TỪ ẤY

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mở bài:

Tố Hữu (1906-2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành. Ông được xem là lá cờ đầu của nền văn học
cách mạng VN với nét thơ mới, tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tình thần dân tộc, khắc hoạ rõ nét
cuộc sống cách mạng qua từng thời kì lịch sử.

“ Thời đại tá đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu “ ~> Hoài Thanh

Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực
nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình
giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.(Chế Lan Viên)

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Từ ấy vô cùng đặc là lúc ông vừa được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng
năm 1938. Bài thơ mang ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là
một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông

Thân bài

Khổ 1: Thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi gặp lí tưởng của Đảng

 Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh ra đời:

- Nội dung chính:

 Kể lại kỉ niệm không bao giờ quên (2 câu đầu)

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

+ “từ ấy”: mốc thời gian mà tác giả bắt gặp lí tưởng Cộng sản, kết nạp Đảng

+ “nắng hạ”: cái nắng chói chang, rực rỡ của mùa hè

+ “chân lí” : những điều đúng đắn, được mọi người công nhận

 Các hình ảnh ẩn dụ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng: ánh sáng của tư tưởng cộng sản
– ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.
+ Động từ “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh sức mạnh ánh sáng của lí tưởng.

 Nếu như mặt trời của thiên nhiên mang đến ánh sáng, hơi ấm và sự sống cho vạn vật
trên thế gian này thì lí tưởng Cách mạng soi đường, dẫn dắt tác giả lựa chọn được
đường đi đúng đắn cho cuộc đời mình.

 Tình cảm chân thành và tha thiết của tác giả đối với cách mạng.

 Niềm vui sướng của nhà thơ (2 câu sau)

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

+ “Hồn tôi”, “một vườn hoa lá”

 Khái niệm “hồn tôi” vốn vô hình lại trở nên hữu hình, cụ thể.
+ “rất đậm hương và rộn tiếng chim”

 Một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm
thanh rộn rã của tiếng chim hót.

 Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, đắm say,
ngây ngất trong niềm vui, niềm say mê và phấn khởi.

 Khẳng định lí tưởng làm con người thêm yêu đời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho
tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người
có ý nghĩa hơn.

 Đặc sắc nghệ thuật

- Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh


- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu

- Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

Khổ 2: Lẻ sống lớn

2. Phân tích đoạn thơ:

+ Những từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, san sẻ của nhân vật trữ
tình. “Buộc” là gắn kết bền chặt, không bao giờ có thể rạn nứt hay chia xa. “Trang trải” là chia sẻ,
“gần gũi” là gắn bó, giao cảm.

+ Nhà thơ không những mở rộng thế giới tâm hồn mình, chủ động kết nối tâm hồn mình với thế giới
của những người lao động cần lao mà còn thấy mình đang ở giữa mọi người trong một vòng tay lớn.

+ Ở mỗi dòng thơ, vòng tay ấy lại được nới rộng trong sự liên kết, bền chặt.

+ Đại từ “tôi” được tác giả đặt trong mối liên hệ với “mọi người”, với “trăm nơi” và với “bao hồn
khổ”. Trong tình hữu ái giai cấp, nhân vật trữ tình không thấy mình riêng lẻ, cô đơn mà trở thành
một phần của khối đời lao khổ.

+ Cái tôi cá nhân ấy một phần như muốn hòa chung vào với quần chúng nhân dân, một phần như tự
ý thức được trách nhiệm của mình đối với quần chúng những người lao động ấy.

+ Dẫu biết rằng trong nhân dân còn biết bao nhiêu “hồn khổ”, song người chiến sĩ Cách mạng ấy vẫn
không nhụt chí, nản lòng mà vững tin vào Đảng, vào bản thân có thể đóng góp làm “mạnh khối đời”.

+ Đằng sau niềm tin, ý chí, tinh thần của người chiến sĩ Cách mạng ấy ta thấy bóng dáng của người
nghệ sĩ, người chiến sĩ cần lao Tố Hữu luôn nhiệt thành góp công, góp sức vào hành trình giải phóng
dân tộc, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân.

+ Tố Hữu đã gắn kết đời sống mình với đời sống nhân dân một cách rất tự nhiên.
Khổ 3: Tình cảm lớn

1. Hai câu thơ đầu: Tôi đã là con của vạn nhà, Là em của vạn kiếp phôi pha

Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người

Lí tưởng của đảng đã khai sáng tâm hồn con người

Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng

2. Hai câu thơ sau: “Là anh của vạn đầu em nhỏ, Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ

Say mê hoạt động cách mạng

Tha thiết cống hiến đời mình

Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

bài Từ ấy giúp hiểu về tâm tư, về tình yêu của tác giả với khi hòa mình vào với thế nhân khốn khổ
để rồi từ đó làm bật lên được tình yêu của một chí sĩ cách mạng với quê hương, đất nước.

Nghệ thuật:

- Thể thơ: 7 tiếng.


- Đặc sắc về biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ,...
- Nhịp điệu 2/2/3; 4/3 tạo nên giọng điệu sảng khoái, tha thiết về lí tưởng.

3. Kết bài
- Bài thơ bộc lộ niềm vui lớn l, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của chàng thanh niên Tố Hữu
gặp được lí tưởng cộng sản của Đảng.

- Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.

- Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.

- Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.

- Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.- Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.

You might also like