Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lê Chân (?

- 43)
Bà là nữ tướng của Hai Bà Trưng.
Bà được coi là người có công khai
khẩn lập nên vùng đất đời sau
phát triển thành thành phố Hải
Phòng ngày nay.
Tương truyền bà quê làng An Biên
(tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông
Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải
Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã
Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh). Theo thần tích đền
Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ
là Trần Thị Châu. Bà là người có
nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô
Định. Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết,
chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam,
đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại
khai phá. Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề
trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội
nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ
trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sỹ của Lê Chân
được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy
binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận
đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi
thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân
công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ,
tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng
chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó
nhưng về cái chết của bà, theo truyền thuyết, có một số giả thiết sau:
Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.
Bà hy sinh khi chiến đấu tại vùng núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hoặc trầm mình
tự vẫn sau những cuộc chiến đấu ở vùng này.
Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông Bạch Đằng không thành công, bà phải lui về hồ
Tây rồi Mai Động, Hà Nội và hy sinh ở đây.
Theo truyền thuyết dân gian, trong các lễ hội, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày sinh và 25
tháng 12 âm lịch là ngày mất của Lê Chân. Các vua đời sau cũng có chiếu phong bà là
Thượng đẳng phúc thần công chúa.
Ngày nay, tượng đài danh tướng Lê Chân được đặt tại Hải Phòng.
Hoàng Minh Đạo (1923-1969)
Tên thật là Đào Phúc Lộc, là một trong những nhà tình báo nổi
tiếng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời chiến tranh Việt Nam.
Ông phụ trách phòng Tình báo Quân ủy của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa từ lúc mới thành lập.
Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với sự ra đời của ngành
Tình báo quân sự Việt Nam. Ông được coi là người đầu tiên xây
dựng nền móng cho sự thành lập của ngành tình báo Việt Nam
ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ông
cũng là một trong những nhân vật quan trọng sáng lập ra Ban địch
tình Xứ ủy Nam Kỳ và ngành Binh vận vào thời điểm 1954 – 1955
của Cách mạng miền Nam.
Hoàng Minh Đạo sinh ra trong một gia đình viên chức có truyền
thống yêu nước ở Móng Cái (Quảng Ninh). Tên khai sinh của ông là
Đào Phúc Lộc. Ông tham gia cách mạng khi còn ở tuổi thiếu niên và hi sinh khi còn khá trẻ. Hiện di hài
của ông được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh.
Ông tham gia phong trào thanh niên, học sinh yêu nước ở Hải Phòng và được kết nạp vào Đảng Cộng
sản Đông Dương năm 1939. Từ một liên lạc viên ông trở thành Trưởng phòng tình báo đầu tiên của
Quân uỷ hội, ông lần lượt nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng ban quân báo Nam Bộ, Phó
Ban binh vận Trung ương cục Miền Nam, Uỷ viên thường vụ Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Khu 5 - Bí
thư phân khu I Sài Gòn - Gia Định, Chính uỷ lực lượng Biệt động Sài Gòn. Ông còn có các bí danh khác
như: Lê Minh Đạo, Năm Đời,...
Đêm ngày 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1969, đoàn công tác của ông trên đường về họp tại trung
ương Cục đã sa vào ổ phục kích của đối phương, ông cùng đồng đội của mình đã hi sinh trên sông Vàm
Cỏ Đông.
Cuộc đời hoạt động của ông đã được dựng thành phim vào năm 2006. Ông đã được Nhà nước Việt Nam
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1998 và truy tặng Huân chương Hồ
Chí Minh năm 1999.

You might also like