Macro.CK.Test 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Test 8

Câu 1:Phân tích các hiện tượng kinh tế nhằm rút ra các nguyên lý về phương thức
ứng xử của các cá nhân hoặc hành động của các định chế được gọi là:
(a) Kinh tế học chính sách.
(b) Kinh tế học vĩ mô.
(c) Kinh tế học thực chứng.
(d) Kinh tế học lý thuyết.
Câu 2: Khi các nguyên lý kinh tế được rút ra từ những bằng chứng thực tế, phương
pháp lập luận kinh tế này được gọi là:
(a) Hậu kiểm.
(b) Suy diễn.
(c) Quy nạp.
(d) Kiểm định giả thiết.
Câu 3: Mục tiêu kinh tế nào được coi là trừu tượng nhất và khó đo lường nhất?
(a) Công ăn việc làm đầy đủ.
(b) Hiệu quả kinh tế.
(c) Tự do kinh tế.
(d) Ổn định giá cả.
Câu 4: Nói rằng các mục tiêu kinh tế là xung đột với nhau có nghĩa là:
(a) Không thể định lượng cả hai mục tiêu.
(b) Có sự đánh đổi trong việc thực hiện hai mục tiêu này
(c) Hai mục tiêu này không được chấp nhận về tầm quan trọng kinh tế như nhau
(d) Đạt mục tiêu này cũng dẫn đến đạt mục tiêu kia.
Câu 5: Nếu tăng trưởng kinh tế có khuynh hướng làm cho phân phối thu nhập
trong dân chúng một nước công bằng hơn thì mối quan hệ giữa hai mục tiêu kinh
tế này là:
(a) Suy diễn.
(b) Xung đột
(c) Bổ trợ.
(d) Loại trừ lẫn nhau.
Câu 6: Một sự tăng lên trong giá xe đạp được phản ánh trong:

1
(a) Chỉ số giảm phát GNP (deflator).
(b) Chỉ số giá hàng sản xuất.
(c) Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI).
(d) Cả a và c.
Câu 7: Nếu giá gạo tăng và giá thịt giảm, sự thay đổi này hẳn là sẽ được phản ánh
bằng sự tăng lên trong:
(a) Chỉ số lạm phát GNP.
(b) Chỉ số giá hàng sản xuất.
(c) Chỉ số giá hàng tiêu dùng.
(d) Không có khoản mục nào kể trên.
Câu 8: Khoản mục nào dưới đây là thành phần của sự khác nhau giữa thu nhập cá
nhân và thu nhập cá nhân có thể sử dụng được?
(a) Thanh toán chuyển giao.
(b) Thuế thu nhập cá nhân.
(c) Lơi nhuận công ty.
(d) Tiết kiệm.
Câu 9: Cấu phần thu nhập lớn nhất trong GDP là:
(a) Tiền công và phúc lợi cho những người lao động được thuê.
(b) Thu nhập của những người chủ.
(c) Lợi nhuận không chia của công ty.
(d) Giảm giá vốn (depreciation).
Câu 10: Khoản nào trong các dòng thu nhập dưới đây thuộc GDP nhưng không
thuộc GNP?
(a) Thu nhập của một người thợ xây nhà.
(b) Lợi nhuận của một ngân hàng Nhật hoạt động tại Việt Nam.
(c) Thu nhập kiếm đươc ở Lào của các cố vấn Việt Nam.
(d) Thu nhập của các công ty Việt Nam về việc xuất khẩu hàng hoá.
Câu 11: Đường tổng mức chi tiêu (AE) cho biết mối quan hệ giữa tổng mức chi
tiêu với:
(a) Chi tiêu mua sắm của chính phủ.
(b) GDP thực.
(c) Lãi suất.

2
(d) Mức giá chung.
Câu 12: Nếu tổng mức chi tiêu kế hoạch lớn hơn mức GDP thực trong ngắn hạn
thì:
(a) Tổng mức chi tiêu kế hoạch sẽ tăng lên.
(b) GDP thực sẽ tăng lên.
(c) Mức giá sẽ giảm để cân bằng tồn kho.
(d) Xuất khẩu sẽ giảm để cân bằng tồn kho.
Câu 13: Nếu đầu tư tăng 200 và nhờ đó mức chi tiêu tăng 800 thì:
(a) Số nhân là 0,25.
(b) Số nhân là 4,0.
(c) Độ dốc của đường AE là 0,25.
(d) Không có điều nào kể trên là đúng.
Câu 14: Một cuộc suy thoái bắt đầu khi:
(a) Số nhân giàm về giá trị vì khuynh hướng tiêu dùng biên giảm về giá trị.
(b) Chi tiêu tự định tăng.
(c) Chi tiêu tự định giảm.
(d) Khuynh hướng tiêu dùng biên tăng về giá trị, khiến cho số nhân tăng lên.
Câu 15: Số nhân là 2,0 và do một sự tăng lên trong kỳ vọng về lợi nhuận tương lai
nên các hãng tăng đầu tư thêm 10 tỉ. Viêc tăng trong đầu tư với số nhân trên khiến
cho đường tổng cầu AD:
(a) Dịch chuyển sang phải khoảng 20 tỉ.
(b) Dịch chuyển sang phải khoảng hơn 20 tỉ.
(c) Dịch chuyển sang phải khoảng ít hơn 20 tỉ.
(d) Không dịch chuyển và đường SRAS dịch chuyển sang phải khoảng 20 tỉ.
Câu 16: Số nhân là 2,0 và do môt sự tăng lên trong kỳ vọng lợi nhuận tương lai
nên các hãng tăng đầu tư thêm 10 tỉ. Khi đường SRAS không nằm ngang, trong
ngắn hạn, GDP thực sẽ:
(a) Tăng khoảng 20 tỉ.
(b) Tăng nhiều hơn 20 tỉ.
(c) Tăng ít hơn 20 tỉ.
(d) Không bị ảnh hưởng.

3
Câu 17: Số nhân là 2,0 và do môt sự tăng lên trong kỳ vọng lợi nhuận tương lai
nên các hãng tăng đầu tư thêm 10 tỉ. Nếu GDP thực tiềm năng không bị ảnh
hưởng, trong dài hạn GDP thực cân bằng sẽ:
(a) Tăng khoảng 20 tỉ.
(b) Tăng ít hơn 20 tỉ.
(c) Tăng nhiều hơn 20 tỉ.
(d) Không bị ảnh hưởng.
Câu 18: Đầu tư tăng 10 tỉ, điều nào dưới đây làm tăng tác động của sự thay đổi
này lên GDP thực cân bằng?
(a) Một giá trị nhỏ hơn của khuynh hướng tiêu dùng biên.
(b) Sự hiện diện của thuế thu nhập.
(c) Một đường tổng cung dốc hơn.
(d) Một đường tổng cung ngắn hạn thoải hơn.
Câu 19: Nếu MPC=0,75 và tăng thuế là 10 sẽ dẫn đến mức thay đổi trong tiết kiệm
là:
(a) -30.
(b) -10.
(c) 10.
(d) 30.
Câu 20: Trong trạng thái cân bằng, đầu tư bằng với:
(a) Tiết kiệm tư nhân.
(b) Thặng dư ngân sách.
(c) Tổng của a và b.
(d) Không phải a và b
Câu 21: Điều nào trong các chính sách dưới đây làm dịch chuyển đường AD xa
nhất về bên phải?
(a) Tăng thuế 10 tỉ.
(b) Giảm thuế 10 tỉ.
(c) Chính phủ tăng mua hàng hoá dịch vụ 10 tỉ.
(d) Chính phủ tăng thanh toán chuyển giao 10 tỉ.
Câu 22: Thuế. Ví dụ như thuế thu nhập, ảnh hưởng như thế nào đến só nhân chi
tiêu của chính phủ?

4
(a) Thuế thu nhập làm tăng số nhân.
(b) Thuế thu nhập không có ảnh hưởng đến số nhân.
(c) Thuế thu nhập làm giảm số nhân.
(d) Câu trả lời còn tuỳ thuộc vào việc thuế gộp (lump-sum taxes) có tồn tại cùng
với thuế thu nhập trong nền kinh tế hay không?
Câu 23: Điều nào dưới đây làm tăng số nhân?
(a) Tăng trong khuynh hướng nhập khẩu biên.
(b) Tăng trong khuynh hướng biên của thuế (marinal tax rate – mpt).
(c) Giảm trong khuynh hướng tiết kiệm biên.
(d) Giảm trong khuynh hướng tiệu dùng biên.
Câu 24: Điều nào dưới đây xảy ra một cách tự động khi nền kinh tế suy thoái?
(a) Chính phủ tăng mua hàng hoá dịch vụ.
(b) Thuế thu nhập tăng.
(c) Thặng dư ngân sách giảm.
(d) Thuế gộp (lump-sum taxes) giảm.
Câu 25: Nếu ngân sách của chính phủ thâm hụt ngay cả khi nền kinh tế có công ăn
việc làm đầy đủ thì thâm hụt ngân sách đó được gọi là:
(a) Thâm hụt dai dẳng.
(b) Thâm hụt không chu kỳ.
(c) Thâm hụt dự kiến.
(d) Thâm hụt cơ cấu
Câu 26: Nếu số nhân chi tiêu là 2,0. Lúc đầu nền kinh tế đang ở dưới mức GDP
tiềm năng, nếu chính phủ tăng mua hàng hoá , dịch vụ 20 tỉ trong ngắn hạn thì
GDP sẽ:
(a) Tăng 20 tỉ.
(b) Tăng nhiều hơn 20 tỉ.
(c) Tăng ít hơn 20 tỉ.
(d) Không bị ảnh hưởng.
Câu 27: Nếu số nhân chi tiêu là 2,0. Lúc đầu nền kinh tế đang ở mức GDP tiềm
năng, nếu chính phủ tăng mua hàng hoá , dịch vụ 10 tỉ trong ngắn hạn thì GDP sẽ:
(a) Tăng 10 tỉ.
(b) Tăng nhiều hơn 10 tỉ.

5
(c) Tăng ít hơn 10 tỉ.
(d) Không bị ảnh hưởng.
Câu 28: Sự hiện diện của thuế thu nhập làm……số nhân chi tiêu của chính phủ và
……số nhân của thuế gộp (lump-sum taxes).
(a) Tăng, tăng
(b) Tăng, không thay đổi.
(c) Giảm, không thay đổi.
(d) Giảm, giảm.
Câu 29: Thuế thu nhập và những khoản thanh toán chuyển giao
(a) Hoạt động giống như một cơ chế hấp phụ hay giảm xóc veef kinh tế và ổn
định hoá dao đông trong thu nhập.
(b) Ngăn cản nền kinh tế vận động đến cân bằng.
(c) Làm tăng tác động của những thay đổi trong đầu tư và xuất khẩu ròng.
(d) Làm tăng tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.
Câu 30: Trong một nền kinh tế không có thuế và không có nhập khẩu, nếu chính
phủ tăng 10 tỉ chi tiêu mua hàng hoá dịch vụ và tăng thuế gộp (lump-sum taxes) 10
tỉ thì đường tổng cầu AD sẽ:
(a) Dịch chuyển sang phải 100 tỉ.
(b) Dịch chuyển sang phải 10 tỉ.
(c) Dịch chuyển sang trái 90 tỉ.
(d) Không dịch chuyển.
Câu 31: Để tiền thực hiện được chức năng trao đổi một cách hiệu quả, nó phải có
đặc trưng dưới đây ngoại trừ đăc trưng nào?
(a) Được thừa nhận chung.
(b) Có thể chuyển đổi thành kim loại quý.
(c) Có giá trị tương đối cao so với trọng lượng của nó.
(d) Có thể phân chia được.
Câu 32: Giá trị của tiền phụ thuộc chủ yếu vào:
(a) Lượng vàng dự trữ của riêng đồng tiền đó.
(b) Lượng vàng dự trữ của cả tiền và các khoản gừi.
(c) Sức mua của nó.
(d) Chủ thể phát hành nó.

6
Câu 33: Khoản gửi (deposits) của các ngân hàng, cấu thành nên những dự trữ của
ngân hàng, xuất hiện như là:
(a) Một tài sản nợ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
(b) Một tài sản có trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương.
(c) Một tài sản nợ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng tiếp nhận khoản gửi
đó
(d) Một cấu phần của hạng mục “những thoả thuận mua và bán lại” (PRA) trong
bảng cân đối của ngân hàng trung ương.
Câu 34: Việc giảm trong dự trữ của ngân hàng do thanh toán tiền cho người nước
ngoài sẽ:
(a) Luôn gây ra một tác động số nhân lên các khoản gửi
(b) Gây tác động số nhân lên các khoản gửi chỉ khi không có dự trữ dư thừa.
(c) Không có ảnh hưởng đến các khoản gửi trong nước.
(d) Không có ảnh hưởng đến hiện trạng của tín dụng trong nước.
Câu 35: Sự tồn tại của một khoản tiền rút khỏi ngân hàng, nhưng trong các đièu
kiện khác không đổi sẽ:
(a) Giảm tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền.
(b) Không có ảnh hưởng đến tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng
cung tiền.
(c) Không có ảnh hưởng đến tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để thu hẹp cung
tiền.
(d) Tăng tài sản nợ của hệ thống ngân hàng để mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền.
Câu 36: Những định nghĩa khác nhau về cung tiền gồm những kiểu khoản gửi
khác nhau. Cung tiền theo nghĩa hẹp M1 gồm có tiền mặt và
(a) Tất cả các khoản gửi có thể chuyển thành séc.
(b) Cầu về khoản gửi.
(c) Tất cả các khoản gửi trog bảng kê A của ngân hàng.
Câu 37: Thứ thay thế cho tiền tệ hay tiền giấy là thứ có chức năng
(a) Kho giá trị (dự trữ giá trị).
(b) Đơn vị kế toán.
(c) Trung gian trao đổi nhưng không phải trung gian giá trị.
(d) Trung gian trao đổi và cũng là kho giá trị.

7
Câu 38: Nếu ngân hàng trung ương lo ngại đến tác động tiềm năng của một chính
sách tài khoá giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ, nó có thể:
(a) Mua trái phiếu trên thị trường mở.
(b) Tăng đòi hỏi dự trữ phái sinh.
(c) Bán trái phiếu trên thị trường mở với ý định làm giảm lãi suất.
(d) Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thập.
Câu 39: Nếu ngân hàng trung ương chọn cách tiếp cận kiểm soát lãi suất đối với
hoạt động trên thị trường mở, nó sẽ:
(a) Định giá và số lượng mua bán các trái phiếu.
(b) Định số lượng mua bán các trái phiếu vì thị trường sẽ xác định mức lãi suất
cân bằng của những trái phiếu đó.
(c) Đặt giá cho những trái phiếu mà nó bán hoặc mua và cho phép thị trường ấn
định lượng mua và bán trái phiếu.
(d) Thay đổi lãi suất chiết khấu mà không tính đến chính sách thị trường mở của
mình.
Câu 40: Nếu cầu về tiền giảm nhanh hơn mức độ cung tiền đang được ngân hàng
trung ương kiểm soát, khi đó:
(a) Lãi suất sẽ giảm.
(b) Lượng cầu về tiền sẽ lớn hơn lượng cung tiền.
(c) Lãi suất sẽ tăng.
(d) Việc mở rộng cung tiền là cần thiếst để thực hiện lãi suất mục tiêu (ban đầu).
Câu 41: Nếu lạm phát dự kiến tăng 10%, trong ngắn hạn, lãi suất danh nghĩa sẽ:
(a) Không đổi.
(b) Tăng ít hơn 1%.
(c) Tăng khoảng 1%
(d) Tăng khoảng nhiều hơn 1%.
Câu 42: Tăng dai dẳng trong chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra:
(a) Tăng nhất thời lạm phát
(b) Tăng dai dẳng lạm phát.
(c) Không thay đổi lạm phát.
(d) Giảm nhất thời lạm phát.

8
Câu 43: Tăng dai dẳng khối lượng tiền, không có sự thay đổi trong tỉ lệ tăng
trưởng sẽ tạo ra:
(a) Tăng nhất thời lạm phát
(b) Tăng dai dẳng lạm phát.
(c) Không thay đổi lạm phát.
(d) Giảm nhất thời lạm phát.
Câu 44: Nếu lạm phát dự kiến ở mức độ lớn, sẽ tạo sự chuyển giao của cải từ:
(a) Con nợ sang chủ nợ.
(b) Chủ nợ sang con nợ.
(c) Ngườ nghèo sang người giàu.
(d) Không có điều nào kể trên.
Câu 45: Nếu một nửa vốn trong nền kinh tế bị phá huỷ, GDP theo đầu người sẽ…:
(a) Không giảm chút nào.
(b) Giảm ít hơn một nửa.
(c) Giảm một nửa của mức ban đầu.
(d) Giảm nhiều hơn một nửa,.
Câu 46: Quy luật ngang bằng sức mua được duy trì. Nếu tỉ giá hiện hành là 110
yên ăn một đô la Mỹ, nếu tỉ giá hối đoái năm sau kỳ vọng là như cũ, tức là vẫn ở
mức 110 yên ăn một đô la Mỹ. Lạm phát trong năm ở Nhật sẽ được kỳ vọng……
lạm phát ở Mỹ.
(a) Lớn hơn.
(b) Nhỏ hơn.
(c) Không đổi.
(d) Không xác định được chỉ với thông tin nêu trên.
Câu 47: Dòng vốn vào Mỹ khi lãi suất ở Mỹ (đã được điều chỉnh theo những thay
đổi dự kiến về tỉ giá)……lãi suất nước ngoài.
(a) Lớn hơn.
(b) Bằng.
(c) Nhỏ hơn.
(d) Vốn không bao giờ chảy vào Mỹ.
Câu 48: Nếu tỉ giá hối đoái được thả nổi, việc tăng cầu về ô tô Nhật ở Mỹ sẽ:
(a) Tăng cung đồng yên khiến cho đồng yên bị giảm giá.

9
(b) Tăng cầu đồng yên khiến cho đồng đô la giảm giá.
(c) Tăng cầu đồng đô la khiến cho đồng yên giảm giá.
(d) Tăng cầu đồng đô la khiến cho đồng đô la giảm giá.
Câu 49: Nếu giá trị kỳ vọng về tỉ giá của VND trong tương lai là tăng lên, tỉ giá
hiện hành của đồng VND sẽ:
(a) Tăng.
(b) Không đổi.
(c) Giảm.
(d) Có thể thay đổi nhưng hướng thì không rõ ràng.
Câu 50: Việc gia tăng chênh lệch lãi suất ở Việt Nam làm……cầu về VND và tỉ
giá của VND sẽ:
(a) Tăng, tăng.
(b) Tăng, giảm.
(c) Giảm, tăng.
(d) Giảm, giảm.
Chúc may mắn và thành công!

10

You might also like