Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ

CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

CHƯƠNG 1 : ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA

1
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

- Đối tượng nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu

Khái niệm KTCT Mác-Lênin : là lý thuyết KTCT do Mác Ănghhen hình thành và đặt nền móng,
Lênin kế thừa và phát triển, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học của
KTCT trước đó, trực tiếp là KTCT tư sản cổ điển Anh.

Câu 1 : Đối tượng nghiên cứu

- KTCT M-L nghiên cứu QHSX :


+ Trong quá trình tái sản xuất : sản xuất- phân phối- trao đổi- tiêu dùng
+ Trong sự tác động qua lại với LLSX
+ Tác động qua lại với KTTT
Câu 2 : Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp DVBC và DVLS


- Phương pháp mô hình hóa
-Phương pháp trừu tượng hóa
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp logic kết hợp với lịch sử

CHƯƠNG 2 : HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC

2
CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

- KN sản xuất hàng hóa, 2 điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa
- KN hàng hóa => một vật chỉ trở thành sản phẩm hàng hóa khi phải có 2 thuộc tính
(giá trị và giá trị sử dụng)
- Tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa
- Vì sao hàng hóa lại có 2 thuộc tính
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
- Quy luật giá trị :
+ Vị trí, nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
+ Tác động của quy luật giá trị, rút ra ý nghĩa
- Vì sao doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động
- Là chủ thể kinh doanh, bạn chọn tăng năng suất lao động hay cường độ lao động ?

Câu 1 : KN sản xuất hàng hóa, 2 điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa
- KN sản xuất hàng hóa : là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm
mục đích để trao đổi, mua bán trên thị trường. Tạo ra sản phẩm.

+ Ra đời vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi đó nó xuất hiện đồng thời hai điều
kiện …

- Hai điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa :

Hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển dựa vào hai điều kiện:
a) Phân công lao động xã hội: xuất hiện thời công xã nguyên thủy
- KN : Là sự phân chia lao động xã hội theo các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Là
cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

VD : nông dân, ngư dân, bác sĩ, kĩ sư,…

+ Phân công lao động càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng và đa dạng hơn.

+ Là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa vì : Do phân công lao động nên mỗi người trong xã hội
chỉ có thể sản xuất hoặc tạo ra 1 hoặc 1 vài sản phẩm. Do giới hạn về thời gian, trình độ, vốn,.. nhưng
nhu cầu của con người cần nhiều hơn => phải trao đổi sản phẩm. ( trả lời cho câu hỏi tại sao phân
công lao động lại dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hóa )

b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

- Sự tách biệt về kinh tế làm cho người sản xuất trở thành những chủ thể độc lập, do đó sản phẩm làm
ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối.

3
VD : những thứ mình làm ra => bản thân mình có quyền sở hữu.

- Nguyên nhân dẫn đến sự độc lập về kinh tế :

+ Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX

+ Có 3 hình thức sở hữu về TLSX ( sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân)

+ Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng( tương đối )

- Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang tính chất là trao đổi hàng hóa.

VD : công xã nguyên thủy : trao đổi vật-vật. Nhưng đến tư bản chủ nghĩa…

=> Trên đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện này thì
không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.

Câu 2 : KN hàng hóa => một vật chỉ trở thành sản phẩm hàng hóa khi nào, 2 thuộc tính (giá trị
và giá trị sử dụng)
* KN hàng hóa : Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người, thông qua trao đổi, mua – bán trên thị trường.

- Hàng hóa tồn tại 2 dạng :

+ Hàng hóa vật thể ( HH hữu hình ) : có hình dạng cụ thể xác định, có thể cầm nắm được,…

VD : quần áo, giày dép,…

+ Hàng hóa phi vật thể ( HH vô hình/ HH dịch vụ ) : không tồn tại dưới dạng hình thức cụ thể, con
người chỉ cảm nhận được, quá trình sản xuất và tiêu dùng gắn chặt với nhau

VD : dịch vụ viễn thông, dịch vụ giải trí, dịch vụ y tế,…

* Hai thuộc tính của hàng hóa :

a) Giá trị sử dụng

- KN : Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng, tính có ích của sản phẩm có thể thỏa mãn một
nhu cầu của con người, tiêu dùng cá nhân, lương thực, thực phẩm hoặc cho tiêu dùng sản xuất: máy
móc, nguyên liệu, nhiên liệu… (nhu cầu về vật chất và tinh thần)

- Đặc điểm của giá trị sử dụng:

+ Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hoặc nhiều công dụng nhất định : giá trị sử dụng của hàng hóa
được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học, kĩ thuật và lực lượng sản xuất.
VD : cái bút có thể viết, kẻ, làm quà tặng,…
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, vì vậy nó là một
phạm trù vĩnh viễn.

4
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần trong quá trình phát triển của KHKT và LLSX.

- Đặc trưng :

+ Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hóa là dành cho người khác, cho xã hội.
+ Một vật phẩm đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng.

b) Giá trị của hàng hóa.


- Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải bắt đầu nghiên cứu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là
quan hệ tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.

- Giá trị trao đổi : trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ trao đổi lẫn nhau
giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau.

VD : 1 con gà = 10 cân táo

 gà và táo là vật mang giá trị trao đổi


 Tại sao gà và táo lại trao đổi được với nhau?
Tại sao lại trao đổi theo tỉ lệ nhất định 1-10?

 Các loại hang hóa đều do hao phí lao động của người sản xuất tạo thành. Có khác nhau
về kết cấu vật chất và công dụng nhưng đều do hao phí lao động tạo thành
 Vậy nên thực chất trao đổi hàng hóa họ chỉ trao đổi hao phí lao động bên trong hàng hóa
 Hao phí lao động của 1 con gà = hao phí lao động trồng 10 cân táo
 Tgian lao động xã hội cần thiết của gà = 10 táo
- KN giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội ( hao phí lao động ) của người sản xuất ra hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa.

- Đặc điểm của giá trị:

+ Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi

+ Giá trị trao đổi chẳng qua là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị

+ Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa: do những người lao động tự
quy ước với nhau

+ Giá trị là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa, trong sản xuất, trao đổi hàng hóa.

Câu hỏi : Hàng hóa nào cũng có 2 thuộc tính trong đó giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, giá trị là
phạm trù lịch sử, vậy hàng hóa là phạm trù gì, vì sao ?

c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa ( phân tích thuộc tính )

5
- Sự thống nhất :

+ Hai thuộc tính luôn luôn tồn tại trong 1 hàng hóa. Phải có đủ 2 thuộc tính mới đc coi là hàng hóa.
Nếu thiếu 1 trong 2 thì không được coi là hàng hóa

VD: không khí, nước mưa

+ Hai thuộc tính của hàng hóa do 1 người lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định

VD : người công nhân tạo ra cái áo => đồng thời tạo ra cả 2 thuộc tính

- Sự mâu thuẫn :

Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị là hai quá trình khác nhau về thời gian và không
gian

+ Quá trình thực hiện giá trị được thực hành trước và trên thị trường (trong lưu thông)
+ Quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau và trong lĩnh vực tiêu dùng

+ Với tư cách GTSD : Hàng hóa khác nhau về chất, nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa
đồng nhất về chất

Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán  Mục đích: giá trị, lợi nhuận kinh doanh

Người tiêu dùng  Mục đích: rất cần giá trị sử dụng của hàng hóa NHƯNG trước hết cần phải thực
hiện giá trị hàng hóa sau đó mới chi phối được giá trị sử dụng

+ Trong nền SXHH, một hàng hóa sản xuất ra có thể bán được hoặc không bán được. Nếu HH bán
được thì mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính được giải quyết. Nếu quá trình giá trị không được diễn ra thì sẽ
dẫn đến khủng hoảng sản xuất

CHỐT: Hai thuộc tính của hàng hóa quan hệ ràng buộc lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với
nhau.

Câu 3 : Vì sao hàng hóa lại có 2 thuộc tính ? (1)


Phân tích tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa (2)
Nếu câu hỏi hỏi theo ý (1) thì phải có câu dẫn (*) >< nếu chỉ hỏi (2) thì không cần
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì lao động sản xuất hàng hóa có
tính hai mặt. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Trong đó lao động cụ thể tạo ra giá
trị sử dụng, lao động trừu tượng tạo ra giá trị (*)
a) Lao động cụ thể (xem xét sx hh cái gì, cho ai, cái nào?)
- KN : là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Các loại lao động này tạo ra một loại sản phẩm cụ thể và những loại sản phẩm này khác nhau

6
- Đặc trưng (5)
1. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng lao động riêng, phương pháp riêng và kết quả
riêng
VD : Chẳng hạn, lao động của thợ may và lao động của thợ nề là hai loại lao động cụ thể khác
nhau.
Thợ may: sử dụng kim chỉ, vải vóc để tạo ra sản phẩm may mặc
Thợ nề: gạch đá, xi măng, sắt thép,.. để tạo ra các công trình xây dựng
2. LĐ cụ thể tạo ra giá trị sử dụng. Các loại lao động cụ thể khác nhau về chất thì tạo ra những sản
phẩm cũng khác nhau về chất và mỗi sản phẩm có một giá trị sử dụng riêng.
3. LĐ cụ thể phản ánh phân công lao động xã hội. KHKT càng phát triển thì LĐ cụ thể càng đa dạng,
phong phú, dẫn đến có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
 Càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể  phân công lao động XH càng chi tiết  sản xuất hàng
hóa càng phát triển  xã hội hàng càng tiến bộ
4. LĐ cụ thể là phạm trù vĩnh viễn
LĐ cụ thể tồn tại không phụ thuộc vào hình thái kinh tế xã hội nào cho nên lao động cụ thể là phạm
trù vĩnh viễn:
VD: lao động cụ thể của người làm bánh mì thì vẫn là công việc tạo ra bánh mì mà chắc chắn rằng nó
không thể tạo ra quần áo hay đồ kim khí khi ở một hình thái kinh tế xã hội khác
 LĐ cụ thể tạo ra giá trị sử dụng nên có thể lí giải việc giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn
5. LĐ cụ thể ngày càng đa dạng, chuyên môn hóa cao
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao với sự giúp ddwox của khoa học công
nghệ, những yêu cầu đó ngày càng được đáp ứng hoàn hảo
Ví dụ: Hoạt động xây nhà
Trước kia: Thập kỉ 80  Tự thiết kế, thi công xây dựng và chỉ có 1 vài ng bạn hỗ trợ
Ngày nay: Việc xây nhà trải qua nhiều công đoạn được phân công lao động rõ rết: LĐ cụ thể của kiến
trúc sư thiết kế ngôi nhà  Công nhân xây nhà  Thợ điện nước, sơn tường, nội thất, vệ sinh,...
b) Lao động trừu tượng (chỉ xem xét hao phí lao động)
- KN : là lao động của người SXHH khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của sản xuất hàng hóa
hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người SXHH.
- Đặc trưng (4)
1. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của HH
So sánh giá trị hàng hóa này với hh khác
Ví dụ: LĐTT của ng sản xuất xe máy cao hơn người nuôi gà
 Hao phí lao động để làm ra 1 chiếc xe máy > gà
 Khi bán ra thị trường thì xe máy > gà

7
Vậy xét về mặt lao động cụ thể ko thể so sánh loại lao động này với lao động khác nhưng xét về mặc
lao động trừu tượng thì có thể so sánh mức lao động hao phí về thần kinh, cơ bắp của lao động này
với các lao động khác
2. Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa
3. Lao động trừu tượng biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người SXHH
4. Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất
=> Sở dĩ sản xuất hàng hóa có 2 thuộc tính vì nó có tính 2 mặt. => lao động cụ thể (giá trị sử
dụng); lao động trừu tượng ( giá trị )
* Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa.

- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và tính chất
xã hội của lao động của người sản xuất hàng hoá.
- Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, còn lao động trừu tượng là biểu hiện của
lao động xã hội .
* Mâu thuẫn : Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất
hàng hoá giản đơn.
- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hoá riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của
xã hội.
- Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá có thể cao hơn so với mức tiêu hao mà
xã hội có thể chấp nhận.

Câu 4 : Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
*Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Thước đo lượng giá trị
- Lượng giá trị của hàng hóa = số lượng LĐ của XH cần thiết để sản xuất hàng hóa = thời gian lao
động
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
- Năng suất lao động
- Cường độ lao động
- Mức độ phức tạp của lao động
Thời gian lao động xã hội cần thiết
- Là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội với trình độ
thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
Năng suất lao động
- KN : là năng lực sản xuất của lao động
- Năng suất lao động được tính bằng :
+ Số lượng sản phẩm được sản xuất/1 đơn vị thời gian
+ Số lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm
- Tăng năng suất lao động : tăng hiệu quả hay hiệu suất của lao động
- Khi năng suất lao động tăng :
+ Số lượng sản xuất trong 1 đơn vị thời gian tăng
+ Số lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm giảm
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: (5)
+ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mức độ ứng dụng KHKT vào sản xuất
+ Người LĐ
+ Trình độ tổ chức, quản lý

8
+ Quy mô và hiệu suất của TLSX
+ Các điều kiện tự nhiên
Cường độ lao động
- KN : là mức độ khẩn trương, căng thẳng của công việc
- Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong1 đơn vị thời gian và được tính bằng
số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian
- Tăng CĐLĐ = tăng sự hao phí (số calo hao phí/ đơn vị thời gian) trong 1 đơn vị thời gian = việc
kéo dài thời gian lao động
- Cường độ lao động tăng thì giá trị 1 đơn vị sản phẩm không đổi
- Cường độ lao động phụ thuộc vào :
+ Thể chất và tinh thần của người lao động
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ Sự phát triển của KHKT và mức độ ứng dụng KHKT vào sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên
Mức độ phức tạp của lao động ( 2 loại lao động )
- Lao động giản đơn : lao động không cần qua đào tại, huấn luyện
- Lao động phức tạp : lao động phải được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ
=> Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn so với
lao động giản đơn

Câu 5 : Quy luật giá trị


- Vị trí : là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa
- Nội dung: sản xuất và trao đổi hàng hóa hàng hóa phải dữ trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết
- Yêu cầu:
 Trong sản xuất:
+ Số lượng sản phẩm được sản xuất ra phải phù hợp (nhỏ hơn hoặc bằng) với khả năng thanh toán
của xã hội
+ Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa phải phù hợp với hao phí lao động xã hội
cần thiết
 Trong trao đổi/lưu thông: cần được thực hiện theo nguyên tắc trao đổi ngang giá
- Tác động:
 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác theo sự tác động của giá cả
+ Điều tiết hàng hóa từ nơi giá cả thấp tơi snơi giá cả cao
 Kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng NSLD, hạ giá thành sản phẩm
VD: Người sản xuất mong muốn (A) hao phí LĐ cá biệt < hao phí LĐXH cần thiết
 Tăng năng suất lao động  ứng dụng KHKT vào sản xuất, tăng chất lượng, hạ
giá, đổi mới mẫu mã
+ Người sản xuất muốn có lãi thì phải hạ thấp giá trị cá biệt hàng hóa của mình thấp hơn giá trị xã
hội, do đó phải cải tiến kỹ thuật, tăng nắng suất lao động
 Phân hóa người sản xuất thành người giàu – người nghèo
VD : Người sản xuất (A) có hao phí LĐCB < hao phí LĐXHCT  bán được nhiều  lãi  giàu
+ Người sản xuất (C) …………………………………………  bán được ít  giới hạn nhất
định: thu không đủ bù đắp chi  thua lỗ  phá sản  người nghèo  đi làm thuê

=> Ý nghĩa :
+ Giúp điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy cải tiến KHKT nhưng cũng khiến phân
hóa giai cấp trong xã hội tăng cao.

9
+ Vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất
phát triển mạnh mẽ, vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối
với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động diễn ra một cách
khách quan trên thị trường.

Câu 6 : Vì sao doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động ?
*Vì :
- Năng suất lao động chính là năng lực sản xuất
=> Tăng năng suất lao động chính là tăng hiệu quả hay hiệu suất của lao động
- Năng suất lao động có 5 nhân tố ảnh hưởng :
+ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mức độ ứng dụng KHKT vào sản xuất
+ Người LĐ
+ Trình độ tổ chức, quản lý
+ Quy mô và hiệu suất của TLSX
+ Các điều kiện tự nhiên
=> nhân tố thứ nhất sẽ khiến năng suất lao động tăng mà không phải quan tâm nhiều đến hao phí
lao động.
=> Khi tăng năng suất thì :
+ Số lượng sản xuất trong 1 đơn vị thời gian tăng
+ Số lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm giảm.
- Tức là doanh nghiệp tăng năng suất lao động vẫn thu về được số lượng sản xuất như mong muốn và
không phải lo nghĩ về hao phí lao động vì đã áp dụng được KHKT vào sản xuất.
VD : Một xưởng may khi có đầy đủ máy may tự động => làm việc không phụ thuộc vào cường độ
lao động của con người => tăng năng suất lao động => thu được số lượng sản xuất dự kiến và
không mất quá nhiều chi phí để trả nhân công may.
Câu 8 : Nếu là chủ thể kinh doanh, bạn chọn tăng năng suất lao động hay cường độ lao động ?
(như câu 7, so sánh một chút với cường độ lao động)

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Hàng hóa sức lao động :


+ KN/ Điều kiện/ Hai thuộc tính : giá trị, giá trị sử dụng

10
+ Vì sao sức lao động là hàng hóa đặc biệt (vẫn phải chỉ ra 2 thuộc tính => chỉ ra cái đặc biệt)
+ Ý nghĩa (ý nghĩa đối với nguồn nhân lực)
- Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
+ Kể tên mấy phương pháp
+ Phân tích (hỏi cái nào kể cái đấy)
+ So sánh

Câu 1: Hàng hóa sức lao động : khái niệm SLD, điều kiện SLD trở thành hàng hóa, thuộc tính
của hàng hóa SLD, ý nghĩa hàng hóa sức lao động
- Sức lao động : là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể con người
đang sống và được người đó đem ra vận dụng trong quá trình lao động
- Lao động : là sự vận dụng sức lao động vào quá trình sản xuất

*Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Người lao động được tự do về thân thể (- pk, chnl)
- Người lao động không có tư liệu sản xuất

*Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động (sức lao động là hàng hóa đặc biệt bởi nó có 2 thuộc
tính)

- Giá trị sức lao động : Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động quyết định
+ Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả SLĐ hay còn gọi là tiền lương/công
+ Giá trị sức lao động: nuôi sống người công nhân/phí tổn đào tạo/nuôi sống gia đình công nhân
+ Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
VD: Giá trị cái bút = hao phí lao động = thời gian lao động (đo được) = 2 giờ
- Giá trị sử dụng sức lao động : thể hiện trong quá trình lao động, có khả năng tạo giá trị mới lớn hơn
giá trị sức lao động
VD: 1 người có 1 doanh nghiệp sản xuất quần áo => trả cho công nhân 5tr/tháng. Công nhân phải
tạo ra một giá trị hơn 5tr

*Ý nghĩa

Câu 2: Vì sao sức lao động lại là một loại hàng hóa đặc biệt ?
Sức lao động trước hết có 2 thuộc tính :
*Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động (sức lao động là hàng hóa đặc biệt bởi nó có 2
thuộc tính)

11
- Giá trị sức lao động : Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động quyết định
+ Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả SLĐ hay còn gọi là tiền lương/công
+ Giá trị sức lao động: nuôi sống người công nhân/phí tổn đào tạo/nuôi sống gia đình công nhân
+ Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
VD: Giá trị cái bút = hao phí lao động = thời gian lao động (đo được) = 2 giờ
- Giá trị sử dụng sức lao động : thể hiện trong quá trình lao động, có khả năng tạo giá trị mới lớn hơn
giá trị sức lao động
VD: 1 người có 1 doanh nghiệp sản xuất quần áo => trả cho công nhân 5tr/tháng. Công nhân phải
tạo ra một giá trị hơn 5tr
=> Đặc biệt :
*Về mặt giá trị
- Có yếu tố tinh thần và lịch sử
- Có thể nuôi sống người công nhân/phí tổn đào tạo/ nuôi sống gia đình người công nhân
*Về mặt giá trị sử dụng
- Không bị hao mòn, không mất đi tạo ra lượng gái trị lớn hơn giá trị của bản thân nó
- Người lao động không có tư liệu sản xuất

Câu 3: Các phương pháp sản xuất GTTD


 Sản xuất GTTD tuyệt đối
- Khái niệm: là phương pháp kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu giữ nguyên
- Con đường chủ yếu để sản xuất GTTD tuyệt đối: tăng cường độ lao động, tăng thời gian lao động
 Sản xuất GTTD tương đối
- Khái niệm: là phương pháp độ dài ngày lao động giữ nguyên trong khi thời gian lao động tất yếu
giảm
- Con đường chủ yếu để sản xuất GTTD tương đối: Giảm giá trị tư liệu sinh hoạt = tăng năng suất lao
động = ứng dụng KHKT vào sản xuất (chỉ thực hiện khi ta có KHKT tương đối phát triển)
* GTTD siêu ngạch
- Là m thu được của những doanh nghiệp có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị XH của hàng hóa
- Do nâng cao NSLD cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt
 Biện pháp: Áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác

Câu 4: So sánh m tương/tuyệt đối; m tương đối/siêu ngạch


*So sánh PPSX m tuyệt đối và PPSX m tương đối
Tiêu chí PPSX m tuyệt đối PPSX m tương đối
Độ dài ngày LĐ Kéo dài Giữ nguyên
Thời gian lao động tất yếu Giữ nguyên Rút ngắn
Gía trị sức lao động Giữ nguyên Rút ngắn
Biện pháp Tăng cường độ lao động, tăng thời gian
Tănglàm
năng suất lao động xã hội
việc

*So sánh PPSX giá trị thặng dư tương đối và PPSX giá trị siêu ngạch

Tiêu chí so sánh PPSX m tương đối PPSX m siêu ngạch

12
Kết quả Do tăng năng suất lao động xã hội Do tăng NSLĐ cá biệt
Giai cấp thu m Toàn bộ các nhà tư bản thu Từng nhà tư bản thu
Mối quan hệ Mối quan hệ giữa công nhân và TB MQH giữa CN và TB, TB với TB
Giống nhau - Đều phương pháp sản xuất GTTD
- Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động

CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG


NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

13
Câu 1: Nêu 5 đặc điểm KT của độc quyền (chú ý đặc điểm 1 và 3)

a. Các tổ chức ĐQ có quy mô tích tu và tập trung tư bản lớn


- Tổ chức ĐQ: tổ chức liên minh giữa các nhà TB lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và
tiêu thụ 1 số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao
- Các hình thức:
 Cartel:
+ Là liêm minh độc quyền về giá cả, phân chia thị trường, số lượng hàng hoá sản xuất
+ Các nhà tưm bản tham gia Cartel vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông
+ Cartel là một liên minh đế quốc không vững chắc
+ Cartel phát triển nhất ở Pháp
 Xanhđica (Syndicate)
+ Là tổ chức độc quyền về lưu thông : mọi việc mua bán do một ban quản trị đảm nhiệm. Họ vẫn độc lập
về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông
+ Mục đích: thống nhất đầu mối mau, bán hàng hóa để bán hàng hóa với giá đắt và mua nguyên liệu với giá
rẻ
+ Hình thức này phát triển nhất ở Pháp
 Tơrơt (Trust)
+ Là hình thức độc quyền thống nhất cả về sản xuất và LT dưới sự quản lý của hội đòng quản trị
+ Các nhà tư bản tham gia Tơrơt trở thành các cổ đông thuu lợi nhuận theo cổ phần
+ Trust đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Nước mỹ là quê hương của Trust
 Côngxoocxiom (Consortium)
- Là hình thức đế quốc đa ngành, tồn tại dưới dạng một hiệp nghị ký kết giữa ngân hàng và công nghiệp để
cùng nhau tiến hành các nghiệp vụ tài chính như :
+ Phát hành chứng khoán có giá
+ Phân phối công trái
+ Đầu cơ chứng khoán có giá ở sở giao dịch
+ Hợp tác để thực hiện các dự án lớn
- Thông thường, đứng đầu một côngxoocxiom là một ngân hàng độc quyền lớn.
b. Sức mạnh của các tổ chức ĐQ do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối
- Tư bản tài chính = tổ chức độc quyền ngân hàng + tổ chức ĐQ công nghiệp
- Đầu sỏ tài chính (tài phiệt, trùm tài chính): 1 nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời soóng KT và CT
của toàn XH tư bản nhờ sự phát triển của TB tài chính
- Về kinh tế: đầu sỏ tc thiết lập sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”
Đầu sỏ TC (cổ phiếu khống chế)  Công ty mẹ (tiếp tục khống chế)  công ty con (tiếp tục khống chế)
 công ty cháu (tiếp tục khống chế)
- Về CT: đầu sỏ tc thiết lập sự thống trị của mình bằng cách chi phối hoạt động của cơ quan nhà nước, biến
nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng

c. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến


- Nguyên nhân của XKTB

14
+ Do 1 số nước tư bản đã tích lũy được 1 khối lượng tư bản lớn và có 1 số TB thừa tương đối cần tìm nơi
đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư trong nước
+ Do nhiều nước lạc hậu hơn về KT bị lôi cuốn vào giao lưu KT nhưng lại thiếu TB. Trong khi đó, ở
những nước này giá ruộng đất/lương/nguyên vật liệu rẻ  hấpx dẫn các nhà đầu tư
- Hình thức XKTB
+ Xét về hình thức đầu tư: đầu tư trực tiếp/gián tiếp (ODA/FDI)
 Đầu tư trực tiếp (ODA): hình thức XKTB để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí
nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó
thành 1 chi nhánh của “CT mẹ” ở chính quốc
 Đầu tư gián tiếp (FDO): hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu,… mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí đầu tư
+ Xét về chủ sở hữu TB
 XKTB nhà nước: + KT: hướng vào ngành kết cấu hạ tầng  tạo điều kiện cho TBTN
+ CT: tạo sự phụ thuộc lâu dài
+ QS: lôi kéo vào khối QS, đưa quân đi tham chiến. Đặt căn cứ QS
 XKTB tư nhân: là TBTN trực tiếp thực hiện XKTB nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao hơn
- Vai trò của XKTB
Đối với nước XKTB
 Tích cực: + Tìm được nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận
+ Xuất được các TLSX đã lạc hậu được sắp thay thế
+ Tìm kiếm được thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu
+ Khai thác được các nguồn lợi khác của nước nhập khẩu
 Tiêu cực: nếu XKTB đi quá giới hạn sẽ hạn chế sự đầu tư phát triển của trong nước đối với
nước XK
Đối với nước NKTB
 Tích cực: + Thu hút được TB đầu tư
+ Khai thác được các nguồn lực trong nước
+ Gỉai quyết công ăn việc làm
+ Tiếp thu được KHCN hiện đại
 Tiêu cực: đầu tư không cân đối giữa các ngành; làm ảnh hưởng tính độc lập, tự chủ KT,
nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài tăng lên. QPAN đương đầu với nhiều thách thức mới
Bài 1: So sánh XKHH và XKTB

Tiêu chí XKHH XKTB


Giống nhau - Đầu tư ra nước ngoài
- Cùng 1 mục đích: chiếm đoạt m
- Để mở rộng QHSX
Bản chất - Bán HH ra thị trường nước ngoài để thu - XK giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích
giá trị và m bóc lột m
Mục đích Thông qua trao đổi không ngang giá - Bóc lột m bằng cách XKTB
Điều kiện Các nước phát triển có đk về vốn, KHKT… - Các nước phát triển thì dư thừa TB, các
áp dụng Hao phí LĐ thấp nên họ tìm cách XKHH nước kém phát triển cần vốn
sang các nước

15
Kết quả - Làm quan hệ thương mại giưac các nước gắn kết
- Làm QHSX TBCN phát triển và mở rộng
- Được lợi cho cả 2 nước - Thúc đẩy quá trình PCLĐ và hợp tác quốc
- Làm cho nước NK bị phụ thuộc tế
- Qúa trình CNH – HĐH ở nước NK nhanh
chóng
- Để lại hậu quả cho nước NK

d. Cạnh tranh để phân chia thị trường TG là tất yếu giữa các tập đoàn ĐQ
f. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định KV LT ảnh hưởng là cách thức để bảo về lợi
ích ĐQ
- Kết hợp về con người: thông qua các hội chủ xí nghiệp, đại biểu của các tổ chức ĐQ tham gia vào bộ máy
nhà nước, các quan chức nhà nước cài đặt vào BQT và các tổ chức ĐQ
- Hình thành sở hữu nhà nước: SHNN được hình thành bao gồm cả các động sản, bất động sản, doanh
nghiệp nhà nước trong các ngành, kết cấu hạ tầng KT – XH
- Sự điều tiết KT của nhà nước TS: hệ thống ĐTKT của nhà nước TS là tổng thể những thiết chế và thể chế
KT của nhà nước. Bao gồm BMQL gắn với hệ thống CS, công cụ có khả năng ĐT toàn bộ KTQD

Câu 2: 3 đặc điểm KT của độc quyền nhà nước


1. Kết hợp về con người
- Thông qua các hội chủ XN, đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước, các quan
chức nhà nước cài đặt ban quản trị của các tổ chức độc quyền.
2. Hình thành sở hữu nhà nước
- SHNN được hình thành bao gồm cả các bất động sản, doanh nghiệp nhà nước trong các ngành, kết cấu hạ
tầng KT – XH
3. Sự điều tiết KT của nhà nước tư sản
- Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là tổng thể những thiết chế và thể chế KT của nhà nước.
Bao gồm: bộ máy quản lí gắn với hệ thống CS, công cụ có khả năng điều tiết toàn bộ nền KTQD

CHƯƠNG 5 : KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CÁC QUAN HỆ

16
LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Câu 1: KTTT định hướng XHCN ở VN: KN, Sự cần thiết, mục tiêu, đặc trưng (trong đặc trưng có mục
tiêu)
1. Khái niệm
- KTTT định hướng XHCN là nền KT vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng
tới từng bước xác lập 1 XH mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bàng, văn minh; có sự điều tiết
của Nhà nước do ĐCS VN lãnh đạo
2. Tính tất yếu khách quan (vì sao ở nước ta phải phát triển KTTT định hướng XHCN)
- Là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan
- Do tính ưu việt của KTTT định hướng XHCN trong thúc đẩy phát triển với Việt Nam
- Phù hợp với nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân
Việt Nam
3. Đặc trưng (chú ý phần gạch chân)
- Về mục tiêu: phát riển nên KTTT là nhằm xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam
+ Gỉai phóng sức sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, thực hiệ quá trình CNH, HDH, nâng cao hiệu quả
KT – XH
+ Từng bước xây dựng QHSX mới, tiên tiến nhằm xây dựng thành công CNXH
- Về quan hệ sở hữu và TPKT: phát triển nhiều hình thức sở hữu, nhiều TP KT; trong đó KT nhà nước
giữ vai trò chủ đạo
+ Sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần KT sẽ tạo động lực cạnh tranh để hình thành
1 nền KTTT năng động và phát triển
+ KT nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo các thành phần KT khác
- Về quan hệ quản lý nền KT: nền KT vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN
+ Nhà nước quản lý nền LTTT định hướng XHCN thông qua pháp luật, chiến lược, KH, quy hoạch và
cơ chế chính sách cùng các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường, phù hợp
với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam
- Về quan hệ phân phối: thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo kết
quả lao động, hiệu quả KT là chủ yếu
+ Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của KTTT định hướng CNXH, là hình thức thự chiện
về mặt KT của chế độ công hữu tư liệu sản xuất. Do vậy, đây là hình thức phân phối chủ yếu ở nước ta hiện
nay
- Về quan hệ giữa tăng trưởng KT với công bằng XH
+ Nền KTTT định hướng CNXH ở VN thực hiện gắn tăng trưởng KT với công bằng XH, phát triển KT
đi đôi với phát triển KT – CH, thực hiện tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng chính sách, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của KTTT

17
CHƯƠNG 6 : CNH, HĐH VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
- CNH, HĐH ở VN
+ KN/ Sự cần thiết (vì sao ở VN phải phát triển quá trình CNH, HĐH)
+ Nội dung (2 nội dung) : có 4 nhiệm vụ : học kĩ nhiệm vụ thứ 2
- Hội nhập
+ KN/ Sự cần thiết, tất yếu khách quan (vì sao VN phải thực hiện quá trình hội nhập…)
+ Tác động tích cực. tiêu cực(hạn chế, thách thức)

Câu 1 : KN, Sự cần thiết quá trình CNH, HĐH ở VN

*KN công nghiệp hóa :


- Quan niệm cũ : là quá trình phát triển công nghiệp, không gắn với hiện đại hóa
- Quan niệm mới : phải gắn liền với sự phát triển các ngành KT toàn diện/ gắn liền với hiện đại hóa/
mục đích CNH nhằm tăng trưởng kinh tế và phát triển XH
*Quan niệm của Đảng ta về CNH, HĐH
- Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… từ sử
dụng sức lao động thủ công sang sử dụng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại
*Tính tất yếu khách quan phải thực hiện CNH, HĐH :
- CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSXXH mà mọi quốc gia đều phải trải quan dù ở các
quốc gia phát triển hay các quốc gia đi sau.
- Đối với các nước có nền KT kém phát triển quá độ lên CNXH như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất
kinh tế và CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH, HĐH.
Câu 2 : Nội dung (2 nội dung) : 4 nhiệm vụ : học kĩ nhiệm vụ thứ 2
*Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền SX-XH lạc hậu sang nền SX-XH
tiến bộ.
*Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền SX-XH lạc hậu sang nền SX-XH hiện đại :
1. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu KHCN mới, hiện đại
2. Chuyển đổi cơ cấu KT theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả (chú ý)
 KN cơ cấu kinh tế : mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế
 Cơ cấu ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng nhất
 Cơ cấu kinh tế phải hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Khai thác, phân bố và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực bên ngoài.
- Cho phép ứng dụng những thành tựu KHCN mới, hiện đại vào các ngành, lĩnh vực, vùng của nền KT.
- Phù hợp xu thế phát triển chung của nền KT và yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

18
 CNH, HĐH ở VN cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau :
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền KT dựa trên nền tảng sáng tạo.
- Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN lần thứ 4.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của CMCN lần
thứ 4.
3. Từng bước hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
4. Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh CMCN lần thứ 4.
- Các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của CMCN lần thứ 4 :
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng
kỹ thuật số.
+ Thực hiện chuyển đổi số nền KT và quản trị xã hội.
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Câu 3 : KN, sự cần thiết tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập ở VN

- KN : là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa
trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
- Tính tất yếu khách quan của HNKTQT :
+ Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
+ HNKTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nước, đặc biệt là các nước đang và kém phát
triển.
Câu 4 : Tác động tích cực, tiêu cực

*Tác động tích cực


- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
- Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập văn hóa, chính trị, củng cố QPAN
*Tác động tiêu cực
- Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt
- Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế
- Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bất lợi
- Thách thức đối với quyền lực nhà nước
- Bản sắc dân tộc và văn hóa bị xói mòn
- Gia tăng nguy cơ khủng bố, buôn lậu, dịch bệnh,…

19
Chương IV. Câu hỏi vận dụng

Câu 22: “Văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể những yếu tố vật thể và phi vật thể giúp cho việc
phân biệt tộc người này với tộc người khác. Chính văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển
của ý thức tự giác tộc người. Văn hóa tộc người là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và
đặc thù tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người làm cho tộc người này khác với tộc người
khác”
Giải
 Khẳng định đồng tình / nhất trí với nhận định / phát biểu trên bởi:
 “Văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể những yếu tố vật thể và phi vật thể giúp cho việc phân
biệt tộc người này với tộc người khác” => VHTN bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể, đó là đặc
trưng riêng của mỗi tộc người
- Văn hóa: tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần
- Văn hóa vật thể: cầm nắm được, hữu hình,...
VD: làng gốm bát tràng, chùa Thánh Chúa,.....
- Văn hóa phi vật thể: không cầm nắm được, là cái vô hình
VD: hát quan họ, ca dao tục ngữ,......
=> Mỗi cộng đồng dân tộc, mỗi tộc người trong quá trình hình thành và phát triển đã kết tinh cho
mình những giá trị vật thể và phi vật thể khác nhau mà tổng thể những giá trị đó được gọi là văn hóa.
Những giá trị đó mang tâm tưởng, suy nghĩ của tộc người đó, là cái đặc trưng, giúp phân biệt tộc người
này với tộc người khác.
 Văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tự giác tộc người” => Văn hóa tộc người
làm nảy sinh tiêu chí của tộc người: ý thức tự giác tộc người
- Văn hóa được tạo nên bởi những giá trị vật chất và tinh thần, văn hóa tồn tại cả trong tâm tưởng của
những người tạo nên và thừa hưởng giá trị văn hóa đó. Những người có đặc điểm chung về nét văn hóa
đó gắn kết lại với nhau, coi mình thuộc về một tộc người nhất định
- Ý thức tự giác tộc người: ý thức coi mình thuộc về một tộc người nhất định được thể hiện trong
hàng loạt các yếu tố:
+ Sử dụng một tên gọi tộc người chung thống nhất
VD: Tày, Nùng, Dao,...
+ Có ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh lịch sử của tộc người
VD: Nguồn gốc con rồng cháu tiên của người Việt
+ Có đặc điểm văn hóa, tuân theo phong tục, tập quán, lối sống tộc người
VD: Thờ cúng tổ tiên, lễ tết,....

 “VHTN là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc thù của tộc người, nó thực hiện chức
năng cố kết tộc người”
=> Văn hóa là đặc trưng cho tộc người, là cái riêng, cái để phân biệt tộc người này với tộc người
khác

20
- Quá trình hình thành, phát triển của mỗi tộc người là khác nhau, trải nghiệm khác nhau, những nhu
cầu khác nhau dẫn đến việc hình thành giá trị văn hóa khác nhau
- Những sự khác nhau đó không phải là những điều cá biệt hay dị biệt là mà ranh giới để phân biệt
tộc người này với tộc người khác
VD: Cùng thờ cúng tổ tiên nhưng người Tày, người Nùng không có cúng giỗ trong khi người Kinh thì

VD: Các nước phương Đông chủ yếu trồng lúa nước trong khi các nước phương Tây chủ yếu phát
triển lúa mì
=> Quá trình tộc người: cố kết tộc người
- Cố kết trong nội bộ từng tộc người
- Cố kết giữa các tộc người có gần gũi với nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa
VD: Cố kết với nhau trong quá trình chống lại tự nhiên
VD: Cố kết trống giặc ngoại xâm
=> Từ đặc điểm của cố kết tộc người, khẳng định lại VHTN giúp phân biệt tộc người này với tộc
người khác: cố kết tộc người lại hình thành thêm những giá trị văn hóa mới

Câu 23: “Văn hóa được coi là một tiêu chí quan trọng để xác định tộc người (..) Văn hóa của tộc
người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người nào đó, do tộc người đó sáng tạo
ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc người khác trong quá trình lịch sử”
Dựa vào hiểu biết về một tộc người cụ thể, em hãy bình luận nhận định trên
Giải
 Khẳng định đồng tình / nhất trí với nhận định / phát biểu trên bởi:
 “Văn hóa được coi là một tiêu chí quan trọng để xác định tộc người”
=> Để xác định một tộc người cần căn cứ vào tổng thể diện mạo văn hóa của tộc người đó
VD: Xác định người Việt cần căn cứ vào nguồn gốc hoặc quan niệm về nguồn gốc, văn hóa vật chất,
tinh thần của người Việt.
 “Văn hóa của tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người nào đó, do tộc người
đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc người khác trong quá trình lịch sử”
- Văn hóa bao gồm giá trị vật chất và tinh thần, do chủ thể nhất định tạo nên và đặc trưng cho chủ thể
đó
VD: Hát quan họ => Bắc Ninh
- Văn hóa có thể do chủ thể sáng tạo ra hay tiếp thu, vay mượn từ những chủ thể khác
VD: Chữ Nôm (gốc là chữ Hán)
VD: Món ăn: chân gà xốt thái
- Văn hóa giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác

21
Câu 24: “Trong những thập niên vừa qua, gia đình Việt Nam trải qua nhiều biến chuyển quan trọng, đi
từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại với những đặc điểm mới, hiện đại hơn, tự do hơn, quá
trình hội nhập quốc tế làm xuất hiện nhiều quan điểm hội nhập”
Giải
 Khẳng định đồng tình / nhất trí với nhận định / phát biểu trên bởi:
 Gia đình: thiết chế xã hội có tính lịch sử, tính đa dạng trong các nền văn hóa, tính biến đổi (đặc biệt trong xã
hội hiện đại), có mối quan hệ sinh học (quan hệ huyết thống) và VHXH (quan hệ xã hội-nhận nuôi)
 Gia đình truyền thống: mang những nét đã quen thuộc, đặc trưng cho cộng đồng đó
VD: “Tam đại đồng đường”
VD: Gia đình phụ hệ, mẫu hệ,....
 Đi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại => Xu thế tất yếu, mang tính phát triển
 Các yếu tố tác động, xu thế toàn cầu hóa, chính sách,..
 Gia đình hiện đại với những đặc điểm mới, hiện đại hơn, tự do hơn
- Gia đình vẫn được coi là giá trị hàng đầu
- Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng: từ truyền thống đến hiện đại
là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng và con cái mà họ sinh ra
- Gia đình VN vừa bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu những yếu tố hiện đại (tình cảm,
bình đẳng, trách nhiệm, chia sẻ trong cuộc sống gia đình)
- Xuất hiện kiểu gia đình mới không có trong gia đình truyền thống: single mon, hôn nhân đồng giới,
sống thử
- Tính cộng đồng tập thể trong gia đình có xu hướng giảm, tình trạng ly hôn, hôn nhân “ảo” gia tăng
VD: Trong bữa cơm mỗi người một cái điện thoại
 Quan điểm hội nhập
- Hội nhập là một xu thế tất yếu
- Trong quá trình hội nhập phải biết chọn lọc những giá trị tốt đẹp để phát triển và bài trừ những giá trị
chưa phù hợp
- Phải giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc
 Các biện pháp khuyến nghị để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa gia đình
- Nâng cao nhận thức về gia đình: Gia đình là “tế bào của xã hội có tính sản sinh”, là “hạt nhân của xã
hội”. Sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào gia đình
- Ban hành, thi hành các chính sách “Luật hôn nhân và gia đình”,.....

TRƯƠNG KHÁNH LINH – 0942782005

TRƯƠNG KHÁNH LINH – 0942782005

22
23

You might also like