Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

SỰ TRAO ĐỔI MUỐI NƯỚC

Hà Nội, tháng 4 năm 2024


1
Đối tượng: sinh viên năm 2, chuyên nghành KTYH
Học phần: Hóa sinh 2
Thời gian: 150 phút
Địa điểm: giảng đường trường Đại học Phenikaa
Giảng viên: ThS.BSCKII. Vũ Thị Hương

2
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được vai trò, sự phân bố nước và các
chất vô cơ trong cơ thể.
2. Trình bày các yếu tố quyết định đến sự vận
chuyển và phân bố nước trong cơ thể.
3. Trình bày được sự điều hòa trao đổi muối nước.
4. Các xét nghiệm đánh giá sự rối loạn nước - giải
trong cơ thể.

3
1. NƯỚC
 Trong cơ thể, nước tồn tại ở 2 dạng:
- Nước tự do: hòa tan nhiều chất vô cơ và hữu cơ, nước
tự do tham gia vào nhiều p/ứ trong quá trình chuyển hóa các
chất trong cơ thể sống. Nước tự do thay đổi theo chế độ ăn
uống. Loại nước này, đông lạnh ở 00C và sôi ở 1000C.
- Nước kết hợp: là nước tham gia vào cấu tạo tế bào. Có 2
dạng:
* Nước hydrat hóa: tạo lớp vỏ hydrat bao quanh các p/tử
tạo nên các hạt micell
* Nước bị cầm: nằm trong khoảng giữa các p/tử và các
hạt nhỏ tạo nên mạng lưới của gel và làm cho gel có trạng thái
nửa rắn, từ đó giữ cho cơ thể sinh vật có cấu trúc ổn định.
Trong cơ thể, nước bị cầm chiếm lượng nhiều hơn nước hydrat
hóa. Nước kết hợp không đóng băng ở 00C mà ở nhiệt độ thấp
hơn 4
Hàm lượng nước: Lượng nước chiếm khoảng 40-
75% trọng lượng của cơ thể, sự dao động này phụ
thuộc vào: tuổi, giới, tình trạng cơ thể... Tỉ lệ nước
giảm dần khi tuổi tăng lên và tuổi càng nhỏ lượng
nước càng cao. Trong các mô, lượng nước phân bố
cũng khác nhau:
Cơ quan Hàm lượng Dịch sinh học Hàm lượng
nước (%) nước (%)
Gan 70 Máu 80-83

Thận 82,7 Nước tiểu 95

Phổi 79 Mồ hôi 99,5

Xương 16-46 Sữa 89

Cơ 70 Nước bọt 99,4


5
Sự phân bố nước:
Trong cơ thể, nước được phân bố thành 2 khu vực
chính: Trong tế bào (chiếm khoảng 55% tổng lượng
nước toàn phần), ngoài tế bào (chiếm khoảng 45%)
Khu vực Tỉ lệ %

Nước trong tế bào 55%


Nước ngoài tế bào: 45%
- Nước trong huyết tương 7,5
- Dịch gian bào 20
- Dịch sinh học: dịch tuy, 2
mật, ruột, nước bọt, dịch não
tủy…
- Xương sụn 8
- mô liên kết 7,5 6
Nhu cầu nước và sự thăng bằng xuất- nhập nước
(bilan nước):
- Nhu cầu nước thay đổi theo lứa tuổi, theo điều
kiện thời tiết, môi trường làm việc.
- Bình thường, lượng nước nhập và xuất cân
bằng nhau (bilan nước = 0). Hàng ngày, nước nhập
khoảng 2500mL (bao gồm: nước uống, qua t/ă, từ
ch/hóa) và nước xuất cũng khoảng 2500mL (gồm:
nước tiểu, mồ hôi, hơi thở, phân)
Cơ thể có khả năng duy trì thăng bằng xuất-nhập
nước nhưng ở mức độ nhất định. Sự RL xuất và nhập
nước thường gặp trong: bệnh nội tiết, thận, suy tim…
7
Vai trò của nước:
- Tham gia cấu tạo cơ thể: nước hydrat hóa và
nước bị cầm
- Tham gia các p/ứ ch/h trong cơ thể
- v/chuyển các chất dinh dưỡng đến các tổ chức
và v/c các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết để thải ra
ngoài.
- Tham gia điều hòa thân nhiệt.
- Bảo vệ cơ thể thông qua: dịch não tủy, dịch
khớp, dịch các màng.
- Tạo áp suất của các dịch trong cơ thể
8
2. CÁC CHẤT VÔ CƠ
 Các chất vô cơ được hấp thu ở ruột non vào máu,
sau đó chúng được đưa đến các mô theo ch/năng
sinh lý. Muối được bài xuất qua phân, mồ hôi, nước
tiểu
Nhu cầu về các chất vô cơ của cơ thể phụ thuộc
vào: tuổi, trạng thái s/lý (TE gđ phát triển, có thai,
cho con bú…)
Chất vô cơ Nhu cầu/ngày Chất vô cơ Nhu cầu/ngày

Natri 6g Phosphat 1,5g

Kali 4g Mg 0,3g

Canxi 0,8g Fe 0,02g

Clo 4g 9
2.1. Hàm lượng và sự phân bố các chất vô cơ trong
cơ thể:
Chất vô cơ chiếm từ 4-5% trọng lượng của cơ thể và
phân bố không đều ở các mô, sự phân bố khác nhau
là do nhu cầu và ch/năng của các mô.
Muối vô cơ có mặt ở tất cả các tb và các mô, khác
nhau chủ yếu ở hàm lượng:
Cơ quan Chất vô cơ Cơ quan Chất vô cơ
chiếm tỉ lệ cao chiếm tỉ lệ cao
Xương Ca, Mg, P Tuyến giáp Iod

Dịch ngoài tế Na, Clo Tụy HCO3-


bào
Dịch trong tế K, Phosphat, Dạ dày HCL
10
bào Mg
Một số chất vô cơ tồn tại trong cơ thể với s/lượng
lớn như: Na, k, Clo, Mg, P, Ca. Một số lại tồn tại với
s/lượng ít hơn như: Cu, Zn, Mn, Iod, sắt… những
ng/tố này gọi là ng/tố vi lượng. Một số chất v/cơ có
số lượng rất ít như: Cr, Silic… những ng/tố này là
ng/tố siêu vi lượng

11
2.2. Vai trò của chất vô cơ trong cơ thể:
 Tham gia cấu tạo nên tb và mô: Ca, P tham gia cấu tạo
nên t/chức xương, răng…; làm ổn định hình thái và
c/năng của tb
 Tham gia tạo áp lực thẩm thấu (ALTT): phần lớn các
chất vô cơ hòa tan trong các dịch tạo ra ALTT, áp lực
này quyết định sự phân bố nước ở các khu vực của cơ
thể.
 Tham gia cấu tạo hệ thống đệm: hệ đệm HCO3- , hệ
đệm phosphat.
 Một số chất vô cơ có vai trò trong h/động của enzym
như: clo hoạt hóa Amylase; Na, K hoạt hóa ATPase; kim
loại nặng ức chế đa số các E; một số tham gia cấu trúc
của E, CoE, hormon, tham gia q/tr đông máu… 12
2.3. Một số chất vô cơ trong cơ thể:
 Natri:
- Là cation chính của dịch ngoài tb
- Đóng vai trò chính trong việc tạo nên ALTT máu
- Natri máu bị kiểm soát bởi aldosteron và ANP (Atrial
natriUretic peptid- yếu tố bài niệu tâm nhĩ): Aldosteron làm
tăng tái hấp thu Na; ANP tăng đào thải Na
 Kali:
- là Cation chính trong tb (98% kali nằm ở nội bào).
- Kali có vai trò điều hòa nồng độ H+, thận đóng vai
trò cân bằng kali máu.
- K máu bị kiểm soát bởi aldosteron (do thượng thận
tiết ra).
13
 Clo:
- Là anion chính ở dịch ngoại bào.
- Chức năng chính: duy trì ALTT, cân bằng thể dịch
và trung hòa điện.
- Clo thường thay đổi tỉ lệ thuận với natri
- Sự điều hòa nồng độ clo liên quan đến sự tái
hấp thu Natri ở ống lượn gần và quai Helle.
 Bicarbonat:
- Là anion nhiều thứ 2 ở dịch ngoại bào, sau clo.
- Là thành phần của hệ đệm bicarbonat, hệ đệm
chính của huyết tương.
- HCO3- được đào thải chủ yếu bởi thận qua việc
tăng hoặc giảm tái hấp thu của ống thận.
14
Canxi:
- Hơn 99% canxi của toàn cơ thể tập trung ở
xương, phần còn lại tập trung ở máu và dịch ngoài tb.
- Canxi trong máu tồn tại dưới 2 dạng: dạng tự
do (chiếm khoảng 45% và có hoạt tính sinh học), dạng
kết hợp (chiếm khoảng 55%, chủ yếu kết hợp với
albumin; kết hợp ít hơn với bicarbonat, lactat, citrat,
phosphat).
- Hormon tham gia điều hòa canxi máu là PTH
(tuyến cận giáp) và calcitonin (tuyến giáp)
Phosphat:
- có trong thành phần của: a.nucleic, CoE, hợp
chất giàu năng lượng như ATP/GTP…
15
- Tập trung chủ yếu trong xương (80%)
3. SỰ TRAO ĐỔI MUỐI NƯỚC
3.1. Các yếu tố quyết định sự v/chuyển và phân bố
nước trong cơ thể:
 Áp lực thẩm thấu (ALTT): được tạo nên do các
chất hòa tan trong các dịch. ALTT có xu hướng giữ
và kéo nước vào lòng mạch
Các chất hòa tan chia làm 3 loại:
1. Các chất điện giải: có vai trò
q/định so với các ion khác.
2. Các hợp chất hữu cơ có TLPT
nhỏ: Đường, ure, acid amin…
3. Các hợp chất hữu cơ có TLPT
lớn: vd như các protein. ALTT
tạo nên bởi các protein được
gọi là áp lực keo. 16
 Áp lực thủy tĩnh :
- Được tạo ra do sức ép của nước vào màng tb hay do
áp lực của dòng máu vào thành mạch.
- Áp lực này có xu hướng đẩy nước ra khỏi nơi nó
chiếm giữ.
 Cân bằng Donnan và áp lực keo:
 2 Phía của màng bán thấm có n/độ các
chất điện giải khác nhau. Nước và các
chất ĐG khuyếch tán qua màng dễ
dàng cho đến khi đạt được trạng thái
cân bằng ở 2 phía của màng, trạng thái
này là trạng thái cân bằng Donnan.
 Các protein không qua được màng bán
thấm. Ở tr/thái cân bằng Donnan, khu
vực nào có n/độ Pro cao hơn thì có
ALTT cao hơn. Sự chênh lệch ALTT do
17
ion keo P tạo ra gọi là áp lực keo.
3.2. Sự trao đổi muối nước và các chất giữa các khu vực:
 Sự trao đổi nước và các chất giữa huyết tương và
dịch gian bào:
- Ngăn cách giữa 2 khu vực này là thành mạch.
- 2 khu vực này khác nhau về áp lực thẩm thấu: lòng
mạch 25mmHg, gian bào 10mmHg do ít Protein hơn.
- Q/trình này phụ thuộc vào: A/lực thẩm thấu, áp lực
thủy tĩnh và HA lòng mạch, theo sơ đồ sau:

18
 Sự trao đổi nước và các chất giữa trong và ngoài tb:
- Ngăn cách giữa 2 khu vực là màng tb.
- Có những chất được đi qua màng tb tự do (nước),
có những chất đi qua một cách chọn lọc và theo cơ
chế v/c tích cực để duy trì chênh lệch n/độ giữa 2
khu vực (vd: Na và K v/c qua màng nhờ bơm Na,K-
ATPase). Sự v/c Na, K qua màng là q/trình v/c tích
cực ngược n/độ.

19
4. ĐIỀU HÒA TRAO ĐỔI MUỐI NƯỚC
 Cơ chế thần kinh:
- Vùng dưới đồi nhạy cảm với sự thay đổi áp lực
thẩm thấu và chúng điều chỉnh ALTT thông qua
vai trò của ADH.
- Vai trò của ADH: tăng tái hấp thu nước ở thận.
- Khi ALTT huyết tương tăng 1-2% thì đã tăng bài
tiết ADH trong tuần hoàn lên khoảng 4 lần, ngược
lại khi ALTT giảm thì ADH sẽ ngừng bài tiết.

20
4. ĐIỀU HÒA TRAO ĐỔI MUỐI NƯỚC
Cơ chế nội tiết: chịu sự chi phối của nhiều HM
- ADH: là HM của vùng dưới đồi t/h và dự
trữ ở thùy sau t/yên. ADH có t/d: tăng tái hấp thu
nước ở ống thận để cô đặc nước tiểu. Thiếu
ADH gây bệnh đái nhạt.
- Aldosteron: Là HM vỏ thượng thận, có t/d
tăng tái hấp thu natri ở ống thận.
- ANP (Atrial natriuretic protein): được t/h ở
tâm nhĩ, có t/d: giảm tái hấp natri ở ống thận.
Cơ quan tham gia: tiêu hóa, thận, da, phổi.
21
Hệ thống Renin- angiotensin- Aldosteron
22
5. CÁC XN ĐÁNH GIÁ RL NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI
• RL nước và ĐG trong cơ thể rất hay gặp, ở nhiều mức
độ khác nhau và n/nhân cũng khác nhau. Vì vậy, để
điều trị kịp thời và hiệu quả cần x/định rõ n/nhân và
mức độ RL.
• RL hay gặp: thừa nước hoặc thiếu nước, tăng hoặc
giảm các chất ĐG.
• Đánh giá RL nước và ĐG cần xác định các thông số sau:
- Áp lực thẩm thấu huyết tương: là sự đo lường số
lượng các chất hòa tan trong dung dịch, t/phần chính của
ALTT là Natri và Clo. bt 275-295 mOsmol/kg.
Công thức tính ALTT = 2[Na+] + [glucose] + [Ure]
Khoảng trống ALTT= ALTT đo được - ALTT tính toán.
Bt khoảng trống ALTT <10mOsmol/kg, khi khoảng này >30
có Tiên lượng nặng
23
- Thể tích nước tiểu: SL giảm và đậm màu trong
mất nước
- Định lượng các chất ĐG: các chất Na+, K+, Cl- sẽ
tăng hoặc giảm trong thừa hoặc thiếu các chất ĐG.
Trị số bt: Na+: 135-145mmol/L
K+ : 3,5 -5,0 mmol/L
Cl- : 90 – 110 mmol/L
Ngoài các xn, để đánh giá RL nước và điện giải cần
dựa vào các tr/c LS: HA, tình trạng da, mất nước nhiều
có thể gây mắt trũng, tinh thần mệt mỏi dễ kích thích,
ứ nước nhiều gây phù…
24
Tài liệu học tập
1. GS.TS.BS. Tạ Thành Văn (2020). Hóa sinh (sách
đào tạo bác sĩ đa khoa). Nhà xuất bản y học.
1.PGS.TS. Nguyễn Nghiêm Luật (2012). Hóa sinh
(sách đạo tào bác sĩ đa khoa).Nhà xuất bản y học.
2. PGS.TS.BS. Lê Xuân Trường (2015). Hóa sinh lâm
sàng. Nhà xuất bản y học.
3. GS.TS.BS. Tạ Thành Văn (2022). Hóa sinh lâm
sàng (sách đào tạo đại học y). Nhà xuất bản y học.

25

You might also like