Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Dẫn luận nghiên cứu khoa học.

1. Anh/Chị hãy so sánh phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng?
Định lượng Định tính
Mục tiêu Lượng hóa số liệu của hành vi Tìm hiểu sâu sắc về đặc tính hành vi
Cách tiếp cận Sử dụng bảng câu hỏi Phương pháp phỏng vấn thảo luận
Trình bày Theo quan điểm của người nghiên Theo quan điểm của người bị nghiên
cứu cứu
Kích thước mẫu Lớn Nhỏ
Chọn mẫu Ngẫu nhiên hoặc ngẫu nhiên phân Có mục đích
tầng
Kỹ năng phỏng Không đòi hỏi kỹ năng Đòi hỏi kỹ năng cao
vấn
Thời gian phỏng Ngắn Dài
vấn
Kết quả Định lượng dữ liệu từ câu trả lời Dữ liệu ghi âm, ghi chép nguyên bản

2. Anh/Chị hãy trình bày phương pháp lấy mẫu xác suất – phân tầng? Cho ví dụ?

Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng là phương pháp chọn mẫu trong đó nghiên cứu viên chia
quần thể nghiên cứu thành các tầng có đặc tính giống nhau sau đó chọn ra các đơn vị mẫu
trong từng tầng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, ngẫu nhiên theo hệ
thống hay ngẫu nhiên đơn.
Sử dụng khi:
• Các tầng có khác nhau về biến số quan tâm (nhóm tuổi, giới tính, ..)
• Sự khác biệt là ở mục tiêu của nghiên cứu.
Cách thức thực hiện
1. Chia tổng thể thành các tổ theo một tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục
đích nghiên cứu.
2. Trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để
chọn ra các đơn vị của mẫu.
3. Tỷ lệ mẫu lấy trong từng tổ bằng với tỷ lệ của tổ đó trong tổng thể.
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đảm bảo mẫu nghiên cứu bao gồm đại diện của tất cả các
tầng bao gồm chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ và phân tầng theo tỷ lệ.
3. Anh/Chị hãy trình bày phương pháp lấy mẫu phi xác suất – hạn ngạch? Cho ví dụ?
Chọn mãu theo hạn ngạch là phương pháp chọn mẫu trong đó nhà nghiên cứu xác định số
lượng đối tượng nghiên cứu cần có của mỗi nhóm và chọn đến khi đủ thì dừng lại.

• các đối tượng được chọn dựa trên một số tiêu chuẩn cố định. Các đơn vị được lựa chọn
trên tiểu chuẩn đã xác định trước đó sao cho tổng mẫu có cùng phân phối, tỉ lệ và các đặc
điểm giả định tồn tại trong chính tổng thể
Cách thức thực hiện
1. Tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm.
2. Sau đó dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiên hay chọn mẫu phán đoán để chọn các
đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra.
4. Anh/Chị hãy trình bày sự khác nhau giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng? Cho ví dụ?
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng
Mục tiêu Tìm hiểu vấn đề cơ bản Giải quyết các vấn đề thực
tiễn cụ thể
Phạm vi nc Rộng Hẹp
Kết quả Lý thuyết, mô hình mới Sản phẩm, phương pháp
mới
Ví dụ Tìm hiểu về cấu trúc của Nghiên cứu phát triển công
DNA của con người nghệ hàng không trong quân
sự
5. Anh/Chị hãy trình bày ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực
tiếp? Cho ví dụ? /8. Anh/Chị hãy trình bày ưu và nhược điểm của câu hỏi mở? Cho ví dụ?

Ưu điểm:
Có thể tương tác trực tiếp với người được nghiên cứu và nhận được câu trả lời ngay. Cho
biết cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về vấn đề nghiên cứu. Có thể tìm hiểu các khía cạnh
mới và phức tạp hơn của nghiên cứu. Tính linh hoạt trong phỏng vấn cao. Phù hợp nghiên
cứu định tính
Nhược điểm:
Khó đo lường và so sánh, kết quả mang tính chủ quan, chi phí phỏng vấn cao, thời gian
phỏng vấn dài, phụ thuộc vào trình độ của người trả lời nc, có thể gặp khó khăn về địa lý
khi phỏng vấn, yêu cầu tính bảo mật quyền riêng tư cao.
7. Anh/Chị hãy trình bày các loại thang đo trong nghiên cứu? Cho ví dụ?
Thang đo thứ bậc: thể hiện sự hơn kém của lớp phân loại này với các lớp khác
Thang đo danh nghĩa: sử dụng con số hoặc phạm trù để phân loại
Thang đo tỷ lệ: Là thang đo có điểm 0 thật ( thu nhập )
Thang đo khoảng: là thang đo cho biết khoảng cách của 2 điểm trên thang và không có
điểm 0 thật ( Ex: Thang đo mức độ yêu thích đọc sách của giới trẻ : 1= không thích; 2=
bình thường; 3= thích)
9. Anh/Chị hãy trình bày ưu và nhược điểm của câu hỏi đóng? Cho ví dụ?/ 13.Anh/Chị
hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi?
Ưu: dễ phân tích số liêu, tiết kiệm thời gian phỏng vấn, tính nhất quán cao, dễ so sánh kết
quả, phù hợp với nghiên cứu định lượng.
Nhược:
Giới hạn về thông tin, không thể tương tác trực tiếp, không có sự linh hoạt, phụ thuộc
nhiều vào quan điểm người thực hiện nc, dữ liệu trả lời dựa vào bảng câu hỏi, không thể
biết chi tiết và sâu sắc các khía cạnh mới và phức tạp của vấn đề.
10.Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của nghiên cứu mô tả?
Nghiên cứu mô tả nhằm xác định đặc điểm của một tổng thể hoặc một hiện tượng. Chúng
ta thường sử dụng nghiên cứu mô tả trong trường hợp muốn xác định “chân dung” khách
hàng của mình là ai? Độ tuổi và giới tính của nhóm khách hàng của mình ra sao chẳng
hạn. Nghiên cứu mô tả cũng được sử dụng để tìm hiểu về tiềm năng và đặc điểm của thị
trường.
Ưu: Dễ dàng thực hiện và hiểu, cung cấp hình ảnh tổng quan, là nền tảng của những
nghiên cứu về sau, phù hợp với nhiều lĩnh vực, sử dụng được nhiều phương pháp thu thập
tt
Nhược: Không xác định nhân- quả, thiếu tính sâu sắc, kết quả dễ bị ảnh hưởng từ việc
chuẩn bị trước nc, khó tổng quát hóa nghiên cứu nếu mẫu lớn.
11.Anh/Chị hãy trình bày mục đích, ưu và nhược điểm của nghiên cứu nhân quả?
Nghiên cứu nhân quả nhằm mục đích xác định mối quan hệ “nhân – quả” giữa các biến.
Đây là dạng nghiên cứu rất phổ biến trong thực tiễn, vì việc xác định mối quan hệ “nhân –
quả” giữa các biến số sẽ giúp chúng ta dự báo hoặc “kiểm soát” biến kết quả thông qua
việc “hiệu chỉnh” biến nguyên nhân
Ưu: Xác định nhân- quả của biến, cho phép kiểm soát biến số, tính ứng dụng thực tiễn và
mở rộng lý thuyết cao, có thể sử dụng để đưa ra dự báo.
Nhược:
Phức tạp trong thiết kế và kiểm soát biến, tốn kém, bị giới hạn trong việc tổng quát hóa
nc, có thể có rủi ro sai số trong nc.
12.Anh/Chị hãy so sánh chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và chọn mẫu ngẫu nhiên phân
nhóm?
Là cách chia nhỏ tổng thể thành từng cụm để đại diện cho tổng thể.
Sử dụng khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể.Các cụm
(chùm) thường được xác định theo địa lý hoặc những đơn vị tổ chức.
Cách thức thực hiện
1. Lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (cluster).
2. Chọn ngẫu nhiên một số khối, điều tra các khối đó.
3. Áp dụng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ các đơn vị trong tổng thể
cần nghiên cứu.
=> Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có tính đại diện, độ chính xác, phức tạp, tính ứng
dụng, tốn nhiều thời gian và chi phí cao hơn
14.Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của nghiên cứu khám phá?
Nghiên cứu khám phá hay còn gọi là nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích phân loại và xác
định vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo. Do chỉ mang tính chất “khám phá” nên mức độ
chắc chắn của kết quả nghiên cứu khám phá không cao, và thường chỉ là làm tiền đề cho
những nghiên cứu theo sau.
Ưu: Bước đầu tiên của nc, hiểu rõ hơn về vấn đề mới, tính linh hoạt cao, ít tốn kém, giúp
phát triển giả thuyết,
Nhược: độ chính xác thấp, khó lặp lại, thiếu cơ sở lý thuyết, đòi hỏi kỹ năng cao
15.Anh/Chị hãy trình bày các bước trong phương pháp khoa học? Cho ví dụ?
B1: Xác định vấn đề nc ( Nghiên cứu nguyên nhân cây rụng lá)
B2: Tổng quan tài liệu ( sách, tạp chí, luận văn,… về thực vật)
B3: Nêu giả thuyết ( Cây rụng lá để giảm mất nước)
B4: Thiết kế nghiên cứu (thí nghiệm trên từng nhóm cây…)
B5: Thu thập số liệu (Ghi nhận số lá rụng ở từng nhóm cây)
B6: Phân tích số liệu ( So sánh số lá rụng ở từng nhóm xem sự khác biệt)
B7: Giải thích kết quả ( Độ ẩm có ảnh hưởng đến việc rụng lá của cây)
16.Anh/Chị hãy so sánh phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phi xác suất?
Xác xuất Phi xác xuất
Định nghĩa Lựa chọn mẫu từ một quần Lựa chọn mẫu theo ý kiến
thể theo xác xuất công bằng chủ quan của người nghiên
cứu, không dựa trên bất kì
phép tính xác suất nào cả.
Tên gọi khác Lấy mẫu ngẫu nhiên Phi ngẫu nhiên
Lựa chọn mẫu Ngẫu nhiên Lựa chọn một cách chủ
quan
Bản chất của bản nghiên Là kết quả Là mở đầu
cứu khảo sát
Tính đại diện của mẫu Cao Thấp
Thời gian thực hiện Nhiều vì cần tìm hiểu kĩ Ít vì không cần chuẩn bị
trước thông tin mẫu trước thông tin mẫu
Giả thuyết Có giả thuyết từ trước và Giả thuyết được suy ra sau
nghiên cứu để chứng minh khi thực hiện nghiên cứu

CÂU 2. (7.5 điểm)


Cho đề tài và mô hình nghiên cứu sau đây:
………………………………………………………………………………………………………
…..
Anh/Chị hãy phân tích (có lý giải, bình luận) những vấn đề sau:
a) Đối tượng nghiên cứu của đề tài (1đ)
b) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (dự kiến) (1đ)
c) Phạm vi nghiên cứu của đề tài (dự kiến) (1đ)
d) Phương pháp nghiên cứu đề tài (dự kiến) (1đ)
e) Đề xuất giả thuyết nghiên cứu và giải thích ngắn gọn mối quan hệ giữa các biến
(1,5đ)
f) Phương pháp chọn mẫu của đề tài (dự kiến) (1đ)
g) Các hạn chế của đề tài (1đ)
HẾT

You might also like