Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

GÓC ĐỊNH HƯỚNG

1. Cho rABC. Lấy M, N, P lần lượt trên BC, CA, AB. Chứng minh: (ANP), (BMP),
(CMN) đồng quy.
2. Cho rABC nội tiếp (O), lấy M thuộc (O) bất kì. Gọi N, P, Q lần lượt là hình chiếu của
M lên BC, CA, AB. Chứng minh N, P, Q thẳng hàng. (Định lý Simpson)
3. Cho rABC nội tiếp (O) có H là trực tâm, lấy M thuộc (O) bất kì. Gọi A’, B’, C’ lần lượt
đối xứng M qua BC, CA, AB. Chứng minh A’, B’, C’, H thẳng hàng. (Định lý Steiner)
4. Cho rABC nội tiếp (O) có H là trực tâm. Đưởng thẳng d tùy ý qua H. Gọi dA, dB, dC
đối xứng d qua BC, CA, AB. Chứng minh dA, dB, dC đồng quy tại M thuộc (O). (M gọi là
điểm anti Steiner ứng với d)
5. Cho rABC nội tiếp (O). Lấy E, F thuộc (O) tùy ý. Chứng minh góc giữa các đường
thẳng Steiner ứng với E, F bằng nửa số đo cung EF.
6. Cho A, B, C, D, E, F thuộc (O). Gọi G, I, K lần lượt là giao điểm của AB và DE, BC và
EF, CD và FA. Chứng minh G, I, K thẳng hàng. (Định lý Pascal)

CÁT TUYẾN
1. Cho A, B, C, D, E, F thuộc (O). Gọi G, I, K lần lượt là giao điểm của AB và DE, BC và
EF, CD và FA. Chứng minh G, I, K thẳng hàng. (Định lý Pascal)
2. Cho rABC, rMNP sao cho AM, BN, CP đồng quy tại O. Gọi G, I, K lần lượt là giao
điểm của AB và MN, BC và NP, CD và PM. Chứng minh G, I, K thẳng hàng.
3. Cho A, B, C thuộc a và X, Y, Z thuộc b, Gọi M, N, P lần lượt là giao điểm của AY và
BX, AZ và CX, BZ và CY. Chứng minh M, N, P thẳng hàng. (Định lý Pappus)
4. Cho X, Y, Z thẳng hàng. Gọi M, N, P sao cho MY song song NZ, MX song song PZ, NX
song song PY. Chứng minh M, N, P thẳng hàng. (Định lý Pappus dưới góc nhìn xạ ảnh)
5. Chứng minh rằng nhứng đường thẳng chia 3 những cặp góc kề nhau của một tam giác
bất kì tạo thành tam giác đều. (Định lý Morley); AD, BF, CE đồng quy (Điểm này gọi là
tâm Morley phối cảnh)

TỈ SỐ KÉP. HÀNG ĐIỂM ĐIỀU HÒA. CHÙM ĐIỀU HÒA.


1. Cho A, B, C, D thẳng hàng, O tùy ý. Một đường thẳng cắt OA, OB, OC, OD tại A’, B’,
C’, D’. Chứng minh (ABCD) = (A B C D ). (Định lý)
2. Cho (OA, OB, OC, OD) = −1. Chứng minh COD = 90 khi và chỉ khi OC, OD là phân
giác trong và ngoài của rOAB. (Định lý)
3. Cho tứ giác lồi ABCD; E, F lần lượt là giao điểm của AB và DC, AD và BC. Khi đó ta
có 1 hình 4 cạnh toàn phần. Chứng minh E, F, G, H là hàng điểm điều hòa. (Tính chất hình
bốn cạnh toàn phần)
4. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). Chứng minh các mệnh đề sau tương đương:
(i) Các tiếp tuyến của (O) tại B, D và AC đồng quy.
(ii) AB. CD = AD. BC.
(iii) (MA, MC, MB, MD) = −1 với M tùy ý trên (O) (Khi đó ABCD gọi là tứ giác điều hòa)
(Định lý)
5. Cho (O1) và (O2) cắt nhau tại A, B. Các tiếp tuyến tại A và B của (O1) cắt nhau tại K. M
di động trên (O1), không trùng A và B. Gọi C, Q lần lượt là giao điểm thứ 2 của MK và
(O1), AC và (O2).
a. Chứng minh: MK đi qua trung điểm của PQ.
b. Chứng minh đường thẳng PQ đi qua điểm cố định khi M thay đổi trên (O1).
6. Cho B, C thuộc (O) sao cho BC không là đường kính, A di động trên cung BC lớn. AD,
AE là phân giác trong và ngoài của góc BAC. I là trung điểm của DE. Qua trực tâm H của
rABC kẻ đường vuống góc với AI cắt AD và AE tại M và N.
a. Chứng minh: MN luôn đi qua 1 điểm cố định.
b. Tìm vị trí của điểm A để rAMN có diện tích lớn nhất.

PHƯƠNG TÍCH
1. Cho rABC có AD, BE, CF là đường cao và trực tâm H, M tùy ý trên BC. MX là
đường kính của đường tròn (MBF), MY là đường kính của đường tròn (MCE). Chứng
minh H, X, Y thẳng hàng.
2. Cho tứ giác lồi ABCD có AB cắt CD tại E, AD cắt BC tại F. Chứng minh các đường
tròn đường kính AC, BD, EF đồng trục.
3. Cho rABC nội tiếp (O), đường thẳng d cắt BC, CA, AB tại X, Y, Z. Gọi P là hình
chiếu của O trên d. Chứng minh các đường tròn (AXP), (BYP), (CZP) đồng trục.
CỰC VÀ ĐỐI CỰC
1. Cho (O), M không trùng O. Tập các điểm liên hợp với M đối với (O) là một đường thẳng.
(Định lý)
2. Cho (O), M không trùng O. Kẻ cát tuyến MAB, MCD với (O). Gọi P, Q lần lượt là giao
điểm AD và BC, AC và BD. Chứng minh PQ là đường đối cực của M. (Định lý)
3. Cho rA, rB, rC, rD là đường đối cực của A, B, C, D đối với (O). Chứng minh A, B,
C thẳng hàng khi và chỉ khi rA, rB, rC đôi một song song hoặc đồng quy. (Tính chất)
4. Cho A, B, C, D thẳng hàng trên đường thẳng d không qua O. Gọi rA, rB, rC, rD lần
lượt là đường đối cực của A, B, C, D. Chứng minh (ABCD) = −1 khi và chỉ khi
(r , r , r , r ) = −1. (Tính chất)
5. Chứng minh các đường chéo của lục giác ngoại tiếp đồng quy tại 1 điểm. (Định lý
Brianchon)
6. Cho ABCD nội tiếp (O). Gọi E, F, I lần lượt là giao điểm của AB và CD, AD và BC, AC
và BD. Chứng minh O là trực tâm của rIEF. (Định lý Brocard)
7. Cho rABC nội tiếp (O). Các phân giác BE, CF cắt lại (O) tại M, N. Đường thẳng vuông
góc BM tại M và đường thẳng vuông góc CN tại N cắt nhau tại S. Chứng minh OS vuông
góc EF.
8. Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp (O). AB cắt CD tại M, AD cắt BC tại N. Gọi P, Q, S, T
lần lượt là giao điểm của các đường phân giác của góc MAN và góc MBY, góc MBN và
góc MCN, góc MCN và góc MDN, góc MDN và góc MAN (P, Q, S, T là các điểm phân
biệt).
a. Chứng minh P, Q, S, T đồng viên, I là tâm đường tròn này.
b. Chứng minh O, E, I thẳng hàng (E là giao điểm của AC và BD).

PHÉP DỜI HÌNH


1. Cho rABC có các góc bé hơn 120o. Tìm M sao cho MA + MB + MC ngắn nhất.
2. Cho rABC có BMC = CMA = AMB = 120 . Chứng minh PA + PB + PC ≥ MA +
MB + MC với P tùy ý.
3. Cho rABC có trực tâm H. Chứng minh a. PA + b. PB + c. PC ≥ a. HA + b. HB + c. HC.
4. Cho n – giác lồi A1A2A3…An, O tùy ý thuộc miền trong n – giác lồi. Gọi e⃗ là vectơ đơn
vị vuông góc A A ⃗ (i = 1, 2, … , n). Quy ước A = A , khi đó ∑ A A . e⃗ = 0⃗.
Chứng minh Q ( ; ) : A A ⃗ biến thành −A A e ⃗. (BT con nhím)

5. Cho tứ giác MNPQ, lấy U, V sao cho MUN = NUV = VUM = PVQ = QVU = UVP =
120 . Chứng minh XM + XN + XY + YP + YQ ≥ UM + UN + UV + VP + VQ với X, Y
tùy ý.

PHÉP ĐỒNG DẠNG


1. Cho rABC, dựng phía ngoài rABC các tam giác đều BCD, CAE, ABF có tâm lần
lượt là các điểm X, Y, Z. Chứng minh rXYZ đều.
2. Cho tứ giác ABCD, dựng phía ngoài tứ giác các hình vuông có cạnh lần lượt là AB,
BC, CD, DA và có tâm là M, N, P, Q. Chứng minh: MP = NQ, MP = NQ.

PHÉP VỊ TỰ QUAY
1. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh AB. CD + AD. BC ≥ AC. BD.
2. Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp (O). AC cắt BD tại P. Đường tròn (ABP) và (CDP) cắt
nhau tại P và Q (khác O). Chứng minh OQD = 90 .
3. Cho rABC nội tiếp (O), X thuộc (O). Gọi P, Q, R lần lượt là hình chiếu của X trên BC,
CA, AB. Chứng minh P, Q, R thẳng hàng.
4. Cho rABC nội tiếp (O). Gọi A1, B1, C1 lần lượt là chân đường cao hạ từ A, B, C của
rABC. Gọi A2, B2, C2 là các điểm đối xứng với A1, B1, C1 qua trung điểm của BC, CA,
AB. Gọi A3, B3, C3 là giao điểm thứ hai của (AB2C2), (BC2A2), (CA2B2) với (O). Chứng
minh A1A3, B1B3, C1C3 đồng quy.

PHÉP NGHỊCH ĐẢO


1. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh AB. CD + AD. BC ≥ AC. BD.
2. Cho rABC và P nằm trong rABC, (O) qua P cắt (PBC), (PCA), (PAB) lần lượt tại
X, Y, Z. Các đường thẳng AP, BP, CP cắt (O) tại M, N, L. Chứng minh XM, YN, ZL đồng
quy

You might also like