Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN

1. Về hình thức và kĩ năng


Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn
bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một đặc điểm của
văn học trung đại, cụ thể là tính qui phạm và viêc phá vỡ tính quy phạm để thể hiện cá
tính sáng tạo trên phương diện nội dung và nghệ thuật; phân tích, chứng minh được
đặc điểm đó được biểu hiện qua một tác phẩm đã học.
2. Về nội dung
2.1. Làm rõ nội dung nhận định:
a. Giải thích khái niệm:
– Văn học trung đại: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, là nền
văn học tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến.
– Tính qui phạm: Một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự qui định chặt chẽ
theo khuôn mẫu. Tính qui phạm thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau:
+ Quan niệm văn học: Đề cao chức năng xã hội của văn học, coi trọng mục đích giáo
huấn, thơ dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo.
+ Tư duy nghệ thuật: Lối tư duy trừu tượng, gián tiếp, quen nghĩ và phải nghĩ theo
một kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức gắn với tính ước lệ, tượng trưng,
bút pháp gợi hơn tả…
+ Quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp của quá khứ là chuẩn mực, tạo nên tính sùng cổ, sử
dụng nhiều điển tích, điển cố, nhiều thi liệu truyền thống…
+ Thể loại: Sử dụng những thể loại có kết cấu định hình.
+ Ngôn ngữ: uyên bác, trang trọng, đề cao phép đối, điển tích, điển cố…
– Sự phá vỡ tính qui phạm thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau:
+ Quan niệm văn học: hướng vào đời sống cá nhân, mô tả hiện thực khách quan…
+Tư duy nghệ thuật: Xuất hiện lối tư duy trực quan cụ thể, đưa những hình ảnh chân
thực của cuộc sống vào thơ.
+ Thể loại: những thể thơ mới, thay đổi tiết tấu, nhịp điệu…
+ Ngôn ngữ: Vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, câu thơ mang ngữ điệu nói…
– Cá tính sáng tạo: Là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cái
không lặp lại trong tài năng của người nghệ sĩ. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập trung ở
cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ riêng của nhà văn…
b. Ý cả câu: Các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng đã phá vỡ những qui
định chặt chẽ, theo khuôn mẫu của văn học trung đại để thể hiện những nét riêng, mới
mẻ trên phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
2.2. Bàn bạc, mở rộng:
– Tại sao các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tính
qui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm:
+ Văn học trung đại ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng của
văn hóa, văn học Trung Quốc, với những ràng buộc, phép tắc, ý thức cá nhân, cá thể
chưa có điều kiện phát triển. Xã hội có phép tắc, văn học có khuôn mẫu.
+ Tính qui phạm khiến cho văn học bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực, coi
trọng thuyết minh cho đạo lý gắn với con người bổn phận. Nhà văn sáng tác không
bằng con mắt quan sát của cá nhân mà bằng những hình thức có tính cố định, hạn chế
tối đa sự sáng tạo cua người nghệ sĩ.
+ Nhà văn tài năng là những người có bản lĩnh, có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, không
chấp nhận cái cũ, sự rập khuôn, khao khát sáng tạo, khao khát thể hiện cái tôi, thể hiện
bản sắc riêng.
– Việc phá vỡ tính qui phạm của văn học trung đại có ý nghĩa như thế nào
+ Văn học mang hơi thở của cuộc sống, thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo
theo hướng dân tộc hóa, hiện đại hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
+ Bài học sáng tạo cho người cầm bút: trong sự chi phối của tính qui phạm vẫn thể
hiện được cá tính sáng tạo với cách nhìn, cách miêu tả riêng.
+ Đối với người đọc, khi tìm hiểu văn học trung đại, cần chú ý đến việc phá vỡ tính
qui phạm để nhận thức được đặc sắc của mỗi tác phẩm, đóng góp của mỗi tác giả.
2.3. Phân tích “Hoàng Hạc Lâu”để làm sáng tỏ nhận định
Lưu ý:
– Có thể chấp nhận cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và cách trình bày theo
hệ thống ý riêng nhưng với điều kiện phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
– Việc phân tích tác phẩm cần phải được bám sát, soi chiếu từ lí luận, tránh phân tích
tác phẩm chung chung, thuần tuý.

You might also like