Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG, NGỮ ÂM

Câu 1. Xét về nguồn gốc, tiếng Việt được các nhà nghiên cứu xếp vào:
A. Nhóm Tạng – Miến, nhánh Môn – Khmer, họ Thái
B. Nhóm Việt – Mường, nhánh Môn – Khmer, họ Hán Tạng
C. Nhóm Thái – Tày, nhánh Môn – Khmer, họ Nam Á
D. Nhóm Việt – Mường, nhánh Môn – Khmer, họ Nam Á
Câu 2. Các giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của tiếng Việt là:
A. Giai đoạn Môn – Khmer, giai đoạn tiền Việt – Mường, giai đoạn Việt – Mường cổ, giai
đoạn Việt – Mường chung, giai đoạn Việt cổ, giai đoạn Việt trung đại, thời kỳ hiện đại
B. Giai đoạn Môn – Khmer, giai đoạn Việt – Mường cổ, giai đoạn Việt – Mường chung, giai
đoạn tiền Việt – Mường, giai đoạn Việt cổ, giai đoạn Việt trung đại, thời kỳ hiện đại
C. Giai đoạn Môn – Khmer, giai đoạn Việt – Mường chung, giai đoạn tiền Việt – Mường,
giai đoạn Việt – Mường cổ, giai đoạn Việt trung đại, giai đoạn Việt cổ, thời kỳ hiện đại
D. Giai đoạn Môn – Khmer, giai đoạn tiền Việt – Mường, giai đoạn Việt – Mường cổ, giai
đoạn Việt cổ, giai đoạn Việt trung đại, giai đoạn Việt – Mường chung, thời kỳ hiện đại
Câu 3. Trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, giai đoạn Việt cổ được ước định kéo dài từ:
A. Khoảng 2 – 3 nghìn năm trước công nguyên đến thế kỷ I – III sau công nguyên
B. Từ thế kỷ II sau công nguyên đến thế kỷ X – XI
C. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV
D. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI
Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm âm tiết tiếng Việt?
A. Đa số các âm tiết đều có nghĩa và hoạt động như từ
B. Đa số các âm tiết đều không có nghĩa
C. Âm tiết chỉ là đơn vị ngữ âm thuần tuý
D. Âm tiết tiếng Việt bị biến dạng trong lời nói
Câu 5. Hiện tượng nói lái trong tiếng Việt như “hiện đại – hại điện”, “lấy chồng – chống
lầy” là do:
A. Âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần cấu tạo
B. Thanh điệu và âm đầu kết hợp với phần vần một cách chặt chẽ
C. Thanh điệu và âm đầu kết hợp với phần vần một cách lỏng lẻo
D. Âm tiết nào trong tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định
Câu 6. Xét theo chức năng khu biệt, hệ thống âm vị tiếng Việt có mấy tiểu hệ thống?
A. Hai tiểu hệ thống C. Bốn tiểu hệ thống
B. Ba tiểu hệ thống D. Năm tiểu hệ thống
Câu 7. Đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân
biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ là:
A. Âm tiết C. Hình vị
B. Âm vị D. Âm tiết
Câu 8. Các thanh điệu có âm vực cao là:
A. Không dấu, ngã, sắc C. Không dấu, hỏi, nặng
B. Huyền, hỏi, nặng D. Huyền, ngã, sắc
Câu 9. Thành phần âm vị khu biệt hai âm tiết “tai” và “tay” là:
A. Âm đầu C. Âm cuối
B. Âm chính D. Thanh điệu
Câu 10. So sánh hai âm tiết “huỷ” và “hủi”, ta có nhận xét đúng là:
A. Khác nhau: âm cuối “y” và “i”
B. Giống nhau: âm chính “u”
C. Giống nhau: có âm đệm “u”
D. Khác nhau: “huỷ” có âm đệm và âm chính, “hủi” có âm chính và bán âm cuối
Câu 11. “Tiếng” là tên gọi của loại đơn vị nào trong tiếng Việt?
A. Câu C. Các hiện tượng ngôn điệu
B. Phát ngôn D. Âm tiết, hình vị, hình tiết
Câu 12. Miêu tả nào đúng với nguyên âm /e/ trong từ “lê thê”?
A. Nguyên âm dòng sau, độ mở nhỏ, không tròn môi
B. Nguyên âm dòng giữa, độ mở lớn, không tròn môi
C. Nguyên âm dòng trước, độ mở lớn vừa, không tròn môi
D. Nguyên âm dòng trước, độ mở nhỏ, không tròn môi
Câu 13. Phụ âm đầu của các âm tiết trong các từ: “muôn năm”, “nhí nhảnh”, “nghịch
ngợm” được xếp vào nhóm phụ âm nào?
A. Phụ âm ồn C. Phụ âm vang
B. Phụ âm xát D. Phụ âm vô thanh
Câu 14. Miêu tả nào đúng với nguyên âm /v/ trong từ “vừa vặn”?
A. Môi, xát, ồn, hữu thanh C. Môi, tắc, ồn, hữu thanh
B. Môi, xát, ồn, vô thanh D. Môi, xát, vang, hữu thanh
Câu 15. Trong tiếng Việt, âm đệm không phân bố sau các phụ âm nào?
A. Phụ âm môi C. Phụ âm mặt lưỡi
B. Phụ âm đầu lưỡi D. Phụ âm thanh hầu
Câu 16. Kiểu chữ viết không có quan hệ về mặt âm thanh mà chỉ có quan hệ về mặt ý nghĩa
là:
A. Chữ viết ghi ý C. Chữ viết ghi âm
B. Chữ viết ghi hình D. Chữ viết ghi ký hiệu
Câu 17. Trong âm tiết “nguyệt” âm chính được xác định là:
A. Âm u C. Âm uyê
B. Âm uy D. Âm yê
Câu 18. Trong tiếng Việt có bao nhiêu âm vị đảm nhiệm vị trí âm cuối?
A. 6 âm vị C. 8 âm vị
B. 7 âm vị D. 9 âm vị
Câu 19. Chữ viết ghi âm là loại chữ:
A. Không có quan hệ với mặt âm thanh mà chỉ có quan hệ với mặt ý nghĩa của ngôn ngữ
B. Không quan tâm đến mặt nội dung, ý nghĩa của từ mà chỉ ghi lại chuỗi âm thanh của từ
đó
C. Hỗ trợ đắc lực cho giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ âm thanh
D. Có quan hệ với mặt ý nghĩa của ngôn ngữ
Câu 20. Chữ quốc ngữ thuộc về kiểu chữ:
A. Ghi ý C. Ghi âm tiết
B. Tượng hình D. Ghi âm vị
Câu 21. Trong hệ thống thanh điệu tiếng Việt, các thanh có đường nét vận động không
bằng phẳng (trắc) là:
A. Không dấu, ngã, sắc, nặng C. Ngã, hỏi, sắc, nặng
B. Không dấu, hỏi, sắc, nặng D. Huyền, sắc, nặng
Câu 22. Theo truyền thống, mặt âm thanh của ngôn ngữ được nghiên cứu từ các góc độ:
A. Sinh vật học (cấu âm), vật lí học (âm học), chức năng xã hội
B. Ngữ âm học đại cương, ngữ âm học cục bộ
C. Ngữ âm học miêu tả, ngữ âm học lịch sử
D. Nguyên âm, phụ âm, âm tiết, âm vị, âm tố
Câu 23. Sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu
biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị là:
A. Thanh điệu C. Ngữ điệu
B. Trọng âm D. Âm vị siêu đoạn tính
Câu 24. Các yếu tố bỏng (bé), chèo (kéo), han (hỏi), (ngơi) nghỉ… hiện nay đã bị mờ nghĩa
hoặc không được dùng trong tiếng Việt là do tác động của hiện tượng nào trong ngôn ngữ?
A. Rơi rụng bớt từ ngữ C. Sự xuất hiện các từ mới
B. Thu hẹp nghĩa D. Mở rộng nghĩa
Câu 25. Cách phân chia từ thành các lớp: thuật ngữ, từ ngữ địa phương, từ nghề nghiệp,
tiếng lóng, lớp từ chung dựa vào tiêu chí nào?
A. Theo nguồn gốc C. Theo phong cách sử dụng
B. Theo phạm vi sử dụng D. Theo tính chất tích cực, tiêu cực
Câu 26. Cách phân chia từ thành các lớp: từ tích cực, từ tiêu cực dựa vào tiêu chí nào?
A. Theo nguồn gốc C. Theo phong cách sử dụng
B. Theo phạm vi sử dụng D. Theo tần số sử dụng
Câu 27. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào là nhóm từ lịch sử?
A. Thái thú, thượng thư, thám hoa C. Thái thú, thượng thư, đổi chác
B. Thượng thư, thám hoa, đăm chiêu D. Âu (lo), cốc (biết), phen (so bì)
Câu 28. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào là nhóm từ cổ?
A. Thái thú, thượng thư, thám hoa C. Thái thú, thượng thư, đổi chác
B. Thượng thư, thám hoa, đăm chiêu D. Âu (lo), cốc (biết), phen (so bì)
Câu 29. Những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại và hiện nay đã bị các từ khác
thay thế là một trong những đặc điểm của lớp từ nào dưới đây?
A. Từ cổ C. Từ tiêu cực
B. Từ lịch sử D. Từ cũ
Câu 30. Từ mới có đặc điểm khác với từ cổ là:
A. Từ mới là từ tích cực còn từ cổ là từ tiêu cực.
B. Từ mới là sáng tạo cá nhân và được xã hội chấp nhận còn từ cổ thì không.
C. Từ mới có khả năng trở thành từ tích cực nếu nó được chấp nhận và phổ biến rộng rãi
trong xã hội.
D. Từ mới thường dễ hiểu hơn nên được dùng phổ biến.
Câu 31. Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là:
A. Tính chính xác, tính đa nghĩa, tính hình tượng
B. Tính hệ thống, tính hình tượng, tính quốc tế
C. Tính quốc tế, tính chính xác, tính đa nghĩa
D. Tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế
Câu 32. Lớp từ tiêu cực bao gồm:
A. Tiếng lóng, thuật ngữ, từ cổ
B. Từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ mới
C. Tiếng lóng, từ mới, từ cổ
D. Từ lịch sử, từ cổ, từ mới
Phần 2: TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA

Câu 33. Nhóm từ nào sau đây được hình thành do một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố
thuần Việt:
A. Thượng đế, khoa cử, anh hùng, bệnh nhân
B. Cướp đoạt, súng trường, đói khổ, kẻ địch
C. Chiến trường, câu lạc bộ, an tri, thiếu tá
D. Tàu thuỷ, bệnh viện, ân xá, xuất khẩu
Câu 34. Căn cứ vào phương thức cấu tạo, trong câu: “Những giọt sương lấp lánh dưới ánh
nắng mặt trời như những viên pha lê trong suốt.” bao gồm các kiểu từ là:
A. Từ láy, từ đơn, từ ngẫu hợp
B. Từ ghép, từ đơn, từ ngẫu hợp
C. Từ ghép, từ láy, từ đơn
D. Từ ghép, từ láy, từ đơn, từ ngẫu hợp
Câu 35. Nếu sắp xếp theo tiêu chí thành ngữ từ thấp đến cao, trật tự nào sau đây là đúng?
A. Ngữ cố định định danh, thành ngữ, quán ngữ
B. Quán ngữ, ngữ cố định định danh, thành ngữ
C. Thành ngữ, ngữ cố định định danh, quán ngữ
D. Quán ngữ, thành ngữ, ngữ cố định định danh
Câu 36. Thành ngữ “Nói có sách mách có chứng” thuộc loại:
A. Thành ngữ so sánh
B. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ một sự kiện
C. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện tương đồng
D. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện tương phản
Câu 37. Căn cứ vào phương thức cấu tạo, trong câu “Các chú thợ xây nhanh nhẹn xách
từng xô xi - măng từ đất lên rồi miệt mài tiếp tục công việc của mình.”, bao gồm các kiểu từ
sau:
A. Từ ghép, từ láy, từ đơn, từ ngẫu hợp
B. Từ láy, từ đơn, từ ngẫu hợp
C. Từ ghép, từ láy, từ ngẫu hợp
D. Từ ghép, từ láy, từ đơn
Câu 38. Cách tạo dựng ngữ cố định định danh giống với cách tạo dựng kiểu kết cấu nào
sau đây?
A. Từ ngẫu hợp B. Từ ghép chính phụ C. Từ ghép đẳng lập D. Từ láy
Câu 39. Cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình
tượng hoặc/và gợi cảm được gọi là gì?
A. Ngữ cố định định danh C. Quán ngữ
B. Thành ngữ D. Thành ngữ và quán ngữ
Câu 40. Chức năng của quán ngữ là:
A. Liên kết và nhấn mạnh
B. Rào đón và đưa đẩy, liên kết và nhấn mạnh
C. Liên kết và rào đón
D. Nhấn mạnh và rào đón
Câu 41. Thành ngữ nào dưới đây thuộc kiểu thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện?
A. Một vốn bốn lời C. Mẹ tròn con vuông
B. Nước đổ đầu vịt D. Bán bò tậu ễnh ương
lOMoARcPSD|35623950

Câu 42. Điểm khác nhau giữa cụm từ cố định và cụm từ tự do là?
A. Thành tố cấu tạo của cụm từ cố định có số lượng ổn định, không thay đổi.
B. Cụm từ cố định là đơn vị tồn tại dưới dạng làm sẵn.
C. Cụm từ cố định có tính thành ngữ cao.
D. Thành tố cấu tạo của cụm từ cố định có số lượng ổn định, không thay đổi, là đơn vị tồn
tại dưới dạng làm sẵn, có tính thành ngữ cao.
Câu 42. Thành ngữ “Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng” thuộc loại thành ngữ nào?
A. Thành ngữ so sánh C. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ 2 sự kiện tương
đồng
B. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ 1 sự kiện D. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ 2 sự kiện tương phản
Câu 43. Thành ngữ nào dưới đây là thành ngữ so sánh?
A. Bán bò tậu ễnh ương C. Gương tày liếp
B. Nói có sách, mách có chứng D. Ngã vào võng đào
Câu 44. Cụm từ nào dưới đây thuộc kiểu ngữ cố định định danh?
A. Một vốn bốn lời C. Nói dại đổ đi
B. Lông mày lá liễu D. Bán bò tậu ễnh ương
Câu 45. Nhóm thành ngữ nào dưới đây thuộc kiểu thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự
kiện?
A. Một vốn bốn lời; Mẹ tròn con vuông
B. Múa rìu qua mắt thợ; Ngã vào võng đào
C. Mẹ tròn con vuông; Múa rìu qua mắt thợ
D. Bán bò tậu ễnh ương; Ngã vào võng đào
Câu 46. Nhóm thành ngữ nào dưới đây thuộc kiểu thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện
tương đồng?
A. Ba đầu sáu tay; Nói có sách, mách có chứng
B. Múa rìu qua mắt thợ; Ngã vào võng đào
C. Mẹ tròn con vuông; Múa rìu qua mắt thợ
D. Bán bò tậu ễnh ương; Ngã vào võng đào
Câu 47. Nhóm thành ngữ nào dưới đây thuộc kiểu thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện
tương phản?
A. Một vốn bốn lời; Mẹ tròn con vuông
B. Múa rìu qua mắt thợ; Ngã vào võng đào
C. Mẹ tròn con vuông; Múa rìu qua mắt thợ
D. Bán bò tậu ễnh ương; Một vốn bốn lời
Câu 48. Thành ngữ “Hàng thịt nguýt hàng cá” thuộc loại:
A. Thành ngữ so sánh
B. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ một sự kiện
C. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện tương đồng
D. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ hai sự kiện tương phản
Câu 49. Từ trong tiếng Việt là:
A. Đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng
thông báo, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
B. Đơn vị phát âm nhỏ nhất, có tính hình thái cao, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do
trong lời nói để tạo câu.
C. Đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi
tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
D. Đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, có khả năng biến
đổi hình thức ngữ pháp để tạo câu.
lOMoARcPSD|35623950

Câu 50. Tổ hợp nào dưới đây thuộc kiểu quán ngữ?
A. Ăn gió nằm mưa C. Gìn vàng giữ ngọc
B. Nói trộm bóng vía D. Xấu máu đòi ăn của tộc
Câu 51. Tổ hợp nào dưới đây thuộc kiểu quán ngữ?
A. Lông mày lá liễu C. Gìn vàng giữ ngọc
B. Cắn rơm cắn cỏ D. Xấu máu đòi ăn của tộc
Câu 52. Thành phần nghĩa thể hiện sự quy chiếu của từ vào sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc
tính, hành động …) mà nó làm tên được gọi là:
A. Nghĩa biểu vật C. Nghĩa ngữ dụng
B. Nghĩa biểu niệm D. Nghĩa cấu trúc
Câu 53. Thành phần nghĩa thể hiện sự phản ánh các đặc trưng, thuộc tính được coi là bản
chất nhất của sự vật vào trong ý thức con người được gọi là:
A. Nghĩa biểu vật C. Nghĩa ngữ dụng
B. Nghĩa biểu niệm D. Nghĩa cấu trúc
Câu 54. Thành phần nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ
vựng được gọi là:
A. Nghĩa biểu vật C. Nghĩa ngữ dụng
B. Nghĩa biểu niệm D. Nghĩa cấu trúc
Câu 55. Thành phần nghĩa thể hiện mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của
người nói được gọi là:
A. Nghĩa biểu vật C. Nghĩa ngữ dụng
B. Nghĩa biểu niệm D. Nghĩa cấu trúc
Câu 56. Từ “sắt” trong “kỉ luật sắt” thuộc loại nghĩa nào sau đây?
A. Nghĩa tự do C. Nghĩa trực tiếp
B. Nghĩa hạn chế D. Nghĩa thường trực
Câu 57. Nghĩa của từ “mặt trời” trong hai câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. (Viễn Phương)
thuộc kiểu lưỡng phân nghĩa nào của từ đa nghĩa?
A. Nghĩa gốc – nghĩa phái sinh
B. Nghĩa thường trực – nghĩa không thường trực
C. Nghĩa tự do - nghĩa hạn chế
D. Nghĩa trực tiếp – nghĩa chuyển tiếp
Câu 58. Hai thành tố nghĩa không thể thiếu trong cơ cấu nghĩa của một từ là:
A. Nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm C. Nghĩa biểu niệm và nghĩa ngữ dụng
B. Nghĩa biểu vật và nghĩa cấu trúc D. Nghĩa cấu trúc và nghĩa ngữ dụng
Câu 59. Từ “chân” trong “đau chân”, “chân ghế”, “có chân trong đội văn nghệ” có quan hệ
với nhau như thế nào về mặt ngữ nghĩa?
A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Trái nghĩa D. Đa nghĩa
Câu 60. Từ “là” trong “Ất là áo.” và “Ất là sinh viên.” có quan hệ với nhau như thế nào về
mặt ngữ nghĩa?
A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Trái nghĩa D. Đa nghĩa
lOMoARcPSD|35623950

Câu 61. Từ “nhà” trong “nhà có năm miệng ăn” và “nhà Tống” có quan hệ với nhau như
thế nào về mặt ngữ nghĩa?
A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Trái nghĩa D. Đa nghĩa
Câu 62. Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh của từ đa nghĩa là hai loại nghĩa được phân loại dựa
trên tiêu chí nào? (chân tay – có chân trong ban lãnh đạo)
A. Nguồn gốc
B. Mối liên hệ giữa từ với đối tượng và khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh
khác nhau
C. Mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng
D. Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa
Câu 63. Nghĩa tự do và nghĩa hạn chế của từ đa nghĩa là hai loại nghĩa được phân loại dựa
trên tiêu chí nào? (bát sắt – kỉ luật sắt)
A. Nguồn gốc
B. Mối liên hệ giữa từ với đối tượng và khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh
khác nhau
C. Mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng
D. Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa
Câu 64. Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực của từ đa nghĩa là hai loại nghĩa
được phân loại dựa trên tiêu chí nào? (áo trắng)
A. Nguồn gốc
B. Mối liên hệ giữa từ với đối tượng và khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh
khác nhau
C. Mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng
D. Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa
Câu 65. Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp của từ đa nghĩa là hai loại nghĩa được phân
loại dựa trên tiêu chí nào? (bụng dạ - tốt bụng)
A. Nguồn gốc
B. Mối liên hệ giữa từ với đối tượng và khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh
khác nhau
C. Mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng
D. Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa
Câu 66. Nghĩa của từ “cánh” trong cánh tay, cánh rừng, cánh đồng… chuyển nghĩa theo
phương thức nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Lặp D. Nhân hoá
Câu 67. Nhóm từ được gạch chân nào thể hiện phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ?
A. Con ngựa đá con ngựa đá C. Cánh tay, cánh đồng
B. Bác bác trứng D. Cái tay, tay áo
Câu 68. Nhóm từ được gạch chân nào thể hiện phương thức chuyển nghĩa hoán dụ?
A. Con ngựa đá con ngựa đá C. Cánh tay, cánh đồng
B. Đi cày ruộng quên mang cày D. Cái tay, tay áo
Câu 69. Từ được gạch chân nào thể hiện phương thức chuyển nghĩa hoán dụ?
A. Miệng em bé rất xinh C. Miệng chén viền màu vàng
B. Nhà có năm miệng ăn D. Méo miệng đòi ăn xôi vò
Câu 70. Từ “cánh” trong cánh hoa, cánh quạt, cánh máy bay… được chuyển nghĩa theo
phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ nào?
A. Dựa vào hình thức C. Dựa vào cách thức
B. Dựa vào chức năng D. Dựa vào kinh nghiệm
lOMoARcPSD|35623950

Câu 71. Từ gạch chân nào trong các từ dưới đây chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ?
A. Ruột bút B. Lời nói ngọt ngào C. Đầu làng D. Cây bút trẻ
Câu 72. Nghĩa của từ “mũi” trong mũi dao, mũi thuyền, mũi đất… chuyển nghĩa theo
phương thức nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nói giảm, nói tránh D. Thu hẹp
nghĩa
Câu 73. Nhóm từ nào thể hiện quan hệ trái nghĩa?
A. Béo – cao, trẻ - già, gầy – béo C. Béo – khoẻ, trẻ - già, cao – thấp
B. Cao – thấp, gầy – yếu, béo – gầy D. No – đói, béo – gầy, cao – thấp
Câu 74. Hiện tượng đồng âm trong câu ca dao:
“Ăn cơm cáy thì ngáy o o
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.”
thuộc kiểu đồng âm nào?
A. Đồng âm từ vựng C. Đồng âm từ với tiếng
B. Đồng âm từ với từ D. Đồng âm tiếng với tiếng
Câu 75. Những từ đồng âm cùng từ loại được gọi là:
A. Đồng âm từ vựng C. Đồng âm từ với tiếng
B. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp D. Đồng âm tiếng với tiếng
Câu 76. Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ loại được gọi là:
A. Đồng âm từ vựng C. Đồng âm từ với tiếng
B. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp D. Đồng âm tiếng với tiếng
Câu 77. Trong tiếng Việt, những từ nào đã đồng âm với nhau thì sẽ đồng âm trong mọi bối
cảnh được sử dụng là do:
A. Tiếng Việt chỉ có đồng âm từ với từ.
B. Nghĩa đồng âm trong tiếng Việt không bao giờ thay đổi.
C. Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình.
D. Tiếng Việt có sự đối lập giữa gốc từ và phụ tố.
Câu 78. Con đường hình thành hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt là:
A. Do chuyển đổi từ loại, do vay mượn của các ngôn ngữ khác, do tách biệt nghĩa của các từ
đa nghĩa.
B. Do vay mượn từ, tách nghĩa của các từ đa nghĩa, sự biến đổi ngữ âm của từ do kết quả
của một quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử nào đó
C. Không giải thích được nguyên nhân, do chuyển đổi từ loại, do vay mượn từ các ngôn ngữ
khác
D. Không lý giải được nguyên nhân, do chuyển đổi từ loại, do vay mượn từ các ngôn ngữ
khác, do cấu tạo phái sinh bằng các phụ tố, do sự tách biệt nghĩa của các từ đa nghĩa
Câu 79. Các trường hợp đồng nghĩa: đàn bà – phụ nữ, kỉ - ghế, ghi đông – tay lái, cân –
kilogram, phi cơ – máy bay được hình thành từ con đường:
A. Cấu tạo của các đơn vị từ vựng mới
B. Sự phát triển ý nghĩa của từ
C. Sự thâm nhập của lớp từ địa phương và lớp từ chung
D. Tiếp nhận hiện tượng từ vựng từ các ngôn ngữ khác
Câu 80. Nhóm từ gạch chân nào dưới đây thuộc nhóm từ đồng âm từ vựng – ngữ pháp?
A. Than đá – than hoa C. Nói vài câu – câu cá
B. Răng sữa – hoa sữa D. Cất mẻ hàng – cất rượu
lOMoARcPSD|35623950

Câu 81. Hiện tượng đồng âm trong “đường kính hình tròn” và “hai cân đường” thuộc kiểu
đồng âm nào?
A. Đồng âm từ vựng C. Đồng âm từ với tiếng
B. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp D. Đồng âm tiếng với tiếng
Câu 82. Nguyên nhân bên trong làm cho từ bị rơi rụng đi là nguyên nhân nào?
A. Do sự tranh chấp về vị trí và giá trị sử dụng
B. Do sự biến đổi về ngữ âm và rút gọn từ
C. Do sự rút gọn từ và tranh chấp về vị trí
D. Do sự tranh chấp về vị trí, giá trị sử dụng, sự biến đổi ngữ âm và rút gọn từ
Câu 83. “Những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các diễn từ thuộc các phong cách
khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết
trong từ.” là khái niệm của đơn vị nào?
A. Cụm từ tự do B. Quán ngữ C. Thành ngữ D. Ngữ cố định định
danh
lOMoARcPSD|35623950

Phần 3: NGỮ PHÁP

Câu 151. Theo cách phân chia truyền thống, ngữ pháp bao gồm các bộ phận:
A. Từ pháp học và cú pháp học B. Từ pháp học, cú pháp học và văn bản học
C. Từ pháp học, câu và văn bản học D. Từ pháp học, hình vị học
Câu 152. Khi nghiên cứu ngữ pháp cụ thể của một ngôn ngữ thì cần chú ý đến vấn đề cơ
bản nào?
A. Đơn vị của ngữ pháp
B. Những quy tắc làm thành cơ chế của ngữ pháp
C. Phân biệt đặc trưng trừu tượng ngữ pháp với đặc trưng trừu tượng của ngữ âm, từ vựng
D. Phân biệt đặc trưng trừu tượng ngữ pháp với đặc trưng trừu tượng của ngữ âm, từ vựng;
đơn vị của ngữ pháp; những quy tắc làm thành cơ chế của ngữ pháp.
Câu 153. Những đơn vị chủ yếu của ngữ pháp là những đơn vị nào?
A. Âm vị, âm tiết, âm tố, từ B. Từ, cụm từ, câu, văn bản
C. Hình vị, từ, cụm từ, câu D. Âm vị, hình vị, từ, câu
Câu 154. Đơn vị ngữ pháp phải có:
A. Ý nghĩa từ vựng B. Ý nghĩa vật thể C. Ý nghĩa khái niệm D. Ý nghĩa ngữ pháp
Câu 155. Theo giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đúc Nghiệu,
Hoàng Trọng Phiến) thì sự phân chia từ loại trong tiếng Việt dựa vào các căn cứ nào sau
đây:
A. Ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp
B. Ý nghĩa khái quát và ý nghĩa tình thái
C. Khả năng kết hợp và ý nghĩa tình thái
D. Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và khả năng giữ chức vụ cú pháp trong câu
Câu 156. … là từ gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng, bao gồm vật, hành
động, trạng thái, tính chất, số lượng, quan hệ.
A. Từ hư B. Từ thực C. Thán từ D. Tình thái từ
Câu 157. Trong câu: “Chị ấy đi chợ mua được một cân muối, hai cân thịt, một lít mỡ và một
chai rượu.” có bao nhiêu danh từ?
A. Tám danh từ B. Chín danh từ C. Mười danh từ D. Mười một danh
từ
Câu 158. Trong câu: “Ô hay, sao mà bao giờ bà cũng nói thế?” có mấy đại từ?
A. Một đại từ B. Hai đại từ C. Ba đại từ D. Bốn đại từ
Câu 159. Những danh từ ghép gồm 2 (ít khi hơn 2) từ tố phân biệt nghĩa hoặc gần nghĩa
gộp lại để chỉ vật kèm theo tính chất tổng hợp được gọi là:
A. Danh từ tập thể B. Danh từ vật thể
C. Danh từ không đếm được D. Danh từ tổng hợp
Câu 160. … là từ biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác.
A. Từ hư B. Từ thực C. Thán từ D. Tình thái từ
Câu 161. Tổ hợp “máy bơm của các anh mua đó” là:
A. Câu B. Danh ngữ C. Động ngữ D. Tính ngữ
Câu 162. Có mấy từ hư trong câu: “Các kiến trúc sư rất tài ba của công ty sẽ làm việc với
thành phố.”?
A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ
Câu 163. Trong các loại đại từ sau, đại từ nào có tính chất của từ thực nhiều hơn cả?
A. Đại từ nhân xưng B. Đại từ thay thế C. Đại từ chỉ định D. Đại từ chỉ lượng
lOMoARcPSD|35623950

Câu 164. Kết quả phân loại danh từ thành danh từ đếm được và danh từ không đếm được
là căn cứ vào:
A. Tính chất tổng hợp trong nội dung ý nghĩa của danh từ
B. Khả năng kết hợp trực tiếp sau số từ (2, 3, 4, …)
C. Hình thể của vật
D. Tập hợp vật đồng chất thành một khối rời
Câu 165. Trong các loại đại từ sau, đại từ nào có tính chất của từ hư nhiều nhất?
A. Đại từ nhân xưng B. Đại từ thay thế
C. Đại từ chỉ định D. Đại từ chỉ lượng
Câu 166. Theo kết quả phân chia từ loại tiếng Việt, các từ: những, các, mọi, mỗi, từng, vẫn,
cứ, vừa, đã, rồi,… được xếp vào nhóm từ loại nào?
A. Phụ từ B. Đại từ C. Trợ từ D. Kết từ
Câu 167. Các từ: cả, chính, đúng, đích thị, chỉ, những,… được xếp vào nhóm từ loại nào
dưới đây?
A. Kết từ B. Đại từ C. Trợ từ D. Phụ từ
Câu 168. Nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành các kết cấu cú pháp để
ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người là nhiệm vụ của
phân môn nào?
A. Từ pháp học B. Từ vựng học C. Cú pháp học D. Ngữ nghĩa học
Câu 169. Dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ trong
câu, vốn từ tiếng Việt được chia thành bao nhiêu loại từ?
A. Bảy loại từ B. Tám loại từ C. Chín loại từ D. Mười loại từ
Câu 170. Những loại từ nào mang tính phổ quát với tất cả các ngôn ngữ?
A. Danh từ, đại từ, số từ B. Danh từ, động từ, tính từ
C. Động từ, tính từ, kết từ D. Động từ, tính từ, thán từ
Câu 171. Các danh từ: cái, con, cây, người, tấm, bức, tờ, sợi, cục, hòn, giọt, lăn,… được xếp
vào nhóm danh từ nào dưới đây?
A. Danh từ chỉ đơn vị đại lượng B. Danh từ chỉ loại
C. Danh từ chỉ đơn vị không gian D. Danh từ chỉ đơn vị thời gian
Câu 172. Các danh từ: chỗ, nơi, chốn, xứ, miến, khoảnh, phía, bên,… được xếp vào nhóm
danh từ nào dưới đây?
A. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng B. Danh từ chỉ loại
C. Danh từ chỉ đơn vị đại lượng D. Danh từ chỉ đơn vị không gian
Câu 173. Việc chia danh từ chung thành các nhóm danh từ không đếm được và danh từ
đếm được là căn cứ vào:
A. Khả năng kết hợp trực tiếp sau số từ
B. Tính chất tổng hợp trong nội dung ý nghĩa của danh từ
C. Hình thể của vật
D. Tên gọi của một lớp vật đồng tính
Câu 174. Các từ: và, còn, mà, thì, vì, nên, nếu, tuy, mặc dù,… thuộc nhóm từ loại nào dưới
đây?
A. Phụ từ B. Kết từ C. Trợ từ D. Đại từ
Câu 175. Nhóm danh từ: mớ, nắm, bó, bầy, phường, bọn,… được xếp vào nhóm danh từ
nào?
A. Danh từ chỉ đơn vị đại lượng B. Danh từ chỉ loại
C. Danh từ tập thể D. Danh từ đếp được không tuyệt đối
Câu 176. Trong danh ngữ “những thái độ cực đoan” có thể mở rộng thêm các vị trí nào mà
không vi phạm về nghĩa?
A. -3, 1 B. -3, -1 C. -3, 2 D. -1, 2
lOMoARcPSD|35623950

Câu 177. Xác định trật tự các thành tố cấu tạo của danh ngữ sau: “Tất cả những con mèo
mướp”:
A. -1, 0, 1, 2 B. -2, -2, 0, 1 C. -2, -1, 0, 1 D. -3, -2, 0, 1
Câu 178. Các danh từ: ma, bụt, tiên trong “xấu như ma”, “đẹp như tiên”, “hiền như bụt” là
các danh từ thuộc nhóm:
A. Danh từ vật thể B. Danh từ tượng thể C. Danh từ tập thể D. Danh từ tổng hợp
Câu 179. Trong các câu sau, những từ nào là từ tình thái?
Các em về nhé!
Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu!
Sao lại đi muộn à?
Bẩm! Cháu biết rồi ạ!
A. À, ạ, ôi B. Ôi, nhé, bẩm
C. À, ạ, nhé D. Ôi, ạ, nhé
Câu 180. Căn cứ vào tiêu chí nào của vật để có thể phân chia danh từ chung thành danh từ
vật thể, danh từ tượng thể, danh từ chất thể và danh từ tập thể?
A. Tiêu chí hình thể của vật B. Tiêu chỉ tập thể của vật
C. Tiêu chỉ tổng hợp của vật D. Tiêu chí trừu tượng của vật
Câu 181. Kết hợp với từ “là” để làm vị ngữ thường là từ loại nào?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ
Câu 182. Các từ: quần áo, xe cộ, thuốc men, máy móc,… thuộc loại từ nào?
A. Danh từ không đếm được B. Danh từ đếm được tuyệt đối
C. Danh từ đếm được không tuyệt đối D. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
Câu 183. Các từ: vốc, bó, ôm, đàn, bày, lũ, bọn,… thuộc loại nào?
A. Danh từ vật thể B. Danh từ chất thể C. Danh từ tượng thể D. Danh từ tập thể
Câu 184. Từ “cái” trong “Cái Na dạo này xinh ghê!” là:
A. Từ chỉ xuất B. Danh từ chỉ loại C. Trợ từ D. Phụ từ
Câu 185. Tổ hợp “Ba sôi, hai lạnh” là:
A. Danh ngữ B. Danh từ chỉ loại C. Trợ từ D. Quán ngữ
Câu 186. Từ “cái” trong “Cái thép này thế mà tốt!” là:
A. Từ chỉ xuất B. Danh từ chỉ lọai C. Trợ từ D. Phụ từ
Câu 187. Từ “cái” trong “Cái con người ấy ai cầu làm chi!” là:
A. Từ chỉ xuất B. Danh từ chỉ loại C. Trợ từ D. Phụ từ
Câu 188. Từ nào sau đây có thể kết hợp trước tổ hợp “cái con mèo”?
A. Mỗi B. Những C. Các D. Mọi
Câu 189. Từ nào sau đây có thể kết hợp được ở phía trước danh từ “trâu bò”?
A. Hai B. Hai đàn C. Dăm D. Mấy
Câu 190. Từ nào sau đây kết hợp được ở phía trước danh từ “nồi niêu”?
A. Vài B. Mấy C. Các D. Cái
Câu 191. Từ nào sau đây kết hợp được ở phía trước danh từ “xe cộ”?
A. Những B. Mọi C. Các D. Từng
Câu 192. Từ nào sau đây kết hợp được ở phía trước danh từ “mọi việc” để làm chủ ngữ
trong câu?
A. Cả B. Hết C. Tất thảy D. Hết cả
Câu 193. Từ nào là danh từ trung tâm trong “Nhà văn quân đội Lê Lựu mà ông đã gặp”?
A. nhà văn B. quân đội C. Lê Lựu D. ông
Câu 194. Có mấy cụm động từ trong các câu sau?
“Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong
khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu.” (Hồ Nguyên Trừng)
A. Hai cụm động từ B. Ba cụm động từ C. Bốn cụm động từ D. Năm cụm động
từ
lOMoARcPSD|35623950

Câu 195. Từ nào là danh từ trung tâm trong danh ngữ “Tất cả những chuyên gia giáo dục của
Bộ cử xuống ấy”?
A. chuyên gia giáo dục B. chuyên gia
C. giáo dục D. Bộ
Câu 196. Danh ngữ nào làm chủ ngữ trong câu: “Tất cả sinh viên năm thứ nhất của Trường
Đại học Ngoại ngữ ấy đang có một kì nghỉ hè thật tuyệt vời.”?
A. Tất cả sinh viên
B. sinh viên năm thứ nhất
C. Trường Đại học Ngoại ngữ ấy
D. Tất cả sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Ngoại ngữ ấy
Câu 197. Các đại từ chỉ định: này, nọ, kia, đấy, ấy, đó,… là dấu hiệu để nhận biết:
A. Đường biên giới cuối cùng của động ngữ
B. Đường biên giới cuối cùng của tính ngữ
C. Đường biên giới cuối cùng của vị ngữ
D. Đường biên giới cuối cùng của danh ngữ
Câu 198. Đứng ở vị trí 1 sau danh từ trung tâm trong danh ngữ “Tất cả những cuộc đời ba
chìm bảy nổi mà tôi chứng kiến” là:
A. mà tôi chứng kiến B. đời
C. ba chìm bảy nổi D. ba chìm bảy nổi mà tôi chứng kiến
Câu 199. Thành tố chính trong danh ngữ “Các tài liệu do nhà trường đặt mua từ năm ngoái
ấy” là:
A. tài liệu B. nhà trường C. năm ngoái D. đặt mua
Câu 200. Thành tố chính trong danh ngữ “Mấy cái con gà, con vịt đang bới rau ở đằng kia”
là:
A. con gà B. con gà, con vịt C. con vịt D. cái con gà, con
vịt
Câu 201. Động ngữ “đã đi săn rồi” có thành tố chính là:
A. đi B. đi săn C. đi săn rồi D. săn
Câu 202. Tổ chức chung của đoản ngữ gồm mấy phần?
A. Một phần B. Hai phần C. Ba phần D. Bốn phần
Câu 203. Những đặc điểm nào sau đây đúng với cụm từ tự do?
A. Thành tố cấu tạo cụm từ tự do có tính ổn định, là đơn vị làm sẵn như từ, có tính thành
ngữ.
B. Thành tố cấu tạo cụm từ tự do không có tính ổn định, là đơn vị làm sẵn và không có tính
thành ngữ.
C. Thành tố cấu tạo cụm từ tự do không ổn đỉnh, là đơn vị làm sẵn, có tính thành ngữ.
D. Thành tố cấu tạo không ổn định, không phải là đơn vị làm sẵn, không có tính thành ngữ.
Câu 204. Tổ hợp “Đắng như uống thuốc bắc” là:
A. Cụm từ tự do B. Thành ngữ so sánh
C. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ D. Ngữ cố định định danh
Câu 205. Tổ hợp từ “bốn chúng tôi” là:
A. Đoản ngữ danh từ B. Đoản ngữ tính từ C. Đoản ngữ số từ D. Đoản ngữ đại từ
Câu 206. Động ngũ “đang nằm ngủ dưới tán cây” có thành tố trung tâm là:
A. đang nằm ngủ B. đang nằm C. nằm ngủ D. ngủ
Câu 207. Động ngữ “cứ chỉ tay năm ngón hoài” có thành tố trung tâm là:
A. chỉ B. chỉ tay C. chỉ tay năm ngón D. chỉ tay năm ngón
hoài
Câu 208. Động ngữ “đã đi Đức học rồi” có thành tố trung tâm là:
A. đi B. đi Đức C. đi Đức học D. đi Đức học rồi
Câu 209. Động ngữ “đang ngủ ngồi” có thành tố trung tâm là:
A. ngủ B. ngồi C. ngủ ngồi D. đang ngủ ngồi
lOMoARcPSD|35623950

Câu 210. Trong chuỗi động từ có một hoặc cả hai động từ có thành tố phụ riêng thì thành
tố trung tâm sẽ là:
A. Động từ thứ nhất B. Động từ thứ hai
C. Cả hai động từ D. Hai động từ và cả thành tố phụ
Câu 211. Trong câu “Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua những lớp cây rừng. tràn
qua gai góc tối tăm, quấn quýt theo chân trung đoàn trưởng cho đến tận bìa rừng.” (Phùng
Quán) có bao nhiêu động ngữ?
A. Hai động ngữ B. Ba động ngữ C. Bốn động ngữ D. Năm động ngữ
Câu 212. Từ “mất” trong động ngữ “cắt mất sợi dây” là:
A. Lớp từ chỉ kết quả B. Lớp từ chỉ cách thức
C. Lớp từ chỉ ý kết thúc D. Lớp từ chỉ ý qua lại
Câu 213. Trong động ngữ “rơi mất tiền” thành tố trung tâm là:
A. rơi B. mất C. rơi mất D. mất tiền
Câu 214. Trong động ngữ “đã nhẹ nhàng khuyên nhủ” thành tố trung tâm là:
A. nhẹ nhàng B. khuyên ngủ
C. nhẹ nhàng khuyên ngủ D. đã nhẹ nhàng
Câu 215. Động ngữ “ở trên miền ngược xuống” có thành tố phụ trước là:
A. ở trên B. ở trên miền ngược
C. miền ngược D. ở
Câu 216. Trong động ngữ “cứ cầm đèn chạy trước ô tô”, thành tố trung tâm là:
A. cầm B. cầm đèn
C. cầm đèn chạy D. cầm đèn chạy trước ô tô
Câu 217. Trong tổ hợp: “rất ưa nhìn” (1), “màu nâu bóng mỡ” (2), “soi gương được” (3),
“bé cỏn con” (4), tổ hợp nào là tính ngữ?
A. Tổ hợp 1 và 2 B. Tổ hợp 1 và 3 C. Tổ hợp 1 và 4 D. Tổ hợp 2 và 4
Câu 218. Trong tính ngữ: “không may mắn, hạnh phúc lắm”, thành tố phụ là:
A. không B. lắm C. không, lắm D. may mắn, hạnh
phúc
Câu 219. Thế nào là giải ngữ?
A. Thành phần không tách biệt, không có quan hệ ngữ pháp, chỉ có quan hệ ngữ nghĩa với
toàn câu hoặc một từ nào đó trong câu.
B. Giải ngữ là thành phần tách biệt, có quan hệ ngữ pháp, có quan hệ ngữ nghĩa với toàn
câu hoặc một từ nào đó trong câu.
C. Giải ngữ là thành phần không tách biệt, có quan hệ chặt chẽ về ngữ pháp, có quan hệ
ngữ nghĩa với toàn câu hoặc một từ nào đó trong câu.
D. Giải ngữ là thành phần tách biệt, không có quan hệ ngữ pháp, chỉ có quan hệ ngữ nghĩa
với toàn câu hoặc một từ nào đó trong câu.
Câu 220. Nhiệm vụ chủ yếu của liên ngữ (ngoại hướng) là gì?
A. Liên kết các thành phần trong câu
B. Liên kết câu chứa nó và câu khác
C. Liên kết trong một tổ hợp từ
D. Giải thích cho một từ hay một tổ hợp từ
Câu 221. Phần gạch chân trong câu: “Hôm ấy – đúng vào ngày cuối năm – mấy người thợ
mới đã gửi cho ông thư kí nhà máy một bức thư bằng dường bưu điện.” là thành phần:
A. Giải ngữ từ B. Trạng ngữ C. Giải ngữ câu D. Đề ngữ
Câu 222. Những thành phần nào có khả năng nằm trong khung câu?
A. Chủ ngữ, vị ngữ, đề ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ câu
B. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ câu, phụ ngữ câu, đề ngữ, giải ngữ
C. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ câu, phụ ngữ câu, liên ngữ, giải ngữ
D. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ, phụ ngữ câu, liên ngữ
lOMoARcPSD|35623950

Câu 223. Trong câu “Cái chậu này để chứa nước.”, thành tố chính của vị ngữ là:
A. để B. ăn C. để chứa nước D. chứa nước
Câu 224. Trong câu “Xe này 10 bánh.”, vị ngữ là:
A. Danh từ B. Danh ngữ C. Đoản ngữ số từ D. Đoản ngữ đại từ
Câu 225. Câu đơn đặc biệt là một kiến trúc kín tự thân …
A. Không chứa trung tâm cú pháp nào B. Chỉ chứa một trung tâm cú pháp chính
C. Chứa ít nhất 2 trung tâm cú pháp chính D. Chứa từ 2 trung tâm cú pháp chính trở
lên
Câu 226. Phần gạch chân trong câu “Giàu, tôi cũng giàu rồi.” (Nguyễn Công Hoan) là:
A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Đề ngữ D. Giải ngữ
Câu 227. Căn cứ vào bản tính từ loại của từ làm thành tố chỉnh của trung tâm cú pháp
trong câu đặc biệt, người ta chia câu đặc biệt thành:
A. Câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt vị từ, câu đặc biệt dại từ, câu đặc biệt số từ
B. Câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt tính từ, câu đặc biệt động từ, câu đặc biệt đại từ
C. Câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt vị từ
D. Câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt động từ, câu đặc biệt tính từ
Câu 228. Câu “Ồn ào một hồi lâu.” (Ngô Tất Tố) là:
A. Câu đặc biệt danh từ B. Câu đơn
C. Câu đặc biệt vị từ D. Câu tỉnh lược
Câu 229. Câu “Trên bàn bày lọ hoa.” thuộc kiểu câu nào dưới đây?
A. Câu đơn hai thành phần B. Câu đơn đặc biệt
C. Ngữ trực thuộc D. Câu ghép
Câu 230. Xét ở mặt ngữ pháp, có thể chia câu ghép thành:
A. Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
B. Câu ghép qua lại và câu ghép chuỗi
C. Câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại và câu ghép chuỗi
D. Câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại, câu ghép chuỗi và câu ghép
lồng
Câu 231. Câu “Tiếng còi vừa dứt thì họ đã có mặt đông đủ.” là:
A. Câu ghép chính phụ B. Câu ghép đẳng lập
C. Câu ghép chuỗi D. Câu ghép qua lại
Câu 232. Câu “Nó đã bực mình anh còn trêu nó.” là:
A. Câu ghép chính phụ B. Câu ghép đẳng lập
C. Câu ghép chuỗi D. Câu ghép qua lại
Câu 233. Câu tục ngữ “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.” là:
A. Câu ghép chính phụ B. Câu ghép đẳng lập
C. Câu ghép chuỗi D. Câu ghép qua lại
Câu 234. Câu “Quả chưa chính trẻ con đã vặt sạch.” là:
A. Câu ghép chính phụ B. Câu ghép đẳng lập
C. Câu ghép chuỗi D. Câu ghép qua lại
Cau 235. Câu đơn đặc biệt có thể được hình thành từ:
A. Từ và tổ hợp từ (có quan hệ đẳng lập hay chính phụ)
B. Chỉ được hình thành từ từ
C. Chỉ được làm từ tổ hợp từ có quan hệ đẳng lập
D. Chỉ được làm từ tổ hợp từ có quan hệ chỉnh phụ
Câu 236. Câu “Lác đác có tiếng ngáy, tiếng nói mẽ.” (Phùng Quán) là câu:
A. Câu đặc biệt danh từ B. Câu đặc biệt vị từ
C. Câu tường thuật D. Câu đơn 2 thành phần
Câu 237. Trong câu ghép lồng, bộ phận được mở rộng để trở thành một dạng của câu là:
A. Liên ngữ B. Giải ngữ C. Phụ ngữ từ D. Trạng ngữ từ
lOMoARcPSD|35623950

Câu 238. Câu “Không phải mẹ bảo con đến đây (mà là con đi học về ghé qua thôi).” là câu
phủ định:
A. Câu có chủ ngữ bị phủ định B. Câu có thành phần phụ phủ định nòng
cốt câu
C. Câu có vị ngữ bị phủ định D. Yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt
Câu 239. Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
A. Hồi ấy, xe cộ chưa sẵn như bây giờ B. Xe này 18 bánh.
C. Ở vùng này, người ta khổ lắm D. Trên tường treo một bức tranh
Câu 240. Trong câu: “Lúc tôi đi, cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương
được và rất ưa nhìn.” (Tô Hoài) có mấy đoản ngữ tính từ:
A. Một đoản ngữ tính từ B. Hai đoản ngữ tính từ
C. Ba đoản ngữ tính từ D. Bốn đoản ngữ tính từ
Câu 241. Căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực, kết quả phân loại câu sẽ là:
A. Câu tường thuật, câu mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán
B. Câu khẳng định, câu phủ định
C. Câu đơn, câu ghép
D. Câu đơn một thành phần, câu đơn hai thành phần
Câu 242. Căn cứ vào cấu tạo, kết quả phân loại câu sẽ là
A. Câu tường thuật, câu mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán
B. Câu khẳng định, câu phủ định
C. Câu đơn, câu ghép
D. Câu đơn một thành phần, câu đơn hai thành phần
lOMoARcPSD|35623950

Phần 4: NGỮ DỤNG HỌC

Câu 243: Việc người nói đưa sự vật, hiện tượng mình định nói tới vào diễn đạt của mình bằng
các từ ngữ, bằng câu được gọi là gì ?
A. Hành vi chiếu vật
B. Chiếu vật
C. Quan hệ chiếu vật
D. Nghĩa chiếu vật
Câu 244: Xác định nghĩa chiếu vật là xác định ……
A. SỰ VẬT được nhắc tới và NGHĨA BIỂU VẬT của chúng
B. SỰ VẬT được nhắc tới và NGHĨA BIỂU NIỆM của chúng
C. SỰ VẬT được nhắc tới và HỆ QUY CHIẾU của chúng
D. SỰ VẬT được nhắc tới và QUAN HỆ CHIẾU VẬT của chúng với các sự vật khác
Câu 245: “Đàm Vĩnh Hưng” là phương thức chiếu vật nào ?
A. Dùng biểu thức miêu tả
B. Dùng tên riêng
C. Dùng chỉ xuất
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 246: Đâu là phạm trù chỉ xuất trong các ngôn ngữ ?
A. Phạm trù xưng hô
B. Phạm trù không gian
C. Phạm trù thời gian
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 247: Nhóm từ nào vừa dùng để xưng hô vừa miêu tả quan hệ ?
A. Ba, Bố, Cha, Tía, U, Bầm, Mẹ….
B. Anh, Chị, Em, Cha, Mẹ…..
C. Anh họ, Ông Nội, Ông Ngoại, Ông Hàng Xóm
D. A và B đều đúng
Câu 248: Trong câu: “Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước.” thì trẻ em có ý nghĩa chiếu vật
nào sau đây:
A. Nghĩa chiếu vật cá thể
B. Nghĩa chiếu vật một số cá thể
C. Nghĩa chiếu vật loại
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 249: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Các ngôi thứ nhất thứ hai luôn là ngoại chỉ. Còn ngôi thứ ba có thể là ngoại chỉ nhưng phần lớn là nội
chỉ.
B. Các ngôi thứ nhất thứ ba luôn là ngoại chỉ. Còn ngôi thứ hai luôn là nội chỉ.
C. Các ngôi thứ nhất thứ hai luôn là ngoại chỉ. Còn ngôi thứ ba luôn là nội chỉ.
D. Các ngôi thứ nhất thứ hai luôn là nội chỉ. Còn ngôi thứ ba có thể là nội chỉ nhưng phần lớn là ngoại chỉ.
Câu 250: Dựa vào sự khác nhau của điểm mốc trong hệ quy chiếu của chỉ xuất thời gian, không
gian người ta chia chia chỉ xuất không gian, thời gian thành mấy loại:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 251: Phương thức chiếu vật bao gồm:
A. Dùng danh từ thân tộc, dùng biểu thức miêu tả và dùng chỉ xuất
B. Dùng tên riêng, dùng biểu thức miêu tả và dùng chỉ xuất
C. Dùng tên riêng, dùng biểu thức tự sự và dùng chỉ xuất
D. Dùng danh từ thân tộc, dùng biểu thức tự sự và dùng chỉ xuất
Câu 252: Đâu là một trong những nhân tố chi phối việc sử dụng từ xưng hô:
A. Thể hiện vai giao tiếp
B. Thể hiện được quan hệ thân cận
lOMoARcPSD|35623950

C. Thể hiện được quan hệ thân cận


D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 253: Xác đinh loại chiếu vật trong cụm: “Những con cá trong bể nước”
A. Chiếu vật cá thể
B. Chiếu vật loại
C. Chiếu vật một số cá thể
D. Chiếu vật tập hợp
Câu 254: Xác định loại chiếu vật trong cụm “Nhóm sinh viên trường Đại
A. Chiếu vật cá thể
B. Chiếu vật loại
C. Chiếu vật một số cá thể
D. Chiếu vật tập hợp
Câu 255: Biểu thức miêu tả có những đặc điểm nào?
A. Chức năng miêu tả, chiếu vật và thuộc ngữ
B. Chức năng miêu tả và chiếu vật
C. Chức năng chiếu vật và thuộc ngữ
D. Cả 3 đáp án trên sai
Câu 256: Việc sử dụng từ xưng hô bị chi phối bởi bao nhiêu nhân tố?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 257: Trong tiếng Việt có bao nhiêu nhóm danh từ thân tộc?
A. 2
B. 3
C. 4
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 258: Biểu thức miêu tả được chia là mấy loại:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 259: Chiếu vật là gì?
A. Là một khát niệm vô cùng đơn giản.
B. Là những kiến thức lao động cơ bản mà các nhà sử học đã nghiên cứu và đưa ra định nghĩa
C. phương tiện mà người nói sử dụng để nhắc đến một sự vật, sự việc qua một biểu thức ngôn ngữ, từ đó
giúp cho người nghe suy ra anh đang muốn nói đến cái gì.
D. Phương tiên mà người nghe sử dụng để nhắc đến một sự vật, sự viêc qua một biểu thức ngôn ngữ, từ đó
hiểu được những gì mình đang nói
Câu 260: Tìm phát biểu đúng:
A. Lí thuyết của Grice luôn được tuân thủ một cách bất di bất dịch ở mọi lúc mọi nơi khi tham gia hội thoại.
B. Theo Grice, phạm lỗi về nguyên tắc và phương châm hội thoại là do người nói không biết những phương
châm này.
C. Phương châm hội thoại của Grice chỉ có tác dụng khi nội dung được nói ra trực tiếp.
D. Phương châm hội thoại của Grice có tác dụng cho cả nội dung được nói ra trực tiếp và nội dung hàm ẩn.
Câu 261: Tình huống hội thoại sau vi phạm nguyên tắc hội thoại nào?
Ông: - Này, bà mua hộ tôi gói chè
Bà: - Ai bán bắp xào ở đây mà mua?
Ông: - Khổ! Bà đúng là điếc quá!
Bà:- Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không ai bán. Ông nghĩ rằng tôi bủn xỉn lắm chắc?
A. Nguyên tắc về chất
B. Nguyên tắc về lượng
C. Nguyên tắc quan hệ
D. Nguyên tắc cách thức
lOMoARcPSD|35623950

Câu 262: Nối thành ngữ ở cột A với nguyên tắc hội thoại tương ứng ở cột B:
Thành ngữ Phương châm hội thoại
Nói bóng nói gió Lượng
Nói trời nói đất Cách thức và lượng
Con cà con kê Quan hệ
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược Cách thức
Câu 263: Thành ngữ nào sau đây KHÔNG vi phạm nguyên tắc về chất?
A. Nói dối như Cuội
B. Hứa hươu hứa vượn
C. Ông nói gà, bà nói vịt
D. Ăn ốc nói mò
Câu 264: Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Grice cho rằng giao đãi là một trường hợp riêng của hội thoại.
B. Đích chung của hội thoại cho những người tham gia nhất thiết phải thống nhất lẫn nhau.
C. Mọi cuộc hội thoại đều có đặc trưng là đích chung cho những người tham gia.
D. Mọi giao đãi đều là hội thoại.
Câu 265: Hãy cho biết đoạn hội thoại sau đã vi phạm nguyên tắc hội thoại nào?
Sp1: Các đồng chí cho ý kiến về kế hoạch trên!
Sp2: Tôi có ý kiến là ý kiến của tôi là tôi không đồng tình.
A. Nguyên tắc quan hệ
B. Nguyên tắc cách thức
C. Nguyên tắc về lượng
D. Nguyên tắc về chất
Câu 266: Đơn vị nào sau đây có tính chất lưỡng thoại (dialogal):
A. Hành vi ngôn ngữ
B. Tham thoại
C. Đoạn thoại
D. Cả A,B, C đều sai
Câu 267: Đơn vị nào sau đây là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu:
A. Cặp thoại (cặp trao đáp)
B. Tham thoại
C. Cuộc thoại
D. Hành vi ngôn ngữ
Câu 268: Hai phát ngôn nào sau đây không được coi là một cặp thoại:
A. Sp1: Ông ta sống ở đâu?
Sp2: Ở La Mã ạ!
B. Sp1: Cậu có biết hai anh chị vừa đi Đồ Sơn về không?
Sp2: Sầm Sơn chứ.
C. Sp1: Chào!
Sp2: Chào!
D. Sp1: Quyển sách này bao nhiêu tiền?
Sp2: Mười ngàn.
Câu 269: Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia làm mấy nhóm:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 270: Trong hai phát ngôn sau đây có mấy tham thoại:
Sp1: Cô ấy thật tuyệt vời. Vừa xinh đẹp vừa học giỏi.
Sp2: Lại còn hát hay nữa chứ.
A. 1
B. 2
C. 3

You might also like