Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2022-2023


I TRẮC NGHIỆM (MỖI CÂU 0,25Đ)
Câu 1. Phân loại công nghệ dựa vào căn cứ nào sau đây?
A. Theo lĩnh vực khoa học B. Theo lĩnh vực kĩ thuật
C. Theo đối tượng áp dụng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Công nghệ nào sau đây được phân loại theo đối tượng áp dụng?
A. Công nghệ thông tin B. Công nghệ vận tải
C. Công nghệ trồng cây trong nhà kính D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Đặc diểm của công nghệ trong mỗi giai đoạn lịch sử là gì?
A. Tính dẫn dắt B. Tính định hình
C. Tính chi phối D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Hình ảnh nào sau đây thể hiện phương pháp địa canh? Đáp án: hình A

A.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ thể hiện ở đặc điểm nào?
A. Khoa học là cơ sở của kĩ thuật
B. Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có
C. Công nghệ thúc đẩy khoa học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật có phần nào sau đây?
A. Đầu vào B. Bộ phận xử lí C. Đầu ra D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Hệ thống kĩ thuật có loại nào sau đây?
A. Mạch kín B. Mạch hở C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 8. Đầu ra của máy tăng âm (còn gọi là âm ly) là:
A. Micro B. Bộ khuếch đại C. Loa D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Cấu trúc hệ thống kĩ thuật mạch kín và mạch hở khác nhau ở điểm nào?
A. Đầu vào B. Đầu ra C. Bộ phận xử lí D. Tín hiệu phản hồi
Câu 10. Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim được đề cập đến là:
A. Công nghệ luyện kim B. Công nghệ đúc
C. Công nghệ gia công cắt gọt D. Công nghệ gia công áp lực
Câu 11. Đây là cấu trúc hệ thống kĩ thuật mạch gì?

A. Mạch hở B. Mạch kín C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai


Câu 12. Công nghệ luyện kim là gì?
A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ
các nguyên liệu khác.
B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái
lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng
cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến
dạng theo hình dáng yêu cầu
Câu 13. Công nghệ đúc là gì?
A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ
các nguyên liệu khác.
B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái
lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng
cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến
dạng theo hình dáng yêu cầu
Câu 14. Công nghệ gia công cắt gọt là gì?
A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ
các nguyên liệu khác.
B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái
lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng
cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến
dạng theo hình dáng yêu cầu
Câu 15. Công nghệ gia công áp lực là gì?
A. Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ
các nguyên liệu khác.
B. Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái
lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
C. Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng
cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến
dạng theo hình dáng yêu cầu
Câu 16. Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:
A. Công nghệ sản xuất điện năng B. Công nghệ điện – quang
C. Công nghệ điện – cơ D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
Câu 17. Truyền thông không dây có loại nào sau đây?
A. Công nghệ wifi B. Công nghệ bluetooh
C. Công nghệ mạng di động D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là:
A. Công nghệ luyện kim B. Công nghệ đúc
C. Công nghệ gia công cắt gọt D. Công nghệ gia công áp lực
Câu 18. Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là:
A. Công nghệ luyện kim B. Công nghệ đúc
C. Công nghệ gia công cắt gọt D. Công nghệ gia công áp lực
Câu 19. Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:
A. Công nghệ sản xuất điện năng B. Công nghệ điện – quang
C. Công nghệ điện – cơ D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
Câu 20. Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là:
A. Công nghệ sản xuất điện năng B. Công nghệ điện – quang
C. Công nghệ điện – cơ D. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
Câu 21. Công nghệ nano là:
A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
B. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến
phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số
CNC.
C. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô
hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 22. Công nghệ CAD/CAM/CNC là:
A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
B. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến
phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số
CNC.
C. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô
hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 23. Công nghệ in 3D là:
A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
B. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến
phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số
CNC.
C. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô
hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường
Câu 24. Công nghệ năng lượng tái tạo là:
A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
B. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến
phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số
CNC.
C. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
D. Công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô
hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 25. Công nghệ mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các
hệ thống máy tính. Đó là công nghệ gì?
A. Công nghệ trí tuệ nhân tạo B. Công nghệ Internet vạn vật
C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26. Công nghệ kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc,
thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet. Đó là công nghệ gì?
A. Công nghệ trí tuệ nhân tạo B. Công nghệ Internet vạn vật
C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 27. Công nghệ Robot có bộ não sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng nhận
thức, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống. Đó là
công nghệ gì?
A. Công nghệ trí tuệ nhân tạo B. Công nghệ Internet vạn vật
C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28. Công nghệ mới đầu tiên được giới thiệu là:
A. Công nghệ nano B. Công nghệ CAD/CAM/CNC
C. Công nghệ in 3D D. Công nghệ năng lượng tái tạo
Câu 29. Công nghệ mới thứ hai được giới thiệu là:
A. Công nghệ nano B. Công nghệ CAD/CAM/CNC
C. Công nghệ in 3D D. Công nghệ năng lượng tái tạo
Câu 30. Công nghệ mới thứ ba được giới thiệu là:
A. Công nghệ nano B. Công nghệ CAD/CAM/CNC
C. Công nghệ in 3D D. Công nghệ năng lượng tái tạo
Câu 31. Mục đích của đánh giá công nghệ là gì?
A. Nhận biết được mặt tích cực và tiêu cực của công nghệ.
B. Lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp cho bản thân hoặc cho gia đình.
C. Lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng vào dự án khoa học kĩ thuật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32. Tiêu chí đầu tiên đánh giá công nghệ là gì?
A. Tiêu chí về hiệu quả B. Tiêu chí về độ tin cậy
C. Tiêu chí về kinh tế D. Tiêu chí về môi trường
Câu 33. Có mấy tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 6
Câu 34. Tiêu chí về hiệu quả của đánh giá công nghệ là?
A. Đánh giá về năng suất công nghệ.
B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ
C. Đánh giá chi phí đầu tư
D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không khí
Câu 35. Tiêu chí về độ tin cậy của đánh giá công nghệ là?
A. Đánh giá về năng suất công nghệ.
B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ
C. Đánh giá chi phí đầu tư
D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không khí
Câu 36. Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghệp?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 37. Đặc trưng cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là:
A. Công nghệ số B. Tính kết nối
C. Trí thông minh nhân tạo D. Cả 3 đáp án trên
Câu 38. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:
A. Công nghệ thông tin B. Tự động hóa
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 39. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt
C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo
Câu 40. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là:
A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt
C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo
II TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu một số tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con
người và xã hội.

1. Công nghệ với tự nhiên


- Khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt thành tựu cao hơn.
- Xử lí môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên.
2. Công nghệ với con người
- Tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống.
- Tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động
- Đẩy con người đối mặt với tình trạng thất nghiệp
3. Công nghệ với xã hội
- Thúc đẩy kinh tế, xã hội, quản lí xã hội
- Sự lệ thuộc vào công nghệ.

Câu 2 Em hãy trình bày công nghệ hàn kim loại:

- Là nối các chi tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời dduwwocj bằng
cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn. Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo hoắ
rắn thông qua lực ép.
- Sản phẩm: đồ gia dụng, xây dựng, sản phẩm mĩ thuật.
- Gồm:
+ Hàn nóng chảy
+ Hàn áp lực
Câu 3 Em hãy trình bày công nghệ cắt gọt kim loại:

- Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ
cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
- Sản phẩm: các chi tiết máy
- Công nghệ đúc được chia thành các loại sau: đúc trong khuân cát, đúc trong khuôn kim loại;
đúc li tâm; đúc áp lực; đúc khuân mẫu nóng chảy,…
Câu 4 Em hãy trình bày công nghệ in 3D.

- Là công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếm chồng lên nhau.
- Quá trình in là việc sử dụng kĩ thuật in đắp dần từ mô hình thiết kế. Các lớp vật liệu sẽ được
đắp chồng lên nhau một cách tuần tự.
- Ứng dụng:
+ Lĩnh vực thiết kế thời trang
+ Lĩnh vực y học
+ Lĩnh vực cơ khí
+ Thực phẩm
+ Xây dựng
+ Đồ mĩ thuật
Câu 5 Em hãy trình bày công nghệ năng lượng tái tạo:

- Là công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô
hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
- Ứng dụng:
+ Sản xuất điện
+ Sưởi ấm
+ Tạo nước nóng
Câu 6 Có ý kiến cho rằng “ Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều có đặc trưng là sự thay đổi về
bản chất của sản xuất thông qua các đột phá của khoa học và công nghệ”. Từ vai trò, đặc điểm
của các cuộc cách mạng công nghiệp , hãy nêu quan điểm của em về nhận định này.
-Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất: đặc trưng là năng lượng hơi nước và cơ giới hoá =>
làm nổi bật sức lao động của con người
-Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2: năng lượng điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt quy
mô lớn => lao động hàng loạt
-Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: công nghệ thông tin và tự động hoá => xoá nhoà ranh
giới giữa các vùng miền, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời => nội bộ
-Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: công nghệ số, tính kết nối và trí thông minh nhân tạo
=> không cần dùng đến con người mà thông qua trí tuệ nhân tạo
=> Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp là sự đột phá, thay đổi về bản chất của sản xuất thông qua
nhu cầu muốn được chạm đến những điều tốt đẹp hơn. Nó tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của
cuộc sống, thay đổi cách thức sống, làm việc, sản xuất và di chuyển của con người.
Câu 7 Có ý kiến cho rằng “ Trong thời đại công nghệ 4.0, bên cạnh những mặt tích cực con
người còn phải đối mặt với nhiều biến động tiêu cực. cần phải có sự sáng suốt trong quá trình
hòa nhập, bắt kịp xu hướng thời đại”. Hãy nêu quan điểm của em về nhận định này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xoá nhoà ranh giới giữa các vùng miền, quốc gia, khu vực
mang lại sự kết nối toàn cầu. Vì vậy con người được tiếp xúc với các nền văn hoá, văn minh
khác nhau từ đó học tập, tiếp thu các tinh hoa để phát triển.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ cũng dẫn đến thực trạng con người dần
bị phụ thuộc vào các mạng xã hội, ứng dụng thông minh.
VD: ở Nhật Bản, trong giới trẻ đang tồn tại các “Hikikomori”, Hikikomori chính là tên gọi
những kẻ không cần giáo dục, không tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài và chỉ ở lì trong nhà làm
bạn với máy tính. Hiện nay ở Nhật, có tới 1,2 triệu người mắc hội chứng này. => Tình trạng lâu
dần đang làm kéo lùi sự phát triển của nhân loại.
=> Vì vậy chúng ta cần sáng suốt trong quá trình hoà nhập, bắt kịp xu hướng thời đại, tích cực,
chủ động học hỏi các tinh hoa của các quốc gia trên thế giới.
Câu 8 Hãy đánh giá công nghệ năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Công nghệ năng lượng mặt Công nghệ năng lượng gió
trời
Năng suất Các tấm pin quang điện hiệu Tua-bin gió có thể chuyển đổi
=> các tấm pin mặt trời tạo ra quả nhất trên thị trường hiện gần một nửa lượng gió thổ
năng lượng gấp 5 lần so với nay có hiệu suất từ 15 – 20% vào chúng thành năng lượng
các tuabin gió chuyển đổi ánh nắng mặt trời điện.
thành điện năng
Chi phí cao thấp
Nhìn chung, trong phần lớn
các trường hợp lắp đặt hệ
thống năng lượng gió sẽ rẻ
hơn năng lượng mặt trời.
Mức độ bảo trì chúng đòi bảo trì rất ít ngoài yêu cầu được thay thế định kỳ
Nhìn chung, hệ thống điện việc thi thoảng phải vệ sinh do hao mòn vì ma sát
tuabin gió đòi hỏi bảo trì hơn
các tấm pin năng lượng mặt
hệ thống điện mặt trời rất trời để loại bỏ bụi bẩn bám
nhiều. trên bề mặt nhằm tối ưu sản
lượng
Mức độ phổ biến và ứng chúng ta hoàn toàn có thể dễ Nguồn năng lượng này rất
dụng dàng ứng dụng với nhiều hạn chế về ứng dụng, chúng
=> công nghệ năng lượng mặt cách khác nhau trên nhiều vật chỉ thường được tạo ra từ các
trời phổ biến hơn dụng và thiết bị. Có thể kể hệ thống tuabin gió lớn cũng
đến những ứng dụng điển như phải được đặt ở những
hình như đèn năng lượng mặt khu vực có lượng gió mạnh
trời, cửa sổ tích hợp pin mặt và ổn định.
trời, ô tô năng lượng mặt trời,
thùng rác năng lượng mặt
trời, balo năng lượng mặt
trời…
 Nhìn chung cả 2 nguồn năng lượng tái tạo này đều rất đáng giá để con người tập trung
khai thác, bởi những lợi ích to lớn về môi trường mà chúng đem lại. Nếu xét các dự án
sản xuất điện lớn các hệ thống điện từ gió có thể nhỉnh hơn về hiệu quả ở một số khu vực
nhất định. Tuy nhiên, nếu xét về tính phổ biến và khả năng tiếp cận thì điện năng lượng
mặt trời phù hợp hơn.

You might also like