Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1. Giới thiệu bản thân: Nhanh nhẹn. Chăm chỉ. Chỉnh chu.

2. Đang theo học tại Đại học FPT Hà Nội.


3. Nơi bạn đang theo học thuộc tỉnh / thành phố: Hà Nội
4. Đạt mức học bổng 100% (Ngày thi: 29/5/2022)
5. Số học sinh thi học bổng FPT mà bạn từng dạy: 3
6. Bạn biết gì về Fire Phoenix Training?
Fire Phoenix Training là một nơi tư vấn, hỗ trợ, đào tạo và dạy học những học sinh cấp
THPT nhằm mục đích đạt được học bổng của trường Đại học FPT. Nơi mà các bạn có quan
tâm đến trường Đại học FPT cũng như về cuộc thi học bổng có thể được tư vấn và chăm sóc
bởi các anh chị khoá trước, có kinh nghiệm và nhiệt tình.
7. Tại sao bạn muốn tham gia làm giảng viên của Fire Phoenix Training?
Đã từng tham gia học và thi tại nhà Fire và đạt được thành tựu nhất định, nên mong muốn
truyền đạt lại kiến thức cho các thế hệ sau. Đồng thời giúp bản thân trau dồi kiến thức, tư duy
logic - hỗ trợ cho chuyên ngành học của bản thân.
8. Bạn mong muốn có được gì từ Fire Phoenix Training?
Có được sự giúp đỡ của các tiền bối và được giao cho những công việc phù hợp với bản thân.
9. Nếu được, bạn muốn làm việc lâu dài cùng Fire Phoenix Training chứ: Muốn
10. Nếu Fire Phoenix Training gặp khó khăn về tài chính và phải cắt giảm chi phí nhân công.
Bạn sẽ làm thế nào để quyết định ai là người bị sa thải: Trước hết phải tìm ra được nguyên
nhân gây ra khó khăn về tài chính:
 Nếu là do một cá nhân ví dụ như là thủ quỹ quản lý tài chính chi tiêu không tốt,… thì có thể
phải chịu những hình phạt giảm lương hoặc sa thải tuỳ vào mức độ nghiêm trọng.
 Nếu là Fire đang cần một khoản tiền lớn tổ chức sự kiện nhằm tự phát triển hoặc các khó
khăn mà không phải do bất kì lỗi lầm nào từ một cá nhân, thì có thể nghĩ đến giải pháp cắt
giảm lương của nhân viên nhà Fire.
11. Nếu Fire Phoenix Training tổ chức các sự kiện ngoại khóa, bạn sẽ tham gia dưới vai trò nào:
Ban tổ chức.
12. Bạn chuẩn bị như thế nào trước ngày thuyết trình/giảng dạy?
Lên kế hoạch cho những gì mình sẽ nói và dạy trong bài giảng/bài thuyết trình. Xem trước đề
và tìm luôn lời giải để tránh mất thời gian trong giờ dạy.
13. Hãy kể 3 ưu tiên quan trọng hơn việc giảng dạy của bạn?
 Việc học của bản thân
 Việc quan trọng của gia đình
 Việc anh Vy giao
14. Các nguyên tắc giảng dạy học sinh của bạn?
 Phải luôn chuẩn bị bài giảng trước khi vào lớp.
 Trong tất cả các buổi học, số lượng học sinh cố gắng tham gia đầy đủ, nếu có việc không thể
tham gia thì có thể xem record hoặc hỏi Mentor.
 Mức độ hiểu bài của học sinh trong buổi học phải là 100%, nếu không hiểu thì phải hỏi
Mentor.
 Yêu cầu học sinh phải hoàn thành tất cả những bài tập được giao.
15. Bạn sẽ xưng hô với học sinh của mình như thế nào? Anh – mày (chúng mày), nhẹ nhàng hơn
có thể Anh – Em (Các em)
16. Bạn sẽ dạy học sinh của mình tới khi nào? Đến khi học sinh hoàn thành và thoả mãn với kết
quả mà bản thân nhận được
17. Viết vài dòng về kinh nghiệm gia sư của bạn. (nếu có)
Đã từng dạy kèm cho 3 học sinh lớp 12 ôn thi học bổng. Do còn phải bắt đầu năm học nên
thời gian dạy chỉ 1 tháng, nhưng thấy bản thân đã truyền đạt được những gì có thể cho các
em.
18. Bạn có đang làm thêm việc gì khác không? Không
19. Mức lương mong muốn của bạn cho việc giảng dạy?
Chưa từng đi dạy và cũng không biết mức lương của các Mentor nhà Fire trước đây nên chưa
thể đưa ra. Mong muốn mức lương phù hợp với giá trị mà bản thân mang lại cho Fire.
20. Hãy kể ra một vài thành tích đặc biệt của bạn.
 Học sinh giỏi cấp huyện môn Toán ở các lớp cấp Tiểu học và THCS
 Học sinh giỏi cấp trường môn Toán và Tin lớp 11
 Từng đạt học bổng 100% đại học FPT
 GPA môn Toán Cao Cấp, Toán Rời Rạc của 2 kỳ đầu tiên tại Đại học là 9.3 và 9.1
21. Khi gặp 1 câu hỏi có vấn đề trong tập đề luyện, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Bỏ qua để tránh mất thời gian của học sinh, tìm hướng giải quyết vào sau buổi học. Giải đáp
cho học sinh vào buổi hôm sau.
22. Bạn sẽ làm gì khi Fire không có học sinh? Mặc dù biết điều này kiếm khi xảy ra, do Fire
Phoenix Training là một trong những nơi ôn luyện học bổng có học sinh đông nhất cả nước.
Nhưng nếu thực sự Fire không có học sinh thì bản thân sẽ đóng vai trò là một người trong
ban truyền thông để kêu gọi học sinh.
23. Bạn thuộc tuýp người lắng nghe tốt hay giao tiếp tốt? Tại sao?
Lắng nghe tốt. Bản thân nhận thức được nghe hiểu là mấu chốt của mọi cách giải quyết vấn
đề, một mình bản thân không thể tự làm tất cả mọi việc nên sẽ cần sự giúp đỡ, và lắng nghe
là điều thiết yếu để tiếp thu những ý tưởng của người khác.
Mặc dù giao tiếp không tốt bằng lắng nghe nhưng bản thân vẫn đang cố gắng trau dồi và cải
thiện vì đó cũng là một trong những kỹ năng cơ bản và cần thiết.
24. Với những công việc hay yêu cầu mang tính cấp bách, bạn thường làm gì? Hãy cho ví dụ.
Xác định độ ưu tiên theo mức độ cấp bách để giải quyết. Tập trung vào nhiệm vụ và tăng
năng suất làm việc.
Ví dụ trong tình huống Fire yêu cầu tìm lời giải cho một đề luyện trong vòng khoảng thời
gian ngắn. Thì ngay lập tức để những việc không quan trọng sang một bên, tập trung vào việc
giải đề. Nếu cảm thấy bản thân không thể làm kịp thời gian, có thể kêu gọi sự giúp đỡ của
người khác để cùng nhau hoàn thành công việc.
25. Quyết định khó khăn nhất mà bạn từng phải đặt ra trong cuộc đời là gì? Bạn đã quyết định
như thế nào?
Đó là hồi đầu năm lớp 12. Bản thân đang đưa ra quyết định khó khăn về việc có nên dành
hầu hết thời gian học trên trường vào ôn thi học bổng FPT hay không. Vì nếu thất bại, sẽ mất
tất cả, không có học bổng, điểm thi đại học cũng sẽ không cao.
Và mình đã quyết định “all in” vào ôn thi học bổng. Không chắc chắn nó có là quyết định
thành công nhất hay không nhưng chắc chắn hiện tại bản thân chưa hề hối hận.
26. Bạn sẽ trao đổi một thông tin khó nói hoặc ít phổ biến cho người khác như thế nào?
Quan trọng là phải tìm được đối tượng thích hợp để trao đổi. Vì là vấn đề khó nói nên không
phải ai cũng hiểu.
27. Hãy kể một trường hợp mà bạn đã xây dựng được mối quan hệ tốt với người mà bạn đặc biệt
không ưa?
Chưa từng
28. Bạn sẽ làm gì khi nhận ra mình vừa vắng 1 buổi họp team?
Lập tức xin lỗi chủ trì buổi họp vì sự thiếu vắng mà không báo trước, đồng thời nêu lý do.
Xin record và xem lại để nắm nội dung cuộc họp. Rút kinh nghiệm cho lần sau.
29. Đâu là yếu tố mấu chốt để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh?
Sự thân thiện và giao tiếp thường xuyên trong cả trong và ngoài giờ học. Vừa đóng vai trò là
một người thầy truyền tải kiến thức vừa là một người anh luôn động viên là ủng hộ.
30. Tinh thần học sinh quan trọng như thế nào và bạn sẽ làm gì để xây dựng nó?
Tinh thần của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của buổi dạy học, cuối cùng dẫn đến
kết quả thi cử của học sinh. Một học sinh có tinh thần không tốt không chỉ ảnh hưởng đến
các học sinh khác mà còn khiến cho người dạy cảm thấy chán nản và không có động lực dạy.
Để xây dựng tinh thần tốt cho học sinh thì mỗi buổi dạy luôn có một sự vui vẻ nhất định. Một
buổi học quá học thuật thì khiến cho học sinh khó hiểu và sinh ra chán nản.
31. Bạn đã tiếp động lực cho các học sinh của mình bằng cách nào để họ liên tục cố gắng và sáng
tạo?
Luôn giữ mỗi lớp học đều vui vẻ và hoà đồng, thầy và trò giao tiếp với nhau như những
người bạn, và luôn động viên các em cố gắng và sáng tạo.
32. Bạn sẽ làm gì khi thấy học sinh có vẻ chán nản trong buổi học?
Giải toả căng thẳng và xua tan chán nản bằng cách tạm thời dừng buổi học lại. Đổi chủ đề để
thay đổi không khí bằng cách xem một mv ca nhạc học tâm sự với các em. Đến khi tinh thần
ổn định trở lại thì mới quay lại học bài.
33. Bạn thấy khi nào nên tạo tiếng cười trong một buổi dạy học?
Khi cảm thấy buổi học có vẻ hơi căng thẳng và chán nản. Tạo một vài điều hài hước có thể
xoá đi không khí đó và lấy lại tinh thần cho học sinh.
34. Nếu một học sinh không hoàn thành phần việc của mình, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Lần đầu tiên có thể nhắc nhở. Nếu vẫn tái diễn thì thay vì phạt thì có thể cho một phần
thưởng khi hoàn thành đủ phần việc của mình.
35. Khi xảy ra căng thẳng giữa bạn với học sinh, bạn xử lý như thế nào?
Phân tích nguyên nhân dẫn đến căng thẳng. Nếu có xích mích mà lỗi sai thuộc về mình thì
phải xin lỗi nghiêm túc. Nếu lỗi sai bên phía học sinh thì phải giải thích nhẹ nhàng cho học
sinh hiểu.
36. Các học sinh phản hồi về cách giao tiếp của bạn, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Nếu biết rằng đó là điểm yếu của mình thì phải cố gắng trau dồi từng ngày. Có thể xin lời
khuyên từ các anh chị tiền bối trong nhà Fire để có thêm kinh nghiệm.
37. Học sinh phản ảnh rằng bạn dạy học rất tệ (hoặc chán), bạn phản ứng lại như thế nào?
Tìm hiểu xem nguyên do chính khiến học sinh bảo mình dạy tệ. Nếu do kiến thức mình
không đủ, thì phải dành nhiều thời gian hơn để ôn lại những kiến thức cần có. Nếu do kỹ
năng giảng dạy của mình không ổn thì có thể học hỏi những phương pháp giảng dạy hiệu quả
trên internet.
38. Bạn sẽ làm thế nào khi bạn phải thông báo tin không hay cho học sinh?
Kiếm thêm một tin vui (dù chỉ vui một tý) và sau đó sẽ thông báo cho học sinh tin buồn trước
rồi thông báo tin vui sau. Theo tâm lý thì cảm xúc sau cùng sẽ là vui, và dịu bớt phần nào tin
buồn trước đó.
39. Các giảng viên khác không hợp tác với bạn, bạn sẽ làm gì?
Tìm nguyên do, nếu là do bản thân thì phải thay đổi. Nếu thay đổi xong rồi vẫn như vậy thì
luôn vui vẻ và chấp nhận, không phải vì thế mà mình lại có ý xấu với họ, vì đó là tự nguyện
và không phải nghĩa vụ của người ta.
40. Tất cả thành viên trong nhóm đồng ý với phương án thực hiện công việc, ngoại trừ bạn, bạn
sẽ xử lý như thế nào?
Nêu rõ quan điểm của cá nhân, đồng thời xem xét lại ý kiến của mình với phù hợp hay
không.
41. Khi bạn phát hiện ra team leader/người quản lý hoàn toàn sai trong việc gì đó, bạn sẽ làm gì?
Giải thích cặn kẽ cái sai cho họ hiểu. Nếu vẫn không được thì nhờ thêm những người có cùng
quan điểm với mình. Số đông thì vẫn luôn có lợi thế hơn.
42. Một người sếp lý tưởng trong mắt bạn là người như thế nào?
Là một người vui vẻ, hoà đồng nhưng ở mức độ nhất định, vẫn phải có sự uy nghiêm của một
người lãnh đạo. Là một người luôn quan tâm đến cảm xúc của nhân sự của mình.
43. Bạn muốn nhận được feedback theo cách nào, thông qua email phản hồi về chất lượng giảng
dạy hay là trong các cuộc họp hàng ngày/tuần? Tại sao?
Thông qua email phản hổi và phải dấu tên người gửi feedback. Khi đó học sinh mới có thể
mạnh dạn nói lên suy nghĩ của bản thân. Qua đó mình mới thấy được những điều mình làm
tốt và chưa tốt để cải thiện.
44. Bạn sẽ làm gì khi phải sắp xếp lại lịch trình do một sự cố ngoài kế hoạch xảy ra?
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của sự cố, có thể vẫn giữ nguyên lịch trình cũ và có thay đổi
một chút, hoặc có thể dời lịch trình nếu sự cố quá nghiêm trọng.
45. Bạn tổ chức công việc và theo dõi tiến trình như thế nào khi phải làm nhiều việc khác nhau?
Luôn phải biết lên kế hoạch cho những gì mình sẽ phải làm sắp tới. Tuỳ mức độ ưu tiên để
biết việc nào làm trước việc nào làm sau. Luôn ghi chép kết quả của quá trình làm việc,
những điều mình đã và chưa làm được.
46. Bạn học cách sử dụng các phần mềm máy tính mới như thế nào? Cho ví dụ cụ thể.
Tự kích thích bản thân bằng cách suy nghĩ về những gì mình nhận được khi học cách sử dụng
nó. Lên mạng tìm hiểu sơ qua về phần mềm, tham gia vào các group, hội nhóm, mạnh dạn
đặt những câu hỏi để biết thêm thông tin.
VD: Để bắt đầu học cách sử dụng phần mềm IDE để lập trình, trước đó mình đã tưởng tượng
những viễn cảnh đẹp trong tương lai, khi mình có thể thành thạo một ngôn ngữ lập trình, có
thể kiếm thật nhiều tiền, có vợ đẹp con khôn và cuộc sống viên mãn. Khi đã có được động
lực thì bắt tay vào tìm hiểu. Lên youtube tìm hiểu về cách tải, sử dụng phần mềm. Lên các
group Facebook để tìm hiểu thêm các mẹo hay. Ghi chép tất cả những gì mình học được.
47. Bao lâu thì bạn dọn dẹp các file và tệp trong máy tính một lần?
Bản thân luôn có thói quen xoá luôn các file không cần thiết hoặc khi đã sử dụng xong.
Những file còn sót lại sẽ được dọn dẹp vào một hôm nào đó rãnh rỗi.
48. Không nhớ tên nhưng mà chỉ cần bấm Window + G rồi chọn ô Capture là có thể record màn
hình.
49. Bạn nghĩ vì sao Fire Phoenix Training lại hỏi nhiều như vậy khi test giảng viên?
Ngoài việc muốn lấy thêm thông tin về giảng viên, qua cách trả lời Fire có thể thấy được tính
cách của người đó, chỉnh chu, nghiêm túc, trung thực và có phù hợp với công việc giảng dạy
hay không đều được thể hiện qua các câu trả lời. Cũng có thể là muốn rèn luyện tính kiên
nhẫn khi trả lời nhiều câu hỏi như thế này.
50. Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể thì điều nào quan trọng hơn? Hãy viết 1 bài nghị luận
xã hội bàn về vấn đề trên.

Trong mọi thời gian, địa điểm, mọi ngành nghề trong xã hội này, lợi ích cá nhân và tập
thể luôn có một mối liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi một cá nhân tốt thì sẽ tạo nên một tập thể
tốt. Mỗi tập thể tốt thì mang lại những ích lợi cho từng cá nhân. Thật khó để chọn ra đâu mới
là thứ quan trọng hơn. Nhưng nếu xét trong một xã hội đang vận hành như hiện nay, tôi vẫn
đặt lợi ích tập thể lên trên hết.
Nếu ví tập thể là một cánh đồng thì mỗi cá nhân là các cây lúa, nếu tập thể là một sa mạc
thì mỗi cá nhân là những hạt cát. Tập thể là tập hợp các cá nhân có quan hệ mật thiết lại với
nhau. Một cá nhân nằm trong một tập thể, một tập thể lại trở thành một cá nhân trong một tập
thể lớn hơn. Như chúng ta, những người nằm trong một tỉnh thành nhỏ bé, các tỉnh thành tập
hợp lại trở thành một đất nước, nhiều đất nước kết hợp lại thành một châu lục, cứ như thế ta
sẽ luôn có một tập thể bao hàm các tập thể nhỏ hơn trước đó. Qua đó ta thấy được trong xã
hội ngày nay, lợi ích tập thể là một điều không thể thiếu cho sự phát triển của nhân loại.
Trước hết, lợi ích tập thể là nền tảng cho sự đoàn kết và phát triển xã hội. Khi mọi người
hiểu rõ vai trò của họ trong cộng đồng và đóng góp tích cực vào lợi ích chung, chúng ta có
thể xây dựng một xã hội vững mạnh hơn. Sự hợp nhất và tương tác tích cực giữa cá nhân và
cộng đồng tạo ra một môi trường phát triển và vững mạnh. Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, cho thấy tập thể là điều kiện
thiết yếu đã có một xã hội thịnh vượng. Trở về xa hơn nữa, trong thời kì đồ đá, thời điểm mà
người nguyên thuỷ phải sống cùng thời với hàng trăm sinh vật tiền sử nguy hiểm, con người
thời kì đó đã biết sống dựa vào nhau, tạo thành “bầy người nguyên thuỷ”. Và để vượt qua
hằng triệu năm tiến hoá và phát triển, để có được ngày hôm nay, khi mà công nghệ loài người
đã phát triển vượt bậc thì chúng ta vẫn luôn giữ tinh thần như thế. Trong một xã hội nơi mà
mạng lưới con người rất rộng lớn, nơi mà các cá nhân được kết nối với nhau, thì lợi ích tập
thể lại càng quan trọng hơn nữa.
Việc đặt lợi ích tập thể lên đầu thể hiện cho tinh thần trách nhiệm bản thân trong một hội
nhóm, tổ chức hoặc một công ty. Khi mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thức về tầm quan
trọng của lợi ích chung và đặt nó lên hàng đầu, họ đang thể hiện một tinh thần trách nhiệm
mạnh mẽ đối với môi trường làm việc hoặc tổ chức mà họ tham gia. Trách nhiệm cá nhân
không chỉ là về việc đạt được mục tiêu cá nhân mà còn về việc góp phần tích cực vào sự phát
triển chung. Việc này không chỉ là lợi ích ngắn hạn mà còn là đầu tư vào tương lai bền vững
của một cộng đồng.
Cuối cùng, lợi ích tập thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ích lợi cá nhân ở mọi lĩnh vực.
Người ta vẫn có câu: “Nước sông chảy mạnh, cá đều to”. Vì vốn dĩ chúng ta đang sống và
làm việc trong một tập thể, mà một khi tập thể trở nên vững mạnh, người hưởng lợi chính là
những thành viên trong tập thể đó, bao gồm cả chúng ta. Ví dụ đơn giản, khi một công ty
đang phát triển mạnh và có doanh thu lớn, thì khi đó những người nhân viên sẽ nhận được
những phúc lợi đáng kể từ việc tiền lương, thưởng lễ,…Ngược lại, khi một công ty đang thua
lỗ thì những người làm việc trong đó sẽ phải gánh chịu một phần cái thua lỗ đó. Thậm chí
như suy thoái kinh tế ngày nay, khi “làn sóng sa thải” đang diễn ra ở mọi ngành nghề, cuộc
sống của các cá nhân trong tập thể kia đang bị ảnh hưởng rất lớn.
Tuy nhiên, nếu nói chúng ta nên xem nhẹ lợi ích cá nhân là hoàn toàn sai. Các bạn đã bao
giờ thấy một cốc nước nào sạch khi mà những giọt nước đổ vào lại dơ. Cuộc sống cũng vậy,
làm gì có một tập thể phồn vinh khi mỗi cá nhân không làm tốt công việc của mình. Muốn có
những cái lớn lao thì phải bắt đầu từ những thứ nhỏ bé nhất. Và thứ nhỏ bé ấy chính là chúng
ta. Nghĩa vụ của mỗi người là phải không ngừng phát triển bản thân, rèn luyện từng ngày,
phải trở thành một cá nhân mẫu mực trong một tập thể vững mạnh, không thể để bản thân
biến thành “con sâu” trong một “nồi canh” mà người ta vẫn thường nói. Nhưng, nếu để lợi
ích cá nhân quá cao trong mọi tình huống, đến nỗi đè lợi ích tập thể xuống thấp nhất có thể,
thì khi đó chúng ta đã trở thành một thứ tồi tệ của xã hội. Ta vẫn thường nghe những tin tức
về các vụ tham nhũng ngoài kia với số tiền hàng tỷ đến hàng trăm tỷ đồng, ảnh hưởng nặng
nề đến nền kinh tế của một đất nước. Cái sai của những người đó không phải là đặt lợi ích cá
nhân lên đầu mà là dìm lợi ích tập thể xuống dưới, vì chút lợi ích cho bản thân mà chà đạp
lên chính dân tộc của mình.
Kết lại, cả lợi ích cá nhân và tập thể đều rất quan trọng từ trước đến nay. Vì chúng là một
mối liên kết chặt chẽ, mất cái này thì không thể tồn tại cái kia và ngược lại. Chính vì thế
chúng ta vẫn phải luôn cố gắng từng ngày, trở thành một cá nhân tốt, hoàn thành nghĩa vụ
của bản thân cũng chính là cách để thể hiện trách nhiệm để phát triển xã hội.

You might also like