Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 130

1C:Company Management Page 1 of 130

1C:Company Management Page 1 of 130


MỤC LỤC
I. LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN, TỪNG PHẦN HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH .. 5
1. Giới thiệu tổng quan về chương trình ........................................................................... 5
1.1. Giao diện màn hình ......................................................................................................... 5
1.2. Tùy chỉnh thanh lệnh ....................................................................................................... 6
1.3. Tùy chỉnh màn hình trang đầu......................................................................................... 7
2. Các phần hành trong hệ thống ....................................................................................... 7
2.1. Phân hệ mua hàng ........................................................................................................... 7
2.2. Phân hệ CRM .................................................................................................................. 8
2.3. Phân hệ bán hàng............................................................................................................. 8
2.4. Phân hệ sản xuất .............................................................................................................. 9
2.5. Phân hệ kho bãi ............................................................................................................... 9
2.6. Phân hệ tài chính ........................................................................................................... 10
2.7. Phân hệ tiền lương và nhân sự ...................................................................................... 10
3. Thiết lập ban đầu ........................................................................................................... 10
3.1. Chung ............................................................................................................................ 11
3.2. CRM .............................................................................................................................. 11
3.3. Bán hàng ........................................................................................................................ 11
3.4. Mua hàng ....................................................................................................................... 13
3.5. Kho bãi .......................................................................................................................... 14
3.6. Sản xuất ......................................................................................................................... 14
3.7. Tiền................................................................................................................................ 15
3.8. Tiền lương ..................................................................................................................... 16
3.9. Công ty ......................................................................................................................... 16
4. Các nút sử dụng chính và phím tắt .............................................................................. 18
II. KHAI BÁO DANH MỤC .................................................................................................. 20
1. Danh mục doanh nghiệp ............................................................................................... 20
2. Danh mục hàng hóa ....................................................................................................... 23
3. Danh mục đối tác ........................................................................................................... 24
4. Danh mục kho bãi .......................................................................................................... 27
5. Danh mục bộ phận......................................................................................................... 28
6. Bài tập thực hành .......................................................................................................... 29
III. MUA HÀNG ................................................................................................................... 30
1. Đơn hàng đặt nhà cung cấp .......................................................................................... 30
2. Hóa đơn nhận hàng ....................................................................................................... 31

1C:Company Management Page 2 of 130


3. Mua dịch vụ.................................................................................................................... 32
4. Tiếp nhận chi phí bổ sung ............................................................................................. 33
5. Trả lại hàng nhà cung cấp ............................................................................................ 34
6. Điều chỉnh công nợ ........................................................................................................ 34
7. Các báo cáo liên quan.................................................................................................... 36
8. Bài tập thực hành .......................................................................................................... 39
IV. CRM .................................................................................................................................... 40
1. Danh mục khách hàng tiềm năng................................................................................. 40
2. Sự kiện giao tiếp với khách hàng ................................................................................. 42
2.1. Cuộc gọi ........................................................................................................................ 42
2.2. Email ............................................................................................................................. 44
2.3. SMS ............................................................................................................................... 46
2.4. Cuộc gặp ........................................................................................................................ 47
3. Trung tâm liên lạc ......................................................................................................... 51
4. Các báo cáo liên quan.................................................................................................... 54
V. BÁN HÀNG ........................................................................................................................ 56
1. Bảng giá .......................................................................................................................... 56
2. Kế hoạch bán hàng ........................................................................................................ 58
3. Đơn hàng của khách ...................................................................................................... 61
4. Hóa đơn giao hàng ......................................................................................................... 64
5. Nhận hàng bán bị trả lại ............................................................................................... 65
6. Điều chỉnh công nợ ........................................................................................................ 66
7. Các báo cáo liên quan.................................................................................................... 68
8. Bài tập thực hành .......................................................................................................... 73
VI. SẢN XUẤT.......................................................................................................................... 74
1. Định mức sản phẩm ....................................................................................................... 74
2. Đơn hàng sản xuất ......................................................................................................... 75
3. Xuất nguyên vật liệu vào sản xuất ............................................................................... 76
4. Chứng từ sản xuất (Ghi nhận nhập kho sản xuất) ..................................................... 77
5. Các báo cáo liên quan.................................................................................................... 79
6. Bài tập thực hành .......................................................................................................... 82
VII. KHO BÃI ........................................................................................................................ 83
1. Điều chuyển vật tư ......................................................................................................... 83
2. Kiểm kê vật tư ................................................................................................................ 85
3. Ghi tăng vật tư ............................................................................................................... 87

1C:Company Management Page 3 of 130


4. Ghi giảm vật tư .............................................................................................................. 87
5. Các báo cáo liên quan.................................................................................................... 88
6. Bài tập thực hành .......................................................................................................... 90
VIII. TÀI CHÍNH ................................................................................................................... 90
1. Nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt .................................................................................. 90
1.1. Phiếu thu .................................................................................................................. 90
1.2. Phiếu chi .................................................................................................................. 95
2. Nghiệp vụ thu chi bằng tiền gửi ngân hàng............................................................... 100
2.1. Thu tiền vào tài khoản ................................................................................................. 100
2.2. Chi tiền từ tài khoản .................................................................................................... 105
3. Nghiệp vụ tạm ứng ...................................................................................................... 110
3.1. Tạm ứng ...................................................................................................................... 110
3.2. Hoàn ứng ..................................................................................................................... 111
3.1.1. Giấy thanh toán tiền tạm ứng .............................................................................. 111
3.1.2. Thu lại tiền tạm ứng thừa..................................................................................... 113
3.1.3. Chi thanh toán tạm ứng ....................................................................................... 114
4. Các báo cáo liên quan.................................................................................................. 115
5. Đóng tháng ................................................................................................................... 118
6. Bài tập thực hành ........................................................................................................ 119
IX. TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ ........................................................................................ 120
1. Danh mục cá nhân và người lao động........................................................................ 120
1.1. Danh mục cá nhân ................................................................................................. 120
1.2. Danh mục người lao động ..................................................................................... 120
2. Tiếp nhận vào làm việc................................................................................................ 121
3. Điều chuyển nhân sự ................................................................................................... 123
4. Thôi việc ....................................................................................................................... 124
5. Bảng chấm công ........................................................................................................... 124
6. Tính lương .................................................................................................................... 125
7. Bảng thanh toán tiền lương ........................................................................................ 126
8. Các báo cáo liên quan.................................................................................................. 127
9. Bài tập thực hành ........................................................................................................ 130

1C:Company Management Page 4 of 130


I. LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN, TỪNG PHẦN HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Giới thiệu tổng quan về chương trình
1.1. Giao diện màn hình
Giao diện làm việc chính của phần mềm bao gồm: Bảng điều khiển/thanh menu, thanh công cụ,
màn hình làm việc và khu vực thanh lệnh hệ thống.

Các tính năng chính của giao diện:


• Không gian làm việc tối đa trên các màn hình có độ phân giải khác nhau.
• Người dùng có thể tự thiết kế giao diện.
• Giao diện thân thiện với người dùng.
• Thanh lệnh/Điều hướng dễ sử dụng, bao gồm: Công cụ, Mục ưa thích, Lịch sử và tìm kiếm.
• Tìm kiếm đơn giản, thuận tiện trong quản lý.
• Cửa sổ phụ để truy cập các chức năng: Lịch, máy tính, và các chức năng khác.

1C:Company Management Page 5 of 130


1.2. Tùy chỉnh thanh lệnh

Sau khi vào Bộ soạn thanh lệnh, người dùng có thể: Kéo thả các bảng chức năng vào các vị trí 1, 2
hoặc 3. Các bảng chức năng bao gồm: Thanh lệnh các phần hành, Thanh lệnh mở, Thanh lệnh ưa
thích, Thanh lệnh lịch sử.
Để xóa 1 bảng khỏi giao diện, người dùng cũng sử dụng kéo thả bảng đó từ khu vực các bảng được
hiển thị sang khu vực các bảng không sử dụng.
Để khôi phục vị trí mặc đinh của các bảng, nhấp chuột vào Theo chuẩn.
Để xem kết quả thay đổi vị trí, người dùng nhấp chuột vào Áp dụng.
Để hoàn tất chỉnh sửa bảng hiển thị, nhấp chuột vào Đồng ý.

1C:Company Management Page 6 of 130


1.3. Tùy chỉnh màn hình trang đầu

Khi bắt đầu thao tác trong ứng dụng, bạn có thể thấy trang chủ với biểu mẫu Trang đầu. Sau khi
đã nhập thông tin về công ty và số dư đầu kỳ, các biểu mẫu trên trang đầu sẽ thay đổi, dữ liệu sẽ
phụ thuộc vào thông tin người dùng cung cấp. Đối với người dùng có quyền quản trị sẽ thấy biểu
mẫu bảng điểu khiển và danh sách công việc cần làm.

Trong hộp thoại Tùy chỉnh trang đầu, các biểu mẫu có sẵn và các nhóm tại cột bên trái. Người
dùng trỏ và giữ chuột để kéo thả vào Cột trái của trang đầu hoặc Cột phải của trang đầu. Để
xóa biễu mẫu, người dùng trỏ chuột vào biểu mẫu cần xóa và bấm nút Xóa bỏ, hoặc giữ chuột tại
biểu mẫu cần xóa và kéo lại về cột Biểu mẫu khả dụng.
Sau khi tùy chỉnh, người dùng bấm OK để xem kết quả.

2. Các phần hành trong hệ thống


2.1. Phân hệ mua hàng
Phân hệ mua hàng giúp đơn vị quản lý quy trình mua hàng làm việc với nhà cung cấp và quản lý
kho bãi. Các tính năng của phân hệ cho phép:
• Ghi nhận, theo dõi quá trình mua hàng trong nước, mua hàng nước ngoài (nhập khẩu).

1C:Company Management Page 7 of 130


• Phân tích nhu cầu doanh nghiệp về vật tư cần thiết cần đặt mua, đặt bảng giá mặc định cho nhà
cung cấp.
• Bảng so sánh giá mua giữa các nhà cung cấp.
• Ghi nhận đơn hàng đặt nhà cung cấp, chứng từ nhập hàng vào kho. Kiểm soát thời hạn tiếp
nhận và thanh toán chi tiết theo từng đơn hàng.
• Ghi nhận các sự kiện với nhà cung cấp theo dự tính và đã tiến hành như cuộc gặp, trao đổi qua
điện thoại, email,…
• Ghi nhận các chi phí bổ sung cho hàng hóa nhập về như chi phí vận chuyển, bảo hiểm…
• Nghiệp vụ liên quan đến việc trả lại hàng cho nhà cung cấp.
• Quản lý công nợ với nhà cung cấp chi tiết theo: Hợp đồng, đơn hàng, chứng từ (Từng lần tiếp
nhận hàng hóa).
• Theo dõi tuổi nợ, công nợ quá hạn với nhà cung cấp.
• Lập các báo cáo phân tích mua hàng theo nhiều mức độ chi tiết khác nhau.
2.2. Phân hệ CRM
• Phân hệ CRM cho phép theo dõi, quản lý lịch sử giao tiếp với đối tác. Ghi nhận giao tiếp qua
các hình thức: Cuộc gọi, email, cuộc gặp, giao tiếp khác.
• Quản lý khách hàng tiềm năng: Nguồn thu hút, tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng, nguyên nhân
thất bại (Mất khách hàng tiềm năng).
• Lập kế hoạch thực hiện công việc chi tiết theo: Khách hàng tiềm năng, khách hàng, đơn hàng.
2.3. Phân hệ bán hàng
Phân hệ giúp quản trị, theo dõi toàn bộ quy trình bán hàng. Các tính năng của phân hệ Bán hàng
cho phép:
• Cho phép bán hàng với nhiều hình thức: Bán buôn, bán lẻ, bán hàng ký gửi, bán hàng nhận ký
gửi.
• Lập kế hoạch bán hàng, so sánh dữ liệu thực tế với kế hoạch.
• Ghi nhận đơn hàng của khách, kế hoạch giao hàng, lập dự phòng hàng tồn kho cho đơn hàng
của khách, lập kế hoạch thu tiền dự kiến.
• Theo dõi trạng thái đơn hàng của khách, kiểm soát thời hạn giao hàng và thanh toán chi tiết
theo từng đơn hàng.
• Quản lý vận chuyển hàng cho khách hàng: Phương tiện vận chuyển, người vận chuyển, thời
gian vận chuyển.
• Đặt bảng giá bán, tạo các chương trình chiết khấu, phụ thu, thẻ ưu đãi.

1C:Company Management Page 8 of 130


• Lập chứng từ xuất bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ - công việc.
• Nghiệp vụ hàng bán trả lại
• Quản lý công nợ của khách hàng chi tiết theo: Hợp đồng, đơn hàng, chứng từ (Từng lần tiếp
nhận).
• Theo dõi tuổi nợ, công nợ quá hạn của khách hàng.
• Quản lý lịch sử giao tiếp với khách hàng, ghi nhận các sự kiện với khách hàng như cuộc gặp,
đàm phán, trao đổi thư tín…
• Lên báo cáo phân tích bán hàng với các mức độ chi tiết hóa khác nhau như theo khách hàng,
đơn hàng…
• Cung cấp công cụ in nhãn tem, nhãn giá.
• Nghiệp vụ điều chỉnh công nợ.
2.4. Phân hệ sản xuất
Phân hệ giúp theo dõi, quản lý toàn bộ quy trình từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành
nhập kho sản phẩm hay bán thành phẩm. Tập hợp, phân bổ các chi phí phát sinh và tính giá thành
sản phẩm. Các tính năng của phân hệ cho phép:
• Quản lý sản xuất theo nhiều hình thức khác nhau: Sản xuất theo đơn hàng của khách, sản xuất
đảm bảo tồn kho, thuê gia công, nhận gia công,…
• Lập kế hoạch sản xuất và quản lý tiến độ sản xuất.
• Tính toán nhu cầu sản xuất về nguyên vật liệu.
• Cho phép dự phòng nguyên liệu trong kho cho đơn hàng sản xuất của khách..
• Theo dõi, quản lý các nguồn lực sản xuất (Máy móc thiết bị, đội lao động) về công suất và thời
gian sử dụng phục vụ sản xuất.
• Tạo định mức nguyên vật liệu (BOM), cho phép sản xuất nhiều bước, nhiều công đoạn. Tính
công khoán theo từng giao dịch.
• Giá thành sản xuất được tính toán từ chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí gián tiếp được phân
bổ vào giá thành sản phẩm theo phương pháp chọn trước.
• Kiểm soát giá thành sản phẩm xuất xưởng và cấu trúc của sản phẩm dở dang.
• Phân tích kế hoạch và thực tế về sản xuất, giá thành xuất xưởng.
2.5. Phân hệ kho bãi
• Cho phép theo dõi tồn kho độc lập theo chứng từ kế toán và số liệu nhập xuất thực tế của thủ
kho (kho 1 pha hoặc 2 pha).

1C:Company Management Page 9 of 130


• Cho phép theo dõi tồn kho chi tiết theo từng kho, từng ô, lô hàng, sê-ri, từng đặc tính của sản
phẩm.
• Nghiệp vụ điều chuyển vật tư theo từng nơi cất giữ như kho bãi, ô hàng.
• Cho phép dự phòng vật tư trong kho theo đơn hàng của khách hoặc nhu cầu sản xuất…
• Kiểm kê hàng hóa và điều chỉnh kho theo tồn kho thực tế.
2.6. Phân hệ tài chính
Phân hệ tài chính ghi nhận các nghiệp vụ thu chi dòng tiền thực tế và kế hoạch. Các tính năng của
phân hệ bao gồm:
• Lập ngân sách: Dự toán thu chi theo từng dạng lưu chuyển tiền. Phân tích dòng tiền thực tế so
với kế hoạch.
• Lập kế hoạch thu chi dự tính để có kế hoạch sử dụng dòng tiền hiệu quả.
• Thu chi tiền mặt, tiền ngân hàng theo nhiều quỹ tiền mặt, nhiều ngân hàng, nhiều tài khoản
ngân hàng.
• Nghiệp vụ tạm ứng.
• Theo dõi hợp đồng tín dụng, vay nợ và tính ra tiền lãi vay phải trả.
2.7. Phân hệ tiền lương và nhân sự
Phân hệ bao gồm một số nghiệp vụ nhân sự và quy trình tiền lương của đơn vị. Các tính năng của
phân hệ bao gồm:
• Nghiệp vụ nhân sự: Tiếp nhận vào làm việc, tính lương hằng tháng, điều chuyển nhân sự, thay
đổi chế độ, thôi việc.
• Lập bảng chấm công cho từng người lao động với đa dạng kiểu thời gian làm việc.
• Tính lương và trả lương theo bảng chấm công, theo công khoán của từng sản phẩm.
• Công thức tính lương linh động, người sử dụng có thể tự khai báo theo mong muốn.
• Tính toán các khoản trích theo lương và thuế TNCN phải nộp.
3. Thiết lập ban đầu
Phần mềm cho phép người dùng có thể tự thiết lập bật tắt tính năng của từng phân hệ.
Thao tác: Vào phân hệ Tùy chỉnh, tại mục Tùy chỉnh chọn Nhiều tính năng hơn.
Thiết lập tùy chỉnh cho các phân hệ: Chung, CRM, Bán hàng, Mua hàng, Kho bãi, Công việc, Sản
xuất, Tiền, Tiền lương, Công ty.
Để sử dụng tính năng nào, tích chọn vào hộp kiểm tương ứng. Ấn vào biểu tượng ? để biết tính
năng đó có mục đích gì.

1C:Company Management Page 10 of 130


3.1. Chung

- Nhiều đơn vị tính: Tính năng này cho phép ghi nhận mặt hàng theo nhiều đơn vị tính khác
nhau.
3.2. CRM

- Kiểm soát hợp đồng đối tác: Khi kết chuyển chứng từ mà hợp đồng của đối tác không
tương ứng với giao dịch của chứng từ thì sẽ: Không kết chuyển, Chỉ cảnh báo hoặc Không kiểm
soát.
- Kiểm soát xuyên suốt các phần tử trùng lặp: Chương trình sẽ kiểm soát điều kiện trùng
lặp ở các trường đã chọn ở khách hàng tiềm năng, liên hệ và đối tác.
3.3. Bán hàng

1C:Company Management Page 11 of 130


- Kế hoạch bán hàng: Tính năng này cho phép lập chứng từ “Kế hoạch bán hàng” có chi
tiết đến mặt hàng, đặc tính hoặc đơn hàng của khách.

1C:Company Management Page 12 of 130


- Chiết khấu và phụ thu trong bán hàng: Tính năng này cho phép chỉ ra phần trăm hoặc
số tiền chiết khấu/phụ thu riêng đối với mỗi dòng chứng từ, và tiến hành quản lý mở rộng các chiết
khấu/phụ thu được áp dụng trong công ty.
- Chiết khấu tự động: Tính năng này cho phép thiết lập chiết khấu và phụ thu tự động, tùy
chỉnh điều kiện cho phép chiết khấu. Chiết khấu và phụ thu được áp dụng khi lập chứng từ bán
hàng.
- Đối chiếu công nợ: Tính năng này cho phép ghi nhận và kiểm soát đối chiếu công nợ với
đối tác.
- Điều chỉnh công nợ: Cho phép tiến hành đối trừ công nợ, chuyển nhượng và điều chỉnh nợ
với khách hàng và nhà cung cấp.
3.4. Mua hàng

- Mặt hàng nhà cung cấp: Tính năng này cho phép ghi nhận mặt hàng của nhà cung cấp.
- Chiết khấu và phụ thu trong mua hàng: Tính năng này cho phép chỉ ra chiết khấu/phụ
thu riêng đối với các mặt hàng trong các chứng từ mua hàng, và tiến hành quản lý mở rộng các
chiết khấu/phụ thu được áp dụng công ty.
- Đơn giá của đối tác: Tính năng này cho phép ghi nhận đơn giá của nhà cung cấp (giá nhập)
khi lập hóa đơn nhận hàng. Để thực hiện điều này, cần điền trường “Dạng giá đối tác” trong hợp
đồng đối tác.

1C:Company Management Page 13 of 130


- Thời thanh toán cho nhà cung cấp (tính theo ngày): Thiết lập thời hạn thanh toán công
nợ cho nhà cung cấp. Số ngày được chỉ ra sẽ điền tự động vào hợp đồng của đối tác và xác định
ngày thanh toán khi lập kế hoạch thanh toán.
3.5. Kho bãi

- Nhiều kho: Tính năng này cho phép quản lý giao dịch theo từng kho bãi. Cần chỉ ra kho
bãi trong tất cả các chứng từ kho.
3.6. Sản xuất

- Lập kế hoạch và ghi nhận các hoạt động sản xuất: Bật sử dụng phân hệ “Sản xuất” để
hạch toán xuất xưởng thành phẩm, lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất.

1C:Company Management Page 14 of 130


- Phương thức phân bổ nguyên vật liệu theo mặc định: Nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất có thể được thực hiện theo 2 cách:
● Tự động: Tự động gợi ý điền theo bảng kê chi tiết và số lượng sản phẩm sản xuất.
● Thủ công: Người dùng tự chỉ ra trên chứng từ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản
xuất.
3.7. Tiền

- Nhiều tiền tệ: Tính năng này cho phép chỉ ra nhiều tiền tệ khác nhau khi điền chứng từ.
- Tính chênh lệch tỷ giá: Đặt thời điểm tự động tính toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
● Tại thời điểm thực hiện giao dịch: Chênh lệch tỷ giá sẽ được tính khi hoàn thành mỗi giao
dịch.
● Khi đóng kỳ: Chênh lệch tỷ giá của mỗi giao dịch sẽ được tính tại thời điểm kết chuyển
cuối tháng.
- Tự động điền khoản trả trước vào các chứng từ khác: Tùy chỉnh tự động khấu trừ khoản
ứng trước và công nợ khi kết chuyển chứng từ:
● Đồng ý: Khi kết chuyển chứng từ phần mềm sẽ căn cứ vào các khoản nợ hoặc tạm ứng để
tự động đối trừ (tự động chỉ ra việc thu - chi là của chứng từ nào).
● Không: Cần phân bổ thủ công các khoản ứng trước và công nợ trong chứng từ.

1C:Company Management Page 15 of 130


- Điền mục tin đối tác mặc định: Khi thêm mới đối tác, thông tin xem nợ và xem thanh toán
mặc định theo tùy chỉnh đặt trước.
● Xem nợ: Mặc định theo dõi công nợ đối tác chi tiết đến những chứng từ nào: Theo hợp
đồng, Theo chứng từ, Theo đơn đặt hàng. Người dùng có thể tích chọn theo dõi cả ba.
● Xem thanh toán: Theo tài khoản.
- Điền hợp đồng mới:
● Phân bổ thanh toán: Tự động/Thủ công
● Khấu trừ khoản trả trước: Tự động/Thủ công
- Lịch thanh toán: Tính năng này cho phép ghi nhận lịch thanh toán. Lịch thanh toán là công
cụ để lập kế hoạch hoạt động về thu, chi và chuyển tiền nội bộ.
3.8. Tiền lương

- Quản lý nhân sự, tính lương: Sử dụng phân hệ “Tiền lương” để ghi nhận thông tin về
nhân viên, ghi nhận thời gian làm việc, tính lương và trả lương.
- Tính thuế TNCN và các khoản phải nộp: Tính năng này cho phép tính thuế thu nhập và
các khoản phải nộp theo doanh nghiệp để lập báo cáo pháp quy nộp cơ quan quản lý.
- Thực hiện tính thuế TNCN theo bậc thang: Tính năng này cho phép tính toán thuế thu
nhập và các khoản phải nộp vượt quá giới hạn theo các doanh nghiệp để lập báo cáo pháp quy nộp
cơ quan quản lý.
3.9. Công ty

1C:Company Management Page 16 of 130


- Nhiều doanh nghiệp: Trong chương trình có thể tiến hành kế toán theo một doanh nghiệp
(cá nhân kinh doanh mà không thành lập pháp nhân) hoặc từ hai doanh nghiệp trở lên.
● Trong trường hợp các công ty được ghi nhận chung cho một công ty ta có thể lựa chọn hộp
kiểm Hạch toán chung cho công ty và chọn công ty tương ứng.
● Nếu các công ty theo dõi độc lập và có phát sinh các nghiệp vụ chuyển giao giữa các công
ty ta chọn hộp kiểm Chuyển giao hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Việc thiết lập quy tắc
đối tượng mua bán tương ứng với từng công ty ta có thể thiết lập tại Tùy chỉnh chuyển
giao hàng hóa giữa các doanh nghiệp.
- Nhiều bộ phận: Tính năng này cho phép ghi nhận nhiều bộ phận.
- Nhiều lĩnh vực hoạt động: Tính năng này cho phép quản lý doanh thu và chi phí chi tiết
theo mảng hoạt động từ đó có thể xem các báo cáo phân tích lãi lỗ theo mảng hoạt động.
- Dự án: Tính năng này cho phép hợp nhất nhiều đơn hàng của khách vào một dự án.

1C:Company Management Page 17 of 130


4. Các nút sử dụng chính và phím tắt

Một số nút phím tắt thường dùng


Phân hệ Thao tác Phím tắt
Thao tác toàn cục Mở chứng từ hiện tại Ctrl + O
Thao tác toàn cục Thêm vào "Ưa thích" Ctrl + D
Ctrl + Shift +
Thao tác toàn cục Mở "Ưa thích"
B
Thao tác toàn cục Mở "Máy tính con" Ctrl + F2
Thao tác chung Xóa bỏ Del
Thao tác chung Thêm Ins
Thao tác chung Lưu chứng từ hiện hoạt Ctrl + S
Thao tác chung In chứng từ hiện hoạt Ctrl + P
Thao tác chung Sao chép vào bộ đệm trung gian Ctrl + C
Thao tác chung Cắt vào bộ đệm trung gian Ctrl + X
Thao tác chung Dán từ bộ đệm trung gian Ctrl + V
Thao tác chung Chọn tất cả Ctrl + A
Thao tác chung Hoàn lại thao tác cuối cùng Ctrl + Z
Alt + Back-
Thao tác chung Hoàn lại thao tác cuối cùng
Space
Thao tác chung Trả lại thao tác vừa hoàn lại Ctrl + Y
Thao tác chung Tìm kiếm Ctrl + F
Thao tác chung Thay thế Ctrl + H
Thao tác chung Bật/tắt nét chữ đậm Ctrl + B
Thao tác chung Bât/tắt nét chữ nghiêng Ctrl + I
Thao tác chung Bật/tắt chữ gạch chân Ctrl + U
Làm việc với danh
Cập nhật F5
sách, cây
Làm việc với văn
Hợp nhất ô (dòng / cột) Ctrl + M
bản dạng bảng
Quản lý cửa sổ Đóng ứng dụng hiện hành Alt + F4
Quản lý cửa sổ Gọi menu hệ thống Alt + Space

1C:Company Management Page 18 of 130


Quản lý cửa sổ Gọi menu chính F10
Quản lý cửa sổ Đóng cửa sổ hiện hành Esc
Quản lý cửa sổ Kích hoạt cửa sổ tiếp theo của một phiên làm việc Ctrl + Tab

Một số nút sử dụng chính


STT Ký hiệu Diễn giải Phím tắt
Tạo phần tử mới đối tượng (Danh mục,
1. Insert
chứng từ)
Tạo phần tử mới bằng cách sao chép phần
2. F9
tử hiện tại

3. Thay đổi danh mục, chứng từ được chọn F2

4. Đặt dấu xóa/ Hủy dấu xóa Delete

5. Cập nhật chứng từ F5

6. Kết chuyển chứng từ

7. Hủy bỏ kết chuyển chứng từ

8. Ghi lại danh mục, ghi nháp chứng từ

Xem báo cáo bản ghi kết chuyển của


9.
chứng từ

10. Xem cấu trúc trực thuộc của chứng từ

Xem lịch sử thay đổi của danh mục,


11.
chứng từ
Cho phép tạo chứng từ liên quan kế thừa
12.
dữ liệu từ chứng từ trước

13. In

1C:Company Management Page 19 of 130


14. Tìm kiếm mở rộng Alt + F

15. Thiết lập khoảng thời gian xem chứng từ

16. Đánh dấu các đối tượng hay Ưa thích

17. Lịch sử làm việc với chương trình

18. Thông báo chương trình

Lưu lại đối tượng dưới dạng tệp tùy chọn


19. Ctrl + S
trên máy tính.
Thêm dòng mới trong phần bảng chứng
20. Insert
từ
Mở đối tượng (danh mục hoặc chứng từ)
21.
trong trường đang chọn

22. Tính toán tổng giá trị các ô được chọn

II. KHAI BÁO DANH MỤC


1. Danh mục doanh nghiệp
Thao tác: Để khai báo thông tin về doanh nghiệp, người dùng truy cập phân hệ Công ty, tại mục
Công ty, chọn Doanh nghiệp, bấm Tạo mới.
Sau đó điền đầy đủ thông tin cần thiết của doanh nghiệp trong thẻ Phần chính như:
- Tên gọi pháp lý
- Tên trình bày trong chương trình
- Dữ liệu pháp lý: Mã số thuế, Mã chi nhánh,…
- Địa chỉ, điện thoại: Điện thoại, E-mail, Địa chỉ đăng ký, Địa chỉ thực tế, Website,…

1C:Company Management Page 20 of 130


Lưu ý: Tại mục Quỹ BHXH chọn hệ thống áp dụng tỷ lệ bảo hiểm để phục vụ mục đích tính lương.
Tại mục Lịch sản xuất: Đăng ký lịch để phục vụ mục đích tính lương.
Thẻ Tệp cho phép tải lên các file tài liệu, hình ảnh, giấy tờ cần lưu lại liên quan đến doanh nghiệp.

1C:Company Management Page 21 of 130


Nếu đơn vị sử dụng phần mềm để nhập liệu, quản trị cho nhiều doanh nghiệp cần khai báo thông
tin cho tất cả các doanh nghiệp đó.

1C:Company Management Page 22 of 130


Sau khi khai báo, trên các chứng từ nhập liệu sẽ cho phép lựa chọn doanh nghiệp để ghi nhận chứng
từ vào doanh nghiệp đó. Nút tích Đặt làm mặc định giúp mặc định doanh nghiệp được chọn sẵn
khi thêm mới chứng từ.
2. Danh mục hàng hóa
Danh mục mặt hàng bao gồm tất cả hàng hóa thương mại, sản phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ,
giao dịch, công việc…
Thao tác: Vào phân hệ Công ty, tại mục Công ty chọn Tất cả danh mục, trong mục Chung chọn
Mặt hàng sau đó bấm Tạo mới.

Điền các thông tin tại thẻ Phần chính:


• Kiểu: Chọn kiểu hàng hóa phù hợp hoặc khi chọn Thể loại trường Kiểu hàng sẽ tự động nhảy
theo kiểu hàng của thể loại mặt hàng.
• Thể loại: Là danh mục Thể loại mặt hàng.
• Tên gọi: Tên gọi của hàng hóa.
• Một số thông tin cần thiết như khác như:
- Mô tả, Mã hiệu: Mã hàng người dùng tự đặt để quản lý.
- Mã tự động : Mã hàng phần mềm tự động sinh ra.
- Đơn vị tính, Trọng lượng, Kích thước, Lĩnh vực hoạt động, Phương pháp tính giá vốn
của mặt hàng.

1C:Company Management Page 23 of 130


- Phương pháp bổ sung: Hàng hóa được bổ sung từ nguồn nào (Sản xuất, mua hàng hay gia
công).
3. Danh mục đối tác
Danh mục Đối tác là một danh sách lưu trữ thông tin của tất cả khách hàng, nhà cung cấp và phần
khác - bên thứ ba có quan hệ phát sinh giao dịch với doanh nghiệp. Danh mục đối tác cho phép
thực hiện thêm mới, sửa, xóa thông tin về đối tác.
Thao tác: Vào phân hệ Công ty, tại mục Công ty chọn Tất cả danh mục, trong mục CRM chọn
Đối tác sau đó bấm Tạo mới.

Với khách hàng:


Điền các thông tin:
• Dạng đối tác: Pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, cơ quan nhà nước.
• Kiểu đối tác: Tích chọn Khách hàng.
• Điền tên gọi pháp lý của khách hàng.
• Trong chương trình: Tên khách hàng lưu trên phần mềm.
• Dữ liệu pháp lý: Điền mã số thuế, số đăng ký kinh doanh của khách hàng.
• Điền các thông tin về Tài khoản ngân hàng, thông tin khác của khách hàng như điện thoại,
Email, địa chỉ đăng ký, địa chỉ thực tế trong mục Địa chỉ, Điện thoại.
• Liên hệ: Thông tin người làm việc, giao dịch chính.

1C:Company Management Page 24 of 130


• Trong nhóm: Giúp tổ chức phân loại khách hàng vào các nhóm nhỏ.
• Nhãn: Gắn nhãn cho khách hàng. Ví dụ: Khách hàng quan tâm hàng mặt hàng A, mặt hàng
B,…
• Nguồn: Khách hàng được tìm kiếm ở nguồn thu hút nào. Ví dụ: Facebook, Zalo,…
• Ghi chú: Ghi chú về khách hàng nếu có.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm tìm, chăm sóc và quản lý khách hàng này.
• Truy cập: Người dùng có thể xem được danh sách khách hàng trong nhóm truy cập được phân
quyền tương ứng.

• Mục tin mới: Phần mềm cho phép bổ sung thêm các trường thông tin mới để có thể quản lý
theo nhu cầu thực tế.
• Hợp đồng được sinh ra tự động khi tạo mới danh mục khách hàng. Người dùng truy cập thẻ
Hợp đồng.

1C:Company Management Page 25 of 130


Với nhà cung cấp:
Các thông tin tương tự khi tạo mới khách hàng.
Điền các thông tin:
• Dạng đối tác: Pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, cơ quan nhà nước.
• Kiểu đối tác: Tích chọn Nhà cung cấp.
• Điền tên gọi pháp lý của nhà cung cấp.
• Trong chương trình: Tên nhà cung cấp lưu trên phần mềm.
• Dữ liệu pháp lý: Điền mã số thuế, số đăng ký kinh doanh của nhà cung cấp.
• Điền các thông tin về Tài khoản ngân hàng, thông tin khác của nhà cung cấp như điện thoại,
Email, địa chỉ đăng ký, địa chỉ thực tế trong mục Địa chỉ, Điện thoại.
• Liên hệ: Thông tin người làm việc, giao dịch chính.
• Trong nhóm: Giúp tổ chức phân loại nhà cung cấp vào các nhóm nhỏ.
• Nhãn: Gắn nhãn cho nhà cung cấp. Ví dụ: Nhà cung cấp hàng A, nhà cung cấp hàng B,…
• Ghi chú: Ghi chú về nhà cung cấp nếu có.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm tìm, chăm sóc và quản lý nhà cung cấp này.
• Truy cập: Người dùng có thể xem được danh sách nhà cung cấp trong nhóm truy cập được
phân quyền tương ứng.

1C:Company Management Page 26 of 130


4. Danh mục kho bãi
Phần mềm mặc định tạo sẵn một kho chính. Tuy nhiên, tùy nhu cầu thực tế người dùng có thể thêm
mới, sửa, xóa thông tin về các kho bãi của doanh nghiệp.
Thao tác: Người dùng truy cập phân hệ Công ty, tại mục Công ty chọn Tất cả danh mục, trong
mục Công ty chọn Kho bãi và cửa hàng sau đó bấm Tạo mới.
Tại đây có 3 thẻ lọc danh sách Kho bãi và cửa hàng, Bộ phận và Toàn bộ cấu trúc.

Để thêm mới kho hoặc nhóm kho, tích chọn Tạo mới chọn Kho bãi hoặc Cửa hàng hoặc nhóm
kho bãi, tại thẻ Phần chính điền các thông tin:
• Tên gọi: Tên kho hoặc tên nhóm kho.

1C:Company Management Page 27 of 130


• Hai pha: Tích khi muốn quản lý kế toán kho và kế toán tài chính vật tư riêng biệt. Trường hợp
không tích phần mềm mặc định là kho 1 pha.
• Nhóm: Nếu đang tạo kho và cần tổ chức cho kho đang tạo thuộc nhóm kho nào.

5. Danh mục bộ phận


Phần mềm mặc định tạo sẵn 1 bộ phận chính. Tuy nhiên, tùy nhu cầu thực tế người dùng có thể
thêm mới, sửa, xóa thông tin về các bộ phận của doanh nghiệp.
Thao tác: Người dùng truy cập phân hệ Công ty, tại mục Công ty chọn Tất cả danh mục, trong
mục Công ty chọn Bộ phận sau đó bấm Tạo mới.
Tại đây có 3 thẻ lọc danh sách Kho bãi và cửa hàng, Bộ phận và Toàn bộ cấu trúc.

Để thêm mới bộ phận hoặc nhóm bộ phận, tích chọn Tạo mới, tại thẻ Phần chính điền các thông
tin:
• Tên gọi: Tên bộ phận hoặc nhóm bộ phận.

1C:Company Management Page 28 of 130


• Nhóm: Nếu đang tạo bộ phận và cần tổ chức cho bộ phận đang tạo thuộc nhóm bộ phận nào.

6. Bài tập thực hành

Khai báo danh mục khách hàng


STT Tên khách Địa chỉ Mã số thuế Email
hàng
1 Công ty cổ phần 45 Hàng Bài, Hoàn 0103040501 minhKhang@gmail.com
Minh Khang Kiếm, Hà Nội
2 Công ty cổ phần Số 210 Đường Trường 0100300403 trangtt@gmail.com
Intraco E& C Chinh, Phường Phương
Liệt, Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội

Khai báo danh mục nhà cung cấp


STT Tên nhà cung Địa chỉ Mã số thuế Email
cấp
1 Công ty Cổ 42 Lê Đại Hành, Hai Bà 0105000201 thaiduong@gmail.com
Phần Thái Trưng, Hà Nội
Dương
2 Công ty Ngọc Số 344 Trung Yên, 0110400005 trangtt@gmail.com
Lan Trung Hòa, Cầu Giấy

1C:Company Management Page 29 of 130


Khai báo danh mục sản phẩm
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính
1 Bàn trà ASM1200H-DC/BK Chiếc

2 Bảng xanh HQ dài 3.2m Chiếc

III. MUA HÀNG


1. Đơn hàng đặt nhà cung cấp
Khi phát sinh nhu cầu mua hàn, doanh nghiệp tạo đơn đặt hàng gửi đến nhà cung cấp.
Thao tác: Vào phân hệ Mua hàng, chọn Tab Đơn hàng đặt nhà cung cấp, tại thẻ Đơn hàng đặt
nhà cung cấp, bấm Tạo mới.

• Trạng thái: Có thể gắn trạng thái cho đơn hàng theo danh sách trạng thái tạo trước. Để tạo mới
trạng thái cho đơn hàng, tại ô Trạng thái chọn Hiển thị tất cả bấm Tạo mới bấm điền Tên
gọi và chọn Màu sắc gắn với trạng thái (Màu sắc hiển thị ở danh sách đơn hàng đặt nhà cung
cấp).
• Nhà cung cấp: Khi chọn nhà cung cấp, phần mềm tự động gắn hợp đồng ứng với nhà cung cấp
đó. Người dùng có thể Tạo mới hợp đồng khác mặc định các thông tin hợp đồng cho phù hợp
với giao dịch như: thời hạn của hợp đồng, đơn vị tiền tệ giao dịch, thời hạn thanh toán, dạng
giá của đối tác…
• Điền Ngày chứng từ và ngày dự kiến nhận hàng (Tiếp nhận).

1C:Company Management Page 30 of 130


• Tại phần bảng Hàng hóa và dịch vụ liệt kê các mặt hàng đặt hàng, có thể nhấn nút Thêm hoặc
nhấn nút Chọn để lựa chọn mặt hàng từ danh mục mặt hàng. Điền Số lượng và Đơn giá, Chiết
khấu, Thuế suất GTGT dự kiến mua.
• Trong Thẻ Lịch Thanh Toán: ghi nhận lịch thanh toán dự kiến nhà cung cấp.
- Thao tác: Tích vào Dự kiến thanh toán. Tạo lịch dự kiến thanh toán cho nhà cung cấp một
lần hoặc nhiều lần.
- Điền Phần trăm thanh toán, Ngày thanh toán, chọn phương thức thanh toán phù hợp:
Tiền mặt, Tiền gửi hoặc chưa xác định (Chưa đặt). Trường hợp dự kiến thanh toán theo
nhiều lần, Chọn Danh sách để liệt kê theo từng ngày thanh toán.
- Tích nút Dự phòng tiền để thanh toán đơn hàng giúp doanh nghiệp dự phòng tiền thực
tế có trong quỹ sẽ được giữ để thanh toán cho đơn hàng và không thể chi cho hoạt động
khác.

2. Hóa đơn nhận hàng


Hóa đơn nhận hàng ghi nhận hàng hóa mua nhà cung cấp được nhập về và xác nhận công nợ với
nhà cung cấp.
Từ chứng từ Đơn hàng đặt nhà cung cấp, nhấn nút Tạo trên cơ sở, chọn Hóa đơn nhận hàng.
Hóa đơn nhận hàng tạo theo cách này sẽ kế thừa toàn bộ thông tin từ Đơn hàng đặt nhà cung
cấp.

1C:Company Management Page 31 of 130


Người dùng kiểm tra lại thông tin Kho bãi, Ngày nhận hàng, Mặt hàng, Số lượng, Đơn giá, Thuế
suất GTGT… cho khớp với thực tế.
3. Mua dịch vụ
Vào phân hệ Mua hàng, bấm Hóa đơn nhận hàng, tại thẻ Hóa đơn nhận hàng, chọn Tạo mới.

Điền thông tin về Ngày, Nhà cung cấp, Đơn hàng (Nếu có) và kích vào nút , bấm chọn Có để
phần mềm tự động điền thông tin nhập hàng chi tiết theo đơn hàng xuống phần bảng.
Tại phần bảng Dịch vụ, chọn mặt hàng với dạng hàng hóa là Dịch vụ, điền Số lượng, Đơn giá,
Thuế suất GTGT (Nếu có). Sau đó ấn Kết chuyển.

1C:Company Management Page 32 of 130


4. Tiếp nhận chi phí bổ sung
Chi phí bổ sung là các chi phí liên quan đến việc mua hàng như bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa…và
phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa đã mua.
Để ghi nhận các chi phí này, từ chứng từ Hóa đơn nhận hàng chọn Tạo trên cơ sở bấm Chi phí
bổ sung.
Khi tạo trên cơ sở Hóa đơn nhận hàng, các mặt hàng được kế thừa sang Chi phí bổ sung để phân
bổ chi phí mua hàng.

Trên thẻ Dịch vụ: Người dùng điền tên dịch vụ, số lượng, đơn giá, % VAT,… phát sinh thực tế.

Sau đó, sang thẻ vật tư lựa chọn phương thức phân bổ chi phí (Theo số lượng/ số tiền) để phân bổ
chi phí cho các vật tư hàng hóa mình nhận về, ấn Kết chuyển để hoàn thành.

1C:Company Management Page 33 of 130


5. Trả lại hàng nhà cung cấp
Trong quá trình nhận hàng, kiểm tra phát hiện hàng mua nhận về bị lỗi hỏng cần phải đổi trả nhà
cung cấp. Cần tạo “trả lại hàng cho nhà cung cấp”. Có 2 cách để tạo “Trả lại hàng cho nhà cung
cấp
Vào Phân hệ Mua Hàng chọn tab Trả lại hàng cho nhà cung cấp Chọn Tạo mới chọn dạng giao
dịch là Trả lại hàng cho nhà cung cấp.

Sau đó chọn nhà cung cấp trả lại hàng và đơn đặt hàng nhà cung cấp cần trả lại tiếp theo kích vào

để có thể điền các thông tin hàng hóa theo đơn lên tab hàng hóa dịch vụ
Cần điền lại số lượng hàng trả lại cho nhà cung cấp
Kết thúc nhấn Kết chuyển và đóng.
6. Điều chỉnh công nợ
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ đối trừ thanh toán công nợ 3 bên, nghiệp vụ khấu
trừ khoản ứng trước hoặc chuyển nợ từ đối tác này sang đối tác khác có thể sử dụng chứng từ Điều
chỉnh công nợ.
Vào phân hệ Mua hàng bấm chọn Điều chỉnh công nợ bấm Tạo mới.

1C:Company Management Page 34 of 130


Tại đây có thể thực hiện 6 loại giao dịch:
• Đối trừ: Đối trừ công nợ phải thu và phải trả giữa khách hàng và nhà cung cấp.
• Chuyển nợ của khách hàng: Chuyển công nợ của khách hàng đang nợ sang khách hàng khác.
• Chuyển nợ cho nhà cung cấp: Chuyển công nợ với nhà cung cấp đang nợ sang nợ nhà cung
cấp khác.
• Điều chỉnh công nợ của khách hàng: Ghi giảm (Tăng) công nợ của khách hàng vào chi phí
(doanh thu).
• Điều chỉnh công nợ của nhà cung cấp: Ghi giảm (Tăng) công nợ của nhà cung cấp vào doanh
thu (Chi phí).
• Khấu trừ ứng trước của khách hàng: khấu trừ khoản ứng trước của khách với công nợ phát
sinh.
• Khấu trừ ứng trước cho nhà cung cấp: khấu trừ khoản ứng trước cho nhà cung cấp với công
nợ phát sinh.
Chọn dạng Giao dịch phù hợp. Ví dụ như hình trên là Đối trừ công nợ giữa khách hàng Mai Linh
với nhà cung cấp 1.

1C:Company Management Page 35 of 130


Tại tab Hạch toán với khách hàng bấm Chọn khoản ứng trước hoặc công nợ phải thu với khách.

Tại tab Hạch toán với nhà cung cấp Chọn khoản ứng trước hoặc công nợ phải trả với nhà cung
cấp để cấn trừ với công nợ của khách ở trên.

Kiểm tra lại 2 thẻ đối trừ công nợ số tiền phải bằng nhau bấm Chọn Kết chuyển và đóng.
7. Các báo cáo liên quan
Phân hệ Mua hàng tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Tiếp nhận và thanh toán theo đơn hàng: Thể hiện tình trạng nhận hàng và thanh toán
theo đơn hàng.

1C:Company Management Page 36 of 130


Báo cáo Đơn hàng đặt nhà cung cấp: Theo dõi đơn hàng đặt nhà cung cấp nào, số lượng hàng
hóa đặt theo đơn là bao nhiêu.

Báo cáo Phân tích mua hàng: Thể hiện số lượng, giá trị hàng hóa mua về trong kỳ.

1C:Company Management Page 37 of 130


Báo cáo Hạch toán với nhà cung cấp: Công nợ chi tiết theo từng nhà cung cấp

Báo cáo Công nợ phải trả theo thời hạn: Báo cáo đưa ra công nợ theo thời hạn dựa trên thời hạn
được thiết lập trong hợp đồng theo từng đối tác.

1C:Company Management Page 38 of 130


8. Bài tập thực hành

Nghiệp vụ 1:
Ngày 02/05/2023 đặt hàng Công ty Cổ Phần Thái Dương theo đơn đặt hàng nhà cung cấp số 01.
Dự kiến hàng về vào 04/05/2023. Nhà cung cấp yêu cầu thanh toán 40% bằng chuyển khoản ngay
sau khi đặt hàng số tiền còn lại thanh toán vào 31/05/2023. (Giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%).

STT Mặt hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền


1 Chân điều chỉnh hộc, DG 350 43.000 15.050.000
2 MDF (1220x2440x2.5) - A 600 1.100.000 660.000.000

Nghiệp vụ 2:
Ngày 04/05/2023 Công ty Cổ Phần Thái Dương giao hàng theo Đơn đặt hàng nhà cung cấp số 01.
Hàng được nhập vào Kho nguyên liệu.
Chi phí vận chuyển phải trả cho lô hàng này là 1.500.000đ (VAT 5%).

Nghiệp vụ 3:
Ngày 09/05/2023 trả lại một số lượng hàng cho Công ty Cổ Phần Thái Dương theo Đơn đặt hàng
nhà cung cấp số 01 do hàng không đặt chất lượng. Hàng được xuất từ kho nguyên liệu.
STT Mặt hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Chân điều chỉnh hộc, DG 5 43.000 215.000

1C:Company Management Page 39 of 130


IV. CRM
1. Danh mục khách hàng tiềm năng
Ghi nhận thông tin Khách hàng tiềm năng để quản lý và chăm sóc.
Để tạo mới Khách hàng tiềm năng vào phân hệ CRM chọn Khách hàng tiềm năng sau đó bấm
Tạo mới.

Trạng thái: Có thể gắn trạng thái cho khách hàng tiềm năng theo danh sách trạng thái tạo trước.
• Điền các thông tin về Tên khách hàng tiềm năng, tên trong chương trình, điện thoại, địa
chỉ, email, địa chỉ đăng ký thực tế.
• Kết quả chuyển vào: Khách hàng, Khách hàng + đơn hàng khi khách hàng tiềm năng lần
lượt nếu trở thành đối tác của doanh nghiệp, hệ thống chuyển danh mục khách hàng tiềm năng
đó thành danh mục đối tác và tạo mới đơn hàng của khách hàng đó. Nếu khách hàng tiềm năng
không chất lượng, nêu lý do cụ thể ở trường lý do.

1C:Company Management Page 40 of 130


• Trong nhóm: Phân loại khách hàng tiềm năng vào các nhóm nhỏ
• Nhãn: Gắn nhãn cho khách hàng. Ví dụ: Khách hàng VIP, Khách hàng nội địa, Khách vãng
lai…
• Nguồn: Khách hàng được tìm kiếm ở nguồn thu hút nào. VD Facebook, Zalo, mail…
• Truy cập: Khách hàng tiềm năng ở nhóm truy cập nào thì người dùng truy cập vào phần mềm
khi được phân quyền ở nhóm truy cập đó, có thể xem được danh sách khách hàng tiềm năng
đó.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm tìm, chăm sóc và quản lý khách hàng này.
• Mục bổ sung thêm: Phần mềm cho phép bổ sung thêm các trường mới để có thể quản lý theo
nhu cầu thực tế.

• Liên hệ: Điền thông tin chi tiết về các liên hệ với đối tác. Tại đây có thể thêm không giới hạn
liên hệ.

1C:Company Management Page 41 of 130


2. Sự kiện giao tiếp với khách hàng
Để ghi nhận giao tiếp với khách hàng tiềm năng, người dùng sử dụng Sự kiện. Khi cần có thể tra
cứu trên hệ thống thông tin về thời gian, nội dung chi tiết trao đổi của sự kiện đó. Sự kiện bao gồm:
Cuộc gọi, email, SMS, cuộc gặp, bản ghi, phần khác.
2.1. Cuộc gọi
Cuộc gọi là một trong những sự kiện phát sinh liên quan đến đối tác và khách hàng tiềm năng. Khi
cần có thể tra cứu trên hệ thống thông tin về thời gian, nội dung chi tiết trao đổi của cuộc gọi riêng.
Thao tác: Người dùng truy cập phân hệ CRM, tại thẻ Sự kiện chọn Cuộc gặp, bấm Tạo mới. Sau
đó điền đầy đủ thông tin về sự kiện cuộc gặp.

1C:Company Management Page 42 of 130


• Trạng thái: Tại đây người dùng thiết lập các trạng thái. VD: Đã lập kế hoạch, đã kết thúc…
• Mức độ quan trọng: Mức độ quan trọng của sự kiện: Thấp, Thường, Cao.
• Nguồn: Là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Facebook, Website,…
• Bắt đầu: Thời gian bắt đầu cuộc gọi riêng.
• Kết thúc: Thời gian kết thúc cuộc gọi riêng.
• Lịch: Lịch làm việc của nhân viên.
• Dự án: Sự kiện thuộc dự án nào. Ví dụ: Dự án Chuyển đổi số.
• Cơ sở: Lưu thông tin liên chứng từ liên quan đến sự kiện.

1C:Company Management Page 43 of 130


• Đối tác/Khách hàng tiềm năng: Đối tác, khách hàng tiềm năng phát sinh sự kiện.
• Liên hệ: Thông tin liên hệ với đối tác, khách hàng tiềm năng phát sinh sự kiện.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm cho sự kiện.
• Người lập: Người tạo sự kiện.
2.2. Email
Người dùng truy cập phân hệ CRM chọn mục Email sau đó ấn Tạo mới.

Trên giao diện tạo mới email điền thông tin về Người gửi, người nhận, cc, bcc.

Sau đó ấn vào dấu 3 chấm chọn thông tin đối tác.

1C:Company Management Page 44 of 130


Khi đó email của đối tác sẽ hiển thị tự động. Tại ô tệp ấn vào đính kèm để tải file lên. Điền nội
dung gửi email tới khách hàng.

• Trương mục Email: Email thiết đặt mặc định hệ thống sẽ gửi đi cho người nhận.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm của sự kiện.
• Trạng thái: Trạng thái của sự kiện.

1C:Company Management Page 45 of 130


Ấn Gửi để tiến hành gửi email tới khách hàng.
2.3. SMS
Tin nhắn SMS là một trong những sự kiện phát sinh liên quan đến đối tác và khách hàng tiềm năng.
Khi cần có thể tra cứu trên hệ thống thông tin về thời gian, nội dung chi tiết trao đổi của Tin nhắn
SMS.
Thao tác: Người dùng truy cập phân hệ CRM, tại thẻ Sự kiện chọn SMS, bấm Tạo mới. Sau đó
điền đầy đủ thông tin về sự kiện tin nhắn SMS.

• Chủ đề sự kiện: Chọn biểu tượng để mở ra danh sách chủ để sự kiện, có thể tạo mới hoặc
chọn các chủ đề sẵn có.
• Nội dung: Ghi nhận nội dung tin nhắn SMS.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm cho sự kiện.
• Trạng thái: Trạng thái của sự kiện: Đã lập kế hoạch, Đã kết thúc, Đã hủy bỏ.
• Mức độ quan trọng: Mức độ quan trọng của sự kiện: Thấp, Thường, Cao.
• Nguồn: Là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Facebook, Website,…
• Cơ sở: Lưu thông tin liên chứng từ liên quan đến sự kiện.
• Ngày gửi: Ngày gửi tin nhắn SMS.
• Người lập: Người tạo sự kiện.

1C:Company Management Page 46 of 130


Người dùng chọn đối tượng để gửi tin nhắn bằng cách chọn biểu tượng để mở ra sổ địa chỉ bao
gồm: Đối tác, liên hệ, khách hàng tiềm năng.

2.4. Cuộc gặp

1C:Company Management Page 47 of 130


Cuộc gặp là một trong những sự kiện phát sinh liên quan đến đối tác và khách hàng tiềm năng. Khi
cần có thể tra cứu trên hệ thống thông tin về thời gian, nội dung chi tiết trao đổi của cuộc gặp riêng.
Cách tạo sự kiện cuộc gặp cho đối tác
Thao tác: Người dùng truy cập phân hệ CRM, tại thẻ Sự kiện chọn Cuộc gặp, bấm Tạo mới. Sau
đó điền đầy đủ thông tin về sự kiện cuộc gặp.

• Chủ đề sự kiện: Chọn biểu tượng để mở ra danh sách chủ để sự kiện, có thể tạo mới hoặc
chọn các chủ đề sẵn có.
• Mô tả sự kiện: Ghi nhận nội dung sự kiện cuộc gặp với đối tác.

1C:Company Management Page 48 of 130


• Trạng thái: Trạng thái của sự kiện: Đã lập kế hoạch, Đã kết thúc, Đã hủy bỏ.
• Mức độ quan trọng: Mức độ quan trọng của sự kiện: Thấp, Thường, Cao.
• Nguồn: Là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Facebook, Website,…
• Bắt đầu: Thời gian bắt đầu cuộc gặp riêng.
• Kết thúc: Thời gian kết thúc cuộc gặp riêng.
• Lịch: Lịch làm việc của nhân viên.
• Dự án: Sự kiện thuộc dự án nào. Ví dụ: Dự án Chuyển đổi số, Dự án Cây xanh,…
• Cơ sở: Lưu thông tin liên chứng từ liên quan đến sự kiện.
• Đối tác: Đối tác phát sinh sự kiện.
• Liên hệ: Thông tin liên hệ với đối tác phát sinh sự kiện.
• Chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiệm cho sự kiện.
• Người lập: Người tạo sự kiện.

1C:Company Management Page 49 of 130


Cách tạo sự kiện cuộc gặp cho khách hàng tiềm năng
Thao tác: Người dùng truy cập phân hệ CRM, tại thẻ Sự kiện chọn Khách hàng tiềm năng, chọn
thông tin khách hàng tiềm năng muốn tạo sự kiện, ấn Sự kiện, chọn Cuộc gặp riêng.

1C:Company Management Page 50 of 130


Người dùng điền đầy đủ thông tin về sự kiện cuộc gặp với khách hàng tiềm năng, tương tự như
hướng dẫn tạo sự kiện cuộc gặp với đối tác ở trên.
• Khách hàng tiềm năng: Khách hàng tiềm năng phát sinh sự kiện.

3. Trung tâm liên lạc


Trung tâm liên lạc là nơi để tập hợp toàn bộ sự kiện kế hoạch.
Tại thẻ Danh sách, hiển thị tất cả các danh sách thư đến đã được xử lý và sự kiện chăm sóc khách
hàng ở trạng thái đang xử lý.

1C:Company Management Page 51 of 130


Tại thẻ Kanban hiển thị chi tiết các sự kiện chăm sóc khách hàng theo thời gian: Quá hạn, hôm
nay, ngày mai, không có thời hạn. Ở đây người dùng có thể dễ dàng theo dõi các sự kiện chi tiết
theo từng cột, từ đó có thể dễ dàng quản lý và lên kế hoạch cho công việc đã làm.

Tại thẻ lịch người dùng có thể quản lý chi tiết sự kiện theo Ngày, tháng, tuần.
Tích vào ô Không có giới hạn thời gian hoặc quá hạn để có thể lọc chi tiết sự kiện muốn xem.

1C:Company Management Page 52 of 130


Tại thẻ Bảng người dùng tiến hành tạo bảng riêng cho chính người sử dụng hoặc tạo bảng lệnh
cho nhân viên trong công ty.

Khi chọn bảng hệ thống sẽ tự động chuyển sang tab bên cạnh. Tại đây người dùng có thể tiến hành
tạo mới cột cho bảng.

1C:Company Management Page 53 of 130


Đặt quy tắc chuyển đổi trạng thái cho cột. Có thể thiết lập quy tắc dịch chuyển cho: Nhiệm vụ,sự
kiện và giao việc.

Sau khi thiết lập quy tắc khi người dùng chuyển sự kiện từ cột chưa xử lý sang cột đã xử lý. Trạng
thái của sự kiện cũng tự động thay dổi từ Đang xử lý sang Đã kết thúc.
4. Các báo cáo liên quan
Đường dẫn: Phân hệ CRM tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Phễu bán hàng: Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi, đánh giá nhóm thu hút, ví dụ như nguồn thu
hút nào có bao nhiêu khách hàng tiềm năng, có bao nhiêu phần trăm mất khách hàng vì lý do này.
Báo cáo này hiển thị phần kế hoạch và thực tế, liên quan đến chi phí thực tế so với kế hoạch, phần

1C:Company Management Page 54 of 130


doanh số thực tế và kế hoạch, quản lý số khách hàng tiềm năng ở trạng thái chờ xử lý, đã xử lý và
hoàn thành, số lượng chuyển đổi sang khách hàng.

Báo cáo Phân tích cơ sở khách hàng tiềm năng: Hiển thị khách hàng tiềm năng được tạo vào
thời gian nào và người tạo là ai.

Báo cáo Lịch sự kiện: Thống kê chi tiết tất cả các thông tin của sự kiện theo ngày, người quản lý.

1C:Company Management Page 55 of 130


V. BÁN HÀNG
1. Bảng giá

Chứng từ Đặt bảng giá được sử dụng để khai báo giá bán mặc định cho mặt hàng.

Người dùng truy cập phân hệ Bán hàng bấm chọn Đặt bảng giá bấm Chọn Dạng giá cần thiết
lập tại tab “Dạng giá”. Tại đây phần mềm chỉ hiện các dạng giá không tích nút Tính toán tự
động khi giá cơ sở thay đổi

1C:Company Management Page 56 of 130


Để chọn các mặt hàng cần thiết lập giá chọn tab: Hàng hóa: Ấn thêm để chọn hàng hóa hoặc kích
vào Điền: Phần mềm cho phép lọc lấy danh sách mặt hàng từ 6 nguồn: Theo hóa đơn nhận
hàng, Theo thể loại mặt hàng, Theo nhóm giá, Theo dạng giá, Theo nhóm mặt hàng, Theo
phần tử mặt hàng, Theo bộ lọc

Chọn xong các mặt hàng cần thiết lập giá. Phần mềm hiển thị các dạng giá hiện tại của các mặt
hàng được chọn. Tại thẻ Thao tác hỗ trợ điền nhanh đơn giá mới cho các mặt hàng theo những
quy tắc chọn trước.

1C:Company Management Page 57 of 130


- Thay đổi theo số tiền: đơn giá mới tự động điền trên cơ cở đơn giá cũ cộng thêm hoặc giảm đi
1 số tiền cố định. Có thể lựa chọn điền cho 1 dạng giá hoặc tất cả các dạng giá
- Thay đổi theo phần trăm: đơn giá mới tự động điền trên cơ cở đơn giá cũ cộng % tăng thêm
hoặc giảm đi. Có thể lựa chọn điền cho 1 dạng giá hoặc tất cả các dạng giá
- Thay đổi theo công thức: Cho phép soạn công thức tính toán để điền ra đơn giá mới
Kết thúc nhấn Kết chuyển và đóng.
2. Kế hoạch bán hàng
Việc Lập kế hoạch bán hàng cho phép đặt ra các mục tiêu, kế hoạch bán hàng theo kỳ và đo lường
mức độ hoàn thành giữa thực tế và kế hoạch giúp người dùng nắm bắt tình hình, quản trị, có kế
hoạch phù hợp và bán hàng hiệu quả hơn.
Người dùng truy cập phân hệ Bán hàng bấm Chọn Kế hoạch bán hàng bấm Tạo mới.

Tạo mới Kịch bản lập kế hoạch:

1C:Company Management Page 58 of 130


• Điền Tên gọi cho kế hoạch
• Định kỳ: kỳ kế hoạch theo Ngày, Tuần, Tháng, Quý, Năm…
• Chiều đo: Kế hoạch cho tổng doanh thu bán hàng theo: Thể loại mặt hàng, Nhóm mặt
hàng, Mặt hàng hoặc Người quản lý. Với chiều đo là mặt hàng có thểm lựa chọn chi tiết
Kế hoạch số lượng và Chi tiết đến đơn hàng
Điền kế hoạch chi tiết theo doanh thu Thực tế/kế hoạch.

1C:Company Management Page 59 of 130


Tại thẻ tùy chỉnh người dùng có thể thêm các điều kiện lọc doanh thu. Sau đó ấn Điền lại chứng
từ.

1C:Company Management Page 60 of 130


Thẻ bổ sung cho phép chi tiết kế hoạch cho: Bộ phận, Người chịu trách nhiệm (Nhân viên kinh
doanh).

Ấn Kết chuyển và đóng để lưu thông tin.

3. Đơn hàng của khách


Vào phân hệ Bán hàng, chọn chứng từ Đơn hàng của khách và nhấn nút Tạo mới.

• Khách hàng: Khi chọn khách hàng phần mềm tự động điền trường Hợp đồng được tạo mặc
định gắn với đơn hàng. Trong hợp đồng ta có thể sửa thông tin về : Ngày hiệu lực, đơn vị tiền
tệ, thời hạn thanh toán là căn cứ để lên báo cáo công nợ quá hạn, dạng giá, dạng chiết khấu phụ
thu… để phù hợp với lần giao dịch. Trường hợp bán hàng xuất khẩu có tiền ngoại tệ thì cần tạo
mới hợp đồng với đơn vị tiền tệ là ngoại tệ tương ứng.
• Ngày Giao hàng dự kiến, ngày chứng từ, loại Giao dịch là Đơn hàng bán.

1C:Company Management Page 61 of 130


• Tab Hàng hóa, dịch vụ bao gồm thông tin chi tiết của đơn: Mặt hàng, số lượng, đặc tính, lô
hàng, đơn giá, giảm giá, chiết khấu tự động, thủ công, thuế… Phần mềm cho phép dự phòng

hàng hóa cho đơn hàng tại Kho bãi (dự phòng). Nút tích cho phép xem nhanh số dư tự
do, số đã dự phòng của từng mặt hàng.

• Tab Vận chuyển ghi lại thông tin về giao hàng: thời gian giao hàng, kích thước
hàng, dịch vụ giao, bên giao nhận vận tải, chi phí giao hàng (nếu có)… với 4 phương thức giao
hàng: Khách hàng tự vận chuyển: doanh nghiệp không cần theo dõi quá trình vận chuyển hay
chi phí giao hàng. Ba phương thức còn lại: Người giao hàng, Điểm giao hàng và Bưu điện
doanh nghiệp có thể sử dụng tờ lộ trình để theo dõi, lập hóa đơn giao hàng.

• Thẻ Lịch thanh toán ghi nhận trước kế hoạch thanh toán của khách hàng. Tích vào nút Dự
kiến thanh toán để tạo lịch thanh toán.

1C:Company Management Page 62 of 130


- Điền Phần trăm thanh toán dự kiến phần mềm tự động tính ra Số tiền thanh toán và
Thuế GTGT của khoản thanh toán.
- Điền Ngày thanh toán dự kiến, Phương thức thanh toán dự kiến là Tiền mặt hay Tiền
gửi hoặc chưa xác định chọn Chưa đặt.
- Chọn Quỹ tiền mặt hoặc Tài khoản ngân hàng dự kiến thu tiền.
- Có thể dự kiến thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần cho đơn hàng.
- Để tạo lịch dự kiến thanh toán nhiều lần cho đơn hàng chọn Danh sách ấn Thêm. Điền
Ngày thanh toán và % thanh toán từng lần. Phần mềm tự động tính toán ra Số tiền thanh
toán và Thuế GTGT của khoản thanh toán.

• Tab Thanh toán (thủ công) dùng trong trường hợp khách hàng thanh toán trước tiền hàng cho
đơn hàng. Tại phiếu thu tiền cần chỉ ra thanh toán cho đơn hàng nào. Tab Thanh toán (thủ
công) sẽ tự động cập nhật thông tin đã được thanh toán

1C:Company Management Page 63 of 130


Tab Bổ sung: Ghi nhận thông tin về người Chịu trách nhiệm cho đơn hàng, Bộ phận và các thông
tin bổ sung khác cho đơn hàng.
4. Hóa đơn giao hàng
Quá trình giao hàng bao gồm 2 nghiệp vụ: Bán hàng ghi nhận doanh thu, công nợ và Xuất kho ghi
nhận giá vốn hàng bán.
Vào Đơn hàng của khách ấn Tạo trên cơ sở và chọn Hóa đơn giao hàng.

Hóa đơn giao hàng được kế thừa toàn bộ thông tin từ đơn hàng. Người dùng kiểm tra lại thông tin
Mặt hàng, số lượng, đơn giá, Kho bãi xuất hàng, ngày chứng từ đã khớp đúng với thực tế chưa.

Sau khi điền xong nhấn Kết chuyển và đóng.

1C:Company Management Page 64 of 130


5. Nhận hàng bán bị trả lại
Trong trường hợp hàng hóa đã giao bán vì lí do nào đó bị trả lại doanh nghiệp cần lập Hóa đơn
nhận hàng ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu, công nợ phải thu và nhập kho đồng thời ghi giảm
giá vốn hàng bán.
Từ màn hình Hóa đơn giao hàng bán cho khách, chọn bấm Tạo trên cơ sở chọn Nhận hàng bán
bị trả lại.

Hóa đơn nhận hàng kế thừa thông tin từ Hóa đơn giao hàng với kiểu Giao dịch là Nhận hàng
bán bị trả lại. Người dùng sửa lại nội dung chi tiết Mặt hàng, Số lượng, hàng bị trả lại và Kết
chuyển.

1C:Company Management Page 65 of 130


6. Điều chỉnh công nợ
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ đối trừ thanh toán công nợ 3 bên, nghiệp vụ khấu
trừ khoản ứng trước hoặc chuyển nợ từ đối tác này sang đối tác khác có thể sử dụng chứng từ Điều
chỉnh công nợ.
Vào phân hệ Bán hàng bấm chọn Điều chỉnh công nợ bấm Tạo mới.

Tại đây có thể thực hiện 6 loại giao dịch:


• Đối trừ: Đối trừ công nợ phải thu và phải trả giữa khách hàng và nhà cung cấp.
• Chuyển nợ của khách hàng: Chuyển công nợ của khách hàng đang nợ sang khách hàng khác.
• Chuyển nợ cho nhà cung cấp: Chuyển công nợ với nhà cung cấp đang nợ sang nợ nhà cung
cấp khác.
• Điều chỉnh công nợ của khách hàng: Ghi giảm (Tăng) công nợ của khách hàng vào chi phí
(doanh thu).
• Điều chỉnh công nợ của nhà cung cấp: Ghi giảm (Tăng) công nợ của nhà cung cấp vào doanh
thu (Chi phí).
• Khấu trừ ứng trước của khách hàng: khấu trừ khoản ứng trước của khách với công nợ phát
sinh.
• Khấu trừ ứng trước cho nhà cung cấp: khấu trừ khoản ứng trước cho nhà cung cấp với công
nợ phát sinh.
Chọn dạng Giao dịch phù hợp. Ví dụ như hình trên là Đối trừ công nợ giữa khách hàng Mai Linh
với nhà cung cấp 1.

1C:Company Management Page 66 of 130


Tại tab Hạch toán với khách hàng bấm Chọn khoản ứng trước hoặc công nợ phải thu với khách.

Tại tab Hạch toán với nhà cung cấp Chọn khoản ứng trước hoặc công nợ phải trả với nhà cung
cấp để cấn trừ với công nợ của khách ở trên.

1C:Company Management Page 67 of 130


Kiểm tra lại 2 thẻ đối trừ công nợ số tiền phải bằng nhau bấm Chọn Kết chuyển và đóng.
7. Các báo cáo liên quan
Đường dẫn: Phân hệ Bán hàng tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Đơn hàng của khách: Hiển thị chi tiết đơn hàng của khách theo kỳ, cho thấy số lượng đã
đặt, số lượng đã thực hiện (số lượng hàng đã giao) theo từng đơn.

Báo cáo Thực hiện đơn hàng: Chi tiết số lượng hàng hóa đã đặt hàng, đã giao theo từng đơn hàng
và tình hình thực hiện đơn hàng (đã dự phòng, đặt nhà cung cấp hay sản xuất).

1C:Company Management Page 68 of 130


Báo cáo Giao hàng và thanh toán theo đơn hàng: So sánh giá trị đơn hàng và thực tế thanh toán
theo đơn, thể hiện chi tiết số lượng hàng trên đơn, thực giao (đã trừ đi số lượng bị trả lại) và bị trả
lại.

Báo cáo Bán hàng: Tổng số lượng và doanh thu bán được cho từng mặt hàng theo kỳ đã chọn.

1C:Company Management Page 69 of 130


Báo cáo Phân tích thực tế bán hàng so với kế hoạch: Theo dõi tiến độ của kế hoạch bán hàng
theo các chiều đo của kế hoạch bán hàng.

1C:Company Management Page 70 of 130


Báo cáo hàng bán bị Trả lại.

Báo cáo Công nợ phải thu khách hàng theo thời hạn: Phản ánh công nợ phải thu căn cứ theo
thời hạn thanh toán và những công nợ đã quá hạn, số ngày quá hạn.

Báo cáo Hạch toán với khách hàng: Chi tiết công nợ với khách hàng theo kỳ: Dư nợ đầu kỳ, trong
kỳ, khoản trả trước, đã thu, đã khấu trừ và dư cuối.

1C:Company Management Page 71 of 130


Báo cáo Hạch toán công nợ ngắn gọn: Tình hình công nợ phải thu phải trả theo kỳ.

Báo cáo Tổng hợp công nợ: Báo cáo công nợ của tất cả đối tác. Báo cáo chi tiết lí do ghi Tăng nợ
và giảm Nợ.

1C:Company Management Page 72 of 130


8. Bài tập thực hành

Nghiệp vụ 1:
Ngày 03/05/2023 Công ty cổ phần Minh Khang đặt hàng theo đơn đặt hàng của khách số 01 được
áp dụng với giá bán tiêu chuẩn, chi tiết thông tin đặt:

Số
STT Thành phẩm Đơn giá Thành tiền
lượng

1 Bàn trà ASM1200H-DC/BK 50 1.200.000 60.000.000

Nghiệp vụ 2:
Ngày 09/05/2023, Xuất bán hàng 20 Mặt hàng Bàn trà ASM1200H-DC/BK cho Công ty cổ phần
Minh Khang theo đơn đặt hàng của khách số 01.

Nghiệp vụ 3:
Ngày 12/05/2023 Công ty cổ phần Minh Khang trả lại hàng theo đơn đặt hàng của khách số 01 do
không đúng thiết kế.

Số
STT Thành phẩm Đơn giá Thành tiền
lượng

1C:Company Management Page 73 of 130


1 Bàn trà ASM1200H-DC/BK 6 1.200.000 7.200.000

VI. SẢN XUẤT


1. Định mức sản phẩm
Vào phân hệ Sản xuất, ấn chọn Bảng kê chi tiết, sau đó ấn Tạo mới.

Tại đây điền các thông tin:


• Thành phẩm: Tên sản phẩm.
• Tên gọi: Tên gọi cho bảng kê chi tiết.
Tại tab Thành phần, điền tên nguyên vật liệu định mức làm ra sản phẩm:
• Kiểu dòng: Có 4 loại kiểu dòng:
- Kiểu dòng Nguyên vật liệu: Được sử dụng khi thành phần định mức là Nguyên vật liệu
trực tiếp cần dùng cho sản xuất sản phẩm.
- Kiểu dòng Lắp ráp: Được sử dụng khi thành phần định mức là bán thành phẩm của quy
trình sản xuất theo các công đoạn và có theo dõi quá trình sản xuất của bán thành phẩm.
- Kiểu dòng Nút: Được sử dụng khi thành phần định mức là bán thành phẩm của quy trình
sản xuất theo công đoạn nhưng không theo dõi quá trình sản xuất của bán thành phẩm.
- Kiểu dòng Xuất: Ghi nhận chi phí dự tính trong quá trình sản xuất.
• Số lượng: Số lượng nguyên vật liệu cần để tạo ra số lượng thành phẩm tại cột Số lượng thành
phẩm. Ví dụ như hình trên được hiểu là để sản xuất ra 1 sản phẩm Thành phẩm A cần 20

1C:Company Management Page 74 of 130


Nguyên vật liệu 1.

Cuối cùng nhấn Ghi lại và đóng để hoàn thành việc khai báo định mức.
2. Đơn hàng sản xuất
Tùy theo nhu cầu, quy trình thực tế của doanh nghiệp có thể lập Đơn hàng sản xuất đi qua hoặc
không đi qua Đơn hàng của khách.
Vào phân hệ Sản xuất bấm chọn Đơn hàng sản xuất bấm Tạo mới.

Điền thông tin: Trạng thái của đơn hàng, thời gian dự kiến Bắt đầu - Kết thúc sản xuất, Ngày
chứng từ. Gắn Đơn hàng của khách (Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách) và tích vào nút

để phần mềm tự động điền thông tin chi tiết cho phần bảng phía dưới:

1C:Company Management Page 75 of 130


• Thẻ Thành phẩm: Hiển thị Mặt hàng sản xuất, Đặc tính, Số lượng, Đơn vị tính. Bảng kê chi
tiết. Bộ phận thực hiện công đoạn là Bộ phận ghi nhận chi phí tính giá thành.

• Thẻ Nguyên vật liệu: Được điền tự động hoặc thủ công theo Phương thức phân bổ nguyên
vật liệu theo mặc định thiết lập trong tùy chỉnh phân hệ sản xuất.
- Tự động: phần mềm tự động tính toán, điền nguyên vật liệu, số lượng theo bảng kê chi tiết
đã tạo.
- Thủ công: Người dùng click vào nút Điền theo bảng kê chi tiết để phần mềm tính toán
điền nguyên vật liệu và số lượng theo bảng kê chi tiết.
- Người dùng có thể thay đổi, bổ sung các nguyên vật liệu khác không có trong bảng kê cũng
phục vụ cho việc sản xuất.
- Tại đây người dùng có thể kiểm tra số dư tự do của các vật liệu có trong kho bằng cách kích

vào nút và có thể dự phòng nguyên vật liệu trong kho cho đơn hàng sản xuất bằng
cách điền Kho dự phòng và số lượng dự phòng vào cột Dự phòng. Nguyên vật liệu trong
kho sẽ được giữ dự phòng dùng cho đơn hàng sản xuất này và không tham gia vào hoạt
động khác.
3. Xuất nguyên vật liệu vào sản xuất
Khi xuất vật tư từ kho sang bộ phận, nơi sản xuất để tiến hành sản xuất sản phẩm, có 2 cách thực
hiện.
Vào phân hệ Kho bãi bấm chọn chứng từ Điều chuyển vật tư bấm Tạo mới.

1C:Company Management Page 76 of 130


Điền thông tin: Nơi gửi là kho (Bộ phận) xuất nguyên liệu, Nơi nhận: là kho (Bộ phận) nhập
nguyên liệu (nơi thực hiện sản xuất), Ngày chứng từ xuất điều chuyển và thông tin chi tiết Mặt
hàng, Đặc tính, Lô hàng, Số lượng,... xuất chuyển. Nếu tại Đơn hàng sản xuất đã lập dự phòng
hàng hóa trong kho cho đơn thì điền thêm cột Dự phòng (Xuất từ số nguyên vật liệu đã dự phòng
trước đó).

4. Chứng từ sản xuất (Ghi nhận nhập kho sản xuất)


Vào phân hệ Sản xuất, tại thẻ Sản xuất chọn chứng từ Sản xuất và ấn Tạo mới.

Điền các thông tin:

1C:Company Management Page 77 of 130


• Nhà sản xuất: Là nơi (Bộ phận) thực hiện sản xuất, Ngày chứng từ.
• Dạng Giao dịch: Có 2 kiểu giao dịch là Lắp ráp (Từ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm) và
Tách bộ (Phân ra từ sản phẩm hoàn thành ra nguyên vật liệu).

• Điền đơn hàng sản xuất và ấn nút để phần bảng tự động điền thông tin chi tiết theo đơn
hàng sản xuất.
• Trường hợp Doanh nghiệp tạo chứng từ Sản xuất trực tiếp không qua Đơn hàng sản xuất cần
điền thông tin chi tiết phần bảng:
- Thẻ Thành phẩm: Điền thông tin chi tiết Mặt hàng sản xuất, Đặc tính, Số lượng, Bảng
kê chi tiết, Công đoạn, Bộ phận thực hiện công đoạn: Là bộ phận (nơi) tập hợp chi phí
tính giá thành sản phẩm. Người nhận: Là kho nhập sản phẩm hoàn thành.

Thẻ Nguyên vật liệu: Được tự động điền theo bảng kê chi tiết. Trường hợp mặc định không tự
động điền có thể tích vào nút Điền bấm Theo bảng kê chi tiết và các nguồn lực sản xuất để điền
theo bảng kê chi tiết. Tại đây người dùng có thể chỉnh sửa, thêm mới danh sách nguyên vật liệu
trực tiếp dùng sản xuất cho những sản phẩm bên thẻ Thành phẩm. Điền ô Ghi giảm từ: Là kho
(Bộ phận) ghi giảm những nguyên vật liệu ở phần bảng phía dưới. Khi chọn Nhà sản xuất ở trên
phần mềm sẽ tự động lấy thông tin Nhà sản xuất xuống trường Ghi giảm từ. Trường hợp Nhà sản
xuất và kho (Bộ phận) ghi giảm nguyên vật liệu để sản xuất khác nhau. Người dùng tự điền lại kho
ghi giảm.
- Thẻ Phế liệu: Được dùng để khai báo số lượng phế liệu nhập kho trên mục Nơi nhận phế liệu.
Hệ thống chỉ ghi nhận số lượng mà không ghi nhận giá trị của phế liệu thu hồi.

1C:Company Management Page 78 of 130


5. Các báo cáo liên quan
Vào phân hệ Sản xuất tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Phân tích kế hoạch và thực tế của giá thành xuất xưởng: Báo cáo nhằm phân tích số
liệu giá thành sản xuất giữa thực tế và kế hoạch.

Báo cáo Đơn hàng sản xuất: Báo cáo tiến độ sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất.

1C:Company Management Page 79 of 130


Báo cáo Sản xuất dở dang: Báo cáo chi tiết chi phí dở dang theo bộ phận.

Báo cáo Giá thành xuất xưởng: Báo cáo chi tiết các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm.

1C:Company Management Page 80 of 130


Báo cáo Xuất xưởng thành phẩm: Thể hiện số lượng bàn giao công việc, cung cấp dịch vụ và
xuất xưởng thành phẩm.

1C:Company Management Page 81 of 130


Báo cáo Công khoán: Báo cáo chi tiết công khoán theo kỳ.

6. Bài tập thực hành

Nghiệp vụ 1:
Tạo định mức sản phẩm:
▪ Tên sản phẩm: Bàn trà ASM1200H-DC/BK; Số lượng: 1

STT Tên nguyên liệu Số lượng nguyên liệu

1 Chân điều chỉnh hộc, DG 4

2 MDF (1220x2440x2.5) - A 3

Nghiệp vụ 2:
Ngày 07/05/2023 bộ phận sản xuất tạo Đơn hàng sản xuất 01 để sản xuất thông tin chi tiết:

STT Thành phẩm Số lượng

1 Bàn trà ASM1200H-DC/BK 50

Nghiệp vụ 3:
Ngày 10/05/2023 bộ phận kho xuất nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất để thực hiện Đơn hàng
sản xuất số 01

Nghiệp vụ 4:

1C:Company Management Page 82 of 130


Ngày 13/05/2023, hoàn thành nhập kho sản xuất theo Đơn hàng sản xuất 01

VII. KHO BÃI


1. Điều chuyển vật tư
Vào phân hệ Kho bãi bấm chọn Điều chuyển vật tư bấm Tạo mới.
Chứng từ điều chuyển vật tư tại đây có thể ghi nhận theo 4 mục đích:
• Giao dịch Điều chuyển: Điều chuyển hàng từ kho sang kho, từ kho sang bộ phận, từ bộ phận
sang kho, từ bộ phận sang bộ phận. Người dùng điền thông tin Người gửi là kho/bộ phận xuất
hàng. Người nhận là kho/bộ phận nhận hàng và thông tin chi tiết Mặt hàng, Số lượng xuất
chuyển.

• Giao dịch Ghi giảm vào chi phí: Xuất vật tư trong kho sang bộ phận và ghi nhận giá trị xuất
kho vào chi phí. Người dùng điền thông tin Người gửi là kho xuất hàng. Người nhận là bộ
phận nhận hàng. Điền Tài khoản chi phí, Dự án (nếu chi phí xuất phục vụ cho dự án) và thông
tin chi tiết Mặt hàng, Số lượng xuất chuyển.

1C:Company Management Page 83 of 130


• Giao dịch Đưa vào sử dụng: Xuất vật tư, công cụ, máy móc từ kho vào bộ phận để sử dụng.
Tại đây vật tư xuất vào sử dụng chia làm 3 loại: Đồ bảo hộ, Công cụ dụng cụ, Hàng tồn kho
và Đồ dùng gia đình. Người dùng điền thông tin Người gửi là kho xuất vật tư. Người nhận
là bộ phận nhận hàng. Điền Tài khoản chi phí, Dự án (nếu chi phí xuất phục vụ cho dự án) và
thông tin chi tiết Mặt hàng, Số lượng xuất sử dụng.

• Giao dịch Thu lại từ sử dụng: thu hồi, nhập lại vật tư, công cụ, máy móc từ bộ phận về kho.
Vật tư nhập lại về kho cũng chia làm 3 loại: Đồ bảo hộ, Công cụ dụng cụ, Hàng tồn kho và

1C:Company Management Page 84 of 130


Đồ dùng gia đình. Người dùng điền thông tin Người gửi là là bộ phận xuất hàng. Người nhận
là kho nhập hàng lại và thông tin chi tiết Mặt hàng, Số lượng nhập lại vào kho.

Sau đó Kết chuyển và đóng.

2. Kiểm kê vật tư
Cuối tháng, cuối kỳ khi cần kiểm tra chênh lệch hàng hóa giữa thực tế và phần mềm doanh nghiệp
tiến hành kiểm kê hàng hóa.
Vào phân hệ Kho bãi bấm chọn Kiểm kê vật tư bấm Tạo mới.

1C:Company Management Page 85 of 130


Điền Kho bãi cần kiểm kê, Ô hàng trong kho cần kiểm kê (nếu có). Ngày ghi nhận kiểm kê.
Nút Thêm: Để tự thêm các mặt hàng kiểm kê.
Nút Điền: Có thể chọn điền nhanh các mặt hàng kiểm kê theo số dư trong kho.
Nút Chọn: Chọn mặt hàng kiểm kê, có thể chọn theo nhóm hàng, thể loại mặt hàng cần kiểm kê.

• Cột Số lượng (kế toán) và cột Đơn giá được tự động điền theo số dư trong kho tại thời điểm
kiểm kê.
• Người dùng cần chỉ ra số lượng thực tế của từng mặt hàng tại thời đểm kiểm kê điền vào cột
Số lượng.

• Cột Chênh lệch được tự động tính theo công thức: Số lượng - Số lượng (kế toán).

1C:Company Management Page 86 of 130


Người dùng có thể điều chỉnh, đánh giá lại giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm kiểm kê bằng
cách điền lại cột Đơn giá. Để phần mềm tự động tính toán lại giá trị chênh lệch.
Sau ghi nhập liệu xong chọn Ghi lại để lưu lại số liệu kiểm kê đã nhập.
Khi kiểm kê hàng sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra: Số lượng kiểm kê > hoặc < hoặc = với số lượng
kho. Để điều chỉnh số dư trong kho khớp với số lượng thực tế kiểm kê ta dùng chứng từ Ghi tăng
vật tư (số lượng kiểm kê > số lượng kho) và Ghi giảm vật tư (số lượng kiểm kê <số lượng kho).
3. Ghi tăng vật tư
Vào phân hệ Kho bãi bấm chọn Kiểm kê vật tư chọn Tạo trên cơ sở Ghi tăng vật tư điền thông
tin Kho bãi, Ngày điều chỉnh, thông tin chi tiết: Mặt hàng, Số lượng ghi tăng/giảm. Đơn giá ghi
tăng/giảm. Sau đó bấm Kết chuyển.

4. Ghi giảm vật tư


Từ màn hình Kiểm kê vật tư chọn Tạo trên cơ sở bấm chọn Ghi giảm vật tư. Chứng từ tạo theo
cách này sẽ kế thừa thông tin từ màn hình kiểm kê.

1C:Company Management Page 87 of 130


5. Các báo cáo liên quan
Đường dẫn: Phân hệ Kho bãi tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Vật tư: Thể hiện số lượng và giá trị dư đầu – nhập – xuất – tồn kho theo kỳ (Theo kế toán
vật tư).

1C:Company Management Page 88 of 130


Báo cáo Giá vốn hàng tồn: Thể hiện số lượng và giá trị tồn kho tại thời điểm được chọn (Theo kế
toán vật tư).

Báo cáo Số dư hàng hóa trong kho: Cho biết số lượng tồn kho và số lượng dự phòng tại ngày lựa
chọn theo từng kho (Theo kế toán vật tư).

1C:Company Management Page 89 of 130


6. Bài tập thực hành

Thực hiện kiểm kê Kho nguyên liệu đến ngày 31/05/2023, số liệu kiểm kê thực tế:
STT Mặt hàng Số lượng
1 Chân điều chỉnh hộc, DG 230
2 MDF (1220x2440x2.5) - A 550
Điều chỉnh tồn kho trên phần mềm theo sốliệu kiểm kê.

VIII. TÀI CHÍNH


1. Nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt
1.1. Phiếu thu
Phiếu thu được dùng để ghi nhận các trường hợp tiền trong quỹ tiền mặt tăng lên.
Để tạo mới Phiếu thu vào phân hệ Tiền tại mục Quỹ tiền mặt chọn Phiếu thu, nhấn nút Tạo mới.

1C:Company Management Page 90 of 130


Khi ghi nhận một khoản thu cần chọn chọn dạng giao dịch tương ứng với các trường hợp thu tiền
vào quỹ, cần chọn Quỹ tiền mặt (1) tăng lên tương ứng và ngày thu. Với các dạng giao dịch khác
nhau các trường thông tin cần thiết cần phải ghi nhận.
Thu tiền từ khách

Chọn Khách hàng (2) trả tiền và điền số tiền khách trả tại trường Số tiền (3) phần mềm sẽ tự động
giảm các khoản phải thu của khách hàng đó theo quy tắc công nợ phát sinh trước sẽ được giảm
trước.
Trong trường hợp muốn chỉ đích danh thu cho chứng từ bán hàng nào ta có thể tích chọn nút Chỉnh
sửa (4), và chọn phương thức Thủ công (5).

1C:Company Management Page 91 of 130


Sau đó
chọn chứng từ công nợ muốn giảm công nợ tương ứng tại trường Chứng từ cần khấu trừ (6) và
lựa chọn (7) chứng từ tương ứng.

Trong trường hợp muốn chỉ đích danh trả lại cho chứng từ mua hàng nào ta có thể tích chọn nút
Chỉnh sửa (4), và chọn phương thức Thủ công (5).

Từ nhà cung cấp (trả lại)

1C:Company Management Page 92 of 130


Chọn Nhà cung cấp (2) trả tiền và điền số tiền trả lại nhà cung cấp tại trường Số tiền (3).
Cần chỉ ra chứng từ mua hàng nào được hưởng số tiền trả lại tại trường Chứng từ cần khấu trừ
(4) và lựa chọn (5) chứng từ tương ứng.

Từ người nhận tạm ứng

1C:Company Management Page 93 of 130


Chọn nhân viên trả lại tạm ứng tại trường Cá nhân tạm ứng (2) và chứng từ chi tạm ứng trước đó
(3), Dạng LCTT (4) để phục vụ phân tích dòng tiền và số tiền nhận được tại trường Số tiền (5).
Trong trường hợp khoản tiền tạm ứng nhận lại tương ứng với nhiều phiếu chi tạm ứng trước đó ta
có thể chỉ ra các chứng từ chi đó tại dòng Chứng từ chi tiền (6), tương ứng với mỗi dòng là một
chứng từ.

Thu khác
Được sử dụng trong các trường hợp mà các dạng giao dịch phía trên không đáp ứng.

Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền, tài khoản đối ứng (3) và số tiền nhận tại
trường Số tiền (4).

1C:Company Management Page 94 of 130


Nếu khoản thu này được dự thu từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch thu trước đó có thể
chọn tại trường Chứng từ lập kế hoạch (5).
1.2. Phiếu chi
Phiếu chi được dùng để ghi nhận các trường hợp tiền trong quỹ tiền mặt giảm.
Để tạo mới Phiếu chi vào phân hệ Tiền tại mục Quỹ tiền mặt chọn Phiếu chi, nhấn nút Tạo mới.

Khi ghi nhận một khoản chi ra cần chọn chọn dạng giao dịch tương ứng với các trường hợp chi
tiền từ quỹ, cần chọn Quỹ tiền mặt (1) giảm tiền tương ứng và ngày chi. Với các dạng giao dịch
khác nhau các trường thông tin cần thiết cần phải ghi nhận.
Chi cho nhà cung cấp

Chọn Nhà cung cấp (2) trả tiền và điền số tiền trả cho nhà cung cấp tại trường Số tiền (3) phần
mềm sẽ tự động giảm các khoản phải trả cho nhà cung cấp đó theo quy tắc công nợ phát sinh trước
sẽ được giảm trước.

1C:Company Management Page 95 of 130


Trong trường hợp muốn chỉ định chính xác khoản chi chứng từ mua hàng nào ta có thể tích chọn
nút Chỉnh sửa (4), và chọn phương thức Thủ công (5).

Sau đó chọn chứng từ công nợ muốn giảm công nợ tương ứng tại trường Chứng từ cần khấu trừ
(6) và lựa chọn (7) chứng từ tương ứng.

Cho chi phí


Được sử dụng trong trường hợp lập phiếu chi cho các khoản chi phí

1C:Company Management Page 96 of 130


Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền, chọn Dạng chi phí (3) tương ứng với tài
khoản chi phí ghi nhận, và điền số tiền chi tại trường Số tiền (4).
Trong trường hợp cần chi tiết khoản chi này là của Đơn hàng của khách nào có thể chọn tại trường
Đơn hàng (6). Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước
đó có thể chọn tại trường Chứng từ lập kế hoạch (7).

Trả lương theo bảng thanh toán


Được sử dụng trong trường hợp lập phiếu chi để chi trả tiền lương cho nhiều nhân viên cùng lúc
theo bảng kê thanh toán tiền lương.

Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền và điền số tiền chi tại trường Số tiền (3).
Cần chi ra chứng từ liệt kê danh sách các nhân viên và số tiền lương tương ứng cần chi trả tại
trường Bảng thanh toán tiền lương (4).

1C:Company Management Page 97 of 130


Trả lương cho người lao động
Được sử dụng trong trường hợp lập phiếu chi để chi trả tiền lương cho một nhân viên cụ thể.

Chọn nhân viên được chi trả lương tại trường Người lao động (2) và Dạng LCTT (3) để phục vụ
phân tích dòng tiền, tiếp theo điền kỳ chi trả lương tại trường Kỳ ghi nhận (4) và số tiền chi tại
trường Số tiền (5).
Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước đó có thể chọn
tại trường Chứng từ lập kế hoạch (6).
Cần chỉ ra bộ phận mà nhân viên được chi trả lương trực thuộc tại trường Bộ phận (8).

Cho người mua (trả lại)

1C:Company Management Page 98 of 130


Chọn Khách hàng cần phải trả lại tiền tại trường (2), Dạng LCTT (3) để phục vụ phân tích dòng
tiền, và số tiền chi tại trường Số tiền (4).
Cần chọn hợp đồng tương ứng (5) và lựa chọn chứng từ được giảm công nợ (6), (7).

Chi tiền cho người nhận tạm ứng

Chọn nhân viên được tạm ứng tại trường Cá nhân tạm ứng (2) và Dạng LCTT (3) để phục vụ
phân tích dòng tiền và số tiền chi tại trường Số tiền (4).
Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước đó có thể chọn
tại trường Chứng từ lập kế hoạch (5).

1C:Company Management Page 99 of 130


Chi khác
Được sử dụng trong các trường hợp mà các dạng giao dịch phía trên không đáp ứng.

Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền, tài khoản đối ứng (3) và số tiền chi tại
trường Số tiền (4).
Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước đó có thể chọn
tại trường Chứng từ lập kế hoạch (5).

2. Nghiệp vụ thu chi bằng tiền gửi ngân hàng


2.1. Thu tiền vào tài khoản
Chứng từ Thu tiền vào tài khoản được dùng để ghi nhận các trường hợp tiền trong ngân hàng tăng
lên.
Để tạo mới Thu tiền vào tài khoản vào phân hệ Tiền tại mục Ngân hàng chọn Thu tiền vào tài
khoản, nhấn nút Tạo mới.

1C:Company Management Page 100 of 130


Khi ghi nhận một khoản thu cần chọn dạng giao dịch tương ứng với các trường hợp thu tiền vào
ngân hàng, cần chọn Tài khoản (1) tăng lên tương ứng và ngày thu. Với các dạng giao dịch khác
nhau sẽ có các trường thông tin cần thiết cần phải ghi nhận.

Thu tiền từ khách

1C:Company Management Page 101 of 130


Chọn Khách hàng (2) trả tiền và điền số tiền khách trả tại trường Số tiền (3) phần mềm sẽ tự động
giảm các khoản phải thu của khách hàng đó theo quy tắc công nợ phát sinh trước sẽ được giảm
trước.
Trong trường hợp muốn chỉ đích danh thu cho chứng từ bán hàng nào ta có thể tích chọn nút Chỉnh
sửa (4), và chọn phương thức Thủ công (5).

Sau đó chọn chứng từ công nợ muốn giảm công nợ tương ứng tại trường Chứng từ cần khấu trừ
(6) và lựa chọn (7) chứng từ tương ứng.

1C:Company Management Page 102 of 130


Từ nhà cung cấp (trả lại)

Chọn Nhà cung cấp (2) trả tiền và điền số tiền trả lại nhà cung cấp tại trường Số tiền (3).
Cần chỉ ra chứng từ mua hàng nào được hưởng số tiền trả lại tại trường Chứng từ cần khấu trừ
(4) và lựa chọn (5) chứng từ tương ứng.

1C:Company Management Page 103 of 130


Từ người nhận tạm ứng

Chọn nhân viên trả lại tạm ứng tại trường Cá nhân tạm ứng (2) và chứng từ chi tạm ứng trước đó
(3), Dạng LCTT (4) để phục vụ phân tích dòng tiền và số tiền nhận được tại trường Số tiền (5).
Trong trường hợp khoản tiền tạm ứng nhận lại tương ứng với nhiều phiếu chi tạm ứng trước đó ta
có thể chỉ ra các chứng từ chi đó tại dòng Chứng từ chi tiền (6), tương ứng với mỗi dòng là một
chứng từ.

Thu khác
Được sử dụng trong các trường hợp mà các dạng giao dịch phía trên không đáp ứng.

1C:Company Management Page 104 of 130


Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền, tài khoản đối ứng (3) và số tiền nhận tại
trường Số tiền (4).
Nếu khoản thu này được dự thu từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch thu trước đó có thể
chọn tại trường Chứng từ lập kế hoạch (5).
2.2. Chi tiền từ tài khoản
Chứng từ Chi tiền từ tài khoản được dùng để ghi nhận các trường hợp tiền tại một tài khoản ngân
hàng giảm.
Để tạo mới Chi tiền từ tài khoản vào phân hệ Tiền tại mục Ngân hàng chọn Chi tiền từ tài
khoản, nhấn nút Tạo mới.

1C:Company Management Page 105 of 130


Khi ghi nhận một khoản chi ra cần chọn chọn dạng giao dịch tương ứng với các trường hợp chi
tiền từ ngân hàng, cần chọn Tài khoản (1) giảm tiền tương ứng và ngày chi. Với các dạng giao
dịch khác nhau các trường thông tin cần thiết cần phải ghi nhận.
Chi cho nhà cung cấp

Chọn Nhà cung cấp (2) trả tiền và điền số tiền trả cho nhà cung cấp tại trường Số tiền (3) phần
mềm sẽ tự động giảm các khoản phải trả cho nhà cung cấp đó theo quy tắc công nợ phát sinh trước
sẽ được giảm trước.
Trong trường hợp muốn chỉ định chính xác khoản chi chứng từ mua hàng nào ta có thể tích chọn
nút Chỉnh sửa (4), và chọn phương thức Thủ công (5).

Sau đó chọn chứng từ công nợ muốn giảm công nợ tương ứng tại trường Chứng từ cần khấu trừ
(6) và lựa chọn (7) chứng từ tương ứng.

1C:Company Management Page 106 of 130


Cho chi phí
Được sử dụng trong trường hợp lập phiếu chi cho các khoản chi phí.

Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền, chọn Dạng chi phí (3) tương ứng với tài
khoản chi phí ghi nhận, và điền số tiền chi tại trường Số tiền (4).
Trong trường hợp cần chi tiết khoản chi này là của Đơn hàng của khách nào có thể chọn tại trường
Đơn hàng (6). Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước
đó có thể chọn tại trường Chứng từ lập kế hoạch (7).

1C:Company Management Page 107 of 130


Trả lương theo bảng thanh toán
Được sử dụng trong trường hợp lập phiếu chi ngân hàng để chi trả tiền lương cho nhiều nhân viên
cùng lúc theo bảng kê thanh toán tiền lương.

Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền và điền số tiền chi tại trường Số tiền (3).
Cần chi ra chứng từ liệt kê danh sách các nhân viên và số tiền lương tương ứng cần chi trả tại
trường Bảng thanh toán tiền lương (4).

Trả lương cho người lao động


Được sử dụng trong trường hợp lập phiếu chi ngân hàng để chi trả tiền lương cho một nhân viên
cụ thể.

Chọn nhân viên được chi trả lương tại trường Người lao động (2) và Dạng LCTT (3) để phục vụ
phân tích dòng tiền, tiếp theo điền kỳ chi trả lương tại trường Kỳ ghi nhận (4) và số tiền chi tại
trường Số tiền (5).

1C:Company Management Page 108 of 130


Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước đó có thể chọn
tại trường Chứng từ lập kế hoạch (6).
Cần chỉ ra bộ phận mà nhân viên được chi trả lương trực thuộc tại trường Bộ phận (8).

Chi tiền cho người nhận tạm ứng

Chọn nhân viên được tạm ứng tại trường Cá nhân tạm ứng (2) và Dạng LCTT (3) để phục vụ
phân tích dòng tiền và số tiền chi tại trường Số tiền (4).
Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước đó có thể chọn
tại trường Chứng từ lập kế hoạch (5).
Chi khác
Được sử dụng trong các trường hợp mà các dạng giao dịch phía trên không đáp ứng.

1C:Company Management Page 109 of 130


Chọn Dạng LCTT (2) để phục vụ phân tích dòng tiền, tài khoản đối ứng (3) và số tiền chi tại
trường Số tiền (4).
Nếu khoản chi này được dự chi từ trước và muốn chỉ ra chứng từ kế hoạch chi trước đó có thể chọn
tại trường Chứng từ lập kế hoạch (5).

3. Nghiệp vụ tạm ứng


3.1. Tạm ứng
Để chi tiền cho người nhận tạm ứng có thể sử dụng chứng từ: Phiếu chi hoặc Chi từ tài khoản.
Ví dụ dưới đây sử dụng chứng từ Phiếu chi, đối với chứng từ Chi từ tài khoản có thể thao tác
tương tự.
Thao tác: Vào phân hệ Tiền bấm chọn Phiếu chi bấm Tạo mới bấm chọn dạng Chi tiền cho người
nhận tạm ứng.

1C:Company Management Page 110 of 130


Điền thông tin: Quỹ tiền mặt chi tiền, Cá nhân tạm ứng, Ngày, Dạng lưu chuyển tiền tệ, Số
tiền.
Tại bảng Kế hoạch chỉ ra Chứng từ dự tính trong trường hợp có chứng từ chi tiền dự tính.
Sau khi điền xong chọn Kết chuyển và đóng.

3.2. Hoàn ứng


3.1.1. Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Khi người nhận tạm ứng hoàn thành công việc cần kê khai Giấy thanh toán tiền tạm ứng để làm
thủ tục hoàn ứng.
Để tạo mới chứng từ Giấy thanh toán tiền tạm ứng vào phân hệ Tiền tại mục Quỹ tiền mặt chọn
Giấy thanh toán tiền tạm ứng, nhấn nút Tạo mới.

Điền các thông tin cần thiết:


• Nhân viên: Người nhận tạm ứng, Ngày hoàn ứng.
• Tại thẻ Đã tạm ứng chỉ ra chứng từ tạm ứng trước đó và điền Số tiền: Bằng số tiền tạm ứng
trước đó nếu số tiền chi tiêu lớn hơn hoặc bằng số đã tạm ứng. Nếu số tiền chi tiêu nhỏ hơn số
đã tạm ứng điền cột Số tiền bằng số thực tế đã chi tiêu. Có thể bấm nút Chọn (2) để lựa chọn
chứng từ tạm ứng từ danh sách (3).

1C:Company Management Page 111 of 130


Trường hợp nhân viên dùng tiền tạm ứng mua vật tư hàng hóa, tại thẻ Vật tư, chỉ ra: Mặt hàng,
Số lượng, Đơn giá, Kho bãi nơi tiếp nhận vật tư hàng hóa.

Trường hợp nhân viên dùng tiền tạm ứng mua mua dịch vụ, tại thẻ Dịch vụ, chỉ ra: Mặt hàng, Số
lượng, Đơn giá, Bộ phận nơi phát sinh chi phí.

Trường hợp thanh toán cho nhà cung cấp, tại thẻ Thanh toán, chỉ ra: Nhà cung cấp, Hợp đồng,
Số tiền thanh toán, chỉ ra Chứng từ được thanh toán (nếu theo dõi công nợ chi tiết theo chứng
từ). Trường hợp thanh toán trả trước cho nhà cung cấp cần tích vào nút Ứng trước.

1C:Company Management Page 112 of 130


Kết thúc nhấn nút Kết chuyển và đóng để hoàn thành việc tạo mới chứng từ Giấy thanh toán tiền
tạm ứng.
3.1.2. Thu lại tiền tạm ứng thừa
Trường hợp số tiền tạm ứng lớn hơn số nhân viên thực chi. Đơn vị cần thu lại tiền tạm ứng thừa,
sử dụng chứng từ Phiếu thu hoặc Thu tiền vào tài khoản chọn dạng giao dịch là thu Từ người
nhận tạm ứng.
Ví dụ dưới đây sử dụng chứng từ Thu tiền vào tài khoản, đối với chứng từ Phiếu thu có thể thao
tác tương tự.

1C:Company Management Page 113 of 130


Điền thông tin: Tài khoản chi tiền, Cá nhân tạm ứng, Ngày chứng từ, Số tiền, Giao dịch là Từ
người nhận tạm ứng. Chọn Chứng từ chi tiền tạm ứng ban đầu bấm sau đó nhấn nút Kết chuyển.
3.1.3. Chi thanh toán tạm ứng
Trường hợp số tiền tạm ứng nhỏ hơn số nhân viên thực chi. Đơn vị cần trả lại tiền cho nhân viên
tạm ứng. Ta có thể tạo phiếu chi thanh toán tiền cho nhân viên bằng cách tạo trên cơ sở từ Giấy
thanh toán tiền tạm ứng bấm chọn Phiếu chi. Phiếu chi tạo theo cách này sẽ kế thừa thông tin từ
Giấy thanh toán tiền tạm ứng.

1C:Company Management Page 114 of 130


Người dùng chọn Quỹ tiền mặt xuất tiền, Ngày thanh toán, sau đó chọn Kết chuyển.
Ngoài ra người dùng có thể tạo thủ công Phiếu chi hoặc chứng từ Thu tiền vào tài khoản chọn
dạng gia dịch Chi tiền cho người nhận tạm ứng và điền thông tin thanh toán phần tiền thiếu cho
nhân viên.
4. Các báo cáo liên quan
Đường dẫn: Phân hệ Tiền tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Tiền: Sổ chi tiết thu chi tồn theo từng phát sinh của kỳ chọn xem.

Báo cáo Số dư bằng tiền: Báo cáo số dư tiền, số tự do trong từng quỹ, từng tài khoản tại 1 thời
điểm.

1C:Company Management Page 115 of 130


Báo cáo Biến động chi tiền: Hiển thị biến động chi phí vốn bằng tiền với chi tiết đến từng dạng
chi phí cho kỳ đã chọn.

Báo cáo Biến động thu tiền: Hiển thị biến động tiếp nhận vốn bằng tiền. Chi tiết đến từng dạng
vốn cho kỳ đã chọn.

1C:Company Management Page 116 of 130


Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong kỳ đã chỉ ra.

Báo cáo Hạch toán với người nhận tạm ứng: Báo cáo chỉ tình trạng tạm ứng của từng nhân viên.

1C:Company Management Page 117 of 130


5. Đóng tháng
Bộ xử lý dùng để khóa sổ cuối tháng nhằm thực hiện các thao tác, quy định khóa sổ cuối kỳ trong
kế toán quản trị: Trích khấu hao, Tính chi phí trực tiếp, Phân bổ chi phí, Tính giá thành thực tế,
Tính chênh lệch tỷ giá, Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Vào phân hệ Công ty, tại mục Giao dịch tài chính, chọn Đóng tháng.
Tại thẻ Phần chính chọn Kỳ đóng tháng (Chọn năm, tháng).
Tại màn hình đóng tháng, hệ thống tách ra 2 bộ xử lý để thực hiện:
Bộ xử lý 1: Phân tích sơ bộ.
Bộ xử lý này cho phép:
- Tìm kiếm các khoản ứng trước của khách hàng chưa được khấu trừ.
- Tìm kiếm các khoản ứng trước cho nhà cung cấp chưa được khấu trừ.
Kiểm tra tính chính xác khi chọn doanh nghiệp và hợp đồng vào chứng từ. Ví dụ: Doanh nghiệp
và hợp đồng trong Đơn đặt hàng của khách và Hóa đơn giao hàng đã tạo theo đó phải khớp
nhau.
- Kiểm tra tính chính sác khi chọn dạng LCTT.
- Kiểm tra làm tròn khi tính lại đơn vị tính.
Thao tác: Tích vào nút Phân tích sơ bộ, hệ thống sẽ tự động tích toàn bộ các nhiệm vụ cần thực
hiện trong bộ xử lý (người dùng có thể bỏ tích nếu không muốn thực hiện), sau đó người dùng bấm
nút Thực hiện và chờ để chạy bộ xử lý.
Bộ xử lý 2: Đóng tháng.
Bộ xử lý này cho phép:
- Trích khấu hao: Nếu doanh nghiệp có phát sinh, quản lý tài sản.
- Tính chi phí trực tiếp: Để xác định cơ sở của chi phí gián tiếp, cần tính sơ bộ chi phí trực tiếp.
- Phân bổ chi phí: Phân bổ chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp có cơ sở phân bổ.
- Tính giá thành thực tế.
- Tính chênh lệch tỷ giá: Được tính trong trường hợp thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Xác định thu nhập và chi phí vào kết quả hoạt động
kinh doanh theo cơ sở phân bổ.
Thao tác: Tích vào nút Đóng tháng, hệ thống sẽ tự động tích toàn bộ các nhiệm vụ cần thực hiện
trong bộ xử lý (người dùng có thể bỏ tích nếu không muốn thực hiện), sau đó người dùng bấm nút
Thực hiện và chờ để chạy bộ xử lý.

1C:Company Management Page 118 of 130


6. Bài tập thực hành

Nghiệp vụ 1:
Ngày 07/05/2023 thanh toán cho Công ty Cổ Phần Thái Dương số tiền 60.000.000 đ bằng chuyển
khoản qua Tài khoản số 021000128033– Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Nghiệp vụ 2:
Ngày 08/05/2023 Công ty cổ phần Minh Khang thanh toán số tiền 30.000.000đ bằng tiền gửi ngân
hàng vào số tài khoản Tài khoản số 02100040356124– Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nghiệp vụ 3:
Ngày 20/05/2023, Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền phí công tác cho nhân viên Trịnh Thị Nhung
15.000.000đ.

1C:Company Management Page 119 of 130


IX. TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ
1. Danh mục cá nhân và người lao động
1.1. Danh mục cá nhân
Danh mục cá nhân lưu trữ toàn bộ thông tin của những cá nhân, người cụ thể, có quan hệ phát sinh
giao dịch với doanh nghiệp. Danh mục cá nhân cho phép thêm mới, sửa, xóa thông tin của các cá
nhân.

Thao tác: Vào phân hệ Công ty, tại mục Công ty chọn Tất cả danh mục, trong mục Tiền lương
chọn Cá nhân sau đó bấm Tạo mới.
Tại đây điền các thông tin tại thẻ Phần chính: Họ tên, Nhóm, Ngày sinh, Giới tính, Mã số thuế,
Mã số bảo hiểm, Quốc tịch, Địa chỉ, Điện thoại,…
Chọn thẻ Ngân hàng và thẻ Tệp để lưu thêm thông tin số tài khoản ngân hàng của nhân viên, các
tệp giấy tờ cá nhân cần đính kèm.
Sau khi điền các thông tin, người dùng kiểm tra lại thông tin sau đó bấm Kết chuyển hoặc Kết
chuyển và đóng.
1.2. Danh mục người lao động

1C:Company Management Page 120 of 130


Danh mục người lao động lưu trữ thông tin về công việc, chế độ, lịch sử làm việc cho tất cả nhân
viên, người lao động của Doanh nghiệp.
Thao tác: Vào phân hệ Công ty, tại mục Công ty chọn Tất cả danh mục, trong mục Tiền lương
chọn Người lao động sau đó bấm Tạo mới.

Trong chi tiết người lao động sẽ có 2 phần: Thông tin cá nhân, thông tin công việc và chế độ
• Thông tin cá nhân:
Cách 1: Có thể lấy từ danh mục cá nhân bằng cách chọn cá nhân tại ô Cá Nhân phần mềm sẽ
tự động lấy thông tin từ danh mục cá nhân chuyển sang.
Cách 2: Người dùng tự điền toàn bộ thông tin cá nhân và tích vào tạo tự động để phần mềm tự
động sinh ra cá nhân tương ứng trong danh mục cá nhân.
Cách 3: Nếu không có nhu cầu lưu trữ thông tin cá nhân, có thể điền Họ tên và bỏ trống thông
tin cá nhân phía dưới
• Thông tin công việc và chế độ: Sẽ được lưu lại khi có nghiệp vụ tiếp nhận nhân sự vào làm
việc.
2. Tiếp nhận vào làm việc
Để tiếp nhận người lao động vào làm việc trong doanh nghiệp và tính lương, sử dụng chứng từ
Tiếp nhận vào làm việc.
Thao tác: Vào phân hệ Tiền lương chọn Tiếp nhận vào làm việc sau đó bấm Tạo mới.

1C:Company Management Page 121 of 130


Tại thẻ Người lao động, điền nhân viên cần tiếp nhận từ danh mục Người lao động, Ngày tiếp
nhận bắt đầu làm việc, điền Bộ phận, Chức vụ và Hệ số lương của nhân viên (trường hợp doanh
nghiệp có sử dụng Biên chế) và Lịch biểu (Nếu dùng chung lịch làm việc của cả công ty thì thông
tin này để trống).
Trường hợp người lao động có lịch làm việc đặc thù khác với lịch chung của công ty. Có thể tạo
lịch thời gian làm việc cho nhân viên và gắn trên chứng từ tiếp nhận vào làm việc. Nhấn vào trường
Lịch sản xuất để tạo mới, thay đổi thời gian, lịch làm việc.

Tại thẻ Tính lương và giữ lại tiền lương, chọn Người lao động hiện tại và nhấn nút Thêm để kê
khai các khoản Dạng tính lương và Dạng giữ lại tiền lương, Số tiền, Tài khoản chi phí của
người lao động đó. Sau khi điền xong cho người lao động thứ nhất, tiếp tục chọn người lao động
thứ 2 và thao tác tương tự cho đến khi điền hết theo số người lao động tiếp nhận.

1C:Company Management Page 122 of 130


Trường hợp người lao động có xét đến thuế thu nhập cá nhân, tại thẻ Thuế, chọn người lao động
tại trường Người lao động hiện tại. Chỉ ra: Dạng thuế, Tiền tệ dưới phần bảng. Sau khi điền xong,
nhấn nút Kết chuyển và đóng.
3. Điều chuyển nhân sự
Chứng từ Điều chuyển nhân sự dùng trong trường hợp Doanh nghiệp điều chuyển nhân sự từ bộ
phận này sang bộ phận khác, thay đổi chức vụ, hệ số lương, mức lương, lịch biểu. Hoặc dùng để
thay đổi các khoản lương của người lao động.
Thao tác: Vào phân hệ Tiền lương bấm chọn chứng từ Điều chuyển nhân sự bấm Tạo mới.

Chọn dạng Giao dịch điều chuyển nhân sự. Có 2 dạng:


• Điều chuyển và thay đổi điều kiện tính lương: Sử dụng trong trường hợp điều chuyển nhân
sự sang bộ phận khác có thay đổi chức vụ, hệ số lương, mức lương.
• Thay đổi điều kiện tính lương: Sử dụng khi Doanh nghiệp thay đổi mức lương cho người lao
động.
Phần bảng điền Nhân viên điều chuyển. Ngày thay đổi, Bộ phận điều chuyển đến, Chức vụ (nếu
thay đổi chức vụ). Hệ số lương (nếu thay đổi hệ số lương), Lịch biểu (trong trường hợp lịch biểu
có thay đổi).

1C:Company Management Page 123 of 130


Tại thẻ Tính lương và giữ lại lương, chọn Người lao động hiện tại, sau đó nhấn nút
phần mềm sẽ hiển thị các dạng lương của người lao động đó. Để dễ dàng điều chỉnh. Tích vào nút

để bỏ hiệu lực của dạng lương (trường hợp thay đổi bỏ đi dạng lương trước đó). Tương tự với
thẻ Thuế.
Sau khi điền xong, nhấn nút Kết chuyển và đóng.

4. Thôi việc
Sử dụng để ghi giảm nhân sự. Chấm dứt công việc với người lao động.
Thao tác: Vào phân hệ Tiền lương chọn Thôi việc sau đó bấm Tạo mới.

Tại phần bảng chỉ ra Nhân viên, Lý do thôi việc, Ngày bắt đầu thôi việc. Sau đó chọn Kết chuyển.

5. Bảng chấm công


Hằng ngày, định kỳ hoặc cuối tháng, doanh nghiệp lập bảng chấm công cho người lao động.
Thao tác: Vào phân hệ Tiền lương bấm chọn Bảng chấm công bấm Tạo mới.

1C:Company Management Page 124 of 130


Điền thông tin:
• Kỳ ghi nhận: Kỳ chấm công, Bộ phận: chứng từ chấm công tạo theo từng bộ phận.
• Có 2 cách chấm công: Chấm công Theo ngày và Trong kỳ (theo kỳ).
- Chấm công theo ngày: Bảng chấm công từng ngày của từng nhân viên. Mỗi ngày có thể
ghi nhận tối đa 3 dạng thời gian làm việc của nhân viên. Khi tích nút Điền phần mềm sẽ tự
động điền danh sách người lao động ứng với bộ phận được chọn, điền dạng thời gian làm
việc vào ban ngày mặc định là N cho tất cả các ngày trong tháng.
- Chấm công theo kỳ: Bảng chấm công ghi nhận tổng ngày công làm việc trong kỳ của từng
nhân viên. Mỗi nhân viên có thể ghi nhận tối đa 6 dạng thời gian làm việc trong kỳ. Khi
tích nút Điền phần mềm sẽ tự động điền danh sách người lao động ứng với bộ phận được
chọn, điền tổng thời gian làm việc vào ban ngày mặc định là N vào cột Dạng (1). Người
dùng kiểm tra, điều chỉnh Ngày công, giờ công. Bổ sung số lượng tổng từng dạng thời gian
làm việc phát sinh trong tháng của từng lao động. Sau đó chọn Kết chuyển và đóng.
6. Tính lương
Căn cứ vào bảng chấm công. Người dùng lập bảng tính lương cho người lao động.
Thao tác: Vào phân hệ Tiền lương bấm chọn Tính lương bấm Tạo mới.

1C:Company Management Page 125 of 130


Điền thông tin: Kỳ, Bộ phận tính lương sau đó chọn Điền và tính bấm phần mềm sẽ tự động đưa
ra danh sách người lao động tương ứng với bộ phận được chọn cùng với đó là ngày công từ bảng
chấm công, tính ra tiền lương tương ứng với từng dạng lương.
Đối với dạng lương có tham số FixedAmount trong công thức tính lương, cần chỉ ra thủ công tại
trường Giá trị sau đó chọn Tính lại để tiền lương được tính lại sau khi có thêm thông tin trường
giá trị vừa bổ sung.

Thao tác tương tự với thẻ Nộp thuế. Sau khi tính xong lương, chọn Kết chuyển và đóng.
7. Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền lương để tổng hợp chi phí lương phải trả cho từng lao động.

1C:Company Management Page 126 of 130


Đường dẫn: Vào phân hệ Tiền lương chọn Bảng thanh toán tiền lương sau đó bấm Tạo mới.

Điền Kỳ ghi nhận, Bộ phận, chọn dạng Trả lương. Sau đó chọn nút Điền bấm lựa chọn phương
pháp điền.

Ở đây có 3 cách điền:


• Điền theo số dư kỳ hiện tại: tính toán chi phí lương còn phải trả người lao động trong kỳ ghi
nhận.
• Điền theo bộ phận: tính toán chi phí lương phải trả cho người lao động theo bộ phận.
• Điền theo số dư có tính đến kỳ trước đó: Tính toán chi phí lương còn phải trả người lao động
tại thời điểm cuối kỳ ghi nhận.
8. Các báo cáo liên quan
Đường dẫn: Phân hệ Tiền lương tại mục Đối tượng phân tích bấm Báo cáo.
Báo cáo Danh sách người lao động: Danh sách người lao động đã và đang làm việc tại công ty.

1C:Company Management Page 127 of 130


Báo cáo Thông tin liên hệ của người lao động.

Báo cáo Tính lương và giữ lại tiền lương: Báo cáo chi tiết các khoản lương cho từng lao động.

1C:Company Management Page 128 of 130


Báo cáo Bảng tính lương.

1C:Company Management Page 129 of 130


Báo cáo Hạch toán với người lao động: Phản ánh công nợ phải trả với người lao động.

9. Bài tập thực hành

Nghiệp vụ 1:
Ghi nhận chứng từ Tiếp nhận vào làm việc ngày 01/05/2023 với nhân viên Phạm Hà An thuộc bộ
phận hành chính, chức vụ Nhân viên với Mức lương theo ngày là 8.000.000đ

Nghiệp vụ 2:
Ghi nhận chứng từ chấm công tháng 5 với nhân viên Phạm Hà An là 20 ngày công làm việc

Nghiệp vụ 3:
Lập chứng từ tính lương tháng 5/2023.

1C:Company Management Page 130 of 130

You might also like