Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN – TIN HỌC


--------------- ---------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

CHỦ ĐỀ: SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA CẤP SỐ NHÂN

Học phần: Lý thuyết tình huống


Giảng viên: TS. Lê Thái Bảo Thiên Trung
Nhóm 5:
Đỗ Thị Lý Hương 46.01.101.046
Trần Ngọc Nhi 46.01.101.105
Lớp: 2221MATH143901

Học kì II – Năm học 2022-2023


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1


PHẦN 1: PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC “ SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA CẤP
SỐ NHÂN”.......................................................................................................... 2
1. Hoạt động 1: Mở đầu ................................................................................. 2
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới .................................................. 3
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM ......................................................... 6
2.1. Các chiến lược giải của học sinh ............................................................ 6
2.2. Lựa chọn sư phạm................................................................................... 6
2.3. Yếu tố của môi trường ............................................................................ 6
PHẦN 3: PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM .......................................................... 7
3.1. Thực nghiệm:........................................................................................... 7
3.2. Nhận xét ................................................................................................. 11
3.3. Kết luận .................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 13
1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt tại Pháp, đã và đang vận dụng
lý thuyết tình huống trong dạy học và đạt được những thành quả nhất định trong nghiên
cứu, nâng cao chất lượng dạy học. Việc vận dụng lý thuyết tình huống trong giảng dạy
các môn học nói chung và môn Toán nói riêng giúp phát triển khả năng tư duy của học
sinh thông qua việc giải quyết những tình huống được giáo viên xây dựng. Việt Nam
đang trong giai đoạn thực hiện cải cách đổi mới giáo dục nhằm mục tiêu phát triển năng
lực toàn diện cho học sinh, theo đó các phương pháp dạy học cũng dần đổi mới và lý
thuyết tình huống cũng đang được vận dụng vào trong dạy học. Học sinh sẽ được tiếp
cận với các tình huống thực tiễn, các tình huống có vấn đề nhiều hơn, từ đó tăng thêm
hứng thú, mong muốn tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, hình thành ở học sinh tính tự chủ,
sáng tạo.

Thông qua học phần Lý thuyết tình huống, dưới sự dẫn dắt của Thầy Lê Thái Bảo Thiên
Trung, nhóm chúng em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm mà thầy đã chia sẻ cũng
như các phương pháp dạy học mà thầy đã đề cập. Từ những kinh nghiệm đang có ấy,
nhóm chúng em đã viết bài tiểu luận này sau quá trình thực nghiệm về kiến thức “Số
hạng tổng quát của cấp số nhân”. Dù chúng em đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
nhưng chắc rằng sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được
những lời góp ý, nhận xét của thầy để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong
tương lai.
Cuối cùng nhóm chúng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy, kính chúc thầy sẽ đạt
được nhiều thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, đào tạo những
thế hệ giáo viên giỏi góp phần phát triển nền giáo dục Việt Nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2

PHẦN 1: PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC “ SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA CẤP SỐ


NHÂN”
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học, gợi
tâm thế, kích thích sự tò mò cho HS, giúp HS đón nhận kiến thức mới một cách dễ
dàng.
b) Nội dung:
GV cho HS quan sát câu chuyện cười « Cuộc mua bán kì lạ giữa nhà tỷ phú và nhà toán
học » : Tương truyền, vào một ngày nọ, có 1 nhà toán học đến gặp một nhà tỷ phú và
đề nghị "bán" tiền cho ông ta theo thể thức sau : Liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày nhà
toán học "bán" cho nhà tỷ phú 10 triệu đồng với giá 500 đồng ở ngày đầu tiên và kể
từ ngày thứ 2, mỗi ngày nhà tỷ phú phải "mua" với giá gấp đôi giá của ngày hôm
trước. Không một chút đắn đo, nhà tỷ phú đồng ý ngay tức thì, lòng thầm cảm ơn nhà
toán học nọ đã mang lại cho ông ta một cơ hội hốt tiền nằm mơ cũng không thấy.
Ngày Nhà toán học bán Nhà tỷ phú trả
Ngày 1 10.000.000đ 500đ
Ngày 2 10.000.000đ 1000đ
Ngày 3 10.000.000đ 2000đ
Ngày 4 10.000.000đ 4000đ
…. 10.000.000đ …..
Ngày 30 10.000.000đ …..
Tính số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán học ở ngày thứ 30?

- GV hướng dẫn, tổ chức HS tìm tòi các kiến thức liên quan bài học.
Câu hỏi gợi ý:
H1- Số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán học ở 6 ngày đầu tiên lần lượt là bao nhiêu?
H2- Nếu xem số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán học là các số hạng của một dãy số thì
các số hạng của dãy số này có quy tắc gì?
→ GV dẫn dắt HS tìm hiểu kiến thức về số hạng tổng quát của cấp số nhân: Chúng
ta có thể tính tiếp được số tiền nhà tỷ phú trả ở ngày 5 bằng cách lấy số tiền của ngày 4
nhân đôi lên và số tiền ngày 6 bằng số tiền ngày thứ 5 nhân đôi nhưng nếu chúng ta
tính bằng cách đếm như vậy thì tới ngày 30 sẽ rất mất thời gian. Chúng ta cũng đã nhận
ra đây là một dãy số với quy tắc từ số hạng thứ hai trở đi đều gấp đôi số hạng đứng
trước nó. Vậy làm sao chúng ta tính được số tiền nhà tỷ phú trả ở ngày 30?
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS:
L1- Số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán học ở 6 ngày đầu tiên lần lượt là: 500đ, 1000đ,
3

2000đ, 4000đ, 8000đ, 16000đ.


L2- Dãy số có quy tắc là: Các số hạng, từ số hạng thứ hai trở đi đều gấp đôi số hạng
đứng trước nó.
d) Tổ chức dạy học:
Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu câu chuyện cười « Cuộc mua bán kì lạ giữa
nhà tỷ phú và nhà toán học » và nêu câu hỏi
- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Thực hiện HS làm việc cá nhân tiến hành tính tiền nhà tỷ phú trả cho nhà
toán học ở 6 ngày đầu tiên và thấy được sự liên quan của các
số liên tiếp nhau, tìm hiểu nội dung bài học và hình thành
phương pháp xác định số tiền nhà tỷ phú trả ở ngày thứ 30.
Báo cáo, thảo luận GV gọi một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào
bài học mới

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Số hạng tổng quát của cấp số nhân
a) Mục tiêu : HS giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số nhân
b) Nội dung :

- HS tìm công thức số hạng tổng quát dưới sự hướng dẫn của GV:
Yêu cầu HS: Viết các số hạng từ u2 , 𝑢3 ,.., 𝑢𝑛 theo u1 và q

- HS làm ví dụ 2 :
Cho cấp số nhân ( un ) biết
a.𝑢1 = 3, 𝑞 = 5. Tính 𝑢7 ?
b.𝑢4 = 1, 𝑞 = 2. Tính 𝑢10 ?
−1 3
c. 𝑢1 = 3, 𝑞 = . Hỏi là số hạng thứ mấy của cấp số nhân?
2 256
- HS làm ví dụ 3:
Quay trở lại câu chuyện « Cuộc mua bán kì lạ giữa nhà tỷ phú và nhà toán học » ở hoạt
động mở đầu để trả lời yêu cầu bài toán đưa ra: Tính số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán
học ở ngày thứ 30.
4

c) Sản phẩm :

- Các số hạng của cấp số nhân theo 𝑢1 và 𝑞


𝑢2 = 𝑢1 . 𝑞
𝑢3 = 𝑢2 . 𝑞 = (𝑢1 . 𝑞). 𝑞 = 𝑢1 . 𝑞2
𝑢4 = 𝑢3 . 𝑞 = (𝑢1 . 𝑞2 ). 𝑞 = 𝑢1 . 𝑞3
……
𝑢𝑛 = 𝑢1 . 𝑞𝑛−1
Kết luận : Nếu cấp số nhân có số hạng đầu u1 và công bội q thì số hạng tổng quát un được
xác định bởi công thức: 𝑢𝑛 = 𝑢1 . 𝑞𝑛−1 , 𝑛 ≥ 2

- Đáp án ví dụ 2:
a. 𝑢7 = 3. 56
1
b. 𝑢4 = 𝑢1 . 𝑞3 ⇒ 1 = 𝑢1 . 23 ⇒ 𝑢1 =
8
1
𝑢10 = 𝑢1 . 𝑞9 = . 29 = 26
8
3 −1 𝑛−1
c. 𝑢𝑛 = 𝑢1 . 𝑞𝑛−1 ⇒ = 3. ( )
256 2
𝑛−1 8
1 −1 −1 −1 𝑛−1
⇔ =( ) ⇔( ) =( )
256 2 2 2
⇔8=𝑛−1⇔𝑛 =9

- Đáp án ví dụ 3:
Số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán học ở ngày thứ 30 là
u30 = u1. q29 = 500. 229 = 268.435.456.000đ
5

d) Tổ chức thực hiện :

Chuyển giao nhiệm vụ


- GV đưa ra yêu cầu: Viết các số hạng từ u2 đến 𝑢𝑛 theo u1
và q
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm và dẫn dắt HS tìm ra
công thức số hạng tổng quát
- GV đưa ra ví dụ 2.
- GV đưa ra ví dụ 3.

Thực hiện
- Các nhóm thảo luận, dưới sự hướng dẫn của GV tìm ra công
thức số hạng tổng quát.
- Dựa vào công thức vừa tìm được, HS thực hiện yêu cầu.
- HS suy nghĩ cá nhân làm ví dụ 2, ví dụ 3

Báo cáo, thảo luận


- HS nộp lại bảng nhóm cho GV, GV treo bảng nhóm của một
nhóm bất kỳ và gọi một HS của nhóm đó giải thích câu trả
lời.
- HS giải thích câu trả lời. Các HS ở nhóm khác nhận xét.
- GV gọi ba HS lên bảng làm ví dụ 2. Các HS khác nhận xét,
bổ sung.
- GV gọi một HS bất kỳ trả lời ví dụ 3. Các HS khác nhận
xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định


GV nhận xét câu trả lời của HS, GV kết luận công thức số
hạng tổng quát của cấp số nhân.
6

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM


2.1. Các chiến lược giải của học sinh
+ Chiến lược 1 (chiến lược ban đầu): Tính số tiền từng ngày cho đến ngày thứ 30.
→ Nhóm dự đoán đây là chiến lược mà HS nghĩ đến đầu tiên, các em nhìn vào bảng sẽ
tính được ngay số tiền nhà tỷ phú trả ở ngày thứ 5,6,....và với tâm lý đó các em nghĩ
mình có thể tính từng ngày cho đến ngày thứ 30 . Tuy nhiên, HS sẽ bỏ khi tìm được
chiến lược tốt hơn vì tính từng ngày sẽ mất thời gian và dễ bị tính toán sai.
- Chiến lược tối ưu (cách làm sẽ đi đến kiến thức cần hình thành)
+ Chiến lược 2 (chiến lược tối ưu): Biến đổi phép tính vài ngày đầu và nhận ra quy
luật:
Ví dụ :
Ngày 1: 500
Ngày 2: 1000 = 500.21
Ngày 3: 2000 = 1000.2= 500.2.2= 500.22
Ngày 4: 4000 = 2000.2= 500.2.2.2 = 500.23
....................................................................
Khi đó sẽ tính được số tiền ngày thứ 30 là 500.229
→ Nhóm dự kiến chiến lược này sẽ xuất hiện nhiều hơn chiến lược 1, so với chiến lược
1 thì chiến lược 2 giúp HS tính toán nhanh hơn và chính xác hơn. Chiến lược này sẽ
giúp HS hướng đến kiến thức số hạng tổng quát của cấp số nhân.
2.2. Lựa chọn sư phạm
- Lựa chọn sư phạm 1: Số tiền nhà tỷ phú trả qua từng ngày.
+ Nhóm đưa ra số tiền nhà tỷ phú trả ở ngày đầu tiên thấp (500đ) và qua mỗi ngày trả
gấp đôi ngày trước đó, vì tâm lý chung HS sẽ cảm thấy việc tính gấp đôi sẽ dễ dàng
hơn việc tính gấp 3 hay gấp 4 lần. Sự lựa chọn sư phạm này cho phép HS nghĩ đến việc
tính tiền từng ngày bằng cách lấy gấp đôi số tiền ngày trước đó.
- Lựa chọn sư phạm 2: Yêu cầu tính số tiền ở ngày thứ 30
Nhóm chọn khoảng thời gian 30 ngày vì đây là một khoảng thời gian không quá dài
gợi cho HS niềm tin mình có thể tính được, cũng không phải là thời gian quá ngắn để
HS có thể tính ra dễ dàng. Lựa chọn này cho phép HS áp dụng rồi rời bỏ chiến lược
tính từng ngày như ban đầu bởi vì càng lúc số tiền cứ tăng dần và trở thành con số lớn
điều đó gây mất thời gian và dễ sai sót trong quá trình tính toán.
2.3. Yếu tố của môi trường
Đối với chiến lược ban đầu, HS sẽ cảm thấy rất mất thời gian nếu như cứ tính từng ngày
như thế đồng thời con số ngày càng lớn có thể gây sai sót trong quá trình tính toán. Hơn
nữa trong quá trình tính , HS có thể sẽ suy nghĩ đến việc nếu cuộc giao dịch này diễn
7

ra trong khoảng thời gian dài hơn thì khi đó chiến lược ban đầu sẽ trở nên bất khả thi.
Từ đó, HS từ bỏ chiến lược ban đầu và đi đến chiến lược tối ưu.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM


3.1. Thực nghiệm:

PHIẾU KHẢO SÁT BÀI TOÁN THỰC TẾ

NỘI DUNG BÀI TOÁN:


HS quan sát câu chuyện cười « Cuộc mua bán kì lạ giữa nhà tỷ phú và nhà toán học » :
Tương truyền, vào một ngày nọ, có 1 nhà toán học đến gặp một nhà tỷ phú và đề nghị
"bán" tiền cho ông ta theo thể thức sau : Liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày nhà toán
học "bán" cho nhà tỷ phú 10 triệu đồng với giá 500 đồng ở ngày đầu tiên và kể từ
ngày thứ 2, mỗi ngày nhà tỷ phú phải "mua" với giá gấp đôi giá của ngày hôm trước.
Không một chút đắn đo, nhà tỷ phú đồng ý ngay tức thì, lòng thầm cảm ơn nhà toán
học nọ đã mang lại cho ông ta một cơ hội hốt tiền nằm mơ cũng không thấy.
Ngày Nhà toán học bán Nhà tỷ phú trả
Ngày 1 10.000.000đ 500đ
Ngày 2 10.000.000đ 1000đ
Ngày 3 10.000.000đ 2000đ
Ngày 4 10.000.000đ 4000đ
…. 10.000.000đ …..
Ngày 30 10.000.000đ …..
Tính số tiền nhà tỷ phú trả cho nhà toán học ở ngày thứ 30?
Bài làm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
8

Nhóm đã khảo sát thực tế trên 15 HS lớp 10 và thu được kết quả như sau:

Số lượng Tỷ lệ

Chiến lược 1 2 13,33%

Chiếc lược 2 8 53,33%

Không giải được 5 33.33%

Kết quả khảo sát thực tế

13%
33%
Chiến lược 1
Chiến lược 2
Không giải được
54%
9

Minh họa
- Chiến lược 1: HS tính số tiền từng ngày
10

- Chiến lược 2: HS nhận ra quy luật và tính số tiền ngày 30.


11

- Không giải được:

3.2. Nhận xét


Do các yếu tố môi trường nên đúng như dự kiến của nhóm, chiến lược tối ưu chiếm
số phần trăm nhiều nhất.
- Lời giải của 2 HS ở chiến lược 1 cho thấy các em hiểu yêu cầu bài toán, từ đó trả
lời chính xác số tiền nhà tỉ phú trả ở ngày thứ 30. Thông qua việc trao đổi với hai em
thì nhóm nhận được hai lời giải thích như sau:
+ Đối với em HS thứ 1, em chia sẻ rằng mình phải rất cẩn thận trong việc ghi lại
đáp án từ máy tính vì con số lớn nên dễ bị ghi sai kết quả.
+ Đối với em HS thứ 2, em chia sẻ rằng mình cũng đã bấm máy tính để cho ra được
kết quả cuối cùng nhưng không biết cách trình bày tự luận như thế nào, do ghi kết
quả từng ngày quá mất thời gian nên em chỉ ghi mỗi kết quả ngày 30 thôi và em cho
rằng có cách làm nhanh hơn hoặc có công thức để tính nhưng em chưa biết công thức
đó.
- Lời giải của 8 HS ở chiến lược 2, ở đây các em nhận ra được quy luật của phép tính
qua từng ngày, sau đó tổng quát lên thành công thức giúp các em dễ dàng hơn trong
việc tính toán và tránh những sai sót trong quá trình tính toán. Và đây cũng là kết quả
12

mà nhóm mong đợi, từ đó hướng đến mục tiêu hình thành kiến thức số hạng tổng
quát của cấp số nhân.
3.3. Kết luận
Thông qua quá trình thực nghiệm, cho thấy nhiều học sinh hiểu và tổng quát được
công thức cần tính qua từng ngày để giải quyết vấn đề bài toán. Kết quả này đúng
như mong đợi của nhóm để từ đó hướng HS đến hình thành kiến thức số hạng tổng
quát của cấp số nhân. Kết quả này cũng ủng hộ nhận định của nhóm về vai trò dạy
học kiến thức thông qua một bài toán thực tế thúc đẩy sự cọ xát của HS trong vấn đề
tiếp xúc, giải quyết vấn đề của HS. Về việc vận dụng một tình huống dạy học thực tế
thông qua một bài toán thực tế cho thấy những bằng chứng về việc học sinh phát triển
các lập luận toán học để giải quyết vấn đề, cụ thể là việc học sinh nhận ra được các
yếu tố môi trường làm cản trở các em trong quá trình tính toán, điều đó góp phần làm
cho HS từ bỏ chiến lược ban đầu.
13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Tiến, 2005, Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán.

[3] Lê Thái Bảo Thiên Trung, 2023. Giáo trình Lý thuyết tình huống trong dạy học
Toán.

You might also like