơ lý hóa thụ động và chưa có sự lựa chọn
+ Giới TN Hữu sinh: Phản ánh sinh học phát triển từ thấp đến cao
 Thực vật mang tính kích thích
 Động vật chưa có thần kinh: tính cảm ứng
 Động vật có hệ thần kinh: phản xạ vô điều kiện
 Động vật bậc cao: phản ánh tâm lý
 Con người: phản ánh ý thức
 Bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với TGKQ tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo => là nguồn gốc tự nhiên tự nhiên của ý
thức.
 Nguồn gốc xã hội của ý thức
- Lao động: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động, tác động vào
giới tự nhiên cải tiến các dạng sẵn có trong giới tự nhiên để tạo ra của cải
vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại của con người.
 Vai trò
+ Hoàn thiện dần chức năng của bộ óc
+ Nhờ lao động mà con người không chỉ ăn TV mà còn ăn ĐV, không chỉ
ăn sống mà còn ăn chin.
+ Từ dáng đi khom chuyển thành dáng đi thẳng.
+ Nhận thức sự vật có hệ thống, năm được bản chất, quy luật
+ Nối dài các giác quan của con người
+ Hình thành ngôn ngữ
- Ngôn ngữ: Từ trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao
tiếp và trao đổi tri thức, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy.
 Vai trò
+ Nhằm truyền tải tư duy ý thức
+ Đỡ lệ thuộc vào các đối tượng vật chất cụ thể -> Tư duy phát triển
2. Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới KQ, ý thức là hình ảnh về hiện
thực khách quan trong óc con người. Nội dung phản ánh là KQ, hình thức
phản ánh là chủ quan.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người một
cách chủ động, sáng tạo.
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
+ Xây dựng các học thuyết, lý thuyết KH
+ Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn
- Ý thức mang bản chất lịch sử xã hội.
+ Điều kiện lịch sử
+ Quan hệ xã hội
3. Kết cấu của ý thức
- Bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí
- Tri thức là sự hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng trong
TGKQ. Tri thức có 2 cấp độ: Tri thức cảm tính và tri thức lý tính
+ Tri thức cảm tính: Ta biết được vẻ bề ngoài của sự vật
+ Tri thức lý tính: Ta biết được bản chất bên trong của sự vật
- Tình cảm, niềm tin, ý chí là những trạng thái khác nhau của tâm lý con
người.
 Trong 4 yếu tố trên thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất bởi tri thức là
phương thức tồn tại của ý thức.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
(Phải nêu khái niệm A và B rồi mới nêu MQH)

1. Quan điểm của CNDT và CNDVSH

Chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật siêu hình

- Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt - Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất
đối, có tính quyết định, còn sinh ra ý thức, quyết định ý
TGVC chỉ là bản sao, biểu hiện thức
khác của ý thức. Tinh thần là
tính thứ hai, do ý thức tinh thần
sinh ra.

- Phủ nhận tính khách quan, - Phủ nhận tính độc lập tương
cường điệu vai trò nhân tố chủ đối và tính năng động sáng tạo
quan, duy ý chí, hành động bất của ý thức trong hoạt động
chấp điều kiện, quy luật KQ. thực tiễn, rơi vào trạng thái
thụ động, ỷ lại, trông chờ
không đem lại hiệu quả trong
hoạt động thực tiễn.
2. Quan điểm của CNDVBC
 Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: vật chất “sinh ra” ý thức vì ý
thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến
7 triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài,
phức tạp của giới tự nhiên, cuả thế giới vật chất
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức: dưới bất kỳ hình thức nào, ý
thức đều là phản ảnh hiện thực khách quan. Ý thức mà trong nội dung của
nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực KQ vào trong đầu óc
con người.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức: phản ánh ý thức là phản ánh tích
cực, tự giác, sáng tạo thông qua thưc tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động
vật chất có tính cải biến TG của con người – là cơ sở để hình thành, phát
triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh vừa sáng tạo,
phản ánh để sáng tạo và sáng tạo để phản ánh.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: mọi sự tồn tại và
phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất, vật
chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo.
 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Tính độc lập tương đối của ý thức
+ Tính lạc hậu
+ Tính vượt trước
+ Tính kế thừa
- Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai hướng:
+ Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí
và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật
khách quan.
+ Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình
cảm, ý chí CM sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật khách
quan.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người
- Vai trò của ý thức chính là vai trò hoạt động thức tiễn của con người được
điều khiển bởi ý thức.
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải đảm bảo tính khách quan khi xem xét các SVHT
+ Phải xem xét SVHT như chính nó đang tồn tại trên thực tế.
+ Trong hoạt động thực tiễn phải lấy nhân tố vật chất làm cơ sở.
+ Phải tôn trọng và hoạt động theo quy luật KQ
- Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan
+ Phải nâng cao tri thức -> quan tâm phát triển giáo dục
+ Xây dựng nhân sinh quan tích cực (tăng cường bồi dưỡng tình cảm,
niềm tin và ý chí)
+ Tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để kích thích tính năng động, sáng
tạo của nhân tố chủ quan.
+ Phải giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích.

B. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Hai loại hình biện chứng và phép BCDV
a. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
- Biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và phản ánh của chúng
trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
rang buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vọng của chúng.
- Hai hình thức biện chứng:
+ Biện chứng KQ: là BC của TGVC
+ Biện chứng CQ: tư duy BC
b. KN phép BCDV
- Phép BC là học thuyết nghiên cứu, KQ BC của TG thành các nguyên lý,
quy luật KH nhằm xây dựng phương pháp luận KH.
- Đặc điểm của PBCDV: là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC, giữa
lý luận nhận thức và logic biện chứng. được chứng minh bằng sự phát
triển của KHTN trước đó.
- Vai trò của PBCDV: là PPL trong nhận thức và thực tiễn để giải thích
quá trình phát triển của sự vật và nghiên cứu KH.
2. Nội dung của PBCDV
a. Hai nguyên lý của PBCDV
 Khái niệm: Nguyên lý được hiểu như là các tiền đề trong các KH cụ thể.
Nó là tri thức không dễ chứng minh nhưng đã được xác nhận bởi thực
tiễn của nhiều thế hệ con người, người ta phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu
không thì sẽ mắc sai lầm cả trong nhận thức lẫn hành động.
 Hai nguyên lý cơ bản của PBCDV
 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm:
+ Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
+ Mối liên hệ dung để chỉ các mối rang buộc tương hỗ, quyết định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa
các đối tượng với nhau.
Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng

Mọi SVHT trên TGKQ Các SVHT, quá trình khác


đều tồn tại biệt lập, tách nhau vừa tồn tại độc lập,
rời nhau, không quy định vừa liên hệ, quy định,
ràng buộc nhau, nếu có thì chuyển hóa lẫn nhau.
chỉ là những quan hệ bề
ngoài, ngẫu nhiên.

- Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:


 Mối liên hệ: + Làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các sinh
vật, hiện tượng.
+ Tác động qua lại giữa các mặt của SVHT
+ Chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của SVHT
 Tất cả mọi SVHT cũng như TG luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ
biến quy định rang buộc lẫn nhau. Không có SVHT nào tồn tại cô lập,
riêng lẻ, không liên hệ.
 Mối liên hệ phổ biến: Khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ
giới hạn ở các đối tượng vật chất mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa
các đối tượng tinh thần và giữa chúng và các đối tượng vật chất sinh ra
chúng.
 Các tính chất
+ Tính KQ: Mlh phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người, con
người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mlh vốn có của nó
+ Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ,…mọi SVHT đều có những mlh cụ
thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau, ở những điều kiện khác nhau
thì mlh có tính chất và vai trò khác nhau.
+ Tính phổ biến: Tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
 Nguyên tắc toàn diện:
+ Nhận thức sự vật trong mlh giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật
và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm
nổi bật cái cơ bản nhất của của SVHT
+ Từ việc rút ra mlh bản chất của sự vật, ta lại đặt mlh bản chất đó trong
tổng thể các mlh của sự vật, xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể.
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.

 Nguyên lý về sự phát triển


- Khái niệm của phát triển:

Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng

- Phủ nhận sự phát triển, - Phát triển là sự vận động


tuyệt đối hóa mặt ổn định theo hướng đi lên, từ thấp
của SVHT đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện của sự vật

- Phát triển chỉ là sự tang - Sự phát triển không diễn ra


hay giảm về mặt lượng, theo đường thẳng mà quanh
không có sự ra đời của co, phức tạp, thậm chí có
SVHT mới những bước thụt lùi.

 Phát triển là một phạm trù TH dung để chỉ quá trình vận động của SV
theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Phân biệt tiến hóa và tiến bộ:
+ Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ, là sự biến đổi hình
thức của tồn tại từ đơn giản đến phức tạp.
+ Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Tính chất của sự phát triển
+ Tính KQ: nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật KQ chi phối mà
cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn.
+ Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi SVHT,
mọi quá trình và giai đoạn của chúng kết quả là cái mới xuất hiện.
+ Tính phong phú, đa dạng: quá trình phát triển của SVHT không hoàn
toàn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau, chịu sự tác
động của nhiều yếu tố và lịch sử cụ thể.
- Ý nghĩa phương pháp luận
 Nguyên tắc phát triển
+ Khi xem xét SVHT phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động,
biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
+ Nhận thức SVHT trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co,
phức tạp của sự phát triển.
+ Biết phát hiện và ủng hộ cái mới, chống bảo thủ, trì trệ, định kiến.
+ Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo
chúng trong điều kiện mới.

 Nguyên tắc lịch sử cụ thể


Kết hợp hai nguyên lý trên, ta rút ra được nguyên tắc lịch sử cụ thể.
- Yêu cầu:
+ Phải xem xét, đánh giá SVHT trong không gian, thời gian cụ thể, trong
những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, tránh cái nhìn chung chung, trừu
tượng.
+ Khi xem xét SVHT phải tái tạo lại được sự vận động, phát triển SVHT
qua những ngẫu nhiên lịch sử, qua những bước quanh co, qua những điều
kiện lịch sử cụ thể.
+ Khi đánh giá một một luận điểm KH, cần đặt nó trong những điều kiện
lịch sử cụ thể. Một luận điểm nào đó có thể đúng trong trường hợp này
nhưng lại sai trong trường hợp khác, không có chân lý trừu tượng, chân lý
bao giờ cũng cụ thể.

- Ý nghĩa:
+ Khi xem xét SVHT cần đặt chúng trong những điều kiện cụ thể, tránh
rơi vào giáo điều, chiết trung, ngụy biện.
+ Chống lại thái độ tuyệt đối hóa cụ thể, xem nhẹ tiến trình chung, quy
luật chung.
b. Các cấp phạm trù cơ bản của PBCDV
i. Phạm trù cái chung và cái riêng
 Khái niệm
- Cái riêng để chỉ một SVHT, một quá trình nhất định.
- Cái chung chỉ những mặt, những thuộc tính, yếu tố, quan hệ tồn tại phổ
biến trong nhiều SVHT.
- Cái đơn nhất là những đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một SVHT và
không lặp lại ở SVHT khác.
- Cái phổ biến là phạm trù chỉ cái chung nhất.
 Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phông phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung
là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều
kiện xác định.
 Ý nghĩa phương pháp luận của cái chung và cái riêng
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng nên khi xây
dựng cái chung ta phải chúng ta phải xuất phát từ mỗi cái riêng đồng thời
cũng không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Tránh tuyệt
đối hóa cái chung, xa rời cái riêng
- Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mlh
dẫn đến cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải gắn với cái
chung. Tránh tuyệt đối hóa cái riêng, coi thường cái chung, tránh chủ
nghĩa cá nhan cực đoan, tư tưởng địa phương cục bộ.
- Vì cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại nên cần
phát hiện, tạo điều kiện cho cái đơn nhất, cái mới, cái tiến bộ và tích cực
phát triển, phổ biến thành cái chung; đồng thời cần hạn chế, đấu tranh
loại bỏ, thủ tiêu những cái chung đã cũ, lạc hậu.
ii. Phạm trù nguyên nhân và kết quả
 Khái niệm
- Nguyên nhân là phạm trù dung để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một SVHT hay giữa các SVHT với nhau gây ra một sự biến đổi
nhất định nào đó.
- Kết quả là phạm trù dung để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác
động giữa các mặt, các yếu tố trong một SVHT hoặc giữa các SVHT với
nhau gây rả.
Nguyên cớ Nguyên Điều kiện
nhân

Là cái không Là những


có mối liên hệ yếu tố giúp
bản chất với nguyên
kết quả. nhân sinh
ra kết quả,
nhưng bản
thân điều
kiện không
sinh ra kết
quả.

 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả


- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.
- Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp: 1 nguyên nhân có thể sinh ra 1
kết quả hoặc nhiều kết quả, 1 kết quả có thể do 1 nguyên nhân hoặc nhiều
nguyên nhân gây ra.
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.
- Kết quả tác động trở lại nguyên nhân.
 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên nhân và kết quả.
- Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng tính KQ của mối liên hệ nhân
quả, không được lấy ý kiến chủ quan thay cho quan hệ nhân quả.
- Muốn tạo ra kết quả tốt cần phải tạo điều kiện cho những nguyên nhân
tích cực, phù hợp; đồng thời đấu tranh loại bỏ những nguyên nhân tiêu
cực, không phù hợp, tác động đến quá trình ra đời của kết quả.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải đứng trên nguyên tắc
toàn diện và lịch sử cụ thể; trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan
hệ nhân quả, tập trung giải quyết những nguyên nhân cơ bản, bên trong.
- Vì kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên cần làm tốt công tác
tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả tích cực.
iii. Phạm trù khả năng và hiện thực
4.1 Khái niệm
 Khả năng
- Là phạm trù triết học phản ánh thời kì hình thành đối tượng, khi nó chỉ mới
tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng.
- Dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm
thể, xu hướng, chưa trở thành hiện thực, chỉ có thể trở thành hiện thực trong
tương lai khi có các điều kiện thích hợp.
=> Đơn giản hơn: Khả năng là cái chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi
có điều kiện thích hợp
- Phân biệt khả năng với ngẫu nhiên

Khả năng Ngẫu nhiên

là cái hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ là cái có thể xảy ra, cũng có thể
tới, sẽ xảy ra, sẽ trở thành hiện thực không xảy ra
khi có các điều kiện thích hợp

Chỉ biến thành hiện thực trong tương Không chỉ xảy ra trong tương lai, mà
lai cả trong hiện tại

Là kết quả phát triển của 1 chuỗi nhân Là kết quả ngẫu hợp của nhiều chuỗi
quả trực tiếp nhân quả có các hướng đi khác nhau

- Phân biệt khả năng với hiện thực:


+ Khả năng là cái chưa có, chưa tới,
+ Hiện thực là cái hiện đã có, đã tới, đã được thực hiện
 Hiện thực
- Là phạm trù triết học phản ánh kết quả sự sinh thành, là sự thực hiện khả
năng và là cơ sở để định hình những khả năng mới.
 Đơn giản hơn, hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự bao
gồm tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan
trong thực tế và những hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý
thức, là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể
hiện bản chất đó.
- Do tất cả những gì đang tồn tại thực sự đều được coi là hiện thực nên ta cần
phân biệt giữa hiện thực chủ quan và hiện thực khách quan

=> Theo nghĩa này, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để
phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần.
=> Về thực chất, hiện thực là sự thống nhất giữa bản chất của đối tượng với vô
vàn các hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động cho đối tượng trong một
không gian, thời gian cụ thể.
 Ví dụ:
- VN là 1 nước đang phát triển (hiện thực), dựa trên các đk: kinh tế, giáo dục,
khoa học => trong tương lai VN có thể trở thành một nước phát triển khi có
thể phát huy những lợi thể ở hiện tại cả ở trong nước và cả nguồn lực bên
ngoài.
- Để xây 1 ngôi nhà, cần sắt, thép, xi măng, gạch...(hiện thực), dùng để xây 1
ngôi nhà (là khả năng) nhưng trong tương lai, khi có đk thích hợp, sẽ có
một ngôi nhà)
- Hạt thóc (hiện thực) sẽ biến thành cây lúa (khả năng) khi có các điều kiện
thích hợp: độ ẩm, ánh sáng...
- Sinh viên ( hiện thực) sẽ trở thành 1 công dân tốt ( khả năng) khi có các
điều kiện thích hợp: chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức tốt, có cơ hội,
được đào tạo tốt....

4.2 Mối liên hệ khả năng - hiện thực


 Khả năng - hiện thực tồn tại trong các mối quan hệ thống nhất,
không tách rời.
- KN có thể thành HT và HT này lại chứa đựng những khả năng mới. Những
khả năng mới khi có điều kiện thích hợp sẽ lại thành hiện thực.
Ví dụ 1:
Hiện thực: Bạn A có tư duy và trí nhớ tốt→ Khả năng: Bạn A được điểm cao
môn Triết học.
Khả năng trở thành hiện thực mới với điều kiện: A chăm chú nghe giảng và tích
cực tìm hiểu bài họ
Hiện thực mới: Bạn A được điểm cao môn Triết học → Khả năng mới: Đạt học
bổng; tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc.
Ví dụ 2:
Hiện thực: Có bột mì và các loại gia vị → Khả năng: Làm ra bánh mì, bánh
bao, bánh kem,.....
Khả năng trở thành hiện thực mới với điều kiện: người làm bánh lành nghề, áp
dụng đúng công thức bánh
Hiện thực mới: Làm ra các loại bánh → Khả năng: bán đến tay người tiêu
dùng; không bán được và bị hỏng
Ví dụ 3:
Hiện thực: Bạn B có tư duy logic; sắp xếp, tổ chức các ý tốt và sự tự tin -> Khả
năng: phát biểu tốt và bảo vệ được quan điểm của bản thân trước đám đông
Khả năng trở thành hiện thực mới với điều kiện: bạn B được đào tạo thêm về tư
duy và kỹ năng phản biện
Hiện thực mới: bạn B tham gia các cuộc thi hùng biện -> Khả năng mới: Giành
giải cao trong các cuộc thi hùng biện trong nước và quốc tế, mang lại vinh
quang cho nước nhà.

- Cùng một sự vật hiện tượng có thể tồn tại nhiều khả năng như: khả năng
ngẫu nhiên, khả năng tất nhiên, khả năng gần, khả năng xa,…

Ví dụ 1:
+ Đi bộ 1km từ nhà đến trường
Khả năng tất nhiên: Mất 15 phút
Khả năng ngẫu nhiên: Đi giữa đường phát hiện quên đồ nên quay lại lấy →
Mất 30 phút
+ Ăn các loại hạt ngũ cốc vào buổi sáng
Khả năng gần: No lâu
Khả năng xa: Sức khỏe được cải thiện do được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
tốt
+ Bạn A có một tấm bằng ĐH xuất sắc
Khả năng tất nhiên: Bạn A có công việc tốt, đãi ngộ cao
Khả năng ngẫu nhiên: Bạn A không tìm được việc hoặc công việc lương thấp,
đãi ngộ kém
+ Bạn B nấu cơm bằng nồi cơm điện:
Khả năng tất nhiên: Cơm sẽ chín, ngon, gia đình bạn sẽ có một bữa cơm trọn
vẹn
Khả năng ngẫu nhiên: Bạn B quên nhấn nút nồi cơm -> tới bữa chưa có cơm để
ăn
- Để khả năng thành hiện thực cần có điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan.
Trong đó, điều kiện khách quan là: hoàn cảnh, không gian, thời gian
Điều kiện chủ quan là: tính tích cực xã hội của chủ thể con người.
Ví dụ 1: Bạn A muốn kiểm tra đạt điểm cao môn Triết học. Để khả năng này
thành hiện thực thì cần có
Điều kiện khách quan: giảng viên/nhà trường tổ chức các đợt kiểm tra.
Điều kiện chủ quan: Bạn A ôn bài kỹ và có tâm lý tốt khi vào phòng thi
Ví dụ 2: một người muốn khởi nghiệp thành công. Để khả năng thành hiện
thực thì cần có
Điều kiện khách quan: nguồn vốn đầu tư tài trợ, nhân lực, nguồn hàng hóa,....
Điều kiện chủ quan: kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực khởi nghiệp; ý chí
vững vàng sẵn sàng đối mặt với các khó khăn gặp phải,....
Ví dụ 3: Bà B muốn khỏi bệnh đau dạ dày. Để khả năng thành hiện thực thì cần
có:
Điều kiện khách quan: bác sĩ nội soi, chẩn đoán và kê đơn thuốc.
Điều kiện chủ quan: bà B thực hiện uống thuốc, chăm sóc sức khỏe ( ăn uống
điều độ, kiêng đồ chua cay,...)
4.3 Các dạng khả năng
Tùy góc độ chúng ta lựa chọn mà có các dạng khả năng khác nhau. Có thể chia
các khả năng thành hai nhóm phụ thuộc vào việc cái gì quy định chúng như khả
năng thực tế và khả năng hình thức.
- Khả năng thực tế: là những khả năng do các mối liên hệ tất nhiên quyết
định, xuất hiện từ bản chất bên trong của sự vật và khi có đầy đủ điều kiện
sẽ trở thành hiện thực.
VD: hạt ngô chứa khả năng thực tế là có thể mọc lên thành cây ngô.
- Khả năng hình thức, hay khả năng ảo, khả năng trừu tượng: là những
khả năng do các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên ngoài mang đến và
chưa có đủ điều kiện để chuyển hóa thành hiện thực.
VD: Một bạn học sinh tuy không học bài nhưng khi đi thi lại khoanh bừa được
tận 8 điểm. Khả năng này biến thành hiện thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn
chứ không xuất phát từ bên trong của bạn.
=> Sự phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động thực tiễn: Khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình, thực hiện
hành vi, con người cần phải xuất phát từ những khả năng thực. Những khả
năng hình thức không thể làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch.

Ví dụ: Khi quyết định khởi nghiệp, người ta cần phải xem xét tính khả thi của
dự án, nhân sự, nguồn vốn, những thuận lợi, khó khăn doanh nghiệp sẽ gặp
phải,... chứ không phải khởi nghiệp chỉ vì mong muốn bộc phát, không có tính
khả thi, trở thành mơ mộng viển vông.
 Khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng:
Các khả năng chỉ được hiện thực hóa khi có các điều kiện thích hợp. Phụ thuộc
vào mối liên hệ với những điều kiện này như thế nào, khả năng được chia ra
thành khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng
- Khả năng cụ thể: là những khả năng mà để thực hiện chúng hiện đã có đủ
điều kiện
VD: Khi có đủ điều kiện nước, ánh sáng…hạt giống đã gieo có khả năng cụ thể
là phát triển thành cây
- Khả năng trừu tượng: là những khả năng mà ở thời hiện tại còn chưa có
những điều kiện thực hiện nhưng điều kiện có thể xuất hiện khi đối tượng
đạt tới một trình độ phát triển nhất định.
VD: Hạt giống cũng có khả năng trừu tượng khi phát triển thành cây
 Khả năng bản chất và khả năng chức năng:
- Khả năng bản chất: là những khả năng mà việc thực hiện chúng làm biến
đổi bản chất của đối tượng
VD: trồng một hạt giống xuống đất, mỗi ngày đều tưới và chăm sóc, không lâu
sau nó nảy mầm thành cây to rồi đơm hoa kết trái
- Khả năng chức năng: là những khả năng gây ra sự biến đổi thuộc tính,
trạng thái của đối tượng, mà vẫn không làm thay đổi bản chất.
VD: một quả táo có thể biến đổi màu sắc từ xanh lá cây ban đầu sang màu đỏ
khi chín mà không thay đổi bản chất.

=> Để lập những kế hoạch trước mắt, xác định cách thức giải quyết các nhiệm
vụ thực tiễn đã chín muồi thì cần phải xuất phát từ khả năng cụ thể, không thể
căn cứ vào các khả năng trừu tượng.
 Ngoài các khả năng chính trên đây, ta còn có thể phân loại thành
nhiều khả năng khác sau đây:
- Thứ nhất là từ góc độ xác suất lớn hay nhỏ xảy ra: Khả năng chủ yếu và khả
năng thứ yếu.
- Thứ hai là xét theo sự liên quan đến lợi ích của con người: Khả năng tốt và
khả năng xấu.
- Thứ ba là khi xét tới sự tương tác giữa các khả năng: Khả năng cùng tồn tại
và khả năng loại trừ lẫn nhau.
- Thứ tư là căn cứ vào tính xác định chất hay lượng của đối tượng bị biến đổi
do thực hiện khả năng gây ra mà chia thành khả năng chất hay khả năng
lượng.
 Góc độ kết quả thực hiện khả năng dẫn đến việc chuyển từ thấp đến
cao hay ngược lại, hoặc từ trạng thái này sang trạng thái khác ở cùng
một trình độ phát triển: khả năng tiến bộ, khả năng thoái bộ, khả
năng đứng yên.
 Góc độ quan hệ mâu thuẫn: khả năng loại trừ, khả năng tương hợp.
4.4 Ý nghĩa phương pháp luận.
- Trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và
hành động vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa
có, nên nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng.
V.I Lenin cho rằng: “Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không
phải dựa vào những khả năng. Người mácxít chỉ có thể sử dụng, để làm căn
cứ cho chính sách của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và
không thể chối cãi được”. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh hướng
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch,
phải tính đến mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn.

- Phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực,
còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả
năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa
thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; do vậy, sau khi đã xác định
được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng, thì mới nên tiến hành
lựa chọn và thực hiện khả năng

- Trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự
vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến
mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có
thể xảy ra.

- Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể
tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả năng vốn có, thì khi có điều
kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện tượng sẽ xuất hiện thêm một số khả năng
mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn. Bởi
vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải nhận thức
toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt
động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định.

- Khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều kiện cần
thiết nên cần tạo điều kiện đó để nó chuyển hóa thành hiện thực. Vì vậy, cần
tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và hoạt động thực
tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định nhưng không
được tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan hoặc xem thường vai trò ấy
trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực.

Ví dụ 1: Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khả
năng có thể trở thành hiện thực nhưng chúng ta có nhiều khó khăn, nhưng cũng
có nhiều khả năng rất to lớn để phát triển kinh tế chính trị, xã hội. Những khả
năng đó phải được Đảng, nhà nước và quần chúng nhân dân nhận thức để có
chủ trương, biện pháp đúng đắn, xử trí một cách khéo léo tạo điều kiện để từng
bước biến khả năng thực tế thành hiện thực.
Ví dụ 2:
Khả năng: Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao trước 2030
(tổng thu nhập quốc gia trên đầu người là 4.036 đến 12.536 đô la Mỹ một năm)

Hiện thực:

 Theo số liệu thống kê của World Bank, thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD (sát ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước
thu nhập trung bình cao)
 Nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng và có những lợi thế về nguồn thu nhập cả
trong và ngoài nước.
 Có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ
 Trong 35 năm đổi mới, Việt Nam đã chứng minh khả năng phát triển kinh tế,
được cộng đồng quốc tế nhắc tới là nước có quy mô GDP vươn lên thứ 4 trong
ASEAN, cùng những bước tiên trên hàng loạt bảng xếp hạng uy tín toàn cầu

Tuy nhiên,
 Việt Nam vẫn chỉ ở mức đang phát triển, có nhiều bất cập ở những tiêu chí như
kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất,…
 Lao động Việt Nam có trình độ học vấn nhưng chất lượng chưa đồng đều, năng
suất chưa cao
 Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và bất ổn do đại dịch
Covid 19 và chiến tranh Nga- Ukraine

 Nảy sinh khả năng nền kinh tế Việt Nam bị chững lại
 Phương hướng giải pháp: Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển mạnh mẽ
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh cơ cấu lại nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

iv. Phạm trù bản chất và hiện tượng.


 Khái niệm
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự
vật đó..
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong
cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất,
thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản
chất của sự vật,hiện tượng ra bên ngoài.
Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là
hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
- Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách
quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua
những hiện tượng ấy.
- Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực
khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
- Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo
nên bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của
các sự vật đó. Nhưng không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Vì bản
chất chỉ là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
- Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống.
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
- Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn:
 Ý nghĩa phương pháp luận.
- Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng lại
ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó.
+ Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là
phải vạch ra được bản chất của sự vật.
+ Còn trong hoạt động tực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa
vào hiện tượng.
- Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể
tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó.
Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan,
tùy tiện.
- Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra
bên ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm
ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
- Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện
tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
+ Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã
cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
+ Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định ta không
bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự
vật. Do vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển hình
trong hoàn cảnh điển hình.
+ Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ
bản chất của sự vật.
+ Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào
nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trong bản chất của sự
vật là một quátrình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu, không có điểm
dừng.
+ Cũng chính vì vậy, khi kết luận về bản chất của sự vật, chúng ta cần hết
sức thận trọng.
v. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
 Khái niệm
- Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của
kết cấu vật chất quyếtđịnh và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy
ra như thế chứ không thể khác được.
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong
kết cấu vật chất, bêntrong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài,
do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyếtđịnh. Do đó, nó có thể xuất
hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể
xuấthiện khác đi.
VD: Gieo một con xúc xắc sẽ có một trong sáu mặt úp và một trong sáu mặt
ngửa là tất nhiên,nhưng mặt nào sấp, mặt nào ngửa ở mỗi lần tung lại không
phải là cái tất nhiên mà là cái ngẫu nhiên.
 Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập
dướidạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy
luật nội tại của sự vật,còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội
tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không. Dovậy trong hoạt động thực
tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu
nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Vì cái
ngẫu nhiên tuy không chi phối sựphát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh
hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởngrất sâu sắc.
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, người ta thấy có
phương ánhành động dự phòng để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu
nhiên có thể xảy ra.
- Vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túy mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu
nhiên. Do vậy muốn nhậnthức được cái tất nhiên phải thông qua việc
nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái
chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ
dừng lại ởviệc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái
chung tất yếu.
- Vì cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành cái tất
nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta
không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên,mặc dù nó không quyết định
xu hướng phát triển của sự vật.
vi. Phạm trù nội dung và hình thức
 Khái niệm
- Nội dung là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố,
những quátrình tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự
vật, hiệntượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố của nó.
- Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hình
thức bên trongvà hình thức bên ngoài nhưng phép biện chứng duy vật chú ý
chủ yếu đến hình thức bêntrong của sự vật (tức là cơ cấu bên trong của nội
dung). Trong cặp phạm trù này, phépbiện chứng duy vật chủ yếu muốn nói
đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, làcơ cấu của nội dung chứ
không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật
VD:
+ Khi phân tích mỗi phân tử nước (H2O) đã cho thấy: Nội dung là các yếu
tố vật chấtlàm cơ sở cấu thành nên nó, gồm 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên
tử oxy; hình thức làcác cách thức liên kết hóa học của chúng, đó là liên kết
H – O – H.
+ Xét trong một quá trình sản xuất: Nội dung là tất cả các yếu tố con người,
công cụ laođộng, đối tượng lao động, các quá trình con người sử dụng công
cụ lao động để tácđộng vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm cần thiết cho
con người; hình thức là trìnhtự thiết cho con người; hình thức là trình tự kết
hợp, thứ tự sắp xếp kết hợp, thứ tự sắpxếp tương đối bền vững các yếu tố
vật chất của quá trình sản xuất, quy định đến vị trícủa người sản xuất đối
với tư liệu sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.
 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
- Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.
VD: Nội dung của ngôi nhà là để ở, ở trong có nhiều đồ gia dụng. Hình
thức ban đầucủa ngôi nhà là có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách… Chủ nhà
thu hẹp diện tích phòng khách để có 03 phòng ngủ. Như vậy, hình thức ngôi
là đã thay đổi.
- Nội dung quyết định hình thức: Nội dung có khuynh hướng biến đổi, còn
hình thức có khuynh hướng ổn định tươngđối, biến đổi chậm hơn nội dung.
Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờcũng bắt đầu từ nội
dung, nội dung biến đổi trước, hình thức biến đổi sau cho phù hợpvới nội
dung.
VD: Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó hình
thức quan hệgiữa hai người không có “giấy chứng nhận”. Khi anh A và chị
B kết hôn, nộidung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc phải
thay đổi khi hai ngườibuộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”.
- Hình thức có tính tác động trở lại với nội dung: Hình thức phù hợp với nội
dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Hình thức không phù hợp với nội
dung sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nội dung. Song sự kìm hãm ấy chỉ
mang tính tạm thời, theo tính tất yếu khách quan hình thức cũ phải được
thay thế bằng hình thức mới cho phù hợp với nội dung.
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
Ví dụ: Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí tác phẩm
là hình thứcbên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc
trang trí tác phẩm cũng dc coi như là nội dung công việc của người họa sỹ
trình bày.
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Không tách rời nội dung với hình thức. Do nội dung và hình thức luôn gắn
bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, tacần chống lại mọi
khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần chống lại haithái
cực sai lầm:
+ Tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung. Ví dụ: Trong cuộc sống
chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.
+ Tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức. Ví dụ: Trong cuộc sống,
chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý đếnphương tiện
vật chất tối thiểu.
- Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.Vì nội dung quyết
định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ trước hếtvào nội
dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi
trướchết nội dung của nó.
- Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Trong hoạt động
thực tiễn, cần làm cho nội dung và hình thức phù hợp với nhau, nếu hình
thức không phù hợp với nội dung thì phải thay đổi hình thức.

- Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật. Vì cùng một nội dung,
trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại,
cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử
dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và cũ), kể cả phải
cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện
nhữngnhiệm vụ thực tiễn. Cần tránh hai thái cực sai lầm:
+ Chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới.

+ Phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới. Chủ quan, nóng
vội,thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ.

3. Các quy luật cơ bản của PBCDV


 Khái niệm: Quy luật là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản
chất, tất nhiên và lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính
bên trong mỗi một SVHT hay giữa các SVHT với nhau.
QUY LUẬT

Tính chất

Khách
quan

Phổ biến

Đa dạng

 Phân loại quy luật:

Theo
phạm vi

Chung
Đặc thù Chung
nhất

Cơ, lý, Định luật Quy luật


hóa, sinh bảo toàn Triết học
Theo lĩnh
vực

Tự nhiên Xã hội Tư duy

Cơ, lý, Giai cấp Logic,


hóa, sinh kinh tế ngôn ngữ

i. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại.
 Vị trí của Quy luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của SVHT.
 Khái niệm chất: Chất là phạm trù TH dung để chỉ tính quy định, khách
quan vốn có của SVHT, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cơ bản
làm cho SVHT là nó, phân biệt nó với các SVHT khác.
 Đặc trưng
- Tính khách quan
- Bộc lộ thông qua thuộc tính nhưng khác thuộc tính, chỉ thuộc tính cơ bản
mới tạo thành chất của SV.
- Sự vật có vô vàn chất.
- Chất của SVHT không những được quy định bởi những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi
kết cấu của SV.
- Chất nói lên tính ổn định tương đối của SV.
 Khái niệm lượng: Lượng là phạm trù TH dung để chỉ tính quy định
khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của SV.
 Đặc trưng
- Tính khách quan
- Sự vật có vô vàn lượng
- Lượng của sự vật biểu hiện rất đa dạng, phong phú: có lượng diễn đạt
bằng con số, đại lượng chính xác; có lượng chỉ nhân thức bằng khả năng
trừu tượng hóa; có lượng biểu thị hình thức bề ngoài của SV, có lượng
biểu thị quy mô, kết quả bên trong của SV.
- Lượng thường xuyên biến đổi.
 Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có tính chất tương đối, trong điều
kiện hoàn cảnh này là chất, trong điều kiện hoàn cảnh khác là lượng và
ngược lại.
 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+ Mỗi SVHT đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, hai mặt đó
không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng (chất nào
thì lượng ấy)
VD: Nước
Chất: Sự thống nhất của các thuộc tính KQ vốn có của “Nước”: Không
màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axit,…
Lượng: Mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ hai nguyên tử hidro và một
nguyên tử oxi.
+ Lượng là mặt thường xuyên biến đổi còn chất là mặt tương đối ổn định,
lượng đổi trong một giới hạn nhất định chưa làm cho chất đổi, khoảng
giới hạn đó gọi là Độ.
 Độ là phạm trù TH dung để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn mà lượng đổi chưa làm cho chất thay đổi căn bản.
+ Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất, giới hạn đó chính là điểm nút.
 Điểm nút là thời điểm mà lượng đổi đủ làm cho chất thay đổi căn bản
+ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là
Bước nhảy.

 Bước nhảy là sự thay đổi về chất tại điểm nút do sự thay đổi trước đó gây
nên.

+ Lượng biến đổi đạt tới điểm nút, vượt quá giới hạn đó thì chất của
SVHT thay đổi căn bản, SVHT biến thành SVHT khác.
+ Lượng biến đổi chưa đạt đến điểm nút thì chất của SVHT đã thay đổi
cục bộ.

- Chất mới tác động trở lại lượng, làm cho lượng biến đổi.
- Sự tác động, chuyển hóa lượng - chất phụ thuộc vào những điều kiện nhất
định
 Kết luận: Cách thức của sự phát triển là đi từ lượng đổi dẫn đến chất đổi
và ngược lại, cứ như thế tạo thành quá trình vận động, phát triển liên tục,
không ngừng của các SVHT.

- Các hình thức cơ bản của bước nhảy


+ Các bước nhảy khác nhau về quy mô
 Bước nhảy cục bộ: làm thay đổi một số bộ phận trong chất của SV
 Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi hoàn toàn chất của SV.
+ Các bước nhảy khác nhau về nhịp điệu.
 Bước nhảy đột biến là bước nhảy diễn ra trong một thời gian ngắn.
 Bước nhảy dần dần là bước nhảy diễn ra trong một thời gian dài (Trải qua
nhiều khâu trung gian, quá độ).
 Ý nghĩa phương pháp luận

(Lý luận viết 3 mặt, ý nghĩa phương pháp luận diễn giải trong một mặt)

- Phải coi trọng sự tích lũy về lượng, tránh tư duy chủ quan, nóng vội, tà
khuynh (tuyệt đối hóa về chất), tránh tư tưởng hữu khuynh, bảo thủ, trì
trệ (tuyệt đối hóa về lượng).
- Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy với các hình thức
thích hợp, chống bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.
- Phải biết tạo điều kiện thích hợp để cho quá trình chuyển hóa lượng, chất
diễn ra theo một mục đích nhất định.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.
ii. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
 Vị trí của Quy luật:
- Là hạt nhân của phép BC
- Chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
 Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn BC
- Mặt đối lập là những mặt, những yếu tố…có khuynh hướng, tính chất trái
ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện tồn tại cho nhau.
- Mâu thuẫn BC chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau
của các mặt đối lập.
- Quan niệm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là
thứ phi logic, chỉ có trong tư duy, không thể chuyển hóa.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, sự cùng tồn
tại mà không thể tách rời nhau giữa các mặt đối lập.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại, lẫn nhau giữa các
MĐL theo khuynh hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
 Nội dung của quy luật
- Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
+ Bất kỳ một SVHT nào cũng chứa đựng trong đó các MĐL; các MĐL
vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn BC. Mâu
thuẫn BC có tính khách quan, phổ biến.
+ Vị trí, vai trò của sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đối với
sự tồn tại, phát triển của SVHT.
o Thống nhất giữa các MĐL giữ cho SV ở trạng thái đứng im tương đối,
cân bằng tạm thời để phân biệt SVHT này với SVHT khác.
o Đấu tranh giữa các MĐL nhằm duy trì sự vận động, phát triển, biến đổi
liên tục của các SVHT.
- Quá trình hình thành và giải quyết mâu thuẫn (3 giai đoạn)
+ Giai đoạn 1: Sự khác nhau giữa các MĐL (thống nhất giữa các MĐL
giữ vai trò chủ đạo)
+ Giai đoạn 2: Các MĐL xung đột gay gắt với nhau (đấu tranh giữa các
MĐL giữ vai trò chủ đạo) -> Mâu thuẫn BC được hình thành.
+ Giai đoạn 3: Sự chuyển hóa của các MĐL là thời điểm ở đó mâu thuẫn
BC được giải quyết. Một SVHT mới ra đời thay thế cho SVHT kia.
- Các hình thức chuyển hóa MĐL (2 hình thức)
+ Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia do có sự thay đổi căn
bản về chất.
+ Cả hai MĐL cùng chuyển hóa để chuyển sang hình thức mới cao hơn
với sự xuất hiện của các MĐL mới.
 Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành. Quá trình thống
nhất và đấu tranh giữa các MĐL liên tục diễn ra, dẫn đến sự hình thành
các SVHT mới. Vì thế quá trình vận động, phát triển thực chất là quá
trình liên tục hình thành và giải quyết mâu thuẫn của bản thân các SVHT
=> Mâu thuẫn là động lực, nguồn gốc của sự phát triển.
 Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn chủ
yếu
Vai trò của mâu
thuẫn
Mâu thuẫn thứ
yếu

Mâu thuẫn bên


trong
Căn cứ Quan hệ giữa
các MĐL
Mâu thuẫn bên
ngoài

Mâu thuẫn đối


Tính chất của lợi kháng
ích quan hệ giai
cấp Mâu thuẫn
không đối kháng

 Ý nghĩa phương pháp luận


- Mâu thuẫn trong SVHT mang tính khách quan, phổ biến nên phải tôn
trọng mâu thuẫn.
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp,
xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện
chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khuôn, may móc.
- Năm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
MĐL, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.
iii. Quy luật phủ định của phủ định
 Vị trí của Quy luật: chỉ ra khuynh hướng phát triển của SVHT: tiến lên
nhưng theo chu kỳ, quanh co.
 Khái niệm phủ định BC và những đặc trưng cơ bản của nó
- Phủ định nói chung là sự thay thế một SVHT này bởi một SVHT khác (A
=> B)
- Phủ định BC là tự phủ định, tự phát triển của SVHT, là “mắt xích” trong
“sợi dây chuyền”, dẫn đến sự ra đời của SVHT mới tiến bộ hơn so với
SVHT cũ.
- Phủ định siêu hình là sự phủ định do các nguyên nhân bên ngoài dẫn
đến sự triệt tiêu sự vận động, phát triển của các SVHT.
 Đặc điểm của phủ định BC
- Tính khách quan: sự phủ định được thực hiện do việc giải quyết mâu
thuẫn vốn có bên trong SV quy định, hoàn toàn không phụ thuộc ý muốn
chủ quan của con người.
- Tính kế thừa:
+ SVHT mới ra đời có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp, loại bỏ
các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của SVHT mới.
+ Các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với SVHT
mới
+ SVHT mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn
+ Kế thừa biện chứng có sự liên hệ thông suốt bền chặt giữa cái mới với
cái cũ, giữa nó với cái cũ của chính nó.
 Phủ định của phủ định
- Phủ định của phủ định là sự phủ định đã trải qua một số lần phủ định BC
dẫn đến sự ra đời một SVHT mới dường như quay trở lại điểm xuất phát
ban đầu nhưng trên một trình độ mới cao hơn, hình thành một chu kỳ của
SV.
- Tính chất: Tính khái quát, tính kế thừa, tính chu kỳ.
 Phủ định của phủ định – Con đường “xoáy ốc” của sự phát triển.
- SVHT mới ra đời với tư cách là kết quả phủ định của phủ định, nó không
chấm dứt sự vận động, phát triển tiếp theo của SVHT. Bản thân SVHT
mới đó cũng chứa đựng các nhân tố để tự phủ định bản thân nó dẫn đến
sự vận động, phát triển tiếp theo của SVHT => làm cho SV phát triển
không ngừng.
- Sự phát triển của SV theo khuynh hướng phủ định của phủ định không
diễn ra theo đường thẳng, vòng tròn khép kín mà theo con đường “xoáy
ốc” đi lên không ngừng.
- Con đương “xoáy ốc” đi lên của sự phát triển nói lên tính BC của quá
trình phát triển: tính tiến lên liên tục, tính kế thừa, tính chu kỳ.
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Khuynh hướng tiến lên của sự vận động của SVHT, sự thống nhất giữa
tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển, khách quan của sự phát
triển.
- Cần nhận thức đúng về xu hướng phát triển là quá trình quanh co, phức
tạp theo các chu kỳ phủ định của phủ định.
- Cần nhận thức đầy đủ hơn về SVHT mới, ra đời phù hợp với quy luật
phát triển (trong tự nhiên diễn ra tự phát, xuất hiện phụ thuộc vào nhận
thức và hành động của con người).
- Phải phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, khắc phục
tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều…. kế thừa có chọn lọc và cải tạo trong
phủ định BC.
C. LÝ LUẬN NHẬN THỨC
I. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử TH.
 Lý luận nhận thức là một bộ phận của TH, nghiên cứu bản chất của nhận
thức, giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với
hiện thực xung quanh.
1. Quan điểm của CNDT
- CNDTKQ: Không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng
giải thích một cách duy tâm, thần bí.
- CNDTCQ: Phủ nhận khả năng nhận thức TG của con người; nhận thức là
sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người.
2. Các quan điểm về nhận thức trong lịch sử TH.
- Quan điểm của CN hoài nghi: Nghi ngờ khả năng nhận thức của con
người, tuy còn hạn chế nhưng có yếu tố tích cực đối với nhận thức KH.
- Quan điểm của thuyết không thể biết: Con người không thể nhận thức
được bản chất của thế giới.
- Quan điểm của CNDV trước Mác: Nhận thức là sự phản ánh trực quan,
đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của SV.
II. Lý luận nhận thức của CNDVBC
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức DVBC
- Một là, thừa nhận TGVC tồn tại KQ bên ngoài và độc lập với ý thức con
người.
- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ
quan của TG khách quan.
- Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh
sai của cảm giác, ý thức nói chung.
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức.
- Thừa nhận sự tồn tại khách quan của TG và khả năng nhận thức của con
người.
- Nhận thức là một quá trình BC có vận động và phát triển.
- Nhận thức là quá trình tác động BC giữa chủ thể nhận thức và khách thể
nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
- Nhận thức là quá trình phản ảnh hiện thực KQ một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ
thể.
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
 Khái niệm thực tiễn

Quan niệm trước Mác Quan niệm của Mác

- CNDT: hoạt động của tinh thần - Thực tiễn là toàn bộ hoạt động
nói chung là hoạt động thực tiễn vật chất, cảm tính, có mục đích,
mang tính lịch sử - xã hội của
- TH tôn giáo: thì cho hoạt đông
sáng tạo va vũ trụ của thượng đế
là hoạt động thực tiễn.
con người nhằm cải biến tự
nhiên và xã hội.
- CNDVSH: sự vật hiện thực cái
cảm giác được, chỉ được nhận
thức dưới hình thức khách thể
hay hình thức trực quan.

 Đặc trưng của hoạt động thực tiễn


- Là hoạt động vật chất cảm tính
- Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội.
- Là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
VD: Trồng thủy canh
 Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản
- Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất giúp
con người hoàn thiện cả bản tính sinh hoạt và xã hội.
- Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã
hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
- Hoạt động thực nghiệm xã hội: là quá trình mô phỏng hiện thực khách
quan trong phòng thí nghiệm để hình thành chân lý.
 Mỗi hoạt động có vai trò khác nhau nhưng sản xuất vật chất là quan trọng
nhất
 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
VD: Đo đạc ruộng đất
- Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người.
- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức; rèn luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế hơn,
hoàn thiện hơn.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
+ Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn
dắt, chỉ đạo thực tiễn.
+ Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một
cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
+ Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức; tri thức đó có thể phản ánh
đúng hoặc không đúng hiện thực nên phải được kiểm tra trong thực tiễn.
+ Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực
nghiệm KH hoặc vận dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội
(Chân lý có tính tuyệt đối và tương đối nên phải xem xét thực tiễn trong
không gian rộng và thời gian dài)
+ Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động
để khắc phục bệnh giáo điều.
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.
 V.I. Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức
như sau:”Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn – đó là con đường BC của sự nhận thức chân lý, của
sự nhận thức thực tại khách quan”
 Con đường BC của sự nhận thức chân lý gồm 2 giai đoạn
 Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng (nhận thức cảm tính ->
nhận thức lý tính)
- Cấp độ thứ 1: Nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp khách thể
thông qua các giai đoạn
+ Cảm giác: nảy sinh do sự tác động trực tiếp vủa khách thể lên các giác
quan của con người hình thành tri thức đơn giản nhất về một thuộc tính
riêng lẻ của sự vật.
+ Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác
+ Biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờ trí nhớ, là
khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
 Đặc điểm giai đoạn nhận thức cảm tính
o Là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận
thức.
o Chỉ phản ánh được cái bề ngoài, có cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái
bản chất và không bản chất.
- Cấp độ 2: Nhận thức lý tính thông qua tư duy trừu tượng, con người phản
ánh sự vật một cách gián tiếp, khách quan và đầy đủ hơn.
+ Khái niệm là hình thức đầu tiên của NTLT, phản ánh những đặc tính
bản chất của SV.
+ Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau
để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của
đối tượng.
+ Suy lý là hình thức của tư duy liên kết các phủ định lại với nhau để rút
ra tri thức mới.
VD: Mọi kim loại đều dẫn điện, đồng là kim loại -> Đồng dẫn điện
 Đặc điểm của nhận thức lý tính
o Phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp của SVHT trong tính tất yếu,
chính thể toàn diện.
o Phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của SV nên sâu
sắc hơn nhận thức cảm tính.
o Nhận thức lý tính phải được gắn liền với thực tiễn cuộc và được kiểm tra
bởi thực tiễn.
 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Có sự thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình
nhận thức của con người.
- NTCT cung cấp những hình ảnh chân thực, bề ngoài của SVHT, là cơ sở
của NTLT.
- NTLT cung cấp cơ sở lý luận và các phương pháp nhận thức cho NTCT
nhanh và đầy đủ hơn.
- Tránh tuyệt đối hóa NTCT vì sẽ rơi vào CNDC hoặc phủ nhận vai trò của
NTCT sẽ rơi vào CNDL cực đoan.
 Sự thống nhất trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn.
- Quá trình nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn và kiểm tra trong thực tiễn.
- Kết quả của cả NTCT và NTLT được thực hiện trên cơ sở hoạt động thực
tiễn.
- Vòng khâu của nhận thức được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất
là quá trình giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức giữa chưa biết
và biết, biết it và biết nhiều, chân lý và sai lầm.
5. Vấn đề chân lý
 Quan niệm về chân lý
- Chân lý là tri thức (Lý luận, lý thuyết,…) phù hợp với khách thể mà
nó phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm
 Các tính chất của chân lý
- Tính khách quan
- Tính cụ thể
- Tính tương đối và tuyệt đối
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

(Khái quát phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng về xã hội)

- Tiền đề nghiên cứu Triết học của C.Mác và Awnghen là xuất phát từ
con người hiện thực, sống và hoạt động thực tiễn.
- Động lực thúc đẩy con người hoạt động trong tiến trình lịch sử là nhu
cầu và và lợi ích mà trước hết là nhu cầu vật chất.
- Logic lý luận của C.Mác và Ph.Awnghen là đưa thực tiễn vào Triết
học, có quan niệm đúng đắn về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối
với đời sống xã hội.
- Từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Triết học, CNDVLS đã chỉ
ra những quy luật, những động lực phát triển của xã hội.

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI


1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã
hội.
- Sản xuất là hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo ra giá trị
vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người.
- Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản
xuất ra bản thân con người.
- Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ
lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các
dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
 Vai trò của sản xuất vật chất
- Trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người, duy trì sự tồn tại của
xã hội loài người.
- Là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác.
- Là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người qua lao động,
ngôn ngữ,…
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
2.1. Phương thức sản xuất
- Khái niệm: là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật
chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
C.Mác: Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản
xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.
- Kết cấu: Sự thống nhất giữa lực lưỡng sản xuất với một trình độ nhất
định và quan hệ sản xuất tương ứng.
a. Lực lượng sản xuất
- Định nghĩa: Lực lượng sản xuất là sự phản ánh mối quan hệ giữa con
người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất, là sự thống nhất hữu
cơ giữa tư liệu sản xuất và người lao động, nói lên trình độ chinh phục
tự nhiên của con người.
- Kết cấu của lực lượng sản xuất
 Tư liệu sản xuất
- Đối tượng lao động (Thiên nhiên 1 và thiên nhiên 2)
- Tư liệu lao động (Công cụ lao động, phương tiện vận chuyển, kho
chứa, bến bãi và các phương tiện phục vụ sản xuất khác)
- Người lao động (Thể lực, trí lực và tâm lực)
 Tư liệu sản xuất là những yếu tố vật tham gia vào quá trình sản xuất để
tạo thành sản phẩm
 Đối tượng lao động là những yếu tố vật chịu sự tác động của con người
trong quá trình lao động, bị cải biên để tạo ra sản phẩm
- Thiên nhiên 1 là một bộ phận của giới tự nhiên được con người sử
dụng làm đối tượng lao động.
- Thiên nhiên 2 là những vật dụng được con người tạo ra từ thiên nhiên
1 được con người sử dụng làm đối tượng lao động
 Tư liệu lao động là những vật trung gian mà con người đặt giữa mình với
đối tượng lao động để dẫn truyền sự tác động của con người lên các đối
tượng lao động khác
- Công cụ lao động là những vật dẫn truyền trực tiếp sức lao động của
con người lên đối tượng lao động. Công cụ lao động là yếu tố đông
nhất và cách mạng nhất, là yếu tố quan trọng nhất trong tư liệu lao
động.
- Phương tiện vận chuyển là sự hỗ trợ trong quá trình vận chuyển.
- Kho chứa là cái bảo quản vật phẩm.
- Các phương tiện sản xuất khác: máy tính, máy fax, điện thoại,…
 Người lao động là sự thống nhất của 3 yếu tố: trí lực, thể lực, tâm lực.
- Trí lực: Trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của
người lao động.
- Thể lực: Sức lao động của con người tham gia vào quá trình sản xuất.
- Tâm lực: Yếu tố về đạo đức, ý thức nghề nghiệp.
? Tại sao nói người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng
sản xuất:
- Thiếu người lao động thì quá trình sản xuất ko diễn ra
- Mọi sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất đều do con người
- Trừ thiên nhiên 1 ra, tất cả các bộ phận khác đều do con người sáng
tạo ra hết.
? Ngày nay Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Sản xuất của cải đặc biệt, hàng hóa đặc biệt (phát minh, sáng chế, bí
mật công nghệ) trở thành nguyên nhân của mọi biến đổi trong lực
lượng sản xuất.
- Rút ngắn khoảng cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụng vào sản
xuất, dẫn đến năng suất lao động, của cải tăng nhanh
- Kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, yêu cầu của sản xuất đặt ra, có
khả năng phát triển “vượt trước”
- Thâm nhập vào các yếu tố, trở thành mắt khâu bên trong quá trình sản
xuất (Tri thức khoa học kết tinh vào người lao động, quản lý, “vật
hóa” vào công cụ và đối tượng lao động)
- Kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người.
b. Quan hệ sản xuất
- Định nghĩa: Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất, bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu
sản xuất, về tổ chức quản lý sản xuất và về phân phối sản phẩm lao
động.
- Kết cấu:
+ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội.
+ Có 2 loại hình sở hữu là: Sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân.
+ Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu trong đó những tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội thuộc về tất cả các thành viên trong cộng đồng
-> Mọi mối quan hệ trong xã hội là bình đẳng, hợp tác.
Có 2 cấp độ: Trình độ thấp là sở hữu tập thể; trình độ cao là sở hữu
toàn dân.
+ Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó các tư liệu sản xuất
chủ yếu của xã hội nằm trong tay một số ít người, đại bộ phận còn lại
không có hoặc rất ít tư liệu sản xuất -> Mọi mối quan hệ trong xã hội
là bất bình đẳng.
? Phân biệt sở hữu tư nhân và sở hữu cá nhân
- Sở hữu cá nhân: Tồn tại trong mọi thời đại, là phạm trù vĩnh viễn, đối
tượng sở hữu là tư liệu sinh hoạt, tư liệu tiêu dùng.
- Sở hữu tư nhân: là phạm trù lịch sử, tồn tại trong xã hội có giai cấp,
đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất.
 Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người
trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động.
- Liên quan đến phân công lao động xã hội, ảnh hưởng đến thu nhập
- Liên quan đến cơ chế quản lý của quá trình kinh tế là cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp (mọi khâu của quá trình sản xuất thông qua vai trò
của nhà nước); Cơ chế thị trường (cơ chế quản lý nền kinh tế, tất cả
các khâu thông qua các quy luật: cạnh tranh, cung cầu, giá trị)
 Quan hệ phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn người
trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy
mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng -> tác động đến
mức sống của người lao động -> quá trình sản xuất.
- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất.
2.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
(Nêu khái niệm nhưng không phân tích)
- Đây là quy luật cơ bản (là quy luật gốc, chi phối các quy luật xã hội
khác) và phổ biến nhất (vì tồn tại trong mọi giai đoạn lịch sử và mọi
chế độ xã hội khác nhau).
a. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
- Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
+ Tính chất: Tính chất cá nhân hoặc tính chất xã hội trong việc sử
dụng tư liệu sản xuất.
+ Trình độ: trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động
xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, trình độ kinh
nghiệm, kỹ năng người lao động, trình độ phân công lao động xã hội,
trình độ sáng tạo ra thiên nhiên 2.
- Với mỗi một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất sẽ
hình thành nên một kiểu quan hệ xã hội phù hợp
- Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực
lượng sản xuất là yếu tố động, thường xuyên biến đổi và phát triển, sự
biến đổi của lực lượng sản xuất là kết quả (nhu cầu con người ngày
càng cao), trong khi đó quan hệ sản xuất thụ động, ổn định hơn so với
lực lượng xã hội.
- Lực lượng xã hội là nội dung của quá trình sản xuất còn quan hệ sản
xuất là hình thức của quá trình đó. Do đó, khi lực lượng sản xuất biến
đổi thì quan hệ sản xuất sớm muộn cũng biến đổi theo.
b. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, tuy nhiên quan hệ
sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất, là quan hệ kinh tế, nó quy định
mục đích của nền sản xuất xã hội, tính chất quản lý sản xuất, phương
thức sản xuất, quy định địa vị và lợi ích của con người.
- Quan hệ sản xuất tác động mạnh mẽ trở lại lực lượng sản xuất theo 2
hướng: tích cực và tiêu cực.
+ Tích cực: khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
+ Tiêu cực: khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Nhận thức đúng vị trí, vai trò và những nội dung cơ bản của quy luật
để làm cơ sở cho quá trình vận dụng trong thực tiễn.
- Phát triển kinh tế trước hết phải bắt nguồn từ phát triển lực lượng sản
xuất (2 phương diện là người lao động và tư liệu sản xuất).
+ Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo: phát triển trí lực, thể lực và
tâm lực.
+ Phát triển khoa học kỹ thuật: cải tiến công cụ lao động
- Từng bước xác lập quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
- Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới cần
phải xuất phát từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật
kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy ý chí.
3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
a. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu
kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
- Cơ sở hạ tầng bao gồm toàn bộ những quan hệ sản xuất hiện có của xã
hội nhất định, bao gồm:
+ Quan hệ sản xuất thống trị -> chủ đạo, quyết định bản chất
+ Quan hệ sản xuất tàn dư
+ Quan hệ sản xuất mầm mống
- Toàn bộ những quan hệ sản xuất đó hợp thành cơ cấu kinh tế của xã
hội -> cơ cấu theo thành phần kinh tế của xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng mang tính chất giai cấp
-> mang bản chất của giai cấp thống trị = giai cấp nắm trong tay
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất.
b. Kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội
cùng với những thiết chế chính trị - xã hội tương ứng và những quan
hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng
nhất định.
- Kết cấu: gồm 2 phương diện
+ Toàn bộ những tư tưởng, quan điểm xã hội (chính trị, pháp quyền,
đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật,…) -> là sự phản ánh về
phương thức sống của một xã hội nhất định.
+ Các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (Nhà nước, đảng phái,
giáo hội, các đoàn thể,…)
- Cơ cấu tổ chức của các tư tưởng, quan điểm -> hiện thực hóa và phát
triển vai trò của các tư tưởng quan điểm đó trong đời sống xã hội
thông qua các thiết chế
+ Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật hình
thành, phát triển riêng nhưng chúng đều liên hệ với nhau và đều được
hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
+ Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính
giai cấp -> mang bản chất của giai cấp thống trị = giai cấp nắm trong
tay quyền sở hữu về tư liệu sản xuất.
3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng.
 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng (Kinh
tế quyết đinh chính trị)
- Cơ sở hạ tầng với tính cách là cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội sẽ
quyết định kiểu kiến trúc thượng tầng của xã hội ấy – tức là quyết định
sự ra đời cũng như cơ cấu của kiến trúc thượng tầng.
- Cơ sở hạ tầng quyết định đến tính chất, bản chất của kiến trúc thượng
tầng – tức là cơ sở hạ tầng nào thì sẽ có kiến trúc thượng tầng tương
ứng như thế ấy.
- Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn tới sự thay đổi
của kiến trúc thượng tầng (mang tính tất yếu)
 Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
- Vai trò của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở
hạ tầng đã sản sinh ra nó, đồng thời ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới và
đấu tranh xóa bỏ tàn dư của cơ sở hạ tầng cũ nhằm đảm bảo lợi ích về
kinh tế cũng như sự thống trị về chính trị và tư tương của giai cấp
thống trị.
- Tất cả các yếu tố, bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều có khả năng
tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong các xã hội có sự phân
chia giai cấp thì chính trị có vai trò quan trọng nhất. Trong đó, Nhà
nước có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng. Các yếu
tố khác muốn tác động trở lại cơ sở hạ tầng phải thông qua Nhà nước,
Pháp luật và các thể chế tương ứng.
- Sự tác động trở lại của Kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
theo 2 hướng: Tích cực hoặc tiêu cực
+ Tích cực: Khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh
tế, các quy luật kinh tế khách quan.
+ Tiêu cực: Khi kiến trúc thượng tầng phản ánh không đúng tính tất
yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan.
 Ý nghĩa phương pháp luận (Ít nhất một trang)
- Phải coi trọng cả hai mặt: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, vì đó
là 2 phương diện quan trọng của đời sống xã hội (kinh tế và chính trị)
- Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, vì
vậy để củng cố kiến trúc thượng tầng vững mạnh thì cần phải mở rộng
và phát huy vai trò của các quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội.
- Kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng sinh ra. Vì vậy, phải xây
dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật, có cơ chế, chính sách, đầu
tư chiến lược phù hợp với cơ sở hạ tầng, tức là phù hợp với quan hệ
sản xuất hiện đang tồn tại và cơ cấu thành phần kinh tế
(Diễn giải nữa ra)
4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên.
4.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
- Khái niệm: Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của CNDVLS
dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu
QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định
của LLSX và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên QHSX ấy.
- Kết cấu:
+ LLSX là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để
phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết
định sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
+ QHSX là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi
quan hệ xã hội, đồng thời là tính cách quan trọng nhất để phân biệt
bản chất các chế độ xã hội khác nhau.
+ KTTT là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người trong
lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.
4.2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội
- Mỗi giai đoạn lịch sử được đặc trưng bởi một xu hướng phát triển chủ
đạo. Những bậc thang phát triển của xã hội loài người do sự tác động
của các quy luật khách quan.
 Lịch sử là do con người tạo ra nhưng không phải theo ý
muốn chủ quan mà trái lại vận động, phát triển theo các quy
luật khách quan. Đó là các quy luật QHSX phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX, KTTT phù hợp với CSHT và hệ
thống các quy luật thuộc mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế -
xã hội.
- Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người: Sự vận động, phát
triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân
theo các QLKQ của chính bản thân cấu trúc của hình thái kinh tế - xã
hội. Trước hết là quy luật LLSX quyết định QHSX, quy luật CSHT
quyết định KTTT và hệ thống các quy luật xã hội khác.
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội suy đến cùng
đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển LLSX của
xã hội đó.
- Dưới sự tác động của các quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại xét
trong tính chất toàn bộ của nó, là quá trình thay thế tuần tự của các
hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phông kiến, tư bản chủ
nghĩa và tương lai là cộng sản chủ nghĩa.
- Sự vận động này còn bị ảnh hưởng bởi các điều kiện lịch sử cụ thể của
từng quốc gia, dân tộc, khu vực (điều kiện địa lý, tương quan lực
lượng chính trị của các giai cấp, truyền thống văn hoá, tình hình kinh
tế,...) tạo nên tính phong phú, đa dạng trong sự phát triển của lịch sử
nhân loại-> phát triển không đồng đều (có thể phát triển tuần tự hoặc
nhảy vọt)
- Lựa chọn con đường phát triển như thế nào cho phù hợp là phải xét tới
điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia khác nhau
+ Nhân tố khách quan: phương thức sản xuất định bỏ qua đã tỏ ra lạc
hậu với tiến trình lịch sử thế giới, phương thức sản xuất mới định tiến
lên đã xuất hiện.
+ Nhân tố chủ quan: giai cấp lãnh đạo phải đủ năng lực để đưa dân tộc
đó thực hiện bước chuyển biến, yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá,...
của quốc gia, dân tộc.
 Hình thái kinh tế - xã hội là tất yếu khách quan của lịch sử xã hội.
4.3. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
- Đem lại một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội.
- Phương pháp luận trong hoạt động nhân thức và cải tạo xã hội
- Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên
CNXH của nước ta.
- Cơ sở khoa học trong việc đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù
địch, sai trái về xã hội.
-> Sự vận dụng học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội của Đảng ta vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (đọc SGK)
II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
1.1. Giai cấp
a. Định nghĩa
- Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định
trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (Thường thì những quan hệ
này được Pháp luật quy định và thừa nhận) đối với TLSX, về vai trò
của nó trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách
thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được
hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà những tập đoàn này thì
có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ tập đoàn đó có
địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau
- Dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp là
các mối quan hệ kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong
phương thức sản xuất.
b. Nguồn gốc giai cấp
- Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Nguyên nhân trực tiếp: Do sự ra đời chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
c. Kết cấu giai cấp
- Là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong
một giai đoạn lịch sử nhất định
- Giai cấp cơ bản
- Giai cấp không cơ bản
- Tầng lớp và nhóm xã hội
1.2. Đấu tranh giai cấp
 Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể
điều hoà được giữa các giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn người to lớn có
lợi ích căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội
nhất định.
- Thực chất là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc
lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng
 Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp
- Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lưc trực tiếp, quan
trọng của lịch sử.
3. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
 Khi chưa có chính quyền
- Đấu tranh kinh tế
- Đấu tranh chính trị
- Đấu tranh tư tưởng
 Đối tượng giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội
- Tính tất yếu
- Điều kiện mới
- Nội dung mới
- Hình thức mới (Tổng hợp các hình thức đấu tranh bạo lực và hoà bình,
quân sự và kinh tế, giáo dục và hành chính,...)
 Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.
- Tính tất yếu
- Điều kiện mới
- Nội dung mới
- Hình thức mới
 Điều kiện mới: Phát triển KTTT định hướng XHCN là mảnh đất
gia tăng tâm lý tư hữu, thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân do sự phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đội ngũ doanh nhân
(tầng lớp tư sản) có điều kiện phát triển,…Mâu thuẫn giữa người
làm thuê >< tầng lớp tư sản, con đường XHCN >< khuynh hướng
tự phát của các thành phần kinh tế tư nhân. Đây là mâu thuẫn
trong quan hệ giữa giai cấp công nhân, người dân lao động với
tầng lớp tư sản.
 Nội dung, hình thức mới
- Đó là chống áp bức, bất công
- Phát triển KTTT định hướng XHCN, chống lại các khuynh hướng tự
phát TBCN
- Xây dựng CNXH đi đôi với bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính quyền nhân
dân và pháp chế XHCN.
- Đấu tranh chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch nhằm phá hoại các thành quả cách mạng.
2. Dân tộc
2.1. Các hình thức cộng đồng người trước khi hình
thành dân tộc.
- Thị tộc
- Bộ lạc
- Bộ tộc
2.2. Khái niệm dân tộc
-Dân tộc là một cộng đồng ổn định được hình thành trong lịch sử trên
cơ sở một lãnh thổ thống nhất, một ngôn ngữ thống nhất, một nền
kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách thống nhất
với một nhà nước và pháp luật thống nhất.
- Là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ nhất định.
- Là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
- Là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.
- Là một cộng đồng bền vững về văn hóa và tâm lý tính cách.
- Là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.
2.3. Tính phổ biến và tính đặc thù của sự hình thành dân tộc
trong lịch sử
- Ở châu Âu, dân tộc hình thành gắn liền với sự ra đời của CNTB.
- Ở phương Đông, dân tộc ra đời rất sớm, không gắn với sự ra đời
của CNTB
- Dân tộc Việt Nam được hình thành rất sớm, gắn liền với quá trình
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cải tạo tự nhên, bảo vệ nền văn hóa
dân tộc, bắt đầu từ khi nước Đại Việt giành được độc lập.
3. Mối quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại.
3.1. Quan hệ giai cấp – dân tộc
- Giai cấp quyết định dân tộc
- Vấn đề dân tộc ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giai cấp.
3.2. Quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại
- Nhân loại là toàn thể cộng đồng người sống trên Trái Đất
- Bản chất xã hội của con người là cơ sở của tính thống nhất toàn
nhân loại.
- Lợi ích giai cấp, dân tộc chi phối lợi ích nhân loại
- Sự tồn tại của nhân loại là tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của giai
cấp, dân tộc.
- Sự phát triển của nhân loại tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh
giải phóng dân tộc và giai cấp.
 Ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa phương pháp luận
- Phê phán các quan điểm sai trái
- Vận dụng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam

III.NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI


1. Nhà nước
1.1. Nguồn gốc của nhà nước
- Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn
đến dư thừa tương đối cơ bản, xuất hiện chế độ tư hữu.
- Nguyên nhân trực tiếp: Do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt
không thể điều hòa được.
 Theo Ph.Awnghen: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước.
- Do sự phát triển của LLSX (Công cụ lao động) -> NSLĐ nâng cao,
dư thừa tương đối của xã hội
- Sự chiếm hữu tư nhân về TLSX và sự bóc lột sức lao động -> hình
thành những người có của và những người không có của -> phân
hóa xã hội thành giai cấp.
- Chiến tranh cướp đoạt giữa các thị tộc, bộ lạc diễn ra nhiều ->
quyền lực của các thủ lĩnh quân sự càng được củng cố -> Mâu
thuẫn xã hội càng gay gắt.
- Các tổ chức lãnh đạo thị tộc, bộ lạc dần dần thoát khỏi gốc rẽ của
nó trong nhân dân, từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành cơ
quan đối lập, thống trị và áp bức nhân dân.
1.2. Bản chất của Nhà nước
- Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt
kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của
giai cấp khác.
- Ph.Anghen: “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp
này dùng để trấn áp một giai cấp khác”
- V.I.Leenin: “Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ
quan áp bức của giai cấp này đối với một giai cấp khác.”
1.3. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước
- Quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
- Có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính
cưỡng chế.
- Có hệ thống thuế khóa.
1.4. Chức năng cơ bản của Nhà nước
 Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp chịu sự quy định bởi tính
giai cấp của Nhà nước. Là công cụ thống trị giai cấp, nhà nước
thường xuyên sử dụng bộ máy quyền lực để duy trì sự thống trị đó
thông qua hệ thống chính sách và pháp luật. Bộ máy quyền lực của
nhà nước từ TW đến cơ sở, nhân danh nhà nước duy trì trật tự xã
hội, đàn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bị trị, các lực lượng
chống đối nhằm bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị.
- Chức năng xã hội của Nhà nước được thể hiện ở chỗ: Nhà nước
nhân danh xã hội làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về xã hội, điều
hành các công việc chung của xã hội như thủy lợi, giao thông, y tế,
giáo dục, môi trường,…để duy trì sự ổn định của xã hội trong “trật
tự” theo quan điểm của giai cấp thống trị.
 Chức năng đối nội và đối ngoại
- Chức năng đối nội là sự thực hiện đường lối đối nội nhằm duy trì
trật tự xã hội thông qua các công cụ như: chính sách xã hội, luật
pháp, cơ quan truyền thông, văn hóa, giáo dục…Chức năng đối nội
được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, y
tế, giáo dục của mỗi quốc gia, dân tộc nhằm đáp ứng và giải quyết
những nhu cầu chung của toàn xã hội…
- Chức năng đối ngoại của Nhà nước là sự triển khai thực hiện chính
sách đối ngoại của giai cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ
với các thể chế Nhà nước khác dưới danh nghĩa là quốc gia, dân
tộc nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh
tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo dục của mình.
1.5. Các kiểu và hình thức Nhà nước
 Kiểu nhà nước
- Định nghĩa: Kiểu Nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống
trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào, tương
ứng với hình thái kinh tế - xã hội nào.
- Các kiểu Nhà nước cơ bản
+ Nhà nước chiếm hữu nô lệ: chủ nô quý tộc, chủ nô dân chủ.
+ Nhà nước phong kiến: phong kiến tập quyền, phong kiến phân
quyền.
+ Nhà nước tư sản: Nhà nước Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa đại
nghị, Cộng hòa hỗn hợp, Quân chủ lập hiến,…
+ Nhà nước vô sản: Công xã Pari, Nhà nước Xô Viết, Nhà nước
CHDCND.
 Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
- Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước
coi pháp luật là công cụ cơ bản nhất, tối cao nhất trong việc tổ chức
và quản lý xã hội nhằm thực hiện quyền lực của Nhà nước.
- Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền: Pháp luật được đặt ở vị trí tối
thượng, quyền lực của Nhà nước đó phải thể hiện được lợi ích và ý
chí của đa số nhân dân và phải vừa tôn trọng quyền tự do, dân chủ
của công dân, nhà nước đó phải đảm bảo được trên thực tế mối
quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công
dân.
- Những nội dung cơ bản về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
+ Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân
+ Nhà nước được xây dựng trên cơ sở liên minh vững chắc giữa
GCCN với GCND và đội ngũ tri thức, dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của một Đảng duy nhất là ĐCSVN
+ Nhà nước là công cụ quyền lực chủ yếu để nhân dân ta xây dựng
một quốc gia, dân tộc độc lập, XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần tích cực vào phong
trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên
thế giới.
2. Cách mạng xã hội
a. Nguồn gốc của cách mạng xã hội
- Nguồn gốc sâu xa: Mâu thuẫn giữa LLSX tiến bộ đòi hỏi được giải
phóng, phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu đang là
trở ngại cho sự phát triển của LLSX.
- Nguồn gốc trực tiếp: Đấu tranh giai cấp là nguồn gốc trực tiếp dẫn
đến Cách mạng xã hội.
b. Bản chất của cách mạng xã hội
- Cách mạng xã hội là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
- Theo nghĩa hẹp, Cách mạng xã hội là cuộc đấu tranh lật đổ chính
quyền, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn. Cách mạng xã
hội thường là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp.
+ Tính chất
+ Lực lượng
+ Động lực
+ Đối tượng
+ Giai cấp lãnh đạo
- Cách mạng xã hội: Điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và thời
cơ cách mạng.
c. Phương pháp Cách mạng
- Phương pháp Cách mạng bạo lực là hình thức cách mạng khá phổ
biến.
- Phương pháp hòa bình cũng là một phương pháp cách mạng để
giành chính quyền.
IV. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI
VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm Tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các
điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những
điều kiện lịch sử nhất định.
- Phương diện sinh hoạt vật chất: Hoạt động sống của con người
trong quá trình sản xuất, trong quá trình tiêu dùng của cải vật chất
nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của con người -> Hoạt động vật
chất của xã hội, cùng với nó là quá trình tái sinh của con người đó
là quá trình sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống.
- Các điều kiện sinh hoạt vật chất
+ Phương thức sản xuất vật chất
+ Điều kiện tự nhiên, địa lý: khí hậu, đất đai, sông, hồ, rừng, biển,

+ Dân số và mật độ dân số: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu
dân cư, mô hình tổ chức dân cư,…
 Trong 3 yếu tố trên thì phương thức sản xuất vật chất là yếu
tố cơ bản nhất.
2. Ý thức xã hội
- Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã
hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng,
truyền thống,…nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Biểu hiện của Ý thức xã hội: Các sinh hoạt tư tưởng mang tính học
thuật (Triết học, văn hóa,…); các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng
xã hội (lễ hội, truyền thống,..); các tập tục và nếp sống riêng đặc
trưng văn hóa của các cộng đồng người (ăn trầu, nhuộm răng đen,
ở rể,…)
- Kết cấu của Ý thức xã hội
+ Theo phương thức phản ánh: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
+ Theo trình độ phản ánh: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý
luận.
3. Tính giai cấp của Ý thức xã hội
- Trong xã hội có giai cấp, Ý thức xã hội của các giai cấp là khác
nhau
- Hệ tư tưởng của giai cấp nào sẽ bảo vệ lợi ích giai cấp đó.
- Ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại lẫn
nhau.
4. Mối quan hệ biện chứng giữa Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
4.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội vì: ý thức xã hội là sự phản
ánh TTXH phụ thuộc vào TTXH
- TTXH quyết định YTXH ntn?
+ TTXH là nguồn gốc khách quan, là cơ sở của sự hình thành, ra
đời của YTXH
+ TTXH quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của các hình thái
YTXH
+ TTXH thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của YTXH
+ TTXH quyết định YTXH thường thông qua các khâu trung gian
mới thấy được.
4.2. Tính độc lập tương đối của YTXH (YTXH tác
động ngược trở lại TTXH)
- YTXH có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại mạnh mẽ
đối với TTXH mà đặc biệt là còn có thể vượt trước TTXH.
+ YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH
+ YTXH có thể vượt trước TTXH
+ YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong sự phát triển
của chúng
+ YTXH tác động trở lại TTXH
a. YTXH thường lạc hậu hơn TTXH
- TTXH có trước, YTXH là sự phản ánh tồn tại xã hội
- Do sức mạnh của thói quen, tính bảo thủ của YTXH
- Do lực lượng phản tiến bộ giữ lại nhằm chống lại giai cấp cách
mạng
b. YTXH có thể vượt trước so với TTXH
- Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt
là những tư tưởng khoa học và triết học tiến bộ có tính dự báo, có
tác dụng chỉ đạo thực tiễn, có thể vượt trước TTXH của thời đại rất
xa nhưng suy đến cùng nó cũng chỉ xuất phát trên một cơ sở hiện
thực nhất định.
c. Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH
- Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng:
những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên
mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài
liệu lý luận của các thời đại trước. Do Ý thức có tính kế thừa trong
sự phát triển nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó
nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến
các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.
- Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của YTXH gắn với tính
chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội
dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến
tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.
 Ý nghĩa
- Nắm vững quan điểm trên của TH Mác – Lenin về tính kế thừa của
YTXH có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, kế thừa truyền thống đặc
trưng, tập quán tốt đẹp và truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên TG, giàu đẹp thêm nền văn
hóa Việt Nam
d. Sự tác động qua lại giữa các Hình thái ý thức xã
hội
- Các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn
giáo, triết học, văn học,…) đều có nguồn gốc từ TTXH
- Mỗi hình thái YTXH phản ánh một đối tượng nhất định nào đó của
TTXH. Nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ với nhau, góp phần
làm nổi bật tính chất, vai trò của mỗi hình thái ý thức xã hội. Nên
khi xem xét một hình thái ý thức xã hội thì cần chú ý không chỉ
đến các điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra nó và những yếu tố kế
thừa từ giai đoạn trước mà còn cần chú ý đến sự tác động của các
hình thái ý thức khác.
- Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính
trị có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò chính trị của giai cấp cách
mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của
các hình thái ý thức xã hội khác.
e. YTXH tác động trở lại TTXH.
? Vì sao YTXH có thể tác động trở lại TTXH
- YTXH có tính chất vượt trước
- Tất cả mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo
? YTXH tác động trở lại TTXH ntn
- Sự tác động trở lại của YTXH đến TTXH là một biểu hiện quan
trọng trong tính độc lập tương đối của YTXH
- Nếu YTXH phản ánh đúng TTXH sẽ thúc đẩy TTXH phát triển.
Nếu YTXH lạc hậu, bảo thủ, phản động so với TTXH thì sẽ cản trở
sự phát triển của TTXH (Cần phân biệt ý thức tiến bộ và ý thức lạc
hậu)
Anghen viết “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật,… đều dựa trên cơ sở của sự phát triển
kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng đến cơ sở kinh tế.
 Như vậy, nguyên lý của CNDVLS về tính độc lập tương đối
của YTXH chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển
của YTXH và của đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó
bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn nhận thức hoặc lý giải đời sống tinh thần của cộng đồng
người phải dựa vào TTXH và tính độc lập tương đối của YTXH
- Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần chú ý
đến mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH
V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
1. Khái niệm con người và bản chất con người.
1.1. Khái niệm con người
- Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ
phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ
thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và
văn hóa.
- Con người là một thức thể sinh học – xã hội
+ Xét về phương diện sinh học, con người vừa là một thực thể sinh
vật, vừa là sản phẩm của giới tự nhiên, vừa là động vật xã hội.
+ Với tư cách là một thực thể xã hội, con người có các hoạt động
xã hội, tồn tại trong môi trường xã hội.
- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
1.2. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã
hội
 Trong luận cương về Phoiobac, C.Mác viết “Bản chất con người
không phải là một cái trừu tượng của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã
hội.
 Không có con người trừu tượng chung chung mà chỉ có con người
sống và hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định, ở một
thời gian xác định với toàn bộ các quan hệ xã hội hiện thời. Chỉ
trong điều kiện ấy, bản chất con người mới được bộc lộ ra.
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con
người.
2.1. Hiện tượng tha hóa con người
- Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con
người bị tha hóa. Thực chất lao động bị tha hóa là quá trình lao
động và sản phẩm của lao động từ chỗ phục vụ con người, phát
triển con người lại trở thành lực lượng nô dịch con người, con
người chỉ hoạt động với tính cách con người khi thực hiện các chức
năng sinh hoạt, còn khi thực hiện hoạt động lao động với tư cách là
hoạt động đặc trưng của con người thì họ lại như động vật.
- Nguyên nhân của hiện tượng tha hóa con người: Do xã hội xuất
hiện chế độ tư hữu về TLSX.
- Biểu hiện
+ Con người đánh mất mình trong lao động, con người thực hiện
hoạt động đặc trưng của mình không được tư do để sáng tạo, phát
triển phẩm chất người mà bị ép buộc bởi những điều kiện xã hội’
+ Con người bị lệ thuộc vào TLSX do chính con người sáng tạo ra,
mối quan hệ giữa người với người bằng quan hệ giữa vật với vật vì
nó được thực hiện thông qua số vật phẩm do người lao động tạo ra
và số tiền công mà người lao động được trả.
+ Con người bị bần cùng hóa, phát triển phiến diện, không phát
huy đầy đủ, không phát triển được bản chất con người. Khoa học –
công nghệ càng phát triển, lợi nhuận các chủ sở hữu TLSX càng
lớn thì sự tha hóa con người ngày càng sâu sắc.
2.2. Vấn đề giải phóng con người
- Tư tưởng căn bản, cốt lõi của CN Mác-Leenin: giải phóng toàn thể
xã hội khỏi áp bức, bóc lột.
- Nội dung của việc giải phóng con người
+ Giải phóng về phương diện chính trị: thông qua đấu tranh giai
cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và
phương thức sản xuất TBCN. Đây là nội dung quan trọng nhất.
+ Giải phóng thức sự con người: khắc phục sự tha hóa con người
và lao động của họ, đưa lao động sáng tạo trở thành chức năng thực
sự của con người. Đây là nội dung then chốt.
+ Giải phóng con người trên tất cả nội dung, phương diện từ con
người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người
nhân loại.
- Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do của tất cả mọi người.
+ Đưa lại tự do thực sự cho con người là mục đích giải phóng tha
hóa của con người
+ Điều kiện con người được tự do: khi chế độ chiếm hữu tư nhân
TBCN về TLSX bị thủ tiêu triệt để, lao động của con người không
còn bị tha hóa.
+ Vì sao tự do của mỗi người tất yếu là điều kiện cho sự phát triển
tự do của mọi người: Vì con người là sự thống nhất giữa cá nhân
và xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc và nhân loại, bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Mặt khác, sự phát triển
của xã hội cũng là tiền đề để phát triển mỗi cá nhân.
3. Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
3.1. Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
- Khái niệm: Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích
căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp, những giai
cấp liên kết thành một tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân,
một tổ chức hay một đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh
tế, chính trị, văn hóa nhất định của xã hội, thời đại.
- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử
+ Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội
+ Là động lực, là lực lượng cơ bản của những cải biến và tiến bộ xã
hội.
+ Là người sáng tạo ra những giá trị trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội: văn hóa, chính trị, đạo đức, nghệ thuật,…
3.2. Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử
- Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của
quần chúng tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.
- Những phẩm chất của lãnh tụ:
+ Tri thức uyên bác, nắm được xu thế vận động của dân tộc, thời
đại
+ Có năng lực tập hợp quần chúng, thống nhất ý chí và hành động
của quần chúng để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định.
+ Gắn với quần chúng, đại diện cho lợi ích của quần chúng, vì
quần chúng.
- Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ.
+ Vì mục đích và lợi ích của quần chúng nhân dân và lãnh tụ là
thống nhất. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, lợi ích có thể
thay đổi nhưng luôn là cầu nối thống nhất giữa Quần chúng nhân
dân và lãnh tụ.
+ Lãnh tụ xuất hiện từ phong trào của quần chúng, việc giải quyết
các nhiệm vụ lịch sử nhanh hay chậm của lãnh tụ có ảnh hưởng
đến phong trào quần chúng nhân dân.
+ Quần chúng nhân dân và lãnh tụ có mối quan hệ biện chứng.
Quần chúng nhân dân lao động có vai trò quyết định đối với sự
phát triển của lịch sử. Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng, thúc
đẩy phong trào quần chúng, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của lịch
sử.
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
 Cơ sở giải quyết vấn đề con người ở Việt Nam
- Dựa trên lý luận của CN Mác – Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Quan điểm của ĐCS Việt Nam
 Nội dung phát triển con người trong giai đoạn hiện nay: Phát triển con
người toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.
 Đặc điểm, phẩm chất con người phát triển toàn diện.
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu, đoàn kết với người dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,
nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng,
có ý thức cải thiện môi trường sinh thái
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn,
trình độ thẩm mỹ và thể lực.
 Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
- Sự nghiệp đổi mới đặt con người vào vị trí trung tâm – vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
- Chiến lược con người ở Việt Nam hiện nay: Con người được đặt ở vị
trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Những động lực cơ bản phát huy nhân tố con người trong công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay:
+ Quan tâm đến lợi ích con người
+ Thực hiện dân chủ hòa bình mọi mặt của đời sống xã hội
+ Coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo.

You might also like