MỞ BÀI, TÁC GIẢ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

VỢ CHỒNG A PHỦ ( TÔ HOÀI )

Đọc “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta không thể quên được hoàn cảnh cuộc đời của chị Dậu- cuộc đời
của kẻ khốn khó cùng yêu thương… cho đến khi đọc truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn
Tô Hoài ta mới nhận thấy rõ hơn, sâu sắc hơn nỗi khổ của người miền núi nói chung và điển hình
là nhân vật Mị. Một cô gái xinh đẹp hiếu thảo nhưng lại là nạn nhân của chế độ phong kiến bất
công tàn ác. Xã hội ấy đã biến Mị trở thành một con người câm nặng, vô cảm, lầm lũi, nhưng cuối
cùng con người ấy không chịu số phận tự vùng lên cứu người và giải thoát chính bản thân mình.
Nguyễn Khải “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt nguồn từ những gian
khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều cốt yếu là phải
có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó"

Có những sở thích nhất thời song cũng có những sở thích đời đời không bao giờ thay đổi, có
những nỗi đau thoáng qua và ngược lại cũng có những vết thương hằn sâu theo năm tháng. Nếu
giở những trang đời đẫm lệ của kiều ta sẽ phải bật khóc, nếu Chí Phèo chết ta sẽ có buồn thương
thì khi đọc Vợ Chồng A Phủ ta cũng cho phép cảm xúc của mình rung lên theo tiếng thổn thức của
Mị. Một cô gái trẻ phải đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong nhà thống lý, một chàng trai
yêu sự tự do phải làm nô lệ chuộc nợ chấp nhận trói mình vì mất một con bò. Khi đọc tác phẩm,
chúng ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng vừa đan xen là một khúc tình ca.

"Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kỳ trước Cách mạng".

Phù hợp nhất

(GS. Hà Minh Đức)Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: "Số phận của cô là sự hồi sinh
mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá".

VỢ NHẶT ( KIM LÂN )


Nhà văn Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không
nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than” . Thật vậy, đã là nghệ thuật thì phải phản ánh, tái hiện những hiện thực ngoài kia một cách
chân thực nhất dù nó có trần trụi. Và một tác phẩm nghệ thuật văn học giàu giá trị như thế chắc
hẳn ta không thể bỏ qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đây là tác phẩm hay nhất trong sự
nghiệp của nhà văn viết về nạn đói 1945. Với những cảm quan về tình yêu thương giữa con người
với con người và bằng tài năng xuất chúng của mình, Kim Lân đã vẽ nên một bức tranh hiện thực
với đầy đủ gam màu sáng tối cùng niềm khao khát mãnh liệt về cuộc sống tươi sáng mai sau. Như
chính tác giả cũng đã chia sẻ “Những người đói họ không nghĩ đến về cái chết mà nghĩ đến cái
sống”.

Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt
qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho
nhau. Trong nền văn học Việt nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ
như thế. nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng
chài thì Kim lân lại xây dựng thành công nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Ngoài
những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng
ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.Ai đó từng nói rằng “
Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”.
"Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà
chỉ muốn là một người viết khiêm nhường." (Phong Lê)

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT ( LƯU QUANG VŨ )

Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, khao khát được là chính mình là khao khát thiêng
liêng và đáng trân trọng nhất. Có một ai đó đã nói rằng “Tại sao tôi phải sống cuộc đời của người
khác và tại sao tôi lại để người khác sống cuộc đời của tôi, tôi muốn được là chính tôi, dù hạnh
phúc hay khổ đau thì đó chính là điều mà tôi đã lựa chọn”. Có thể nói khao khát được là chính
mình đã được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đó chính là cái “tôi” cá nhân đầy mạnh
mẽ. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất khao khát này đó chính là một vở kịch rất nổi
tiếng vào những năm 80 của thế kỷ trước có tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” do nhà soạn kịch
tài ba Lưu Quang Vũ chắp bút.
Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người (Van Gốc)
Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người.
Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU )


Muốn biết ý nghĩa của Hòa Bình, hãy hỏi những người chiến binh vừa trở về từ nơi lửa đạn. Muốn
biết giới hạn của thời gian, hãy lắng nghe niềm khao khát còn được nhìn thấy bình minh của
những kẻ đang phải mang bệnh hiểm nghèo. Và để cảm nhận được tầm vóc của người phụ nữ Việt
Nam, xin hãy nhìn vào sự hy sinh và những giọt nước mắt của những người phụ nữ ấy dành cho
gia đình của mình. Và đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng
trước là người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa.

Sau khi thống nhất đất nước, nền văn học Việt Nam có nhiều đổi mới, các tác giả bắt đầu chú ý và
chuyển sang viết về các đề tài đạo đức thế sự, nhân vật trung tâm không còn là những người hùng
cách mạng, những con người lý tưởng mang vẻ đẹp của cộng đồng như Việt hay Tnú của Nguyễn
Thi và Nguyên Ngọc. Mà nhân vật trung tâm trong các tác phẩm giai đoạn sau năm 75 lại là
những con người đời thường, những con người không hoàn toàn lý tưởng mà trong họ có sự đan
xen cả rồng phượng và rắn rết. Cũng từ đó tác giả chú tâm vào khai thác những diễn biến đời sống
nội tâm của họ để mang đến cho người đọc những cách nhìn nhận mới mẻ trên cả phương diện
nhân đạo lẫn hiện thực cuộc đời. Nguyễn Minh châu chính là một trong các tác giả như thế, ông
được đánh giá là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa chính là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn này, với một cách nhìn nhận và khai thác nhân vật mới mẻ, góc nhìn đi từ tình huống
truyện độc đáo, tác giả đã đem đến cho người đọc những giá trị nhân đạo sâu sắc mà ông gửi gắm
trong tác phẩm, trong từng nhân vật của mình.

RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH )

Đất nước ta có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay là biết bao máu xương của thế hệ cha ông đi trước. Trên

khắp mảnh đất hình chữ S, ta đã chứng kiến bao tấm gương hi sinh anh dũng và chiến đấu kiên cường vì độc lập.

Các nhà thơ, nhà văn- những người nghệ sĩ, chiến sĩ đã giúp cho các thế hệ hiểu hơn về đau thương, mất mát của
cha ông. Một trong số tác phẩm bạn đọc không thể bỏ qua khi đi tìm hiểu về văn chương kháng chiến là Rừng xà nu

của Nguyên Ngọc.

Nguyên Ngọc được biết đến với tên khai sinh Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn trưởng thành qua hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Và đặc biệt gắn bó với mảnh đất, con người Tây Nguyên. Đó cũng là điều

kiện tiền đề cho sự thành công của tác phẩm Đất nước đứng lên và Rừng xà nu.

Rừng xà nu được viết năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu dồn quân ồ ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét

được tổ chức với quy mô rầm rộ hơn. Tác phẩm ra đời như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của

đồng bào Tây Nguyên nói riêng và dân tộc ta nói chung.

Trong đời thực, xà nu là một loài cây họ thông, mọc khỏe và có nhiều ở mảnh đất Tây Nguyên. Đến với xứ sở cao

nguyên này là đến với những cánh rừng xà nu bạt ngàn. Và đối với người dân Tây Nguyên, đây là loài cây rất quen

thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.

Rừng xà nu đã trở thành không gian thực, bối cảnh thực của câu chuyện, được xuất hiện trở đi trở lại rất nhiều lần

trong tác phẩm, tham gia vào sự phát triển của câu chuyện, trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với các nhân vật. Đó

là hình ảnh những cánh rừng xà nu bao bọc quanh làng Xô man. Từ đồi xà nu- nơi bắt nguồn của con nước dẫn vào

làng.. đến những công dụng của nó như củi xà nu cháy trong mỗi bếp, đuốc xà nu soi sáng rừng đêm, nhựa xà nu

cháy rực trên mười đầu ngón tay Tnú. Rừng xà nu đã chứng kiến bao buồn vui của con người và trở thành những

thành viên có mối quan hệ khăng khít với con người Xô man.

Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm không chỉ được hiện lên với những chi tiết miêu tả chân thực, sống động mà

còn bằng những hình ảnh nhân hóa, những liên tưởng độc đáo, mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng

mạn. Bởi vật mà những cây xà nu và rừng xà nu được hiện lên như thực thể sống, có phẩm chất, số phận như con

người thực sự.

Câu chuyện được mở đầu bằng nỗi đau thương của những cây xà nu trong cảnh ác liệt của chiến tranh: “Chúng nó

bắn đã thành lệ,… hầu hết đạn đại bác rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Rừng xà nu đã trở thành đối

tượng hủy diệt tàn phá của quân xâm lược, phải hứng chịu bao đau thương, mất mát. Trước hết, đó là nỗi đau

thương chung của một rừng cây: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Trong đó lại có

những nỗi đau thương riêng của từng cá thể: “Có những cây bị chặt đứt ngang ngửa thân mình, đổ ào ào như một

trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần bầm lại, đen và

đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Rồi có những cây còn non “vừ lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt

làm đôi… năm mười hôm thì cây chết”.

Những trận mưa bom bão đạn của kẻ thù dội xuống những cánh rừng xà nu nhằm hủy diệt sự sống của thiên nhiên

và con người nơi đây. Rừng xà nu phải hứng chịu bao tổn thương, mang trên mình đầy thương tích. Nhưng trong

đau thương, trong chiến tranh bom đạn khắc nghiệt, cây xà nu, rừng xà nu vẫn hiện lên với bao vẻ đẹp tráng lệ, hào

hùng.

Đó là loài cây sinh sôi nảy nở rất khỏe. Cứ một cây ngã xuống là đã có bốn, năm cây con mọc lên. Đó là loài cây

“ham ánh sáng mặt trời”, nhưng không phải là ánh sáng yếu ớt dưới tầng thấp mà đó là những luồng sáng lớn thẳng

tắp rọi xuống từ bầu trời cao, rộng. Chính bản năng sinh tồn mạnh mẽ cùng với khát vọng ánh sáng của bầu trời tự

do đã tạo cho cây xà nu ngay từ nhỏ một vóc dáng ngay thẳng, kiên cường, một sức mạnh bất tử mà không một trở
lực nào có thể ngăn cản được: “ngọn xanh rờn, hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời.. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp

lấy ánh nắng…” Cây xà nu còn có một sức chịu đựng phi thường, sức sống nội tại bất diệt. Bởi vậy mà “đạn đại bác

không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Đối mặt với bom

đạn hủy diệt của kẻ thù, rừng xà nu vẫn hiện ra với tư thế hào hùng, hiên ngang, bất khuất như chàng dũng sĩ khổng

lồ, ngày ngày “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.

Chiến tranh và năm tháng, kẻ thù đã dội xuống những cánh rừng xà nu biết bao nhiêu bom đạn, ra sức tàn phá hủy

diệt sự sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Những đồi xà nu, rừng xà nu vẫn nối tiếp nhau chạy đến

chân trời. Với kết cấu theo kiểu vòng tròn, câu văn kết thúc và câu văn mở đầu được lặp lại gần như nguyên vẹn, chỉ

thay thế từ “đồi” bằng từ “rừng”, chữ “hết” bằng chữ “hút”. Minh chứng cho sự trường tồn bất tử, sức sống bất diệt

của thiên nhiên nơi đây mà không một sức mạnh tàn bạo nào có thể ngăn cản và hủy diệt được.

Khi xây dựng hình tượng rừng xà nu, Nguyên Ngọc không chỉ tái hiện một bức tranh thiên nhiên tráng lệ, hào hùng

của mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ, mà rừng xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ cho con người nơi đây.

Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhà văn đều gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên.

Nỗi đau thương của rừng xà nu cũng chính là nỗi đau thương của dân làng Xô man. Biết bao máu và nước mắt, biết

bao nỗi đau khổ thể xác và tinh thần đau đớn nhưng cũng giống như cây xà nu, dân làng Xô man luôn nêu cao tinh

thần bất khuất, quật cường với tư thế không bao giờ cúi đầu. Những lứa cây nối tiếp nhau trong rừng xà nu là biểu

tượng cho các thế hệ nối tiếp nhau của dân làng Xô man, luôn nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất từ quá khứ

đến hiện tại.

Tnú là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Rừng xà nu, là linh hồn của tác phẩm. Nhân vật được nhà văn khắc họa

bằng ngòi bút mang đậm chất sử thi. Tnú tiêu biểu cho số phận, phẩm chất của dân làng Xô man, của nhân dân Tây

Nguyên. Thời đại lịch sử cùng với truyền thống đấu tranh anh dũng của dân làng đã góp phần hình thành nên một

con người có đặc điểm chung của cộng đồng nhưng cũng có nét riêng về số phận và phẩm chất.

Trong nỗi đau thương của dân làng Xô man, cuộc đời Tnú đã phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát. Anh mồ

côi cha mẹ từ bé, sống nhờ vào sự đùm bọc của dân làng. Khi làm liên lạc Cách mạng cho anh Quyết, Tnú đã bị

giặc bắt, chịu tù đày và bị tra tấn dã man với những vết dao chém lằn ngang, lằn dọc ở lưng. Sau khi vượt ngục về

làng, Tnú lấy vợ, sinh con nhưng đau thương vẫn tiếp tục ập đến với cuộc đời anh. Người vợ trẻ cùng đứa con thơ

chưa đầy tháng đã bị giặc đánh đập đến chết bằng những trận mưa gậy sắt. Và đau đớn hơn, tận mắt Tnú phải

chứng kiến cảnh vợ con mình bị đánh đập cho tới chết mà bất lực. Còn bản thân anh thì bị bắt, bọn giặc dùng nhựa

xà nu đốt cụt mười đầu ngón tay. Có thể nói, cuộc đời Tnú đã phải chịu đựng nỗi đau đớn tận cùng cả về thể xác lẫn

tinh thần.

Mồ côi cha mẹ từ bé, lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của dân làng Xô man, nên Tnú rất nặng tình với mảnh

đất và con người Tây Nguyên. Xa quê hương, Tnú không ngừng nhớ về quê nhà với tiếng chày giã gạo của người

phụ nữ Strá, của Mai… Anh đã vượt cả quãng đường dài trong cảnh khói lửa của chiến tranh chỉ đề trở lại thăm làng

được có một đêm và anh chẳng còn người thân nào cả. Dù thời gian trôi qua đã ba năm nhưng anh vẫn nhớ rõ từng

nét mặt, hình dáng, giọng nói của mỗi người và nhận ra cả sự thay đổi của họ. Nỗi xúc động dâng trào của Tnú cũng

là niềm vui sướng và tình cảm của nồng hậu của bà con khi chào đón anh trở về đã thể hiện tình cảm yêu thương,

gắn bó sâu nặng của Tnú với dân làng như máu thịt, ruột già.
Tình yêu thương mà Tnú dành cho vợ con cũng rất chân thành, cảm động. Ngày Mai sinh con, Tnú đã đi bộ cả ngày

đường để kiếm vải về cho Mai địu con. Trong đêm giặc kéo đến vây làng, khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị

giặc tra tấn, Tnú đau đớn và căm phẫn đến tột cùng: “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Anh đã

xông ra cứu vợ con trong sự liều lĩnh và tuyệt vọng, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng mình.

Nhưng tình yêu thương gia đình rất đỗi đời thường ấy đã góp phần xây đắp lên một tình yêu lớn lao, cao cả hơn

trong Tnú là tình yêu đất nước, yêu Đảng, yêu Cách mạng. Tnú lớn lên trong thời đại máu lửa của cuộc kháng chiến

chống Mĩ cứu nước, ý thức và khát vọng về độc lập tự do đã thấm nhuần trong tâm hồn của mỗi người, được lưu

truyền qua các thế hệ của cộng đồng. Bởi vật mà ngay khi còn nhỏ, Tnú đã khắc ghi lời dạy của Cụ Mết: “Đảng còn,

núi nước này còn”. Tnú đã một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, cống hiến trọn đời mình vì độc lập, tự do của quê

hương.

Không chỉ làm một con người có trái tim tha thiết yêu thương, Tnú còn mang những phẩm chất tinh thần vô cùng cao

quý. Sinh ra và lớn lên giữa đại ngàn, trong hoàn cảnh của những cuộc chiến tranh ác liệt mà hào hùng. Tnú dường

như được thừa hưởng toàn bộ sức mạnh của Tây Nguyên hoang dã và truyền thống quật cường của dân làng Xô

man. Bởi vậy, bên trong thân hình cường tráng với hai cánh tay rộng như hai cánh lim chắc là dòng máu kiên trung

bất và không bao giờ vơi cạn.

Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trong những năm tháng đau thương, đen tối nhất của Cách mạng với sự tàn sát vô cùng

man rợ nhưng Tnú cùng với Mai vẫn dũng cảm vào rừng nuôi giấu cán bộ. Hai người trở thành liên lạc viên cho anh

Quyết. Cậu bé Tnú luôn bộc lộ sự gan dạ, thông minh. Đi rừng, Tnú không chọn lối đường mòn dễ đi mà tìm những

lối tắt xé rừng mà đi. Khi vượt sông, vượt suối, Tnú không lựa chọn những chỗ nước êm mà chọn những quãng

sông thác ghềnh chảy xiết. Bị giặc bắt và tra tấn dã man, Tnú vẫn cương quyết không khai nửa lời. Khi giặc hỏi cộng

sản ở đâu, Tnú lấy tay chỉ vào bụng nói “Cộng sản ở đây”. Vượt ngục quay về làng với những vết thương bên mình,

tuy đau đớn nhưng Tnú đã ngay lập tức cùng cụ Mết lãnh đạo thanh niên trai tráng trong lành vào rừng sâu mài

giáo, mác để chuẩn bị cho ngày chiến đấu. Kẻ thù man rợ đã hành hạ đến chết vợ con anh, đốt cụt mười đầu ngón

tay anh. Bao đau thương cả về thể xác lẫn tinh thần ập đến tưởng chừng làm Tnú gục ngã nhưng không, anh vẫn

kiên cường vượt lên trên nỗi đau thương của số phận, tựa như một cây xà nu trưởng thành với sức sống bất diệt mà

“đạn đại bác không thể giết nổi chúng”. Anh đã tham gia lực lượng quân giải phóng, chiến đấu anh dũng để trả thù

nhà, đền nợ nước. Và trong một trận đấu giáp lá cà, anh đã giết chết tên giặc to béo như thằng Dực( tiểu đội trưởng

lính ngụy năm xưa).

Khi xây dựng hình ảnh nhân vật Tnú, nhà văn đã rất nhiều lần nhắc đến hình ảnh đôi bàn tay của Tnú. Đôi bàn tay

đó khi lành lặn là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình. Đôi bàn tay đó cầm phấn học chữ anh Quyết dạy, từng tiếp tế

lương thực cho cán bộ trong rừng. Từng lấy đá đập vào đầu mình cho chảy máu để tự trừng phạt bản thân vì học

chữ thua Mai. Khi Tnú bị giặc bắt, chúng đã tẩm nhựa xà nu để đốt cụt mười đầu ngón tay Tnú. Mười đầu ngón tay

trở thành mười ngọn đuốc. Lúc này, anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi

nhưng anh tuyệt không kêu rên, cắn răng quyết không kêu than.Mười đầu ngón tay bị cụt đốt là bằng chứng tố cáo

tội ác man rợ của giặc. Đồng thời đã thổi bùng lên ngọn lửa của lòng căm hận với kẻ thù xâm lược. Đôi bàn tay Tnú

tàn nhưng không phế. Anh vẫn tiếp tục cầm súng tham gia Cách mạng và lập công lao. Có thể nói, số phận và phẩm

chất của người anh hùng Tnú được khắc họa qua hình ảnh đôi bàn tay bị cụt đốt là đôi bàn tay đau thương, bàn tay

căm thù và bàn tay chiến thắng.


Nguyên Ngọc đã viết lên câu chuyện về những con người kháng chiến với tất cả trân trọng và tự hào. Tác giả rất linh

hoạt trong những tình huống truyện để đẩy câu chuyện đến cao trào hoặc đưa ra những suy ngẫm trong độc giả. Từ

việc xây dựng hình tượng nghệ thuật rừng xà nu, đến câu chuyện về cuộc đời Tnú, về dân làng Xô man. Tất cả đều

thấm đẫm nỗi đau nhưng rất đáng tự hào, ngợi ca về con người anh hùng trong kháng chiến. Chính họ là những

người làm nên chiến thắng.

Trong cuộc sống xô bồ, khi độc lập tự do đã ở ngay trước mắt thì mỗi lần đọc những trang viết về năm tháng chiến

tranh khiến ta không khỏi bùi ngùi xúc động. Những tác phẩm văn học kháng chiến ra đời không chỉ là kết tinh của

một tài năng nghệ thuật hay tái hiện con người và thời đại một cách đơn thuần. Những tác phẩm như Rừng xà nu đã

và đang làm nhiệm vụ dựng xây, bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào đến các thế hệ con cháu Việt Nam hôm nay.

“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh” – nhà văn Nguyễn Khải
đã từng viết như thế. Cũng là cảm hứng về sự bất diệt, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành trở thành một bản
anh hùng ca về cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của đất và người Tây Nguyên trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Nếu
trong thời kì kháng Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thì “Rừng xà nu” chính là “hịch” thời
chống Mĩ vẽ nên con đường mà nhân dân Tây Nguyên phải đi trong chiến tranh Cách mạng. Trong tác phẩm này,
rừng xà nu là hình tượng tiêu biểu, là phông nền cho sự xuất hiện của con người Tây Nguyên, mang âm hưởng sử
thi hùng tráng cho thiên truyện. Ở đoạn văn mở đầu và đoạn văn khép lại “Rừng xà nu”, hình ảnh cây xà nu, rừng xà
nu, đồi xà nu trở đi trở lại, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
“Rừng xà nu” là câu chuyện về những người con kiên trung của một bản làng Tây Nguyên, vượt lên sự tàn bạo của
kẻ thù, vùng dậy quật khởi, một lòng đi theo Cách mạng. Người đi trước ngã xuống, người đi sau nối tiếp đứng dậy
cầm vũ khí chiến đấu. Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau đánh giặc cứu
nước. Trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man, rừng xà nu được tác giả nhắc đến như một dụng ý nhất định,
tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.
Ở trang văn đầu, Nguyễn Trung Thành đã mở ra một “thế giới Tây Nguyên” đẹp trong đau thương mất mát, lung linh
như một huyền thoại trong câu chuyện của những người già làng kể cho đồng bào nghe bên bếp lửa bập bùng giữa
nhà rông. Tác giả đã dụng công miêu tả hình tượng cây xà nu, rừng xà nu dưới tầm đại bác. Rừng xà nu là một hình
tượng nghệ thuật đẹp, một bức tranh thiên nhiên đậm đà hương vị Tây Nguyên, tạo nên không khí sử thi cho câu
chuyện.
Trước hết, rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên. Xà nu, loại cây họ
thông, dấu ấn tuyệt vời của miền núi cao điệp trùng san giả. Những cây xà nu hợp thành những cánh rừng xà nu,
những ngọn đồi xà nu xanh bất tận: “trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu
nối tiếp tới chân trời”. Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc, dường như Nguyễn Trung Thành đang dẫn người đọc vào
những cánh rừng, tận hưởng sự mát lành, bạt ngàn và bất tận của những cánh rừng ngày đêm chở che cho buôn
làng, cưu mang đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh và trong cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, ở đoạn văn này, ấn tượng sâu sắc nhất về rừng xà nu chính là thương tích. Rừng xà nu “ở trong tầm đại
bác của đồn giặc”, vị trí đắc địa ấy biến rừng xà nu trở thành đối tượng của sự hủy diệt. Rừng xà nu hiện lên trước
mắt người đọc với thương tích đầy mình sau những lần dang ra hứng chịu mưa bom bão đạn: “Cả rừng xà nu hàng
vạn cây không có cây nào là không bị thương”. Hình hài vết thương mà cây xà nu gánh chịu cũng thật đa dạng và
nhói lòng: “Có cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình”, có cây “bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi”,… Vết thương trên cây
xà nu cũng hệt như vết thương trên cơ thể con người, nó “không lành được, cứ loét mãi ra”, “dần dầm bầm lại, đen
và đặc quyện”, nhựa xà nu là “từng cục máu lớn”, cây đau đớn quá thì “năm mười hôm thì cây chết”. Thật xót xa!
Nguyễn Trung Thành miêu tả cây xà nu như miêu tả một con người sống giữa núi rừng Tây Nguyên, mang trong
mình truyền thống yêu nước của buôn làng dũng mãnh đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.
Nhưng con người ấy cũng có phút giây ngã gục bởi bom đạn đại bác. Rừng xà nu hiện lên đau thương như nỗi đau
của con người trong chiến tranh Cách mạng. Đó là cái chết của anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, cái chết uất
nghẹn của bà Nhan bị giặc chặt đầu cột tóc treo đầu súng, sự hi sinh của anh Quyết, của mẹ con Mai và vô vàn
những con người khác trong cánh rừng này. Nguyễn Trung Thành đâu né tránh thực tại khổ đau?
Vậy mà, rừng xà nu vẫn mạnh mẽ, giàu sức sống. Trước sự hủy diệt bạo tàn, rừng xà nu vẫn sinh sôi. Cảm hứng về
sự sống bất diệt được tác giả hướng tới ngợi ca. Sau đau thương, rừng xà nu vươn lên từ trong sự hủy diệt bạo tàn
của quân thù: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên
lao thẳng lên bầu trời”, nhiều cây đã “vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”. Dường như xà nu mạnh mẽ
khỏe khoắn đến độ không bom đạn nào tiêu diệt được, “hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra
che chở cho làng”. Đặc tính “ham ánh sáng” cũng được nhà văn đề cập trong đoạn văn này: “Nó phóng lên rất
nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”, đẹp vô ngần.
Nếu cây xà nu này ngã xuống, cây xà nu khác mọc lên lớn nhanh che chở cho làng Xô Man thì con người Strá cũng
vậy. Thế hệ trước ngã xuống, thế hệ sau đứng lên, truyền thống yêu nước cứ ngấm mãi trong máu. Ánh sáng tinh
khôi mà xà nu vươn lên tiếp nhận cũng như ánh sáng Cách mạng, ánh sáng của tự do và bầu trời yên bình mà
người làng Xô Man khao khát, ước mơ. Sức sống của rừng xà nu cũng là sức sống mãnh liệt của con người Tây
Nguyên trong cuộc kháng chiến một mất một còn.
Mọi diễn biến trong truyện đều dựa trên phông nền xanh ngát của rừng xà nu. Đoạn kết truyện như khúc vĩ thanh
vang vang trong lòng người. Đến lúc này, các hình tượng (con người và thiên nhiên) đã hiện lên với vẻ đẹp hoàn
chỉnh, tuyệt vời. Hình ảnh cây xà nu và người anh hùng Cách mạng lung linh trên trang văn, giọng điệu nhẹ nhàng
mà có sức ngân vang đến lạ.
“Tnú lại ra đi”, chỉ một câu ngắn gọn, tác giả đã khắc đậm vẻ đẹp của nhân vật Tnú, một vẻ đẹp dứt khoát, mạnh mẽ,
như bao cuộc ra đi khác trong đoạn đời mà người anh hùng Tnú đã trải qua. Tnú ra đi mang trong tim ba mối thù sôi
sục: thù của bản thân (đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt), thù của gia đình (vợ con bị sát hại dã man) và thù của
buôn làng (con người Xô Man và cánh rừng xà nu bị hủy diệt thương tâm) chính là động lực để Tnú tham gia lực
lượng Quân giải phóng. Tnú ra đi, tìm “những thằng Dục” để trả thù. Tnú ra đi trong khi đôi bàn tay không còn lành
lặn nữa, đôi bàn tay thương tích nhưng Tnú vẫn có thể cầm được súng, bóp chết kẻ thù. Phải chăng anh đã “Lấy nỗi
đau vô hình làm sức mạnh vô biên”?
Hình ảnh cụ Mết, Dít đưa Tnú ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn mang nhiều ý nghĩa. Cụ Mết vẫn là cây xà nu
đại thụ, điểm tựa vững chắc của dân làng Xô Man thời chống Mĩ, người đã đặt niềm tin và sự kì vọng vào Tnú – đứa
con của dân làng Xô Man, của dân tộc Strá. Dít – cô bé nhỏ nhắn là hiện thân cho sự tiếp nối Mai, một thế hệ trẻ Tây
Nguyên trưởng thành nhanh chóng, quả cảm, gan góc, một cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cũng như bản làng, Dít cũng
dành tình yêu thương và sự thán phục Tnú.
Việc miêu tả hình ảnh rừng xà nu ở cuối truyện có dụng ý nghệ thuật rõ nét. Hình tượng rừng xà nu lúc bấy giờ vẫn
là hiện thân cho sự sinh sôi nhanh chóng, và dường như là thách thức, bất chấp súng đạn quân thù. Dẫu cho “trận
đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to”, nhưng “vô số những cây con đang mọc lên”, có những cây
mới nhú lên như cái mầm sống ra khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê vung lên, mũi lên căm hờn. Hình ảnh
so sánh: “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê” cũng đầy ẩn ý. Tuổi trẻ Tây Nguyên lúc
bấy giờ đã ý thức được: phải dùng vũ khí mới có thể đánh bại bạo lực phản Cách mạng, chứ không còn tay không
chiến đấu với quân thù. Người đọc cứ nghe mãi một khúc vĩ thanh xa mờ và bất tận. “Rừng xà nu” khép lại bằng
những câu văn độc đáo gợi liên tưởng đến cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt
của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến. Hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến
chân trời” gợi liên tưởng đến sự hồi sinh của cả một dân tộc máu lửa, “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”!
Hai đoạn văn nằm hai hai vị trí, tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng cho tác phẩm. Cả hai đoạn văn đã khái quát
một cách cụ thể vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, đồng thời tạo nên sự liên kết giữa Tnú và rừng
xà nu, giữa đồng bào Xô Man với thiên nhiên núi đồi trập trùng bất tận. Người đọc nhận ra một rừng xà nu đau
thương nhưng bất diệt, vươn dậy và mạnh mẽ trong bom đạn quân thù. Hình tượng Tnú hiện lên với đầy đủ những
phẩm chất quý báu: gan góc, dũng cảm, cuộc đời bi tráng và ý chí quyết đoán của Tnú tiêu biểu cho con đường đến
với Cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Với kết cấu này, ta thấy sự
liên kết chặt chẽ, không rời rạc giữa đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm. Cây xà nu bị hủy diệt và tiếp tục sinh sôi bất
tận là chi tiết được nhắc đi nhắc lại trong hai đoạn này, nhấn mạnh sức sống kiên cường của con người Tây
Nguyên, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên và tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Để giữ gìn sự sống của đất nước và
nhân dân, không còn cách nào khác là đứng lên “đồng khởi”, cầm vũ khí chống lại thế lực tàn ác. Biện pháp nhân
hóa, ẩn dụ được Nguyễn Trung Thành vận dụng miêu tả cây xà nu gợi liên tưởng về cuộc sống và con người Tây
Nguyên. Lời văn giàu chất tạo hình. Bức tranh thiên nhiên đã đem lại màu sắc sử thi, chất Tây Nguyên riêng biệt cho
thiên truyện.
Rừng xà nu dang cành lá bảo vệ, che chở cho dân làng. Tnú và cộng đồng dân tộc làng Xô Man ra đi chiến đấu để
giữ gìn cho màu xanh bất tận. Mối quan hệ tương hỗ, có trước có sau, nhân nghĩa ân tình được thể hiện đậm nét
trong hai đoạn văn. “Rừng xà nu” tái hiện một giai đoạn đen tối mà Cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt, đồng
thời vực dậy sức mạnh của con người. Qủa thật, phải vùng lên chiến đấu mới có thể dẹp tan những thế lực bạo tàn,
để duy trì sự sống cho đất nước và nhân dân trường tồn mãi mãi…

You might also like