Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1 (5 điểm): Hãy cho biết ưu điểm của động cơ điều khiển phun

nhiên liệu – đánh lửa điện tử so với kiểu động cơ sử dụng bộ chế hòa
khí (3.0 điểm)? Cho biết phân loại các kiểu phun nhiên liệu điện tử
(2.0 điểm).
So sánh:
- Đường ống nạp lớn và dài để giảm sức cản đường ống nạp, đồng
thời tăng quán tính cho dòng khí nạp.
- Lượng nhiên liệu được định lượng rất chính xác nhờ các bộ phận
bằng cơ khí hoặc bộ phận điều khiển điện tử.
- Công suất động cơ tăng (Ne tăng), ge giảm, tiết kiệm nhiên liệu
(10-15%).
- Quá trình cháy được hoàn hảo, giảm được ô nhiễm môi trường.
- Điều khiển đánh lửa tối ưu, cải thiện được tỉ số nén.
- Tích hợp chức năng chẩn đoán, dự phòng khi xảy ra sự cố.
Phân loại:
Theo sự điều khiển:
_ Điều khiển bằng cơ khí: Kiểu K – Jetronic, Kiểu KE – Jetronic
_ Điều khiển bằng điện: phun đồng loạt, theo nhóm và độc lập.
Kiểu L – Jetronic, Loại D-Jetronic, Kiểu Motronic, Kiểu Mono –
Jetronic
Theo cách bố trí kim phun
_ Hệ thống phun xăng đa điểm kiểu L và Motronic
_ Hệ thống phun xăng đơn điểm Kiểu Mono – Jetronic
Theo quy luật phun:
- Phun đồng loạt
- Phun theo nhóm
- Phun độc lập
Câu 2 (5.0 điểm): Vẽ sơ đồ khối hệ thống điện điều khiển động cơ
xăng (2.0 điểm). Cho biết công dụng của từng bộ phận trong sơ đồ
khối điều khiển động cơ vừa nêu (3.0 điểm).
Câu 3 (5.0 điểm): Thế nào là cảm biến đo gió (1.0 điểm)? Vai trò của
cảm biến đo gió trong hệ thống điện điều khiển động cơ (1.5 điểm).
Cho biết các loại cảm biến đo gió và trình bày hoạt động một loại cảm
biến đo gió trong hệ thống điện điều khiển động cơ (2.5 điểm).
Định nghĩa :
Công cụ dùng để đo lượng gió nạp vào động cơ. Đây là một trong
những cảm biến quan trọng nhất của hệ thống L- Jetronic.
Vai trò :
Tín hiệu lượng gió được dùng để tính ta thời gian phun cơ bản.
4 loại :
_ cánh trượt
_ MAP
_ dây nhiệt
_ Karman
Hoạt động của cảm biến kiểu KARMAN :
• Dòng xoáy Karman đi theo dòng hướng làm rung một màng
mỏng bằng kim loại làm thay đổi hướng chiếu sáng của đèn led, từ đó một
transistor quang sẽ cảm nhận sự thay đổi này tạo ra một xung tín hiệu có
tần số f.
• Nhờ đo tần số f này ECU sẽ xác định được lượng gió nạp vào
động cơ khi lượng gió vào ít tấm kim loại rung ít tầng số f thấp, khi lượng
khí vào nhiều tấm kim loại rung nhiều, tầng số f cao.
Câu 4 (5.0 điểm): Vai trò của cảm biến vị trí piston và số vòng quay
động cơ trong hệ thống điện điều khiển động cơ (1.5 điểm). Cho biết
các loại cảm biến vị trí piston và số vòng quay động cơ trong (1.5
điểm). Trình bày hoạt động một loại cảm biến vị trí piston và số vòng
quay động cơ trong hệ thống điện điều khiển động cơ (2.0 điểm).
Vai trò :
Cảm biến vị trí piston báo cho ECU biết vị trí ĐCT, kết hợp với
cảm biến tốc độ động cơ để xác định góc đánh lửa sớm.
Cảm biến tốc độ động cơ dùng để báo tốc độ động cơ để tính toán
hoặc tìm góc đánh lửa tối ưu và lượng nhiên liệu sẽ phun cho từng xylanh.
Phân loại :
_ Điện từ
_ Quang
_ Hall
Hoạt động cảm biến quang: Khi đĩa phẳng cản ánh sáng đến
transistor cảm quang thì nó sẽ đóng. Tín hiệu số này sẽ được gởi đến bộ xử
lý. Tại đây, số xung sẽ được đếm trong một khoảng thời gian nhất định. Số
xung sẽ chỉ định tốc độ động cơ, khi đó thì đĩa phẳng thường được bắt trên
đầu dây cáp của bộ tốc kế.

Câu 5 (5.0 điểm): Thế nào là cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến
nhiệt độ nước làm mát (2.0 điểm). Cho biết ý nghĩa của chúng trong
hệ thống điện điều khiển động cơ (3.0 điểm)?
Định nghĩa :
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo là một biến trở nhiệt, dùng để
xác định nhiệt độ động cơ sau đó gửi tín hiệu về ECU nhằm để thực hiện một số
hiệu chỉnh như thời gian phun nhiêm liệu, thời điểm đánh lửa,…
Cảm biến nhiệt độ khí nạp Cảm biến nhiệt độ khí nạp dùng xác định
nhiệt độ khí nạp. Cũng giống như cảm biến nhiệt độ nhiệt độ nước, nó gồm có
1 biến trở nhiệt được gắn trong bộ đo gió hoặc trên đường ống nạp. Mật độ khí
sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Nếu nhiệt độ không khí cao thì hàm lượng oxy trong
không khí giảm, khi nhiệt độ không khí lạnh thì hàm lượng oxy trong không khí
tăng. Vì thế dù lượng không khí được đo bởi bộ đo gió như nhau nhưng tùy vào
nhiệt độ của không khí mà lượng xăng phun sẽ khác nhau.
Ý nghĩa
Cảm biến nhiệt độ động cơ ( nhiệt độ nước làm mát )

Cảm biến nhiệt độ khí nạp


Câu 6 (5.0 điểm): Thế nào là cảm biến vị trí cánh bướm ga (1.0
điểm). Cho biết ý nghĩa của chúng trong hệ thống điện điều khiển
động cơ (1.5 điểm)? Cho biết các loại cảm biến vị trí cánh bướm ga và
trình bày hoạt động của một loại cảm biến vị trí cánh bướm ga trong
hệ thống điện điều khiển động cơ (2.5 điểm).
Định nghĩa
Cảm biến vị trí cánh bướm ga được lắp ở thân cánh bướm. Cảm biến
này chuyển vị trí góc mở cánh bướm sang vị trí điện áp gởi đến ECU.
Ý nghĩa
Hiệu chỉnh động cơ duy trì chế độ cầm chừng, khi tăng tốc, tiết kiệm
nhiên liệu khi ga trung gian, ga lên hay toàn tải.
Phân loại
_ Tiếp điểm
_ Tuyến tính
_ 2 càm biến đặt song song ( các xe hiện đại )
Hoạt động
(a) Cầm chừng:
Khi cánh bướm ga đóng gần hoàn toàn thì tiếp điểm di động sẽ tiếp
xúc với tiếp điểm cầm chừng thông báo cho ECU biết động cơ đang hoạt
động ở mức cầm chừng. Tín hiệu này cũng dùng để cắt nhiên liệu khi động
cơ muốn giảm tốc. Việc xử lý như sau: Khi đang chạy ở tốc độ cao ta
muốn giảm tốc độ ta nhả chân bàn đạp ga thì tiếp điểm cầm chừng trong
công tắc cánh bướm ga đóng báo cho ECU biết động cơ đang hoạt động ở
mức độ cầm chừng. Nếu tốc độ động cơ vượt quá giá trị cho phép khoảng
từ 700 – 1000 vòng/phút tùy theo từng loại động cơ thì ECU sẽ gởi tín hiệu
điều khiển việc ngưng phun cho đến khi tốc độ động cơ đạt dưới tốc độ
cầm chừng ấn định.
(b) Toàn tải:
Khi cánh bướm ga mở khoảng 60 - 700 (tùy từng loại động cơ) so với
vị trí đóng hoàn toàn thì tiếp điểm di động tiếp xúc tiếp điểm toàn tải.
Thông báo cho ECU biết tình trạng làm việc toàn tải của động cơ.

Câu 7 (5.0 điểm): Hãy cho biết các thành phần bên trong bộ điều
khiển điện tử (ECU) của hệ thống điện điều khiển động cơ (2.5 điểm).
Cho biết các chức năng điều khiển của bộ điều khiển điện tử ECU
(2.5 điểm).
THÀNH PHẦN
ECU :
_ RAM
_ ROM
_ KAM (PROM)
_ Vi xử lý
_ Nguồn
_ Bộ xử lý ngõ vào, ngõ ra
_ Đồng hồ
1. Tình trạng động cơ
2. Cảm biến 9. Tín hiệu số đến bộ vi xử lý (1011)
3. Tín hiệu yếu 10. Bộ vi xử lý (nhận tín hiệu số 1011)
4. Bộ khuyếch đại 11. Đồng hồ tạo xung đồng hồ
5. Tín hiệu mạnh 12. Tiếp giáp ngỏ ra
6. Bộ chuyển đổi A/D 13. Transistor công suất
7. Tín hiệu 5 volts từ bộ ổn áp 15. Solenoid
8. Bộ ổn áp 16. Bộ nhớ

CÁC CHỨC NĂNG


_ Điều khiển phun xăng
_ Điều khiển đánh lửa
_ Chức năng chẩn đoán – dự phòng
_ Chức năng fail – safe
_ Điều khiển cầm chừng
_ Bay hơi xăng
_ Giảm khí xả

Câu 8 (5.0 điểm): Có bao nhiêu phương pháp điều khiển kim phun
nhiên liệu trong hệ thống điện điều khiển động cơ (1.5 điểm). Việc
điều khiển kim phun nhiên liệu được thực hiện như thế nào? (3.5
điểm).
 Phương pháp phun và thời điểm phun:

Phương pháp phun bao gồm các phương pháp phun đồng thời, nhóm 2
xilanh, nhóm 3 xilanh hay phun độc lập cho từng kim. Phương pháp và thời
điểm phun được mô tả như các sơ đồ dưới đây:
 Phương pháp điều khiển kim phun:

Điện áp accu cung cấp trực tiếp đến kim phun qua công tắc máy. Khi
transistor Tr trong ECU mở sẽ có dòng chạy qua kim phun, qua chân N0.10,
N0.20 đến E01, E02 về mass. Trong khi Tr mở, dòng điện chạy qua kim phun
làm nhấc ti kim và nhiên liệu được phun vào trước supap nạp.

Câu 9 (5.0 điểm): Cho biết công dụng của hệ thống đánh lửa trong
động cơ xăng (1.0 điểm). Phân loại các kiểu hệ thống đánh lửa (1.0
điểm). Trình bày sơ đồ cấu tạo một hệ thống dđánh lửa tiêu biểu và
nêu công dụng của các bộ phận. (3.0 điểm).
+ Đánh lửa theo chương trình :
 Để xác định chính xác thời điểm đánh lửa cho từng xylanh động cơ
theo thứ tự thì nổ, ECU nhận được các tín hiệu cần thiết như tốc độ
động cơ, vị trí cốt máy, lượng gió nạp, nhiệt độ động cơ…

 Góc đánh lửa sớm thực tế khi động cơ hoạt động được xác định bằng
công thức sau:
ϕ = ϕbd + ϕcb + ϕhc
Trong đó: ϕ - góc đánh lửa sớm thực tế
ϕbd - góc đánh lửa sớm ban đầu
ϕcb - góc đánh lửa sớm cơ bản
ϕhc - góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh
+Hệ thống đánh lửa sử dụng bộ chia điện
Biến áp đánh lửa: là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những
xung điện có hiệu điện thế thấp 12V thành các xung điện có hiệu điện thế
cao (12,000 ÷ 40,000V) để phục vụ cho việc tạo ra tia lửa ở bougie
+Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS - Direct Ignition System) hay còn gọi là
HTĐL không có bộ chia điện (DLI - Distributorless ignition) được phát
triển từ giữa thập kỷ 80, trên các loại xe sang trọng và ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trên các loại xe
 HTĐL trực tiếp được chia làm ba loại chính sau:
Loại 1: Sử dụng mỗi bôbin cho một bougie
Loại 2: sử dụng mỗi bôbin cho từng cặp bougie
Loại 3: Sử dụng một bôbin cho 4 xylanh

Câu 10 (3.0 điểm): Cho biết ưu điểm của hệ thống đánh lửa trực tiếp
so với loại sử dụng bộ chia điện (1.5 điểm). Vẽ sơ đồ khối các bộ phận
trong điều khiển đánh lửa theo chương trình và nêu công dụng từng bộ
phận (3.5 điểm).
 Ưu điểm:
- Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự mất mát năng
lượng, giảm nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.
- Không còn mỏ quẹt.
- Bỏ được các chi tiết cơ dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách
điện tốt như mỏ quẹt, chổi than, nắp delco.
- Trong HTĐL có delco, nếu góc đánh lửa quá sớm sẽ xảy ra trường hợp
đánh lửa ở hai đầu dây cao áp kề nhau (thường xảy ra ở động cơ có số
xilanh Z > 4). Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng
phóng điện trên mạch cao áp và giảm chi phí bảo dưỡng.
Đa số các HTĐL trực tiếp thuộc loại điều khiển góc góc đánh lửa sớm
bằng điện tử nên việc đóng mở transistor công suất trong igniter được thực
hiện bởi ECU.
Ghi chú: Đề thi có 2 câu, thời gian làm bài 60 phút;

You might also like