Nhóm 8- LTTHCK

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN – TIN HỌC.




TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn học: Lý thuyết tình huống

Lớp học phần: 2221MATH1439

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thái Bảo Thiên Trung.

Nhóm Họ và tên MSSV


Võ Hoài Bảo Nghi 46.01.101.093
8 Nguyễn Quốc Vinh 46.01.101.125
Quang

Thành phố hồ chí minh, 21/5/2023


MỤC LỤC
1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. ................................................................................. 1
1.1. Hoạt động 1: khởi động. ................................................................................... 1
1.1.1. Mục tiêu: .................................................................................................... 1
1.1.2. Nội dung: .................................................................................................... 1
1.1.3. Sản phẩm: ................................................................................................... 2
1.1.4. Tổ chức thực hiện: ...................................................................................... 2
1.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu: .................................................................................................... 3
1.2.2. Nội dung: .................................................................................................... 3
1.2.3. Sản phẩm: ................................................................................................... 5
1.2.4. Tổ chức thực hiện. ...................................................................................... 5
2. PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM. ................................................................................ 8
2.1. Các chiến lược giải của học sinh....................................................................... 8
2.2. Lựa chọn sư phạm ........................................................................................... 15
2.3. Yếu tố của môi trường .................................................................................... 16
3. PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM ............................................................................... 17
3.1. Thực nghiệm. .................................................................................................. 17
3.2. Nhận xét sự xuất hiện của chiến lược ban đầu, chiến lược tối ưu. ................. 24
3.3. Kết luận về các tình huống trong hoạt động (Cái gì đạt được? Cái gì cần điều
chỉnh) ......................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 27
1 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.


1.1. Hoạt động 1: khởi động.
1.1.1. Mục tiêu:
- Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học mới.
- Tạo tình huống mở đầu dẫn vào bài học tổ hợp.

1.1.2. Nội dung:


- Giáo viên đặt câu hỏi: “Các hình dưới đây tạo thành bao nhiêu hình chữ nhật?”

Hình 1

Hình 2

Hình 3
2 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

1.1.3. Sản phẩm:


- Câu trả lời dự đoán của học sinh:

+ Hình 1 có 9 hình chữ nhật.

+ Hình 2 có 18 hình chữ nhật.

+ Hình 3 học sinh không đếm kịp.

1.1.4. Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên tổ chức trò chơi “đếm hình chữ nhật”- giáo viên sẽ chiếu lần lượt các
hình ảnh lên trên bảng và yêu cầu đếm số hình chữ nhật (30s/hình).

- Học sinh xung phong trả lời, học sinh nào giơ tay đầu tiên sẽ được mời trả lời
và nếu câu trả lời chính xác thì sẽ được cộng điểm vào điểm kiểm tra miệng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh lắng nghe câu hỏi từ giáo viên.


- Học sinh xung phong giành quyền trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh xung phong trả lời câu hỏi.

- Các học sinh còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, đánh giá:

- Học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi 1,2,3 thông qua cách đếm từng hình, tuy nhiên
ở hình thứ 4 học sinh gặp khó khăn vì số lượng hình chữ nhật quá nhiều.
- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học tổ hợp.
3 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

1.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức


1.2.1. Mục tiêu:
- Nhận biết được tổ hợp trong các tình huống thực tế.
- Nhận biết được công thức tính số tổ hợp chập k của n phần tử.

1.2.2. Nội dung:


- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thành
phiếu học tập.

Họ và tên HS:

……………………………...

……………………………...

PHIẾU HỌC TẬP

Hình 3 Hình 4

Hình 5
4 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Câu hỏi 1. Cho biết Hình 3 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm được có bao
nhiêu hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu không đếm
được hãy trình bày lý do gặp khó khăn.

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu hỏi 2.Cho biết Hình 4 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm được có bao nhiêu
hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu không đếm được hãy
trình bày lý do gặp khó khăn.

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu hỏi 3.Cho biết Hình 5 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm được có bao nhiêu
hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu không đếm được hãy
trình bày lý do gặp khó khăn.

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu hỏi 4.Cho biết Hình có kích thước 100x50 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm
được có bao nhiêu hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu
không đếm được hãy trình bày lý do gặp khó khăn.

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

1.2.3. Sản phẩm:


- Phiếu học tập được nộp lại từ học sinh.

1.2.4. Tổ chức thực hiện.


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 2 học sinh)

- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận để
hoàn thành sau đó nộp lại phiếu học tập sau 15 phút.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thảo luận cùng nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh xung phong đại diện nhóm phát biểu bài làm của nhóm mình trước
lớp.
6 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Bước 4: Kết luận.

- Thống nhất câu trả lời cho các câu trả câu hỏi trên.
- Vậy để đếm số hình chữ nhật thì:
+ Bước 1: Chọn ra 2 đường kẻ dọc bất kỳ trong tất cả các đường kẻ dọc.
+ Bước 2: Chọn ra 2 đường kẻ ngang bất kỳ trong tất cả các đường kẻ ngang.
+ Bước 3: Thông qua quy tắc nhân ta lấy chúng nhân lại với nhau sẽ được số
hình chữ nhật được tạo thành.

Giáo viên cùng học sinh giải hình CH4:


+ Giáo viên: Quay lại Hình có kích thước 100x50 theo những gì chúng ta phân
tích thì cần chọn ra 2 đường kẻ ngang bất kỳ và 2 đường kẻ dọc bất kỳ. Các em
hãy đếm xem Hình có kích thước 100x50 có bao nhiêu đường kẻ ngang, bao
nhiêu đường kẻ dọc.
+ Học sinh: 101 đường kẻ ngang và 51 đường kẻ dọc.
+Giáo viên: Vậy chúng ta sẽ chọn ra 2 đường kẻ ngang bất kỳ từ 101 đường kẻ
đó. Trước đó chúng ta đã học qua bài học chính hợp và hoán vị. Bạn nào có thể
nhắc lại chúng ta sử dụng chỉnh hợp khi nào không.
+Học sinh: khi chúng ta chọn k từ n phần tử và sắp xếp thứ tự của k phần tử đó.
+Giáo viên :Vậy bây giờ nếu như yêu cầu chọn ra 2 từ 101 đường kẻ ngang và
sắp xếp 2 đường đó thì chúng ta có là
Nhưng theo yêu cầu thì chúng ta chỉ cần chọn ra 2 đường thôi và không cần
phải sắp xếp thứ tự của 2 đường đó. Vậy nên để chọn ra 2 đường bất kì từ 101
𝐴2101
đường kẻ ngang thì ta có :
2!
𝐴251
Tương tự với chọn 2 đường từ 7 đường kẻ dọc ta có:
2!

Vậy số hình chữ nhật trong Hình có kích thước 100x50 là: 6438750 hình.
* Mở rộng:
- Nếu như ta muốn đếm số hình chữ nhật trong hình có n đường kẻ dọc và m
𝐴2𝑛 𝐴2𝑚
đường kẻ ngang thì . .
2! 2!

* Kết luận:
7 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- Mỗi cách chọn 2 đường kẻ từ n đường kẻ được gọi là tổ hợp chập 2 của
n phần tử (đường kẻ).
- Giáo viên dẫn vào khái niệm tổ hợp và đưa ra công thức.
8 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

2. PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM.


2.1. Các chiến lược giải của học sinh
● Chiến lược ban đầu 1: Đếm số ô

Hình 1:
- 1 ô: 4 hình chữ nhật
- 2 ô: 4 hình chữ nhật
- 4 ô: 1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 9 hình chữ nhật.

Hình 2:
- 1 ô: 6 hình chữ nhật
- 2 ô: 7 hình chữ nhật
- 3 ô: 2 hình chữ nhật
- 4 ô: 2 hình chữ nhật
- 6 ô: 1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 18 hình chữ nhật.

Hình 3:

- 1 ô: 10 hình chữ nhật


- 2 ô: 13 hình chữ nhật
- 3 ô: 6 hình chữ nhật
- 4 ô: 8 hình chữ nhật
- 5 ô: 2 hình chữ nhật
- 6 ô: 3 hình chữ nhật
- 8 ô: 2 hình chữ nhật
- 10 ô: 1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 45 hình chữ nhật


9 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Hình 4:

- 1 ô: 12 hình chữ nhật


- 2 ô: 17 hình chữ nhật
- 3 ô: 10 hình chữ nhật
- 4 ô: 9 hình chữ nhật
- 6 ô: 7 hình chữ nhật
- 8 ô: 2 hình chữ nhật
- 9 ô: 2 hình chữ nhật
- 12 ô: 1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 60 hình chữ nhật

- Ở chiến lược này, học sinh dễ dàng đếm được Hình 1 và Hình 2 nhưng bắt đầu
gặp khó khăn khi đếm Hình 3, Hình 4, Hình 5 và Hình có kích thước 100x50 vì
số hình chữ nhật bắt đầu lớn dẫn đến đếm sót.
● Chiến lược ban đầu 2: Đếm đoạn thẳng (đếm dạng hình)
- Tính số hình chữ nhật bằng cách đếm số đoạn thẳng nằm ngang và số đoạn
thẳng nằm dọc của từng dạng hình. Sau đó sử dụng quy tắc nhân để tính số
hình chữ nhật.
- Ở chiến lược này, học sinh có thể tính được số hình chữ nhật ở Hình 1, Hình 2
và Hình 3, Hình 4. Tuy nhiên, đối với Hình 5 và Hình có kích thước 100x50
học sinh có thể gặp khó khăn khi đếm vì thiếu các trường hợp dạng hình chữ
nhật.

Hình 1:

- 1 ô: 2×2=4 hình chữ nhật


- 2 ô: 2×2=4 hình chữ nhật
10 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- 4 ô: 1×1=1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 9 hình chữ nhật.

Hình 2:

- 1 ô: 3×2=6 hình chữ nhật


- 2 ô: 2×2+3×1=7 hình chữ nhật

- 3 ô: 1×2=2 hình chữ nhật

- 4 ô: 2×1=2 hình chữ nhật

- 6 ô: 1×1=1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 18 hình chữ nhật.

Hình 3:

- 1 ô: 5×2=10 hình chữ nhật


- 2 ô: 4×2+5×1=13 hình chữ nhật
11 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- 3 ô: 3×2=6 hình chữ nhật

- 4 ô: 4×1+2×2=8 hình chữ nhật

- 5 ô: 1×2=2 hình chữ nhật

- 6 ô: 3×1=3 hình chữ nhật

- 8 ô: 2×1=2 hình chữ nhật

- 10 ô: 1×1=1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 45 hình chữ nhật

Hình 4:
- 1 ô: 3 × 4 = 12 hình chữ nhật
- 2 ô: 2 × 4 + 3 × 3 = 17 hình chữ nhật

- 3 ô: 1 × 4 + 3 × 2 = 10 hình chữ nhật


12 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- 4 ô: 2 × 3 + 3 × 1 = 9 hình chữ nhật

- 6 ô: 2 × 2 + 1 × 3 = 7 hình chữ nhật

- 8 ô: 2 × 1 = 2 hình chữ nhật

- 9 ô: 1 × 2 = 2 hình chữ nhật

- 12 ô: 1 hình chữ nhật

Vậy có tất cả 60 hình chữ nhật


13 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Chiến lược tối ưu: Đếm bằng cách chọn 2 đường kẻ ngang bất kỳ và 2 đường
kẻ dọc bất kỳ.

- Gọi Đường kẻ nằm ngang trong hình lớn có: n đường.

Đường kẻ nằm thẳng đứng trong hình lớn có: m đường.

𝐴2𝑛
Chọn 2 đường kẻ nằm ngang trong n đường có cách
2!

𝐴2𝑚
Chọn 2 đường kẻ nằm thẳng đứng trong m đường thẳng đứng có cách
2!

𝐴2𝑛 𝐴2𝑚
Tổng số hình chữ nhật:
2! 2!

Hình 1:
Hình chữ nhật 2 x 2 gồm có:

+ 3 đường thẳng nằm ngang song song với nhau.

+ 3 đường thẳng nằm thẳng đứng song song với nhau.

𝐴23
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm ngang có: = 3 (cách).
2!
𝐴23
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm thẳng đứng có: : 2 = 3 (cách).
2!

Vậy số hình chữ nhật tạo thành là: 3 x 3 = 9 hình chữ nhật.

Hình 2:
Hình chữ nhật 3 x 2 gồm có:

+ 3 đường thẳng nằm ngang song song với nhau.

+ 4 đường thẳng nằm thẳng đứng song song với nhau.

𝐴22
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm ngang có: = 3 (cách).
2!
𝐴24
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm thẳng đứng có: : 2 = 6 (cách).
2!

Vậy số hình chữ nhật tạo thành là: 6 x 3 = 18 hình chữ nhật.
14 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Hình 3:
Hình chữ nhật 5 x 2 gồm có:

+ 3 đường thẳng nằm ngang song song với nhau.

+ 6 đường thẳng nằm thẳng đứng song song với nhau.

𝐴26
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm thẳng đứng có: = 15 (cách).
2!
𝐴23
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm ngang có: : 2 = 3 (cách).
2!

Vậy số hình chữ nhật tạo thành là: 3 x 15 = 45 hình chữ nhật.

Hình 4:
Hình chữ nhật 3 x 4 gồm có:

+ 4 đường thẳng nằm ngang song song với nhau.

+ 5 đường thẳng nằm thẳng đứng song song với nhau.

𝐴24
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm ngang có: = 6 (cách).
2!
𝐴25
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm thẳng đứng có: : 2 = 10 (cách).
2!

Vậy số hình chữ nhật tạo thành là: 6 x 10 = 60 hình chữ nhật.

Hình 5:
Hình chữ nhật 6 x 6 gồm có:

+ 7 đường thẳng nằm ngang song song với nhau.

+ 7 đường thẳng nằm thẳng đứng song song với nhau.

𝐴27
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm ngang có: = 21 (cách).
2!
𝐴27
- Chọn cặp 2 đường thẳng nằm thẳng đứng có: = 21 (cách).
2!

Vậy số hình chữ nhật tạo thành là: 21 x 21 = 441 hình chữ nhật.
15 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

2.2. Lựa chọn sư phạm


Hoạt động 1: Khởi động.

- Đưa ra lần lượt từng hình và yêu cầu mỗi học sinh đếm số hình chữ nhật trong
các hình đó trong vòng 30s mỗi hình.
- Mở đầu là Hình 1, số lượng hình chữ nhật còn khá ít nên học sinh có thể đếm
nhanh bằng cách đếm từng hình nhỏ có 1 ô, tiếp theo đếm các hình chữ nhật từ
2 chữ nhật nhỏ gộp lại, đếm số lượng hình chữ nhật từ 4 chữ nhật nhỏ gộp lại,
cuối cùng cộng tất cả lại.
- Qua Hình 2, số lượng có tăng hơn so với hình trước. Hình 2 có dạng 3x2 nên
được chia đều thành 6 hình chữ nhật nhỏ, lúc này các em sẽ đếm số hình chữ
nhật từ 2 hình nhỏ, từ 4 hình nhỏ, từ 6 hình nhỏ sau đó cộng lại.
- Đến Hình 3, số lượng hình chữ nhật lúc này khá nhiều nên việc đếm bình thường
cùng với giới hạn thời gian làm cho các em không đếm kịp.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Trong phiếu học tập có 3 câu hỏi.

Câu hỏi 1: Cho biết Hình 3 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm được có bao nhiêu
hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu không đếm được hãy
trình bày lý do gặp khó khăn.

Câu hỏi 2: Cho biết Hình 4 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm được có bao nhiêu
hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu không đếm được
hãy trình bày lý do gặp khó khăn.

- Ở 2 câu hỏi này, học sinh làm việc theo nhóm và có khá nhiều thời gian nên có
thể chia nhau đếm từng cụm hình nhỏ rồi cộng lại:

+ Hình 3 là hình chữ nhật 5x2 nên chia đều thành 10 hình chữ nhật nhỏ. Từ đó
các em chia nhau đếm các hình chữ nhật gộp từ 1,2,3,4,5,6,8,10 hình chữ nhật
nhỏ và cộng chúng lại.
16 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

+Hình 4 là hình chữ nhật 3x4 nên chia đều thành 12 hình chữ nhật nhỏ. Từ đó
các em chia nhau đếm các hình chữ nhật gộp từ 1,2,3,4,6,8,9,12 hình chữ nhật
nhỏ và cộng chúng lại.

- Tuy vậy các em có thể nhận ra cách này khá mất thời gian và có thể sai sót. Nên
các em có thể nghĩ đến một phương án khác tốt hơn thay vì đếm bằng mắt như
vây.
- Học sinh nhận thấy nếu tính số hình chữ nhật bằng cách đếm số đoạn thẳng nằm
ngang và số đoạn thẳng nằm dọc sau đó sử dụng quy tắc nhân để tính số hình
chữ nhật thì sẽ không bị sót. Từ đây sinh ra chiến lược ban đầu 2.

Câu hỏi 3: Cho biết Hình 5 có bao nhiêu hình chữ nhật? Nếu đếm được có bao nhiêu
hình, hãy viết một đoạn lập luận ngắn trình bày cách đếm. Nếu không đếm được
hãy trình bày lý do gặp khó khăn.

- Từ câu hỏi 1 và câu hỏi 2, học sinh sẽ suy nghĩ áp dụng chiến lược 2 để đếm
Hình 5. Tuy nhiên, lần này số lượng hình chữ nhật nhỏ đã quá nhiều (36 hình
chữ nhật nhỏ) nên gây ra khó khăn cho học sinh, buộc học sinh phải tìm ra một
hướng đi mới.
- Các em nhận ra bất kỳ hình chữ nhật trong hình lớn cũng được tạo bằng cách lấy
phần trong của giao giữa 2 đường kẻ ngang và 2 đường kẻ dọc bất kỳ. Nên chỉ
cần đếm số cách chọn 2 đường kẻ ngang bất kỳ và 2 đường kẻ dọc bất kỳ từ các
đường kẻ ngang và các đường kẻ dọc sau đó sử dụng quy tắc nhân để tính số
hình chữ nhật từ hình lớn được tạo thành.

2.3. Yếu tố của môi trường

- Số lượng hình chữ nhật được tăng lên khiến cho các em muốn đếm toàn bộ thì
phải áp dụng nhiều chiến lược khác nhau.
17 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

3. PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM


3.1. Thực nghiệm.
- Chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm trên 20 học sinh (10 nhóm) lớp 10A2 trường
THPT Trần Khai Nguyên với bộ câu hỏi trong phiếu học tập trên và nhận được
kết quả là:

Câu hỏi 1:

Đếm số ô Đếm số Đếm số Bỏ trống Cách khác Tổng


đoạn cách chọn
thẳng. 2 đường
thẳng
ngang bất
kỳ và 2
đường kẻ
dọc bất kỳ.

Số
7 2 0 0 1 10
lượn
g
nhóm

Tỷ lệ 70% 20% 0% 0% 10% 100%

Hơn một nửa số nhóm trong lớp (7/10 nhóm) đều chọn cách đếm số ô vì đây là cách tự
nhiên và dễ dàng thấy nhất.
18 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Tuy không nhiều nhưng vẫn xuất hiện nhóm sử dụng cách đếm số đoạn thẳng,
dường như các em nhận ra cách đếm ô không tối ưu vì nó tốn thời gian và có thể
gặp nhiều sai sót.

Ngoài những dự đoán về chiến lược ban đầu thì ở đây các em học sinh đã sử
dụng một chiến lược khác. Theo những gì chúng tôi tìm hiểu từ nhóm thì đây là
một mẹo do các thầy cô dạy cho các em khi còn học tiểu học dùng để đếm số
hình chữ nhật trong một mình lớn. Nhưng khi hỏi về cơ sở toán học của cách làm
này thì nhóm chưa trả lời được.
19 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

ở câu hỏi 1, 100% các em học sinh đều thuận lợi cho ra đáp án, nhưng cho thấy rõ về
sự chênh lệch tốc độ khi đếm số hình chữ nhật, nhiều học sinh nhận ra cách đếm khác
với chiến lược 1 và thấy rằng tối ưu hơn và tiết kiệm thời gian công sức hơn nên đã áp
dụng.

Câu hỏi 2:

Đếm số ô Đếm số Đếm số Bỏ trống Cách khác Tổng


đoạn cách chọn
thẳng. 2 đường
thẳng
ngang bất
kỳ và 2
đường kẻ
dọc bất kỳ.

Số
3 6 0 0 1 10
lượn
g

Tỷ lệ 30% 60% 0% 0% 10% 100%


20 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

ở câu hỏi 2, tỉ lệ giữa các chiến lược đã có sự thay đổi. Cụ thể ở chiến lược đếm
số ô đã từng được lựa chọn nhiều nhất thì giờ chỉ còn chiếm 30% trong tổng số
nhóm chọn làm cách này, nguyên nhân được tìm hiểu có thể dễ đoán đó là số
lượng hình chữ nhật tăng lên và làm theo chiến lược đó thì sẽ không còn đủ
thời gian và rất dễ sai sót khi thiếu tập trung.

Trong khi đó, đã có hơn một nửa số nhóm đã nghĩ ra và cùng chuyển hướng
sang chiến lược 2 (chiếm 60 % tổng số nhóm chọn làm cách này) vì đếm dễ
hơn.

Và vẫn là nhóm 3 đã chọn cách làm lúc ở câu hỏi trước và cho thấy rằng
dường như có thể làm cho tất cả các trường hợp dù có bao nhiêu hình chữ nhật
đi chăng nữa.
21 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

.Nhìn chung mặc dù số hình chữ nhật đã tăng lên nhưng các em vẫn có thể hoàn
thành thuận lợi và cho ra đáp án đúng, nhưng dần đã có sự thay đổi trong các
chiến lược vì nhận thức được về giới hạn thời gian nên phải tìm ra một chiến
lược tối ưu nhất để giải quyết.

Câu hỏi 3:

Đếm số ô Đếm số Đếm số Bỏ trống Cách khác Tổng.


đoạn cách chọn
thẳng. 2 đường
thẳng
ngang bất
kỳ và 2
đường kẻ
dọc bất kỳ.

Số
0 0 2 7 1 10
lượn
g

Tỷ lệ 0% 0% 20% 70% 10% 100%


22 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Trong câu hỏi này, chúng tôi đã tăng lên hình chữ nhật dạng 6x6 có 7 đường kẻ
ngang và 7 đường kẻ dọc, nó tạo ra 36 hình chữ nhật nhỏ. Và như dự đoán ban
đầu số lượng hình chữ nhật lúc này rất lớn nên chiến lược 1,2 không còn tốt để
sử dụng. Các em đã đưa ra nguyên nhân là số lượng quá nhiều.

Về nhóm 2, đã áp dụng cách của nhóm mình và đưa ra được đáp án vẫn chính
xác.

Đã có 2 nhóm hoàn thành được bằng chiến lược tối ưu đếm số cách chọn 2 đường
thẳng ngang bất kỳ và 2 đường kẻ dọc bất kỳ vì nhận ra mỗi hình chữ nhật đều
được tạo bằng cách ghép 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang của hình lớn mặc
dù tỷ lệ làm được bài toán này chỉ có 20% nhưng cũng có thể thấy các em đã gần
tiếp cận được với kiến thức mới.
23 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

Câu hỏi 4:

Đếm số ô Đếm số Đếm số Bỏ trống Cách khác Tổng.


đoạn cách chọn
thẳng. 2 đường
thẳng
ngang bất
kỳ và 2
đường kẻ
dọc bất kỳ.

Số
0 0 2 8 0 10
lượn
g

Tỷ lệ 0% 0% 20% 80% 0% 100%

- Và nhóm 2 cũng đã thất bại trong chiến lược đó vì các em chưa được học về tổng
n số hạng đầu tiên trong cấp số cộng nên việc tính tổng 1+2+..+100 là điều rất
khó khăn nếu như cộng dồn liên tục mà không có cách thức khác.
24 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- Đến câu hỏi thứ 4 thì không học sinh nào áp dụng chiến lược ban đầu để làm,
nguyên nhân nhận được là do số lượng hình chữ nhật quá nhiều nên các cách đó
đều không khả thi. Tuy vậy vẫn có 2 nhóm hoàn thành được bằng chiến lược
đếm số cách chọn 2 đường thẳng ngang bất kỳ và 2 đường kẻ dọc bất kỳ vì nhận
ra mỗi hình chữ nhật đều được tạo bằng cách ghép 2 đường kẻ dọc và 2 đường
kẻ ngang của hình lớn mặc dù tỷ lệ làm được bài toán này chỉ có 20% nhưng
cũng có thể thấy các em đã gần tiếp cận được với kiến thức mới.

3.2. Nhận xét sự xuất hiện của chiến lược ban đầu,
chiến lược tối ưu.
- Ở câu hỏi 1, câu hỏi 2, chiến lược 1 vẫn còn áp dụng được bởi khi làm việc theo
nhóm, số lượng hình chữ nhật vẫn còn kiểm soát được nên có thể chia nhau đếm
từng cụm hình sau đó cộng lại. Tuy nhiên việc sai sót khi đếm thủ công như vậy
là khó tránh vì số lượng hình chữ nhật lúc này là khá nhiều. Một số nhóm đã
nhận ra những bất cập nên đã chuyển sang chiến lược 2, nhẹ nhàng hơn và có tỷ
lệ chính xác cao hơn.
- Qua đến câu hỏi 3, kết quả cho thấy các em không áp dụng được chiến lược thứ
2 do trường hợp này có quá nhiều hình chữ nhật (36 hình chữ nhật) và không kịp
thời gian. Từ đây, sự xuất hiện của chiến lược 3 càng rõ hơn vì đã tăng thêm 1
nhóm sử dụng chiến lược này.

3.3. Kết luận về các tình huống trong hoạt động (Cái
gì đạt được? Cái gì cần điều chỉnh)

Đạt được:

- Câu hỏi 1: Học sinh nhận thấy rằng mặc dù chiến lược 1 sử dụng được nhưng
không phải tối ưu. Từ đó chiến lược 2, chiến lược tối ưu có động lực để hình
thành.
25 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- Câu hỏi 2: Học sinh đã thấy rõ ràng hơn chiến lược 2 sẽ tốt hơn chiến lược 1 vì
đếm nhanh hơn và xử lý được Hình 4 mà ít tốn sức hơn, tuy vậy vẫn không phải
là cách tối ưu vì cũng tốn thời gian khá nhiều.
- Câu hỏi 3: Học sinh nhận ra chiến lược 1 và 2 đều khó có thể thực hiện được nên
chiến lược tối ưu sẽ chiến thắng. Và ở chiến lược tối ưu điều quan trọng nhất là
cho các em nhận ra cách “chọn ngẫu nhiên k phần tử từ n phần tử nào đó” thông
qua chỉnh hợp và hoán vị và dường như điều này đã đạt được.
- Câu hỏi 4: Nhóm học sinh sử dụng cách khác mặc dù ở những câu hỏi 1, 2, 3 có
thể đếm được rất dễ dàng nhưng đến với câu hỏi 4 số hình chữ nhật rất lớn nên
việc tính tổng cũng trở nên khó khăn. Lúc này các em sẽ có niềm tin hơn để từ
bỏ chiến lược đó và thay bằng chiến tối ưu.
- Trong quá trình khảo sát, chúng tôi ghi nhận một cách làm khác từ một nhóm
học sinh. Học sinh nhận thấy rằng hình chữ nhật có cạnh ngang dạng (1 ô, 2 ô,...)
và có các cạnh dọc dạng (1 ô, 2 ô,...). Nên số hình chữ nhật sẽ bằng tổng các số
từ 1 đến số ô nằm ngang nhân với tổng các số từ 1 đến số ô nằm dọc. Chiến lược
này có thể nhanh hơn các chiến lược 1 và 2 tuy nhiên khi đến với câu hỏi 4 vì
phải tính tổng từ 1 đến 100 và từ 1 đến 50 quá khó khăn (Các em chưa
được học qua cấp số cộng lớp 11) nên chiến lược tối ưu lúc này sẽ thắng tuyệt
đối so với các chiến lược đã nêu ra.

Cần điều chỉnh:

- Câu hỏi 3: Hầu như các em đều không sử dụng được chiến lược 1 và chiến lược
2 nên tỷ lệ bỏ trống lên đến 70%, điều này là do Hình 5 khá khó nên tỷ lệ này
chênh lệch càng lớn so với hai câu hỏi trước. Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số
gợi ý sau cho học sinh:
+ Gợi ý 1: Một hình chữ nhật gồm những gì? Vậy để tạo ra một hình chữ
nhật ta cần những gì?
+ Gợi ý 2: Tính số cách chọn và sắp xếp 2 cạnh từ 7 cạnh bằng bao nhiêu
thì ta làm thế nào?
+ Gợi ý 3: Vậy nếu tính số cách chọn 2 cạnh từ 7 cạnh bằng bao nhiêu thì
ta làm thế nào?
26 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

- Đối với các học sinh làm cách khác ở 3 câu hỏi trên thì có thể gợi ý cho các em
các gợi ý như ở câu hỏi 3 để hoàn thành câu hỏi 4.
27 Lý thuyết tình huống-Nhóm 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


[1].Bài giảng lý thuyết tình huống_PGS.TS Lê Thái Bảo Thiên Trung.
[2] Phương pháp dạy học môn toán_PGS.TS Lê Văn Tiến
[3] Calculus: Early Transcendentals 7th Edition_James.Stewart.

You might also like