Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TÌM HIỂ U VẺ ĐẸ P TÂ M HỒ N CỦ A PHỤ

NỮ TRONG TRUYỆ N CỔ TÍCH NGƯỜ I


VIỆ T
Tóm tắt
Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của dân tộc Việt Nam từ cổ chí kim,
truyện cổ tích có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển nền văn hóa, văn minh của người Việt. Tuổi thơ của những đứa trẻ Việt
Nam ít nhiều đều mang trong mình hình ảnh về một cô Tấm dịu hiền, một
chàng Thạch Sanh dũng mãnh, khỏe mạnh,…Có thể thấy, hệ thống nhân vật là
tấm gương soi chiếu thời đại. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm đồng thời cũng
là hình thức cơ bản để thông qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình
tượng. Vậy hình tượng người phụ nữ trong quan niệm của người Việt xưa ra
sao? Từ việc tìm hiểu về một số nét đẹp nhân cách của các nhân vật nữ qua một
phạm vi truyện cổ tích tương đối với hình thức tổng hợp lý thuyết, phân tích. Từ
đó rút ra lí giải và một số đánh giá để giải đáp nhận thức của tác giả dân gian
(nhân dân) về người phụ nữ.

1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích được người Việt truyền
miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay
quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì là truyện cổ tích nên
chúng thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của
người Việt về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công

1
bằng thay cho sự bất công trong xã hội. Những truyện cổ tích Việt Nam
được xét vào thể loại hư cấu và khuyết danh, dù một vài câu chuyện có
thể là lời giải thích cho một số sự vật, hiện tượng trong đời sống nhưng
chúng không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm
trù văn hóa Việt Nam.

Bản chất truyện là thể loại tự sự mang tính giáo dục con người dưới hình
thức lý thú và nhiều khi ngụ ý một cách bóng bẩy. Ngoài ra, truyện cổ
tích còn là tiếng nói, tiếng lòng của nhân dân bấy giờ về thực tại. Bởi lẽ
thế, việc sáng tạo ra các nhân vật đòi hỏi các tác giả dân gian tạo ra
những hình mẫu thiết thực, mang tính cộng đồng và thường đóng một vai
trò then chốt hoặc là nhân vật xúc tác hiệu quả cho một mục đích, thông
điệp nào đó mà câu chuyện muốn gửi gắm.

1.2 Nguồn gốc ra đời truyện cổ tích Việt Nam

Trong lịch sử văn học Việt Nam, ở vào thời phong kiến thì văn học chữ
Hán đã phát triển khá mạnh, chiếm một vị trí lớn và đã được coi là văn
học chính thống; nhưng ngược lại, có một dòng văn học khác ra đời rất
sớm, tồn tại song song với văn học bác học nói trên chủ yếu bằng hình
thức truyền miệng, bao gồm những sáng tác của quần chúng nhân dân,
xưa kia gọi là văn học bình dân, gần đây gọi là văn học dân gian.

Văn học dân gian Việt Nam phát triển, có được sức sống hết sức dồi dào
là do nó đã tái sinh thêm một lần nữa hiện thực khách quan muôn màu
muôn vẻ của cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân lao động.
Chính nhân dân là những người đã dựng nên quê hương và đất nước.
Làng nước là hình ảnh cụ thể của quê hương và Tổ quốc. Mỗi làng của
ta thời xưa là một nước Việt Nam thu nhỏ lại, vì nó là một đơn vị hoàn
chỉnh về kinh tế, chính trị và văn hóa.
2
Văn học dân gian Việt Nam phát triển, có được sức sống hết sức dồi dào
là do nó đã tái sinh thêm một lần nữa hiện thực khách quan muôn màu
muôn vẻ của cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân lao động.
Chính nhân dân là những người đã dựng nên quê hương và đất nước.
Làng nước là hình ảnh cụ thể của quê hương và Tổ quốc. Mỗi làng của
ta thời xưa là một nước Việt Nam thu nhỏ lại, vì nó là một đơn vị hoàn
chỉnh về kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những sáng tác văn học dân gian của nhân dân phản ánh sinh hoạt và
lao động sản xuất của nhân dân, đồng thời cũng là sáng tác tập thể và
được truyền miệng. Những câu chuyện đã được truyền tai nhau từ làng
này sang làng khác, từ thế hệ này đến thế hệ sau, việc sửa chữa, thêm
bớt cũng ngày một hoàn chỉnh. Trong đó có truyện cổ tích- một thể loại
được ưa chuộng và được lưu truyền phổ biến đến ngày nay

Thể loại truyện cổ tích đã có từ rất lâu đời trong lịch sử nhân loại, những
dấu ấn nghi lễ của tín ngưỡng dân gian, sự xuất hiện của thế giới tâm
linh với nhiều điều kỳ lạ đã phần nào thể hiện nguồn gốc cổ xưa của
truyện cổ tích. Ở Việt Nam, truyện cổ tích được sản sinh trong một giai
đoạn lịch sử kéo dài; ở nước ta hơn hai nghìn năm dưới chế độ phong
kiến kể từ sau khi nước Âu Lạc bị xâm lược. Truyện cổ tích chủ được
yếu sản sinh trong thời kỳ phong kiến.

1.3 Nhân vật


 Nhân vật văn học

Nhân vật là thuật ngữ thường xuất hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật
từ tuồng, chèo, phim điện ảnh,…Thuật ngữ này cũng rất thông dụng và
tiêu biểu trong nền văn học. Nhân vật văn học là khái niệm chỉ hình

3
tượng cá thể người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận
thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương diện riêng.

Đối với thể loại cổ tích, nhân vật không chỉ có riêng “cá thể người”
nhưng nhìn chung, tiêu biểu và điển hình nhất vẫn là đối tượng được
khắc họa nhiều nhất. Các kiểu người được hình tượng hóa dưới những
nhân vật điển hình .Và chính tác giả dân gian sẽ là điểm giao gắn kết giữa
những tình tiết đời sống và nhân vật để thiết lập nên một câu chuyện
hoàn chỉnh.

 Vai trò của nhân vật văn học

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm của người sáng tác về cuộc đời. Khi xây
dựng nhân vật, người sáng tác có mục đích gán liền nó với những vấn đề
mà người đó muốn đề cập đến trong tác phẩm. Có thể chia nhân vật với
những vai trò như sau:

a) Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực.
Vai trò của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con
người. Tính chất này của nhân vật thường biểu hiện qua hành vi,
thái độ cư xử của nhân vật.
b) Nhân vật là phương tiện khái quát tinh cách, số phận con người và
các quan niệm về chúng. Ở đây, đối với thể loại cổ tích tuyến nhân
vật và hình tượng đại diện được phân tách rất rạch ròi: Chính diện
và phản diện. Phía chính diện sẽ đại diện cho hầu hết các phẩm
hạnh đáng ca ngợi, ngược lại, phản diện sẽ là sự kết hợp của các
tính cách, hành vi hèn mọn, xấu xa để hoàn thành lý tưởng sáng tác
của cổ tích “Ở hiền gặp lành”- “Ác giả ác báo”.
4
c) Nhân vật còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà
văn. Nó thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà
văn về con người. Có thể thấy, ở hai bản Tấm Cám và Cô Bé Lọ
Lem đều có nhân vật nữ chính tương đồng nhau ở tính cách và số
phận. Nhưng ở mỗi tác phẩm, do chủ thể sáng tác là cộng đồng
nhân dân hai thế giới khác nhau. Nên Tấm và Cô bé Lọ Lem có
những đặc điểm ngoại hình rất riêng biệt, thể hiện đậm nét văn
phương Đông và phương Tây.
 Phân loại nhân vật văn học (theo đặc trưng của thể loại tác phẩm
văn học)

Nhâ n vậ t trong tác phẩm tự sự


Đượ c miêu tả trong mố i quan hệ xã hộ i đa dạ ng và phứ c tạ p
tạ o nên mộ t hệ thố ng cố t truyện đa dạ ng vớ i nhiều tình tiết
đan xen, mó c nố i vớ i nhau
Chú trọ ng mô tả cá c chi tiết về ngoạ i hình, hà nh độ ng, lờ i
nó i, cử chỉ,...

Nhâ n vậ t trong tác phẩm trữ tình


Chủ thể tá c giả hoặ c sự hó a thâ n củ a tá c giả và o nhâ n vậ t để
trự c tiếp thể hiện nhữ ng rung độ ng, cả m xú c, cả m giá c.
Chú trọ ng đà o sâ u và o thế giớ i nộ i tâ m vớ i nhữ ng tâ m
trạ ng, tâ m tư, nỗ i niềm, tình cả m và cả m giá c.

Nhân vật trong tác phẩm dân gian vô cùng đa dạng và phong phú. Đối
với cổ tích –một thể loại tự sự dân gian, hệ thống nhân vật đa số là nhân vật
trong tác phẩm tự sự. Tức là một nhân vật chức năng, thường xuất hiện trong
một quan hệ tương quan nhiều khía cạnh, con người trong xã hội. Nhân vật
của cổ tích cũng được miêu tả cụ thể cả trong lẫn ngoài, ngoại hình và nhân

5
cách khá rõ ràng và trực quan. Ngoài ra, những nhân vật này mang tư cách
đại diện. Không chỉ đứng riêng lẻ hoạt động cho vai trò nhân vật mà đó còn
là sự minh họa cho một tajaptheer, cho một tư tưởng của người sáng tạo nên
nhân vật.

Mảng truyện cổ dân gian có hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng và đặc
sắc. Đến với truyện cổ tích thế giới nhân vật có những đặc sắc riêng. Nhân
vật thường theo một motip thường thấy, có hai tuyến thiện- ác rõ rệt. Thêm
vào đó là một số nhân vật thần kỳ có chức năng trợ giúp và tô điểm thêm
phần hấp dẫn cho tình tiết truyện, thúc đẩy cao trào. Nhân vật được khắc họa
dưới quan niệm của nhân dân đương thời song song với đó cũng bộc lộ
những khát khao, hi vọng, quan niệm và thái độ của nhân dân đối với đời
sống hay sự việc trong đời sống.

Từ lâu, nhân vật phụ nữ nổi bật trong văn học dân gian nói chung và
thơ ca dân gian nói riêng. Vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ bộc lộ qua
từng giai thoại về những thể loại khác nhau. Bài báo cáo này sẽ nêu bật một
số hình tượng nhân vật nữ với số lượng tương đối các tác phẩm cổ tích Việt
Nam .

2. Phụ nữ đẹp khi gắn với hôn nhân- gia đình

Căn cứ theo nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích Việt Nam đã đề cập,
có thể thấy, thời đại Phong Kiến là thời đại quyết định quan niệm sáng
của nhân dân lao động lúc bấy giờ. Từ đó, có thể phát hiện ra một số
nét đẹp tiêu biểu về nhân vật nữ trong truyện cổ tích Việt Nam trong
mối quan hệ hôn nhân, gia đình.

6
2.1. Tính tình nhẫn nại, kiên trì

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, mặc dù bị đánh giá thấp song phụ
nữ luôn đảm nhận một vai trò đặc biệt trong gia đình. Ở đó, họ đảm
đương tốt nhiệm vụ của của một người con, một người mẹ và đặc biệt
là một người vợ. Họ phải có những biểu hiện của sự kín đáo, e lệ và
nhún nhường có thể thể hiện rõ qua tính nhẫn nại và kiên trì của một
nhóm nhân vật nữ. Nhóm này tạm gọi là nhóm “Nhẫn Nại”.

Số phận của họ là lấy phải những anh chồng ngu ngốc, bạc nhược,
những kẻ "phá gia chi tử" nhiều lúc phũ phàng với vợ... nhưng họ vẫn
không đành tâm dứt bỏ, trái lại, cắn răng chịu đựng, thủy chung với
người mình đã gá nghĩa trăm năm. Chẳng hạn các nhân vật trong Gái
ngoan dại chồng , Người lấy ếch ...

Ở đây, có thể hiểu, đề cao sự kiên trì chịu đựng, dân gian đồng thời
cũng gửi gắm vào họ triết lý sống "thừa trừ" và "tương đối": sự xứng
đôi vừa lứa về sắc về tài trong xã hội, xưa nay vẫn là chuyện vô cùng.
Chỉ có thể bằng lòng với cái mình có chứ không bao giờ có cái vẹn
toàn. Đức kiên trì nhẫn nại ở đây không có nghĩa là thụ động, cứng
nhắc. Những người phụ nữ trong truyện giữ thủy chung với chồng
nhưng bằng trí thông minh, lòng nhẫn nại, và thiên bẩm của người
phụ nữ, đã tìm được cách dạy khôn cho chồng, làm cho chồng sáng
mắt, đổi tính, trở lại đằm thắm với vợ (Gái ngoan dạy chồng), hoặc
trở nên sáng láng, gây dựng được cơ nghiệp và hạnh phúc gia đình
(Đồng tiền Vạn Lịch).

7
Nhóm này còn có một kiểu nhân vật nữ chịu sự ly tán của gia đình.
Đó có thể là sự chờ đợi mải miết của một người vợ một lòng hướng về
người chồng đã đi về phương xa như người vợ trong Hòn vọng phu
hay Con mụ Lường,.. Hay có thể là nỗi mong ngóng con trở về chốn
cũ đầy cảm động qua Sự tích cây vú sữa...

Thời gian vốn là dòng chảy không điểm dừng, biến động không
ngừng. Nó có thể nhẫn tâm vứt bỏ quá khứ và chẳng thể giữ gìn hiện
tại. Nhưng con người có thể bất chấp lưu giữ tấm lòng của mình vượt
qua cả thời gian ấy. Có thể thấy, sự chờ đợi luôn bao hàm cả niềm tin,
hi vọng to lớn. Những nhân vật nữ được xây dựng với sự chờ đợi vĩ
đại ấy đã làm nên một dấu ấn đặc sắc về vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ Việt Nam xưa. Sự chờ đợi có thể không có kết quả nhưng Hòn
vọng phụ sáng tỏ được tấm lòng son sắt của người vợ. Sự chờ đợi đến
mỏi mòn của người mẹ trong Sự tích cây vũ sữa đã đánh một hồi
chuông lớn thức tỉnh về giá trị của mẹ, lòng hiếu thảo của con; làm
nên một tác phẩm với bài học nhân văn sâu sắc.

2.2. Tấm lòng thủy chung

Truyện cổ tích xuất phát từ tập thể sáng tác, khúc xạ mong muốn, ước
vọng và tư tưởng của nhân dân. Căn cứ từ đó, có thể nhận thức được
thế giới quan của nhân dân người Việt Xưa rất đề cao về đức tính thủy
chung, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Nguyên nhân sâu xa có thể lý giải bằng một câu nói: “Lòng chung
thủy tưởng chừng mong manh, mơ hồ nhưng một khi ai đó thủy chung
với ai đó thì không có gì có thể làm lung lay. Người thủy chung còn là
người sống biết trước, biết sau, trọng tình nghĩa. Chính vì thế mà
những người thủy chung, son sắt luôn được ca ngợi, kính trọng.”
8
Một số truyện cổ tích Việt Nam về tấm lòng thủy chung của nhân vật
nữ:

- Sự tích trầu cau


- Người vợ hiền lành
- Sự tích hoa cỏ may
- Trinh phụ hai chồng
- Hòn vọng phu

Ngoài ra còn số lượng lớn truyện cho thấy được nét chân thành này
của người phụ nữ Việt xưa. Tuy nhiên, do chi tiết bộc lộ tấm lòng
chung thủy chỉ là tình tiết phụ, một nét tính cách ngoài của câu
chuyện nên không được liệt trên danh sách. Nhưng nhìn chung, truyện
cổ tích Việt Nam ảnh hưởng bởi tính thời đại (Phong Kiến thấm
nhuần tư tưởng Nho Giáo) các nhân vật nữ thường chỉ có một tấm
chồng duy nhất, tận tâm, hết lòng hết dạ chăm sóc, hậu đỡ chồng.

Hình ảnh biểu tượng trong tác phẩm Hòn Vọng Phu

(nguồn: https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Ftaodan.com.vn%2Fbieu-tuong-hon-vong-phu-trong-
van-hoc-viet-nam-va-han )

9
2.3. Tần tảo, chăm chỉ
Một minh chứng làm sáng tỏ về quan niệm của một nhân vật trong cổ
tích có đức chăm chỉ, cần cù là yếu tố cần để có thể có được hạnh
phúc đó là các câu chuyện có motif những người đã lấy sức mình lao
động chăm chỉ, cật lực để kiếm sống, mưu sinh qua ngày thì đến cuối
cùng lại biến thân thành một phiên bản lột xác hơn, đủ đầy hơn về vật
chất và trọn vẹn hơn về tinh thần. (Sọ dừa, Tấm cám, Tấc đất tấc
vàng,cây tre trăm đốt...) Tuy nhiên, đây thường chỉ là yếu tố nền
trong một câu chuyện nên việc tìm ra những tác phẩm trọng tâm về sự
cần cù, tần tảo của các nhân vật trong truyện cổ tích Việt nói chung,
nhân vật nữ trong truyện cổ tích Việt nói riêng khá hạn chế.

Nhưng nhìn chung, hầu hết những câu chuyện cổ tích Việt Nam đều
thể hiện tinh thần hăng say lao động, tình yêu lao động của con người.
Đối với hình tượng nhân vật nữ, một nàng dâu thảo tất yếu phải
“công” trong “công dung ngôn hạnh”, khéo léo, đảm đang biết bếp
núc, dọn dẹp,..có thể là sành sỏi một số việc đồng áng.

Vì nguyên nhân hạn chế về tác phẩm chủ đạo nói về vấn đề trên sau
đây sẽ là một số phân tích về chi tiết trong truyện đề cập về đức tần
tảo, siêng năng của phụ nữ cổ tích:
- Trong truyện Nàng vỏ trứng, thương hai anh em mồ côi thật thà,
chất phác lại chịu khó vua Thủy Tề cho một nàng vợ xuống đỡ đần
hai anh em. Từ đó, cô trở thành hậu phương vững chắc cho hai anh
em nghèo “Cả và Hai gánh ngô, lúa về chất kín cả nhà. Một bận đi
nương về, hai chàng đã thấy ngô lúa được xếp vào gác cẩn thận.
Lại có hô, họ thấy có nhiều đon lúa được vò sẵn thành bột, có cả
10
gạo giã đầy cót, đầy nong. Lạ hơn nữa là buổi nào về nhà cũng
thấy cơm canh dọn sẵn.’, “Từ hôm có nàng Vỏ Trứng ở trong nhà,
hai chàng làm ăn mỗi ngày mỗi khấm khá”.
- Trong sự tích Cây đùi cô, nhân vật nữ chính là Chăn là một cô
nàng không những xinh đẹp mà còn giỏi giang. Đặc biệt có tài
nghệ trong việc bếp núc.Vì thế, cô đã được vua yêu chiều và phong
làm hoàng hậu. Có thế thấy, ngoài yếu tố ngoại hình,một người
con gái được coi trọng trong bối cảnh truyện là một người vợ chăm
chỉ và giỏi giang. Biểu hiện rõ nét nhất qua việc nàng Chăn nấu ăn
hằng ngày cho Vua.
- Nàng Tấm trong Tấm Cám (1) đã được miêu tả là một cô gái vô
cùng tháo vát, sành sỏi việc nhà “Hằng ngày Tấm phải làm lụng
vất vả, hết chăn trâu, gánh nước đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại
còn xay lúa giã gạo mà không hết việc”. Bỏ qua việc chi tiết này
nhằm phác họa gia cảnh đáng thương của Tấm. Thì có thể đi tới lý
giải rằng đến cuối cùng Tấm hạnh phúc, vui vẻ bởi một phần nàng
đã khổ cực, chăm chỉ như thế nào.

Như vậy từ ba phương diện tính cách về nhân vật nữ qua một số
truyện cổ tích được đề cập ở trên, có thể đi đến kết luận: Hình tượng
nhân vật nữ trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình là một người hội tủ
gần như trọn vẹn các phẩm chất tốt đẹp để xây dựng nên một “tế bào
xã hội”. Họ là những con người với tâm lòng bao dung, yêu thương vô
điều kiện đối với người thân. Đồng thời cũng có trái tim thủy chung
tình nghĩa. Và cũng không kém phần chăm chỉ, cần mẫn trong công
cuộc đi tìm hạnh phúc của mình.

11
3. Phụ nữ đẹp khi gắn với cộng đồng xã hội

3.1. Sự lột xác từ tư tưởng đến hành động

Có một nhóm nhân vật là một dạng nhân vật nữ đặc biệt, được truyện
cổ tích chú ý khai thác, mà ta có thể tạm gọi là nhóm nhân vật nữ "thức
tỉnh". Họ là những con người bình thường, hết lòng tin vào trật tự, công lý,
tín ngưỡng, tập tục, do xã hội an bài. Nhưng một biến cố nào đây đã làm sụp
đổ tất cả. Họ chợt bừng tỉnh trước thực tế quá tàn nhẫn. Và để phản ứng lại,
họ đã hành động một cách dữ dội, quyết liệt, qua đó nhân cách và bản lĩnh
được soi rõ. Cái đôn hậu hàng ngày bỗng biến thành cái cứng rắn.

Nhân vật Thanh Đề trong Sự tích cái chân sau con chó đã dùng đến
ngón đòn trả đũa cay nghiệt là làm bánh nhân thịt chó để lật tẩy thói hám lợi
của những kẻ nấp bóng nhà chùa. Còn người vợ anh thợ sơn tràng lấy nhầm
phải tên phản bạn trong truyện Con cóc liếm nước mưa thì còn ghê gớm
hơn: nàng đã phục rượu cho người chồng mới rồi trói hắn lại, mổ lấy quả tim
để cúng vong hồn chồng cũ. Họ đều là những đối tượng thẩm mỹ có tính đa
nghĩa: tàn nhẫn mà chính trực, thấp hèn mà vô cùng cao cả. Nhân vật Tấm
trong Tấm Cám cũng là một trong những nhân vật điển hình cho kiểu nhân
vật này. Ban đầu là một cô nàng yếu ớt, không thể tự thân đứng dậy đấu
tranh với sự tàn ác của mẹ kế và con của bà ta, năm lần bảy lượt bị ức hiếp
và cần đến sự trợ giúp của các lực lượng thần kỳ. Nhưng tác giả dân gian
Việt Nam đã thúc đẩy tiến trình ấy lên một tầng mới. Tấm lột xác trở thành
một người bản lĩnh hơn bao giờ hết, sẵn sàng lên tiếng, đấu tranh, giành lại
sự sống và hạnh phúc của mình. Và đến cuối cùng sau rất nhiều lần bị hại
đến mất đi tính mạng, nàng đã tự tay trừng trị người mưu hại mình (theo bản
Tấm Cám (1))

12
3.2. Sự mạnh mẽ dám đấu tranh cho khát vọng, ước mơ
Một kiểu nhân vật nữ khác được miêu tả trong truyện cổ tích đó là
"Nữ kiệt"(nữ quái) bao gồm những nhân vật nữ có tính khí ngỗ ngược,
không chịu khuôn mình vào thói thường. Nếu "nữ kiệt" hấp dẫn tác
giả dân gian ở tài trí, vũ dũng, thì "nữ quái" lại hấp dẫn ở phong cách
bướng bỉnh, ngang tàng. Họ luôn luôn có những hành vi bị tập tục coi
là "phạm thượng", như chống lại phụ quyền và nam quyền. Họ bị
người đời trách móc, đàm tiếu, đồn đại, nhưng chính sự đồn đại cũng
phản ánh một nghịch lý: ngay trong tâm lý sợ hãi người ta đã rất thích
thú trước một cái gì khác lạ, vượt lên trên tầm hiểu biết của mình.
- Trong truyện cổ tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung, nàng Tiên Dung
vốn xuất thân là một cô công chúa cành vàng lá ngọc của Vua
Hùng đời thứ ba. Nhưng nàng lại “tự nguyện không lấy chồng, chỉ
ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước.”
Đến khi lấy chồng thì lại lấy một chàng trai nghèo, mồ côi là Chử
Đồng Tử. Cự tuyệt lời cha, nàng vẫn tiếp tục chịu khổ chịu khó đi
theo mối lương duyên kì lạ của mình “Tiên Dung biết vua cha tức
giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi
chác với dân gian”.

Ở trên là một ví dụ khá điển hình cho truyện cổ dân gian có hình
tượng nhân vật nữ đột phá, táo bạo. Hay ở chỗ, nhân vật nữ lại đầy
phóng khoáng, rộng rãi bộc lộ mạnh mẽ cá tính của mình vượt qua cả
những khuôn phép bó buộc. Từ đó nhân vật là một hình tượng cho
một người phụ nữ dám đấu tranh, dám bứt phá, tự mình ruồng bỏ
xiềng xích xã hội. Truyện đề cao sự phản kháng của người phụ nữ đối

13
với trật tự xã hội. Từ đó nêu bật được khát khao, ước vọng của chủ thể
sáng tạo.

3.3. Sự tài trí, sắc sảo

Nhóm nhân vật "nữ trí " (mưu trí). Họ bị đặt vào những tình cảnh
nguy ngập, tuyệt vọng, có khi tan nát gia đình, có khi bị phụ bạc, bị
lừa đảo, có khi chồng con gặp nạn hiểm, có khi chính mình bị đe dọa
tính mạng, nhưng không ai chịu buông xuôi theo số phận. Bằng đức
tính bền bỉ hiếm có và sự khôn ngoan rất mực, họ đã xoay đổi lại tình
thế, giành được phần thắng cuối cùng về mình.

- Ví dụ người vợ chàng thương nhân trong Con mụ Lường , vợ chàng


Dê trong Lấy chồng dê , vợ anh lái buôn Tình trong Người đàn bà bị
vu oan , vợ cũ của chàng Vạn Lịch trong Đồng tiền Vạn Lịch, vợ
chàng ngốc trong Bợm già mắc bẫy... Những con người này tuy phải
trải qua lắm phen tranh chấp, lăn lộn với cái ác, cái xấu, phải tính toán
trăm mưu ngàn kế, nhưng vẫn không mất đi bản tính thủy chung,
trong sáng của người phụ nữ phương Đông. Nếu căn cứ vào các câu
chuyện cụ thể, có thể nhận xét thêm: nhóm nhân vật "nữ trí" đều có
liên quan ít hay nhiều đến tầng lớp thương nhân, buôn bán. Nhóm
nhân vật này còn có một đặc điểm khá hạn chế của lối khuôn mẫu của
tư tưởng Nho Giáo: Gía trị của người phụ nữ thường định đoạt, đánh
giá khi gán với một người chồng. Trong số những truyện đã được đề
cập ở trên, không khó để nhận ra rằng người phụ nữ tuy bộc lộ được
tài năng của mình nhưng đâu đó cũng phải qua một người đàn ông.
Thế giới xung quanh của một nhân vật nữ hầu hết bị bó buộc và áp đặt
trong mối quan hệ khá tách biệt với thế giới, thường quá mật thiết với
gia đình, đặc biệt là trong khuôn khổ vợ chồng.

14
Từ 3 phương diện được đề cập ở trên về vị thế của người phụ nữ Việ
Nam thông qua hình tượng các nhân vật cổ tích có thể quy về một số
đánh giá. Họ không chỉ là những nạn nhân yếu đuối của chế độ Phong
Kiến như chủ đề thể loại văn học dân gian khác hướng tới như Ca
dao,.. Bên cạnh vẻ đẹp về tính nữ, dịu dàng- đằm thắm- khéo léo,
trong cổ tích, nhân vật nữ còn là những nhân tài trí, sắc sảo và bản
lĩnh cố gắng tự xây dựng cuộc sống cá nhân của mình song cũng làm
đẹp cho đời sống xã hội.

4. Kết luận

Tóm lại, hình tượng người phụ nữ trong quan niệm của người Việt
xưa tương đối đa dạng và thuần nét văn hóa phẩm cách người Việt
qua một số truyện cổ tích Việt Nam. Có thể thấy, các nhân vật nữ là
sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa hai mối tương quan gia đình và xã hội.
Tư tưởng và quan niệm của nhân vật nữ thiên hướng nghiêng về tư
tưởng Nho Giáo nhiều. Trở lại nét văn hóa phẩm cách người Việt tức
ở nhân vật nữ hội tụ hầu như đủ các yếu tố cần- kiệm- liêm-
chính,..Từ đó có thể đưa đến kết luận, tác giả dân gian, tức nông dân
lao động Việt Nam ngày xưa luôn hướng về những chân lý nhân cách
đẹp, phụ nữ- một bộ phận người quan trọng trong xã hội, cũng là một
trong những đối tượng được nhân dân hình tượng hóa để gửi gắm biết
bao ước mơ, khát vọng về tình yêu, tình thân, lễ công bằng xã hội. Xã
hội Việt Nam bấy giờ có thể vẫn bị kìm hãm bởi tư tưởng “trọng nam
khinh nữ”, nhưng nhìn chung người phụ nữ vẫn có chỗ đứng của
mình. Được nhân dân ghi nhận và tô điểm qua những tác phẩm cổ tích
dân gian sâu sắc lưu truyền ngàn đời.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_c%E1%BB
%95_t%C3%ADch
2. https://www.sachhayonline.com/tua-sach/kho-tang-truyen-co-
tich-viet-nam/thu-tim-nguon-goc-truyen-co-tich-viet-nam/1888
3. https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/nhung-cau-chuyen-
co-tich-hay-nhat-ve-me-ca-ngoi-tinh-mau-tu-thieng-lieng-
c429a493233.html
4. Anh Thiên (2014), Sự tích chú Cuội, NXB Văn hóa- Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đổng Chi (2015), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
tập 2, NXB Trẻ.
6. Nguyễn Đổng Chi (2015), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
tập 3, NXB Trẻ.

16
17

You might also like