Tâm lý học tiểu luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Giải thích “ Giữa điều tôi nghĩ, điều tôi muốn nói ra, điều tôi tin rằng,

điều tôi thực sự nói ra”.

Bài làm
- Điều tôi nghĩ : Suy nghĩ là những quá trình tinh thần xảy ra trong tâm trí
của mỗi chúng ta. Nó bao gồm các ý tưởng, ý kiến và quan điểm được
hình thành trong não bộ trước khi ta thể hiện chúng ra bên ngoài. Suy
nghĩ của chúng ta có thể có ý thức hoặc tiềm thức. Suy nghĩ cho phép
chúng ta phán đoán và đánh giá một đối tượng, vấn đề, tình huống hoặc
một con người. Nếu chúng ta đang suy nghĩ về điều gì đó, thì điều đó sẽ
trở thành tâm điểm trong suy nghĩ của chúng ta.
Đây có thể được coi là một cuộc trò chuyện riêng tư, là thứ ngôn ngữ
trong đầu mà mỗi người nói với chính mình. Ví dụ, khi cân nhắc một
quyết định nào đó, chúng ta thường cân nhắc giữa nhiều lựa chọn khác
nhau và hình thành suy nghĩ về từng lựa chọn ấy.

- Điều tôi muốn nói ra :


Khác với suy nghĩ thông thường, đây là “cuộc đấu tranh” giữa những ý
định và sự lựa chọn, là một quá trình để biến suy nghĩ trong mỗi chúng ta
thành ngôn ngữ. Não bộ sẽ sử dụng các khu vực liên quan đến ngôn ngữ
như Broca (tạo ra ngôn ngữ, nằm ở bán cầu não trái, cụ thể là thuỳ trán)
và Wernicke (hiểu âm thanh, nằm ở bán cầu não trái, thuộc thuỳ thái
dương, khu thính giác) để sắp xếp và lựa chọn câu từ, văn bản rồi biến
những suy nghĩ đó thành lời nói. Nói cách khác, đây là phiên bản suy
nghĩ mà mỗi người đã chuẩn bị để giao tiếp, được hình thành bởi mong
muốn được hiểu và gây ảnh hưởng đến người khác.
Chính vì những điều ta muốn nói ra còn phụ thuộc vào việc sắp xếp lựa
chọn câu từ, cấu trúc câu rồi mới đi đến thông điệp cần truyền tải nên đôi
khi, điều mà chúng ta muốn nói khác với suy nghĩ ban đầu của chúng ta.
Ví dụ như khi chúng ta vui vẻ, chúng ta thường có xu hướng bày tỏ cảm
xúc của mình một cách mạnh mẽ và ngoại giao hơn bình thường, hay tức
là muốn nói quá niềm vui, phóng đại sự việc hoặc suy nghĩ muốn nói ra
nhiều hơn. Việc chia sẻ những niềm vui, mặt tích cực thường rất dễ
nhưng đối với những vấn đề tiêu cực như những điểm yếu, nỗi buồn hay
sự tức giận thì sẽ khó khăn hơn nhiều và thậm chí còn có thể đem lại tổn
thương cho chính bản thân mình.
Do “cuộc đấu tranh” giữa suy nghĩ và ngôn ngữ này đang diễn ra trong
não bộ nên nó bị giới hạn bởi nhiều tác nhân bên ngoài. Cụ thể là đôi lúc
ta không dám nói những điều mình thực sự muốn nói ra. Có rất nhiều
nguyên nhân khiến ngôn ngữ đã thường trực ở cửa miệng nhưng não bộ
lại ngăn không cho thứ ngôn ngữ ấy phát triển thành lời nói. Trong số
những nguyên nhân ấy, kể đến là do chúng ta đang quá để tâm đến việc
người khác nghĩ sao về mình. Cái nhìn và suy nghĩ của những người
xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến việc một người sẽ thể hiện bản thân
như thế nào với họ.

- Điều tôi tin rằng : Niềm tin của mỗi người thường được gây dựng để làm
nền tảng cho suy nghĩ và lời nói của họ. Đây là quan điểm, là những
nguyên tắc hoặc giả định cá nhân mỗi người nắm giữ về thực tế cuộc
sống, về bản thân và về những người khác. Được hình thành và phát triển
từ kinh nghiệm cá nhân,từ bằng chứng cụ thể hay từ quá trình giáo dục và
văn hoá. Ví dụ như việc ai đó có thể tin vào tầm quan trọng của lòng tốt
hoặc tin vào sự tồn tại của số phận. Những niềm tin này thường được ta
cho là đúng, nên nó hướng dẫn suy nghĩ và cách thể hiện của ta với thế
giới.

Niềm tin có cách giải thích gần giống với khái niệm “tam quan” trong
Triết học, nghĩa là những quan điểm của con người với thế giới xung
quanh, được hình thành dựa trên 3 yếu tố là thế giới quan (quan điểm của
con người về thế giới xung quanh và sự liên kết giữa con người và thế
giới đó), giá trị quan (Đó là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể về ý nghĩa
của một sự vật, sự việc nào đó diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng
ta) và nhân sinh quan (Thể hiện thái độ của con người đối với các vấn đề
cốt lõi và cơ bản của thời thế, nhân sinh). Niềm tin trong mỗi người có
khả năng định hình tam quan, những hành vi và việc chúng ta đưa ra
quyết định. Nói cụ thể hơn, niềm tin ảnh hưởng đến cách chúng ta diễn
đạt suy nghĩ của chính mình. Ví dụ, khi chúng ta có niềm tin vào một tôn
giáo, hay một tín ngưỡng nào đó, ta thường có xu hướng tin vào những
thực tế tốt đẹp mà tôn giáo đó mang đến cho bản thân,từ đó hướng bản
thân tới những điều chúng ta tin là đúng đắn. Chính vì yếu tố này mà
niềm tin nắm giữa một vai trò rất quan trọng, không chỉ dừng ở việc định
hình suy nghĩ mà nó còn tạo một nền tảng vững chắc cho cuộc sống và sự
phát triển của chúng ta.
- Điều tôi thực sự nói ra : Đây là lời nói cuối cùng mà ta phát ra, có thể ở
dạng nói hoặc viết để thể hiện thực tế suy nghĩ và ý định của mình. Nó có
thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cảm xúc, môi trường xung
quanh, chuẩn mực xã hội, kỹ năng giao tiếp và người nghe. Đó còn được
coi là kết quả của việc dịch những suy nghĩ và ý định trong đầu của
chúng ta sang ngôn ngữ. Vì thế mà có nhiều khi, những gì chúng ta nói
hoàn toàn phù hợp với niềm tin và mong muốn của chúng ta, nhưng cũng
có những lúc điều bạn thực sự nói ra có thể khác với điều bạn muốn nói
hoặc suy nghĩ. Chẳng hạn, chúng ta có thể vô tình nói ra một điều gì đó
ngoài ý muốn do đang rơi vào một tình huống bất lợi, do quá lo lắng hoặc
mất tập trung,... tức là bị chi phối bởi ngoại cảnh và cảm xúc.

Khác với khi những suy nghĩ còn được ở trong đầu, lời nói khi được
truyền ra ngoài (hay còn gọi là giao tiếp) thì sẽ không lấy lại được, ví như
câu thành ngữ của người Trung Quốc “ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan
truy” nghĩa là một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp. Theo nghĩa này,
giao tiếp giống như một lọ keo dán - một khi nó đã được sử dụng để bôi
vào vật nào đó, sẽ rất khó khăn trong việc gỡ ra và thậm chí không thể
gỡ. Vì lẽ ấy mà việc lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp là vô cùng quan
trọng, không chỉ tác động trực tiếp đến người nghe mà với cả người nói.
Có thể là niềm tin mà chúng ta định hình bấy lâu sẽ bị phá vỡ bởi một bí
mật được tiết lộ, nhưng khi bí mật bị tiết lộ, thì không thể giữ lại được,
tức là ta không còn niềm tin vào điều ấy nữa. Vì vậy nên suy tính khi nói
chính là một trong những cơ chế được sử dụng cho mục đích này. (Cody
và McLaughlin, 1988, Buttny và Morris, 2001).

Tiểu kết

Tóm lại, những suy nghĩ, mong muốn, niềm tin và cách diễn đạt bằng lời
nói của chúng ta tương tác qua lại một cách năng động, là một chỉnh thể
nhất định cho cấu trúc của quá trình giao tiếp. Xuất phát từ suy nghĩ trong
đầu, trải qua quá trình chọn lọc ngôn ngữ từ những cái ta muốn nói rồi bị
chi phối bởi niềm tin của chúng ta, thành quả là điều chúng ta thực sự nói
ra - lời nói. Gọi là một chỉnh thể nhưng giữa chúng, mối liên kết là khác
nhau, bởi đây là những quá trình riêng lẻ, hoạt động độc lập trong não bộ
rồi đi ra bên ngoài, mỗi hành trình đều có những tác động riêng và cách
xử lí riêng. Hiểu được những khác biệt này có thể giúp bạn tự nhận thức
và cải thiện khả năng giao tiếp, để đảm bảo rằng những gì bạn nói sẽ phù
hợp hơn, hoàn thiện hơn với những gì bạn nghĩ và tin tưởng.

You might also like