Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Câu 1: ưu nhược điểm của động cơ phun nhiên liệu và đánh lửa điện

tử so với kiểu động cơ sử dụng bộ chế hòa khí . Phân loại các kiểu
phun nhiên liệu điện tử

Ưu điểm của hệ thống phun xăng so với bộ chế hòa khí:

 Đường ống nạp lớn và dài để giảm sức cản đường ống nạp (giảm Pk, tăng Pa),
đồng thời tăng quán tính cho dòng khí nạp.

 Lượng nhiên liệu được định lượng rất chính xác nhờ các bộ phận bằng cơ khí
hoặc bộ phận điều khiển điện tử.

 Công suất động cơ tăng (Ne tăng), ge giảm, tiết kiệm nhiên liệu (tiết kiệm 10%
nhiên liệu).

 Quá trình cháy được hoàn hảo, giảm được ô nhiễm môi trường

. Lượng không khí nạp vào động cơ được đo và kiểm tra, từ đó định lượng nhiên
liệu cung cấp cho phù hợp.

Phân loại:

Theo sự điều khiển:

• Điều khiển bằng cơ khí: Kiểu K – Jetronic, Kiểu KE – Jetronic: Cả hai loại
được ứng dụng trong các loại xe Châu Âu giai đoạn 78 – 87, phun liên tục.

• Điều khiển bằng điện: phun đồng loạt, theo nhóm và độc lập.

- Kiểu L – Jetronic: đo trực tiếp thể tích không khí.

- Loại D-Jetronic: đo khối lượng khí nạp.


- Kiểu Motronic: điều khiển phun nhiên liệu, điều khiển đánh lửa, điều khiển
Ralentie và điều khiển khác chung hộp ECU.

- Kiểu Mono – Jetronic: Loại này bố trí một hoặc hai kim phun cung cấp nhiên liệu
cho các xylanh.

• Theo cách bố trí kim phun

- Hệ thống phun xăng đa điểm: Mỗi xylanh được bố trí một kim (kiểu L và
Motronic).

- Hệ thống phun xăng đơn điểm: Bố trí một hoặc hai kim phun chung cho tất cả các
xylanh (bố trí tại một chỗ) kiểu Mono – Jetronic.

• Theo quy luật phun:

- Phun đồng loạt

- Phun theo nhóm

- Phun độc lập


Câu 2:Vẽ sơ đồ khối hệ thống điện điều khiển động cơ xăng . cho biết công
dụng từng bộ phận trpng sơ đồ khối điều khiển động cơ vừa nêu

sơ đồ sách /194
Câu 3 : Thế nào là cảm biến đo gió , vai trò của cảm biến đo gió trong hệ
thống điện điều khiển động cơ . Cho biết các loại cảm biến đo gió và trình bày
hoạt động một loại cảm biến đo gió trong hệ thống điện điều khiển động cơ.

Cảm biến đo gió là Công cụ dùng để đo lượng gió nạp vào động cơ. Đây là một
trong những cảm biến quan trọng nhất của hệ thống L- Jetronic. Tín hiệu lượng gió
được dùng để tính ta thời gian phun cơ bản.

Các loại :

+ Kiểu trượt: Hoạt động dựa vào nguyên lý dùng điện áp kế, có điện trở thay đổi
kiểu trượt. Tín hiệu đo gió được sử dụng để tính toán lượng nhiên liệu phun cơ bản
và góc đánh lửa sớm cơ bản nhờ kết hợp với cảm biến nhiệt độ khí nạp (quy ra tỉ lệ
không khí). Loại cảm biến kiểu trượt này sử dụng trên hệ thống L –Jetronic.

+karman

Là loại cảm biến lưu lượng gió cảm quang trực tiếp lượng khí nạp. So với kiểu
trượt thì nó có ưu điểm là nhỏ gọn hơn và nhẹ hơn. Ngoài ra vì cấu trúc và đường
ống đơn giản nên làm giảm trở lực đường ống nạp
• Dòng xoáy Karman đi theo dòng hướng làm rung một màng mỏng bằng kim
loại làm thay đổi hướng chiếu sáng của đèn led, từ đó một transistor quang
sẽ cảm nhận sự thay đổi này tạo ra một xung tín hiệu có tần số f.

• Nhờ đo tần số f này ECU sẽ xác định được lượng gió nạp vào động cơ khi
lượng gió vào ít tấm kim loại rung ít tầng số f thấp, khi lượng khí vào nhiều
tấm kim loại rung nhiều, tầng số f cao.

+kiểu dây nhiệt: Loại này dùng một dây nhiệt đặt trong đường ống nạp. Khi không
khí đi qua dây nó có khuynh hướng làm dây lạnh đi. Lượng khí qua càng nhiều thì
nhiệt độ của dây càng thấp, làm giảm điện trở kháng trong dây. Vì vậy cần có một
dòng điện phụ thêm dùng để duy trì trở kháng trong của dây bằng cách đo dòng
điện này ECU sẽ xác định được lượng gió nạp ECU sẽ chuyển đổi tín hiệu và đo
lượng gió tín bằng gram/s

• +kiểu MAP : Cảm biến áp suất khí nạp loại áp kế điện hoạt động dựa trên
nguyên tắc mạch cầu wheatstone. Cảm biến áp kế điện gồm 1 con chíp làm
bằng silicon nhỏ có dạng như một cái màng mà có chiều dày ở mé ngoài
khoảng 0,25mm càng vào giữa càng mỏng (0,025mm).

Câu 4) Vai trò của cảm biến vị trí piston và số vòng quay động cơ trong hệ
thống điều khiển động cơ . Cho biết các loại cảm biến vị trí piston và số vòng
quay trong động cơ đốt trong . Trình bày hoạt động một loại cảm biến

Cảm biến vị trí piston (TDC sensor hay còn gọi là cảm biến G) báo cho ECU biết
vị trí tử điểm thượng hoặc trước tử điểm thượng của piston. Trong một số trường
hợp, chỉ có vị trí của piston xylanh số 1 (hoặc số 6) được báo về ECU, còn vị trí
các xylanh còn lại sẽ được tính toán. Công dụng của cảm biến này là để ECU xác
định thời điểm đánh lửa và cả thời điểm phun. Vì vậy, trong nhiều hệ thống điều
khiển động cơ, số xung phát ra từ cảm biến phụ thuộc vào kiểu phun (độc lập,
nhóm hay đồng loạt) và thường bằng số lần phun trong một chu ky. Trên một số
xe, tín hiệu vị trí piston xylanh số 01 còn dùng làm xung reset để ECU tính toán và
nhập giá trị mới trên RAM sau mỗi chu kỳ (2 vòng quay trục khuỷu).

Cảm biến tốc độ động cơ (Engine speed ; crankshaft angle sensor hay còn gọi là tín
hiệu NE) dùng để báo tốc độ động cơ để tính toán hoặc tìm góc đánh lửa tối ưu và
lượng nhiên liệu sẽ phun cho từng xylanh. Cảm biến này cũng được dùng vào mục
đích điều khiển tốc độ cầm chừng hoặc cắt nhiên liệu ở chế độ cầm chừng cưỡng
bức. Có nhiều cách bố trí cảm biến G và NE trên động cơ: trong delco, trên bánh
đà, hoặc trên bánh răng cốt cam. Đôi khi ECU chỉ dựa vào một xung lấy từ cảm
biến hoặc IC đánh lửa để xác định vị trí piston lẫn tốc độ trục khuỷu.Cảm biến vị
trí xilanh và cảm biến tốc độ động cơ có nhiều dạng khác nhau như: cảm biến điện
từ loại nam châm quay hoặc đứng yên, cảm biến quang, cảm biến Hall...

Các loại cảm biến :

+Cảm biến điện từ : Bộ phận chính của cảm biến là một cuộn cảm nhận, một nam
châm vĩnh cửu, một đĩa thép khắc rãnh hoặc tạo cựa răng phụ thuộc vào cách thiết
kế hệ thống phun xăng

Hoạt động : Khi cựa của đĩa thép không nằm đối diện cực từ, thì từ trường trong
cuộn cảm ứng sẽ yếu vì khe hở không khí có từ trở cao. Khi một cựa đến gần cực
từ khe hở không khí giảm dần, từ trường tập trung vào phía trong. Khi từ trường di
chuyển vào trong thì các đường sức từ cắt qua cuộn cảm ứng sinh ra một điện áp.
Khi cựa đối diện với cực từ thì từ trường mạnh nhất và điện áp bằng không. Khi
cựa di chuyển tiến ra khỏi cực từ, thì khe hở không khí tăng dần làm từ trường
giảm sinh ra một điện áp theo chiều ngược lại
Tín hiệu G: Cuộn cảm nhận tín hiệu G, gắn trên thân của bộ chia điện. Rotor tín
hiệu G có 4 răng sẽ cho 4 xung dạng sin cho mỗi vòng quay của trục cam. Xem
hình 1.

Tín hiệu NE: Tín hiệu NE được tạo ra trong cuộn cảm cùng nguyên lý như tín hiệu
G. Điều khác nhau duy nhất là rotor của tín hiệu NE có 24 răng. Cuộn dây cảm
biến sẽ phát 24 xung trong mỗi vòng quay của delco.

+ Cảm biến hall : Cảm biến Hall dùng để xác định tốc độ động cơ và vị trí cốt máy.
Cảm biến Hall dùng một chất bán dẫn đặt biệt có dạng một thanh hình chữ nhật
mỏng, bằng phẳng gọi là vật liệu Hall hoạt động dựa trên nguyên tắt của hiệu ứng
Hall

+ Cảm biến quang : Cảm biến quang thường dùng để đo tốc độ động cơ. Nó gồm
một diode phát quang (đèn LED), một transistor cảm quang này cảm nhận ánh
sáng và sẽ mở. Khi đĩa phẳng cản ánh sáng đến transistor cảm quang thì nó sẽ
đóng. Tín hiệu số này sẽ được gởi đến bộ xử lý. Tại đây, số xung sẽ được đếm
trong một khoảng thời gian nhất định. Số xung sẽ chỉ định tốc độ động cơ khi đó
thì đĩa phẳng thường được bắt trên đầu dây cáp của bộ tốc kế.

Câu 5 : Thế nào là cảm biến nhiệt độ khí nạp,cảm biến nhiệt độ nước làm mát
.Cho biết ý nghĩa của chúng trong hệ thống điện điều khiển động cơ.

Cảm biến nhiệt độ khí nạp dùng xác định nhiệt độ khí nạp. Cũng giống như cảm
biến nhiệt độ nhiệt độ nước, nó gồm có 1 biến trở nhiệt được gắn trong bộ đo gió
hoặc trên đường ống nạp. Mật độ khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Nếu nhiệt độ không
khí cao thì hàm lượng oxy trong không khí giảm, khi nhiệt độ không khí lạnh thì
hàm lượng oxy trong không khí tăng. Vì thế dù lượng không khí được đo bởi bộ đo
gió như nhau nhưng tùy vào nhiệt độ của không khí mà lượng xăng phun sẽ khác
nhau.

ECU xem nhiệt độ 200C là mức chuẩn, nếu nhiệt độ khí nạp lớn hơn 200C thì
ECU sẽ điều khiển giảm lượng xăng phun. Với phương pháp này tỉ lệ hỗn hợp sẽ
được đảm bảo theo nhiệt độ môi trường.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát :


Cảm biến này có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vi trí lắp đặt của nó trên
động cơ . Nó có tên phổ biến là cảm biến nhiệt độ động cơ nhưng đôi khi có trên
nhiệt độ dầu ( xe máy ) hoắc nhiệt độ nắp máy . Cảm biến này rất quan trọng vì tín
hiệu của nó được WCU dùng để điều khiển lượng xăng phun , góc đánh lửa sớm ,
tốc độ không tải , và cả quạt làm mát két nước

giải thích sơ đồ : điện áp 5v qua điện trở chuẩn ( điện trở này có giá trị không đổi
theo nhiệt độ ) tới cảm biến rồi trở về ecu về mass . Như vậy điện trở chuẩn và
nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp .Điện áp điểm giữa được
đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự - số ( bộ chuyển đổi ADC )

Khi nhiệt độ động cơ thấp giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến
đổi ADC lớn . Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và
được giải mã nhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU biết động cơ đang lạnh .Khi
động cơ nóng , giá trị điện trở cảm biến kéo theo diện áp đặt giảm , báo cho ecu
biết là động cơ đang nóng.

Câu 6 : Thế nào là cảm biến vị trí cánh bướm ga. Cho biết ý nghĩa .Các laoij
và trình bày hoạt động một loại.

Cảm biến vị trí cánh bướm ga được lắp ở thân cánh bướm. Cảm biến này chuyển vị
trí góc mở cánh bướm sang vị trí điện áp gởi đến ECU.

Loại hai tiếp điểm:

Trên các hệ thống L-jetronic, LE, LU, LH, EFI thông thường sử dụng loại hai tiếp
điểm. Loại này cho ra hai tín hiệu tới ECU. Tín hiệu cầm chừng dùng chủ yếu để
điều khiển việc ngắt nhiên liệu

Loại tuyến tính


Loại này có cấu tạo gồm hai con trượt, ở đầu mỗi con trượt được thiết kế có các
tiếp điểm cho tín hiệu cầm chừng và tín hiệu góc mở cánh bướm. Một điện áp
không đổi với 5V (cung cấp) từ ECU cung cấp đến cực VC. Khi cánh bướm ga
mở, con trượt trượt dọc điện trở và tạo ra điện áp ở cực VTA tương ứng với góc
mở cánh bướm.

• Khi cánh buớm ga đóng hoàn toàn thì tiếp điểm cầm chừng nối cực IDL với
cực E2.

Câu 7 : hãy cho biết các thành phần bên trong bộ điều khiển điện tử ( ECU )

của hệ thống điều khiển động cơ . Cho biết các chức năng điều khiển của bộ
điều khiển điện tử ECU

+Bộ nhớ

• ROM (Read Only Memory): Dùng trữ thông tin thường trực. Bộ nhớ này chỉ
đọc thông tin từ đó ra chứ không thể ghi vào được. Thông tin của nó đã được
cài đặt sẵn, ROM cung cấp thông tin cho bộ vi xử lý và được gắn cố định
trên mạch in.

• RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy suất ngẫu nhiên dùng để lưu
trữ thông tin mới và được ghi trong bộ nhớ của chúng xác định bởi vi xử lý.

• KAM (Keep Alive Memory) : KAM dùng để lưu trữ những thông tin mới
(thông tin tạm thời) và được ghi lại, cung cấp thông tin đến bộ vi xử lý vẫn
duy trì bộ nhớ cho dù động cơ ngưng hoạt động hoặc tắt công tắt máy.

+Bộ vi xử lý Bộ vi xử lý có chức năng tính toán và ra quyết định. Nó là “bộ não”


của máy tính

Các chức năng điều khiển :

ECU có hai chức năng chính trong điều khiển phun xăng: - Điều khiển thời điểm
phun: được quyết định theo thời điểm đánh lửa.

- Điều khiển lượng xăng phun: Tức là xác định thời gian phun, thời gian này
được quyết định theo: Tín hiệu phun cơ bản: Được xác định theo tốc độ động cơ và
tín hiệu lượng gió nạp. Tín hiệu hiệu chỉnh: được xác định từ các cảm biến (nhiệt
độ,vị trí, mức độ tải, thành phần khí thải …) và từ các điều kiện của động cơ (như
điện áp bình).

• Điều khiển đánh lửa: ECU có hai chức năng chính trong điều khiển đánh
lửa:

- Điều khiển thời điểm đánh lửa:

- Điều khiển góc đánh lửa sớm: được quyết định theo:
• Góc đánh lửa sớm cơ bản: Được xác định theo tốc độ động cơ và tín hiệu
lượng gió nạp.

• Góc đánh lửa hiệu chỉnh: được xác định từ các cảm biến (nhiệt độ, vị trí
bướm ga, kích nổ, thành phần khí thải …).

Khi khởi động Sau khởi động:

• Điều khiển giảm khí thải: điều khiển giảm khí thải thông qua:

- Cảm biến oxy, hiệu chỉnh tỉ lệ xăng;

- Van EGR;

- Van bay hơi xăng

Câu 8/ Có bao nhiêu phương pháp điều khiển kim phun nhiên liệu trong hệ
thống điện điều khiển động cơ .Việc điều khiển kim phun nhiên liệu được thực
hiện thế nào

 Phương pháp phun và thời điểm phun:

Phương pháp phun bao gồm các phương pháp phun đồng thời, nhóm 2 xilanh,
nhóm 3 xilanh hay phun độc lập cho từng kim. Phương pháp và thời điểm phun
được mô tả như các sơ đồ dưới đây:
 Phương pháp điều khiển kim phun: Điện áp accu cung cấp trực tiếp đến kim
phun qua công tắc máy. Khi transistor Tr trong ECU mở sẽ có dòng chạy
qua kim phun, qua chân N0.10, N0.20 đến E01, E02 về mass. Trong khi Tr
mở, dòng điện chạy qua kim phun làm nhấc ti kim và nhiên liệu được phun
vào trước supap nạp.
Câu 9 : cho biết công dụng hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng . Phân loại .
Trình bày tiêu biểu 1 loại và nêu công dụng của các bộ phận

+ Đánh lửa theo chương trình :

 Để xác định chính xác thời điểm đánh lửa cho từng xylanh động cơ theo thứ
tự thì nổ, ECU nhận được các tín hiệu cần thiết như tốc độ động cơ, vị trí cốt
máy, lượng gió nạp, nhiệt độ động cơ…
1.Tín hiệu tốc độ động cơ (NE) 2. Tín hiệu vị trí cốt máy (G)
3.Tín hiệu tải 4. Tín hiệu từ cảm biến vị trí bướm ga.
5.Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát. 6. Tín hiệu điện áp accu
7.Tín hiệu kích nổ.

 Góc đánh lửa sớm thực tế khi động cơ hoạt động được xác định bằng công
thức sau:

ϕ = ϕbd + ϕcb + ϕhc

Trong đó: ϕ - góc đánh lửa sớm thực tế

ϕbd - góc đánh lửa sớm ban đầu

ϕcb - góc đánh lửa sớm cơ bản

ϕhc - góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh


+Hệ thống đánh lửa sử dụng bộ chia điện

Biến áp đánh lửa: là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những xung điện có
hiệu điện thế thấp 12V thành các xung điện có hiệu điện thế cao (12,000 ÷ 40,000V)
để phục vụ cho việc tạo ra tia lửa ở bougie

+Hệ thống đánh lửa trực tiếp

Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS - Direct Ignition System) hay còn gọi là HTĐL
không có bộ chia điện (DLI - Distributorless ignition) được phát triển từ giữa thập
kỷ 80, trên các loại xe sang trọng và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên các
loại xe

 HTĐL trực tiếp được chia làm ba loại chính sau:

Loại 1: Sử dụng mỗi bôbin cho một bougie

Loại 2: sử dụng mỗi bôbin cho từng cặp bougie

Loại 3: Sử dụng một bôbin cho 4 xylanh


Câu 10/Cho biết ưu điểm của hệ thống đánh lửa trực tiếp so với loại có bộ
chia điện . Vẽ sơ đồ khối các bộ phận đánh lửa theo chương trình và công
dụng

 Ưu điểm:

- Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự mất mát năng lượng,
giảm nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.

- Không còn mỏ quẹt.

- Bỏ được các chi tiết cơ dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách điện tốt
như mỏ quẹt, chổi than, nắp delco.

- Trong HTĐL có delco, nếu góc đánh lửa quá sớm sẽ xảy ra trường hợp đánh lửa
ở hai đầu dây cao áp kề nhau (thường xảy ra ở động cơ có số xilanh Z > 4). Loại
bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao áp và
giảm chi phí bảo dưỡng.

Đa số các HTĐL trực tiếp thuộc loại điều khiển góc góc đánh lửa sớm bằng điện tử
nên việc đóng mở transistor công suất trong igniter được thực hiện bởi ECU.
1.Tín hiệu tốc độ động cơ (NE) 2. Tín hiệu vị trí cốt máy (G)
3.Tín hiệu tải 4. Tín hiệu từ cảm biến vị trí bướm ga.
5.Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát. 6. Tín hiệu điện áp accu
7.Tín hiệu kích nổ.

You might also like