Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1 Mô tả công việc vị trí Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank

Giao dịch viên là cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giải quyết
các yêu cầu của khách hàng và hỗ trợ cũng như thực hiện các công việc khác
trong thẩm quyền với mục đích đảm bảo yêu cầu của khách được thực hiện
đúng, và đưa lại thiện cảm, ấn tượng và cảm xúc tốt của khách hàng về Ngân
hàng.

Một số nghiệp vụ thường gặp của GDV có thể kể đến như gửi, rút tiền.
Thanh toán hóa đơn, mở tài khoản thanh toán/thẻ; tư vấn các gói gửi tiết
kiệm, lãi suất… cho khách hàng. Trước đây GDV thường được giao cho
cán bộ nữ, nhưng càng về sau này, vị trí này đã và đang có sự xuất hiện
của nhiều cán bộ nam hơn.

Mô tả công việc chung của vị trí Giao dịch viên tại ngân hàng
Vietcombank
 Giao dịch tài chính: Giao dịch viên thực hiện các giao dịch tài chính
cho khách hàng và giao dịch nội bộ bao gồm: mở tài khoản, rút/gửi
tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, giải ngân, thu nợ, tất toán
khoản vay…
 Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các
sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giải quyết thắc mắc và cung cấp
thông tin liên quan.
 Kiểm soát tiền mặt: Giao dịch viên quản lý và kiểm soát tiền mặt
trong quầy giao dịch, đảm bảo số tiền luôn khớp đúng trên sổ sách và
hệ thống, đồng thời hoàn trả tiền thừa cho khách hàng (nếu có).
 Đối ứng với thủ tục và quy định: Giao dịch viên phải tuân thủ các
quy định, thủ tục và chính sách của ngân hàng mình nói riêng và ngân
hàng nhà nước nói chung để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ, đồng
thời hạn chế, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro kho quỹ.
 Báo cáo và ghi chép: Giao dịch viên thường phải lập báo cáo về các
giao dịch đã thực hiện, kiểm tra tính chính xác, ghi chép và theo dõi các
chứng từ liên quan.
 Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài: Chăm sóc khách hàng
và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ. Hỗ trợ hậu mãi khách
hàng sau bán nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy khách hàng sử
dụng thêm sản phẩm dịch vụ khác hoặc giới thiệu thêm các khách hàng
mới.
1.2 Các nghiệp vụ ngân hàng của vị trí Giao dịch viên tại Ngân hàng
Vietcombank
Cán bộ Giao dịch viên phải am hiểu các kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ
và có nhiều kỹ năng khác nhằm thực hiện công việc linh hoạt và trôi chảy.
Một Cán bộ Giao dịch viên cần nắm được 5 mảng nghiệp vụ cơ bản như sau:
1- Giao dịch Tài khoản: Trong hệ thống giao dịch, Giao dịch viên cần nắm
rõ khá nhiều các loại tài khoản cơ bản, bao gồm:
 Tài khoản tiền gửi: Bao gồm Tiền gửi không kỳ hạn (Tài khoản thanh
toán hoặc Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn) & Tiền gửi có kỳ hạn
(gồm các SP Tiết kiệm thông thường, TK thả nổi, TK cho con,… và
các Giấy tờ có giá cơ bản như Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền
gửi..)
 Tài khoản tiền vay
 Các loại tài khoản khác như Tài khoản ký quỹ, Tài khoản chuyên chi,
chuyên thu,
 Tài khoản trung gian…
Quy trình cơ bản như:
 Quy trình liên quan đến mở Tài khoản KHCN, KHDN;
 Quy trình mở sổ tiết kiệm
 Quy trình nộp/rút tiền;
 Quy trình truy vấn/phong tỏa tài khoản,…
2 - Giao dịch Thẻ: Với các giao dịch Thẻ, Giao dịch viên cần nắm được các
thông tin cơ bản, gồm:
 Phân loại Thẻ: Có 3 loại thẻ là Thẻ ghi nợ (Debit), Thẻ trả trước
(Prepaid) và Thẻ tín dụng (Credit)
 Thẻ ghi nợ là SP thẻ tiêu tiền trong phạm vi số tiền đã có trong tài
khoản
 Thẻ trả trước là SP thẻ theo đó KH số tiền đang có trong thẻ. Nếu sử
dụng hết tiềntrong thẻ thì phải chuyển thêm tiền vào thẻ này. Thẻ này
hoàn toàn cách ly với tài khoản thanh toán ngân hàng của của khách
hàng. Loại thẻ này giống với các loại thẻ cào điện thoại.
 Thẻ tín dụng là thẻ tiêu trước trả sau, miễn lãi tối đa 45 ngày (về bản
chất đây là 1 khoản vay)
3 - Giao dịch thanh toán: Thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh
toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài
khoản khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản. Với các giao dịch thanh
toán, về tổng thể Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được các nghiệp vụ cơ bản
gồm:
 Các phương thức thanh toán trong nước: Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm Thu;
Thẻ; Séc
 Quy trình chuyển tiền/nhận tiền đến trong nước
 Các phương thức thanh toán quốc tế: Điện chuyển tiền TTR, Nhờ thu,
L/C, C.A.D
4 - Giao dịch Ngân quỹ: Các kiến thức nghiệp vụ về Giao dịch Ngân quỹ
phục vụ cho Giao dịch viên nắm được các giao dịch tiền mặt giữa: Giao dịch
viên & CV Kho quỹ; Giao dịch viên và Khách hàng trong các giao dịch gửi
tiền, chuyển tiền,…; giữa chi nhánh A và chi nhánh B hoặc giữa Chi nhánh &
các PGD,... Theo đó, Giao dịch viên cần nắm được Quy trình kiểm đếm tiền,
xử lý tiền thừa/giả, cách thức bó tiền,... cũng như các lưu ý, quy tắc trong
giao dịch tiền mặt (Ví dụ Giao dịch viên phải nhận tiền trước khi thực hiện
thao tác nghiệp vụ, cách thức xử lý tiền giả khéo léo,…)
5 - Giao dịch mua bán ngoại tệ/kiều hối: Nghiệp vụ giao dịch mua bán
ngoại tệ/hay kiều hối là nghiệp vụ tương đối cơ bản trong nhóm nghiệp vụ
cần thực hiện. Theo đó, cần nắm được Đối tượng được phép giao dịch ngoại
tệ, Tỷ giá tham chiếu, cũng như cách thức hạch toán giao dịch,...

1.3 Lộ trình thăng tiến của vị trí Giao dịch viên tại Ngân hàng
Vietcombank

Giao dịch viên tại Viẹtcombank được cho là một vị trí đầy tính cạnh tranh
và tương đối dễ bị đào thải. Nếu như bạn “trụ vững” được ở vị trí này thì cơ
hội thăng tiến luôn chào đón. Nếu bạn thường xuyên hoàn thành các chỉ tiêu
đặt ra và là giao dịch viên xuất sắc, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí
Kiểm soát viên/Trưởng nhóm. Lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên được
mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành
được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.

0 – 1 năm đầu tiên: Giao dịch viên


1 – 3 năm: Kiểm soát viên
3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Thực tế, trong quá trình công tác, Giao dịch viên có sự điều chuyển sang các
vị trí như CV Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, CVQHKH, CV Thanh
toán quốc tế, Hành chính nhân sự,… Việc này sẽ tùy thuộc vào định hướng
của mỗi cá nhân.
1.4 Lương thưởng vị trí Kế toán/Giao dịch viên tại ngân hàng
Vietcombank
Lương ngân hàng Vietcombank ở vị trí giao dịch viên có thể lên đến khoảng
7 – 8 triệu/ tháng. Ngoài những điều ấy ra bạn có thể nhận được thưởng theo
chỉ tiêu kinh doanh mà phòng và chi nhánh đã đặt ra cho bạn.
Trung bình một giao dịch viên tại Vietcombank một tháng sẽ có thu
nhập rơi vào khoảng 10.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.

2. Vị trí Chuyên viên Khách hàng tại ngân hàng Vietcombank


2.1 Mô tả công việc vị trí Chuyên viên Khách hàng tại ngân hàng
Vietcombank
Về cơ bản, Chuyên viên Quan hệ Khách hàng được chia là 02 mảng:
 Chuyên viên QHKH Cá nhân: Phụ trách chăm sóc phát triển các
KHCN và Hộ kinh doanh cá thể.
 Chuyên viên QHKH Doanh nghiệp: Phụ trách chăm sóc phát triển các
KHDN vừa và nhỏ SME, các KHDN lớn.
Các công việc mà cả hai vị trí Chuyên viên Quan hệ Khách hàng phải
làm bao gồm:
 Thực hiện làm việc theo chế độ trực ca 24/7. Tiếp nhận cuộc gọi,
email đến của khách hàng và thực hiện:
a) Cung cấp, giải đáp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm dịch vụ
của Vietcombank.
b) Xử lý thắc mắc, khiếu nại, phản ánh của khách hàng về giao dịch của
khách hàng và sản phẩm và dịch vụ của Vietcombank.
c) Xử lý các yêu cầu tra soát giao dịch liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ
của Vietcombank theo hướng dẫn/quy trình/quy định cung ứng sản phẩm của
Vietcombank.
d) Thực hiện giao dịch tác nghiệp theo yêu cầu của khách hàng, chi nhánh
Vietcombank trong phạm vi thẩm quyền được phân công/quy định.
e) Bán chéo sản phẩm dịch vụ của Vietcombank cho khách hàng.
 Thực hiện các công việc hỗ trợ khác:
a) Ghi chép báo cáo nội dung cuộc gọi của khách hàng đã tiếp nhận và xử lý
vào chương trình Contact Center.
b) Chủ động thực hiện cập nhật thông tin về
quy trinh, quy định và sản phẩm dịch vụ của Vietcombank.
c) Thực hiện theo dõi các báo cáo, ý kiến có liên quan và phản hồi kịp thời
đến Lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo phòng, Kiểm soát viên, Bộ phận quản lý
chất lượng.
d) Báo cáo Lãnh đạo VCC ý kiến phản ánh của khách hàng, chủ động đề xuất
ý kiến về những vướng mắc phát sinh liên quan đến sản phẩm dịch vụ và quy
định nội bộ của Vietcombank.
e) Đề xuất ý kiến đến Lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo phòng về công tác
nghiên cứu từng bước triển khai mở rộng các tác nghiệp và kênh giao dịch tại
VCC
Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Lãnh đạo Trung tâm và Lãnh
đạo Phòng giao.
2.2 Các nhóm sản phẩm mà chuyên viên khách hàng cá nhân cần
bán
Sản phẩm bán của CVQHKH tùy thuộc vào từng đối tượng Khách hàng.
Theo đó, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích Sản phẩm của KHCN & KHDN
như sau:
Với Khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân được hiểu là Cá nhân & Hộ kinh doanh cá thể/gia đình.
Có 4 nhóm sản phẩm dành cho KHCN:
 Nhóm 1: Nhóm SP tiền gửi: Phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
Theo kỳ hạn: Tiền gửi Có kỳ hạn & Không kỳ hạn
Theo thời gian gửi: Tiền gửi tiết kiệm 1 tuần, 2 tuần à 60 tháng là dài nhất
Theo kỳ trả lãi: Tiền gửi tiết kiệm lãi trả trước, trả sau, trả định kỳ hàng tháng
Theo sản phẩm đặc thù: Tiền gửi tiết kiệm truyền thống/ rút gốc linh hoạt/
hưu trí/ cho con/ Online/ Mobile…
 Nhóm 2: Nhóm SP cho vay: Phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
Theo tài sản: Cho vay có tài sản bảo đảm (Thế chấp) & Không có tài sản bảo
đảm (Tín chấp)
Theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn (<= 12 tháng); Trung hạn (> 12 tháng, <=
60 tháng); Dài hạn (> 60 tháng)
Theo mục đích: Cho vay tiêu dùng (gồm: Cho vay mua ô tô/mua xây sửa bất
động sản/mua nhà dự án/tiêu dùng có TSBĐ); Cho vay kinh doanh (gồm:
Cho vay Sản xuất kinh doanh; Cho vay đầu tư Chứng khoán..)
Phân loại khác: Cho vay thấu chi, Cho vay qua thẻ tín dụng, Cầm cố sổ tiết
kiệm…
 Nhóm 3: Nhóm SP thẻ: Gồm 3 sản phẩm thẻ cơ bản
Thẻ ghi nợ (Thẻ Debit)
Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid)
Thẻ tín dụng (Thẻ Credit)
 Nhóm 4: Nhóm Dịch vụ khác: Chuyển tiền, Bảo hiểm, Kiều hối, Dịch
vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking, SMS Banking…)

Với Khách hàng doanh nghiệp


Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Các DN vừa và nhỏ (SME) & các DN
lớn (Phân loại DN theo từng tiêu chí của Ngân hàng, theo xét theo quy mô
Doanh thu/năm)
Có 4 nhóm sản phẩm dành cho KHDN:
 Nhóm 1: Nhóm SP tiền gửi & quản lý tài khoản
SP tiền gửi: Tiền gửi Không kỳ hạn; Có kỳ hạn (Tương tự giống với KHCN)
SP quản lý tài khoản: Tài khoản thanh toán; Tài khoản ký quỹ; Tài khoản trả
lương..
 Nhóm 2: Nhóm SP tín dụng gồm
Cho vay bổ sung VLĐ: Thông thường & Trả góp
Cho vay Đầu tư tài sản cố định
Cho vay tài trợ các chuỗi dự án, chuỗi cung ứng
Bảo lãnh Ngân hàng
Chiết khấu
Bao thanh toán
 Nhóm 3: Nhóm SP Tài trợ thương mại
Phương thức Chuyển tiền quốc tế
Phương thức Nhờ thu
Phương thức tín dụng chứng từ (L/C): L/C UPAS, L/C trả ngay, L/C trả
chậm…
 Nhóm 4: Nhóm SP ngoại hối & giao dịch nguồn vốn
Mua bán ngoại tệ
Các giao dịch phái sinh: Giao ngay, kỳ hạn, hoán đối, tương lai & quyền
chọn

2.3 Lộ trình thăng tiến của vị trí Chuyên viên Khách hàng tại ngân
hàng Vietcombank
Mục tiêu tăng tiến của bạn trong vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân là gì?
Cùng nắm lộ trình thăng tiến dưới đây để đề ra mục tiêu và có kế hoạch trau
dồi phù hợp nhé.
Lộ trình thăng tiến của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân gồm:
 Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân (0 – 2 năm)
 Trưởng nhóm quan hệ khách hàng cá nhân (2 – 3 năm)
 Phó phòng/ trưởng phòng quan hệ khách hàng cá nhân (3 – 5 năm)
 Phó giám đốc/ Giám đốc của chi nhánh ngân hàng (5 – 7 năm)
 Giám đốc phê duyệt (7 – 10 năm).
2.4 Lương thưởng vị trí Chuyên viên khách hàng
Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank thì đây là
một cơ hội tốt dành cho bạn. Vị trí Chuyên viên khách hàng lương ngân hàng
Vietcombank có mức lương rất “khủng” có thể lên đến 26,5 triệu/tháng.
Hiện tại, mức lương của Chuyên viên khách hàng tại VCB có thể xem là
ở mức tương đối cao so với cùng vị trí tại các Ngân hàng khác.

You might also like