Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN-TIN HỌC

------da&bc------

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ


PHÂN TÍCH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NHÓM 4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

Họ và tên MSSV

Huỳnh Quốc Đạt 46.01.101.017

Nguyễn Quốc Vinh Quang 46.01.101.125

Võ Hoài Bảo Nghi 46.01.101.093

Trần Thi Hào 46.01.101.033

Nguyễn Nhựt Thành 46.01.101.143

Cao Hoàng Thiên Trang 46.01.101.172

2
Nội dung 2. Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy
học, giáo dục HS trung học phổ thông

2.1 Phân loại kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS trung học phổ
thông

2.1.1 So sánh Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì

ĐGTX ĐGĐK
Khái niệm Quá trình Kết quả học tập
Mục đích Phản hồi ® khuyến khích ® Đánh giá thành quả ® xếp loại ®
khuyến nghị ® xây dựng. Kết luận
Nội dung Tích cực, chủ động, trách nhiệm, Thành thạo về YCCĐ, năng lực,
hợp tác nhóm. phẩm chất
Thời điểm linh hoạt, không giới hạn Sau một giai đoạn học tập
Người thực hiện GV, HS, PH, Cộng đồng GV, nhà trường
Phương pháp, PP: KT viết, quan sát, thực hành, PP: KT viết, thực hành, vấn đáp, sản
sản phẩm học tập… phẩm học tập…
Công cụ
Công cụ: phiếu quan sát, thang đo, Công cụ: câu hỏi, bài kiểm tra, dự án
bảng kiểm, câu hỏi vấn đáp… học tập, sản phẩm nghiên cứu…

2.1.2 Vận dụng ĐGTX

3
Quan sát Kiến thức

Thực hiện Suốt quá trình Nhận xét Phát triển

Tư vấn NL, PC

Động viên

Tự nhận xét
Chủ động, Ych cực
Hướng dẫn
Tham gia nhận xét

Tổ chức Chủ động

Nâng cao Thiết kế Phát huy Linh hoạt

Đánh giá Sáng tạo

2.1.3 Vận dụng ĐGĐK

Câu hỏi mở
Tự luận

Đề KT Tăng cường
BT phát huy
Trắc nghiệm
NL

4
YCCĐ

Đề KT Phù hợp
Đối tượng HS

YC từng địa phương

Thành tố năng lực

Ma trận Thay đổi

Ba mức độ

- Ma trận phân bổ và mức độ

5
2.2 Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh trung
học phổ thông

2.2.1. Phương pháp kiểm tra viết


a) Khái niệm:
Phương pháp kiểm tra viết là phương pháp mà trong đó GV sử dụng các bài kiểm tra gồm câu
hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình dưới hình thức trắc
nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội
dung giáo dục cần đánh giá.
b) Các dạng kiểm tra viết:
i) Dạng tự luận:
Tự luận là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, bài tập, HS xây dựng câu trả lời hoặc làm bài
tập trên bài kiểm tra viết. Một bài kiểm tra tự luận thường có ít câu hỏi, bài tập; mỗi câu hỏi,
bài tập phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, nó cho
phép một sự tự do tương đối nào dó để trả lời các vấn đề đặt ra.
Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:
Câu hỏi mở Câu hỏi đóng
Câu có phạm vi rộng và khái Các câu hỏi được diễn đạt chi
quát. HS tự do biểu đạt tư tiết, phạm vi câu hỏi được nêu
Khái niệm tưởng và kiến thức. rõ để người trả lời biết được
độ dài ước chừng của câu trả
lời.
Câu hỏi mở thường yêu cầu Câu hỏi đóng đề cập tới những
HS suy nghĩ sâu hơn và đưa ra vấn đề cụ thể, nội dung hẹp
Đối với HS
các ý kiến, suy luận hoặc giải hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với
thích rõ ràng hơn. HS.
Yêu cầu GV phải có kiến thức Dễ hơn và có độ tin cậy cao
chuyên môn sâu, hiểu biết hơn khi chấm.
Đối với người chấm
rộng để xem xét câu trả lời của
HS một cách khách quan nhất.
Phân bố Ít câu hỏi hơn Nhiều câu hỏi hơn

6
"Hãy trình bày cách giải " Giải phương trình bậc hai
phương trình bậc hai " 𝑥 ! − 2𝑥 + 1 = 0 "
Ví dụ "Tìm những ứng dụng của đạo " Tính đạo hàm của hàm số
hàm trong cuộc sống hàng 𝑓(𝑥) = 𝑥 ! − 2𝑥 + 1 "
ngày."

ii) Dạng trắc nghiệm khách quan:


Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời
bằng một dấu hiệu đơn giản hay một từ, một cụm từ. Dạng trắc nghiệm khách quan có các ưu
điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Bao quát được phạm vi kiến thức rộng.
- Việc chấm điểm dễ dàng, nhanh chóng, có thể chấm bằng máy và bảo đảm tính khách
quan trọng khâu chấm bài.
- Kết quả trắc nghiệm có thể dễ dàng phân tích độ tin cậy và độ giá trị bằng các phần
mềm có sử dụng các mô hình phương pháp toán học.
* Hạn chế:
- Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khá phức tạp, tốn thời gian đòi hỏi người xây dựng
trắc nghiệm phải được huấn luyện đầy đủ.
- Trắc nghỉệm khách quan khó đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra
ý tưởng mới.
Một số dạng trắc nghiệm khách quan thường gặp:
- Loại câu nhiều lựa chọn
- Loại câu đúng – sai
- Loại câu điền vào chỗ trống
- Câu ghép đôi
• Loại câu nhiều lựa chọn: Là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu đa phương án, gồm
hai phần là phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ
lửng tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời (thường là 4
hoặc 5 phương án trả lời). Người trả lời sẽ chọn một phương án trả lời duy nhất đúng hoặc

7
đúng nhất, hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước. Những
phương án còn lại là phương án nhiễu.
* *Ưu điểm:
- Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau, với sự phội hợp của nhiều phương án trả
lời.
- Độ tin cậy cao hơn. Yếu tố đoán mò may rủi giảm đi so với loại trắc nghiệm khách
quan khác khi số phương án lực chọn tăng lên.
- HS phải phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi.
- Tính chất giá trị, độ giá trị cao nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác
nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn đề chọn, người ta có thể đo
được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát….
- Tính chất khách quan khi chấm thi.
* Hạn chế:
- Khó soạn câu hỏi. Điều khó ở chỗ phải tìm cho được một câu trả lời đúng nhất trong
các phương án, các phương án trả lời khác cũng có vẻ hợp lý.
Không đo được khả năng phán đoán tình vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo
một cách hiệu quả bằng câu hỏi tự luận.
Ví dụ:

• Loại câu đúng – sai: Thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết
định là đúng hay sai.
* Ưu điểm:
- Bao quát nhiều nội dung nhưng sử sụng ít thời gian.
- Thiết kế đơn giản hơn, nhanh hơn câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều phương
án lựa chọn.
* Hạn chế:

8
- Xác xuất đúng do đoán mò cao.
- Độ tin cậy thấp.
-Ví dụ:

• Loại câu điền vào chỗ trống: Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho
một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ
* Ưu điểm:
- Phát huy tính sáng tạo cho HS.
- Phương pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn với loại đề tự luận nhưng việc
cho điểm có phần rắc rối hơn so với các loại trắc nghiệm khách quan khác.
- Hạn chế HS đoán mò.
- Dễ soạn đề.
- Thích hợp cho những vấn đề tính toán, sự hiểu biết về các định lý, cách làm,…
- Giúp sinh viên rèn luyện trí nhớ khi học.
* Hạn chế:
- GV có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác ý GV nhưng vẫn
hợp lý.
- Việc chấm bài mất nhiều thời gian, thiếu khách quan.
Ví dụ:

9
• Câu ghép đôi: Loại câu này thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các
câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các
tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm v.v... Nhiệm vụ
của người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.
* Ưu điểm:
- Các câu hỏi ghép đôi dễ viết và dễ dùng.
- Khi được soạn kỹ, loại câu hỏi ghép đôi đòi hỏi HS phải chuẩn bị rất tốt vì yếu tố đoán
mò giảm đi nhiều, sai một câu này sẽ kéo theo sai ở câu khác.
* Hạn chế:
- Đỏi hỏi nhiều công cụ, thời gian
- Ví dụ:

c) Các công cụ, kĩ thuật được sử dụng


Trong phương pháp kiểm tra viết môn Toán, có thể kiểm tra 100% nội dung với câu hỏi tự
luận, 100% nội dung với câu hỏi trắc nghiệm, kết hợp vừa câu hỏi tự luận vừa câu hỏi trắc nghiệm,
có thể dùng một số loại phần mềm trộn đề trắc nghiệm.
Ví dụ: Đề kiểm tra 15 phút kết hợp nhiều loại câu hỏi. Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên, Lớp 6
Các phần mềm trộn trắc nghiệm gợi ý cho GV:
- Phần mềm trộn đề trắc nghiệm AZtest
-Phần mềm trộn trắc nghiệm ED Quiz
- Phần mềm trộn đề trắc nghiệm Mcmix 64bit
- Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm TestPro
- Phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm tốt nhất Lino
- Phần mềm trộn đề trắc nghiệm đơn giản Smart Test
- Phần mềm trộn đề trắc nghiệm Quiz Maker

10
2.3 Phương pháp kiểm tra quan sát
a) Khái niệm
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy
trên lớp và ghi nhận lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá
quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp quan sát sẽ có 2 hướng tiếp cận, có thể quan sát các hoạt động của học sinh
hay còn gọi là quan sát quá trình hoặc quan sát, nhận xét một sản phẩm mà học sinh làm ra
còn gọi là quan sát sản phẩm. Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ giữa 2 loại quan sát này.
- Quan sát quá trình tức là trong thời gian quan sát, người giáo viên phải chú ý theo dõi
những hành vi của học sinh trong quá trình hoạt động trong lớp như là tương tác với các
bạn trong lớp, tranh luận, phát biểu ý kiến, biểu lộ cảm xúc.
- Quan sát sản phẩm đòi hỏi học sinh phải tạo ra sản phẩm. Và sản phẩm đó chính là minh
chứng cho sự vận dung các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm mà học sinh lĩnh hội được
khi học tập và tiếp xúc với xã hội, cuộc sống. Những sản phẩm có thể kể đến như: bài luận
ngắn, bài tập nhóm, báo cáo ghi chép/bài tập môn khoa học, báo cáo khoa học, báo cáo
thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề/bài dạy,… HS phải tự trình bày sản phẩm của
mình, dựa vào sản phẩm đó người GV có trách nhiệm đánh giá, cho lời khuyên giúp các
em học sinh hoàn thiện sản phẩm của mình..
- Thông thường, có thể kết hợp quan sát quá trình và quan sát sản phẩm để đánh giá một
cách toàn diện vì nếu như chỉ quan sát sản phẩm , GV chỉ có thể ghi nhận được một phần
kết quả của hoạt động học tập do HS thực hiện mà không thể biết rõ được cách thức HS
tạo ra sản phẩm đó. Có thể tạo ra một hoạt động học tập theo nhóm, giáo viên sẽ dùng quan
sát quá trình để theo dõi hành vi, hoạt động tương tác của các em học sinh khi làm việc
nhóm từ lúc bắt đầu đến lúc tạo ra sản phẩm. Sau khi có sản phẩm, giáo viên trực tiếp đánh
giá sản phẩm và góp ý để hoàn thiện.
b) Các công cụ thường dùng trong kiểm tra quan sát là:
(Phần của nhóm 5 nên chỉ tóm lược bằng ví dụ minh họa và hình ảnh.)
Ghi chép các sự kiện thường nhật (nhật kí dạy học): Nhật kí dạy học là số ghi chép và theo
dõi hành vi học tập cùa HS kèm theo những nhận xét và các định hướng cải thiện hoặc phát huy
của GV. Ví dụ: khi mình đang đứng đây thuyết trình thì thầy quan sát và ghi chú các hành vi của

11
mình như là thuyết trình mà mặt căng thẳng quá, hay tay cầm mic hơi run... Từ đó thầy sẽ đề ra
các định hướng cho mình lời khuyên để khắc phục điều này.

Thang đo: Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm,
hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bảng kiểm tra: Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc
điểm…mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.

12
Ví dụ: Xây dựng tiến trình sử phương pháp quan sát để đánh giá năng lực HS lớp 8 thông qua hoạt
động thực hành và trải nghiệm: Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đồ thị hàm số bậc nhất y=ax+b.
Yêu cầu của giáo viên:
+ Lớp chia ra làm 6 nhóm, cùng thực hành nghiên cứu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất bằng phần
mềm geogebra theo yêu cầu sau:
- Sử dụng phần mềm GeoGebra để vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b trên mặt phẳng
toạ độ với a,b thay đổi trên thanh trược, chạy từ 1 đến 5.
- Xem xét sự thay đổi của đường thẳng y = ax + b khi thay đổi hệ số a, b trong công thức
hàm số.
Sản phẩm: file lưu bài vẽ trên geogebra của mỗi nhóm
Bước 1 (lập kế hoạch đánh giá): cần phải trả lời các câu hỏi sau ( mục đích của việc quan
sát, đối tượng, nội dung, phạm vi, công cụ nào được lựa chọn.)
Mục đích của việc quan sát:
* Kiểm tra năng lực giao tiếp hợp tác trong trình bày và thảo luận nhóm.
* Kiểm tra năng lực tư duy và lập luận toán học.
* Kiểm tra năng lực sử dụng công cụ học toán.
Đối tượng quan sát: học sinh
Nội dung quan sát:
* Thái độ, hành vi, sự tương tác của học sinh trong lúc làm việc nhóm.
* Hành vi, thái độ của học sinh khi báo cáo.

13
* Hành vi của học sinh khi đang tạo ra sản phẩm.
Phạm vi quan sát: Trong phòng máy tính, lớp 8A, thời gian 90 phút.
Công cụ được lựa chọn: bảng kiểm
Bước 2 (xây dựng công cụ và tiêu chí đánh giá): căn cứ vào kết hoạch thực hiện, giáo viên
sẽ xây dựng nên công cụ đánh giá đồng thời thiết lập tiêu chí đánh giá.
Mục tiêu quan Nội dung quan sát Đạt Chưa đạt
sát
1. Thành viên làm việc sôi nổi, tích
cực.
2. Thành viên không làm việc riêng
Qúa trình thực trong quá trình thảo luận.
hiện sản phẩm 3. Làm tốt nhiệm vụ trong nhóm, có
giúp đỡ mọi người trong lúc làm
việc.
4. Nộp đúng hạn
5. Vẽ được đồ thị y=ax+b bằng phần
mềm vẽ.
6. Tạo được thanh trượt biểu diễn sự
Sản phẩm
thay đổi của a,b.
7. Có cố gắng liên hệ lý thuyết đã
học để vẽ đồ thị hàm số.
Báo cáo 8. Trình bày đầy đủ ý
Thu thập thông tin đánh giá.
Bước 4: Thống kê số liệu.
Dùng bảng kiểm thống kê điểm của các học sinh trong lớp.
Bước 5: đưa ra kết luận.
Dựa vào bảng thống kê điểm làm ở bước 4, đưa ra nhận xét cho từng học sinh.
Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát.
* Ưu điểm:
- Phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua quan sát là phương pháp đánh giá một cách
trực quan thông qua người đánh giá, nên có thể cho những thông tin xác thực về thái độ,
hành vi của học sinh trong vô thức, điều này có thể giúp cho giáo viên nắm được tình

14
hình của học sinh đó như sở đoản, sở trường, nổi sợ, điểm chưa tốt mà lên kế hoạch hỗ
trợ. (ví dụ trong lúc tạo hoạt động cho học sinh thảo luận, giáo viên có thể quan sát được
hành vi của các em trong lúc làm việc nhóm, những hành vi vô thức như cách thức bộc
lộ cảm xúc sẽ được thể hiện rõ, sẽ có em rất hứng thú trong việc đưa ra ý kiến của mình,
có em rụt rè hơn...)
* Nhược điểm.
- Không quá mạnh mẽ trong việc kiểm tra kiến thức của học sinh như các phương pháp
đánh giá khác.
- Kết quả phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của người quan sát.
- Người quan sát không thể quan sát một cách liên tục đối tượng (ví dụ về nhiệm vụ thực
hiện sản phẩm thì học sinh phải có khoảng thời gian thực hiện bên ngoài lớp học, giáo
viên không thể quan sát trong quá trình đó) nên khó đưa ra đánh giá đúng.
- Phạm vi quan sát phải đủ hẹp để có thể quan sát chi tiết đối tượng.
Sử dụng phương pháp quan sát khi nào? Phương pháp quan sát có đặc điểm là kiểm tra lượng
kiến thức cho học sinh khá ít nhưng sẽ là công cụ mạnh mẽ trong việc đánh giá các kĩ năng,
hành vi của học sinh.
+ Mức độ tích cực tham gia của học vào thảo luận nhóm
+ Các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm
+ Các phản ứng của học đối với nội dung bài học, nhiệm vụ giáo viên.
+ Cách phản ứng của học sinh đối với điểm kiểm tra
+ Nhịp độ bài học: Nhanh hay chậm
+ Mức độ hứng thú của học sinh trong học tập
Vì vậy, phương pháp này phù hợp trong sử dụng đánh giá quá trình học.
2.4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng vấn đáp (thường được sử dụng trong kiểm tra,
đánh giá thường xuyên).
a) Khái niệm
Phương pháp vấn đáp là phương pháp mà trong đó giáo viên khéo léo đặt ra câu hỏi cho học
sinh trả lời nhằm thu thập thông tin để đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời. Ở
phương pháp này, học sinh không tiếp thu bài một cách thụ động mà ở một mức độ tích cực
sáng tạo nhất định tìm ra kiến thức mới. Khi trả lời câu hỏi, học sinh sẽ phải nhớ lại kiến
thức đã có kết hợp sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để gia
công tài liệu tìm lời giải đáp đúng nhất.
Dựa vào mục đích dạy học, người ta phân loại phương pháp này thành 4 dạng:
- Vấn đáp gợi mở: được sử dụng khi người dạy muốn cung cấp tri thức mới nhằm dẫn dắt
người học giải quyết vấn đề cơ bản, từ đó rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp này có tác
dụng khêu gợi mạnh mẽ tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Vấn đáp gợi mở khi bắt đầu dạy khái niệm lôgarit, Chương trình Lớp 11.
Nếu 2" = 1 thì x bằng bao nhiêu?
Nếu 2" = 2 thì x bằng bao nhiêu?
Nếu 2" = 4 thì x bằng bao nhiêu?
Nếu 2" = 5 thì x bằng bao nhiêu?

15
- Vấn đáp củng cố: được sử dụng sau khi giảng tri thức mới nhằm giúp người học nắm vững
hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu thập; có tác dụng khắc phục tính thiếu
chính xác của tri thức đã nắm.
Ví dụ: Vấn đáp củng cố sau khi dạy định lí côsin, Lớp 10. Cho tam giác ABC có BC =
a, CA = b, AB = c. Có thể hỏi đáp như sau: Có thể tính cosA, cosB, cosC theo a, b, c bằng biểu
thức nào?
- Vấn đáp tổng kết: được sử dụng sau khi đã học một phần, một bài, một chương, một bộ
môn nhất định nhằm giúp người học khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức tránh nắm bắt
những đơn vị tri thức rời rạc; có tác dụng phát huy tính mềm dẻo của tư duy học sinh.
Ví dụ: Vấn đáp tổng kết sau khi dạy bài Hàm số lượng giác, Chương trình lớp 11.
Hàm số y = sinx có những tính chất nào?
- Vấn đáp kiểm tra: được sử dụng trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một chủ đề nhằm
kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Từ đó giáo viên có
thể đánh giá học sinh và học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một
cách kịp thời, nhanh gọn. Phương pháp này được dùng để bổ sung, củng cố tri thức cho học
sinh.
Ví dụ: Vấn đáp kiểm tra sau khi học xong khái niệm hình chóp đều, Chương trình lớp 11.
Cho ABCD là một tứ diện đều. ABCD có phải là một hình chóp đều không? Vì sao?
Tuỳ vào mục đích và nội dung bài dạy, giáo viên có thể sử dụng một trong bốn hoặc cả 4 dạng
phương pháp hỏi đáp nêu trên.
Ví dụ khi dạy bài mới GV dùng dạng hỏi đáp gợi mở, sau khi đã cung cấp tri thức mới dùng hỏi
đáp củng cố để đảm bảo HS nắm chắc và đầy đủ tri thức. Cuối giờ, dùng hỏi đáp kiểm tra để có
thông tin ngược kịp thời từ phía HS.
b) Công cụ, kĩ thuật khi sử dụng phương pháp hỏi đáp
Khi sử dụng phương pháp vấn đáp, giáo viên cần chú ý đến kỹ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe
và phản hồi tích cực… Trong giảng dạy môn Toán khi tiến hành đặt câu hỏi, giáo viên có thể căn
cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình để có câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh hoặc là
từ những tình huống dạy học điển hình trong môn Toán để có câu hỏi phù hợp với tình huống (bốn
tình huống dạy học điển hình trong môn Toán: Dạy học khái niệm toán học; Dạy học định lí toán
học; Dạy học quy tắc, phương pháp; Dạy học giải bài tập toán học).
Ví dụ: Vấn đáp sau khi HS học xong định lí sin, Chương trình Lớp 10. Cho tam giác MNP
#$
nội tiếp đường tròn bán kính R. Biểu thức !% bằng biểu thức nào?
Vấn đáp sau khi HS học xong công thức cộng: Hiệu của hai biểu thức cos a cos b và
sin a sin b bằng biểu thức nào?
* Ưu điểm:
- Kích thích tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của người học.
- Bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề Toán học.
- Gây hứng thú học tập, làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi.
- Giáo viên thường xuyên thu được thông tin ngược từ người học.
* Hạn chế:

16
Nếu giáo viên không chuẩn bị kỹ câu hỏi và không có nghệ thuật tổ chức thì phương pháp
này có nhiều hạn chế:
- Tốn thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.
- Dễ biến đàm thoại thành những cuộc tranh luận.

2.5 Phương pháp kiểm tra đánh gia thông qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của
học sinh
a) Khái niệm
Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS là phương pháp mà
trong đó GV đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả họat động của HS, từ đó đánh
giá HS theo từng nội dung có liên quan.
b) Đối tượng, công cụ đánh giá
i) Đối tượng đánh giá
• Hồ sơ học tập: là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn một cách có chủ đích của HS
trong quá trình học tập môn học, được sắp xếp có hệ thống và theo một trình tự nhất
định. Những sản phẩm có thể lưu trữ trong hồ sơ học tập gồm:
- Các bài làm, bài kiểm tra, bài báo cáo, ghi chép ngắn, phiếu học tập, sơ đồ, các
sáng chế v.v... của cá nhân HS.
- Các báo cáo, bài tập, nhận xét, bản kế hoạch, tập san, mô hình, kết quả thí
nghiệm...
- được làm theo nhóm.
- Các hình ảnh, âm thanh như: ảnh chụp, băng ghi âm, đoạn video, tranh vẽ, chương
- trình/phần mềm máy tính v.v...
Ví dụ: Hồ sơ học tập với mục đích đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp
9A của năm học có thể bao gồm các Bài kiểm tra Chương 1,2,3 Đại số và Hình học, thực hành,
những lời nhận xét của giáo viên có liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề.
→ Có thể thấy thông qua hồ sơ học tập GV có thể đánh giá học sinh một cách toàn diện và đa
chiều, hơn thế nữa hsht còn cung cấp cho giáo viên biết được sự tiến bộ của học sinh cũng như
hiệu suất học tập của học sinh.
• Sản phẩm học tập: có thể hiểu là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của
sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có.
→ Thông qua sản phẩm học tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá trình tạo ra sản
phẩm và đánh giá mức độ đạt được các năng lực của HS.
Ví dụ: Trong tiết thực hành “Ứng dụng tỉ số lượng giác” các em có nhiệm vụ chế tạo giác kế, thì
giác kế là sản phẩm học tập của học sinh.

17
• Hoạt động học: Có thể kể đến là các hoạt động học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động trải
nghiệm,…
Ví dụ: Hoạt động thực hành: Ứng dụng tỉ số lượng giác

ii) Công cụ đánh giá


• Bảng kiểm: là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm… mong
đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không)
Ví dụ: Bảng kiểm kiểm tra khả năng vẽ đồ thị bằng phần mềm Geogebra

• Thang đánh giá: công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về
khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.

18
Ví dụ: Thang đánh giá năng lực mô hình hoá ở THPT

• Phiếu đánh giá (Rubrics): là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ
đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập
của HS.
Ví dụ: Phiếu đánh giá khả năng biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ sau:

c) Minh hoạ
i) Phương pháp đánh giá thông qua hồ sơ học tập
Mục đích: Đánh giá Hồ sơ học tập với mục đích thể hiện sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học của học sinh lớp 9A trong cả năm học.
Danh sách các minh chứng: Các bài kiểm tra, bài tập, sản phẩm của hoạt động có yêu cầu giải
quyết vấn đề trong toán học (gợi ý bài tập vận dụng về nội dung Phương trình và hệ phương trình
bậc nhất hai ẩn), sản phẩm của hoạt động (gợi ý sản phẩm của hoạt động tính thể tích lon sữa bò
cô gái Hà Lan), một phiếu tự suy ngẫm về năng lực GQVĐ của bản thân, khuyến khích học sinh
có thể sưu tầm thêm những minh chứng thể hiện năng lực GQVĐ toán học.

19
Lập thang đánh giá và phiếu đánh giá: Thang đánh giá dựa vào thang đánh giá năng lực GQVĐ
toán học đối với học sinh THCS của chương trình Toán 2018; Phiếu đánh giá như hình:

ii) Phương pháp đánh giá thông qua sản phẩm, hoạt động của học sinh
Sử dụng công cụ bảng kiểm để đánh giá sản phẩm học tập của HS lớp 12: Thực hành sử dụng
phần mềm để biểu thị điểm, vectơ, các phép toán vectơ trong hệ trục toạ độ Oxyz.

Trong lúc học sinh thực hiện giáo viên có thể quan sát và đánh giá năng lực sử dụng công cụ học
Toán của học sinh.
Giáo viên sẽ dựa vào sản phẩm mà học sinh thực hành được để đánh giá các kĩ năng của học sinh
thông qua bảng kiểm.

20
21

You might also like