Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

HÓA SINH LÂM SÀNG GAN MẬT

Hà Nội, tháng 4 năm 2024


1/36
 Đối tượng: SV năm 2, khoa KTYH
 Thời gian: 150 phút
 Học phần: Hóa sinh 2
 Địa điểm: Giảng đường trường Đại học Phenikaa
 Giảng viên: ThS.BSCKII. Vũ Thị Hương

2/36
Mục tiêu học tập:
1. Phân tích được đặc điểm chuyển hóa Glucid, lipid và
protein của gan.
2. Trình bày được thành phần hóa học chính và vai trò
của mật
3. Trình bày tóm tắt các cơ chế khử độc của gan
4. Trình bày một số xét nghiệm hóa sinh về bệnh lý ở
gan

3/36
Đại cương
- Gan người trưởng thành nặng khoảng 2kg, gồm 2 thùy,
nằm ở mạn sườn phải của ổ bụng.
- Là cơ quan q/trọng trong chuyển hóa các chất, quá trình
này xảy ra trong các tế bào gan. Gan là cửa ngõ của các chất
đi vào cơ thể qua bộ máy tiêu hóa nên dễ nhiễm bị bệnh.
- Đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng nên gan quyết
định mọi hoạt động sống của cơ thể.

4/36
A- Thành phần hóa học của gan

5/36
Nước chiếm 70-75%, chất khô chiếm 25-30% trọng
lượng gan. Chất khô chủ yếu gồm:
 Protein: chiếm khoảng ½ lượng chất khô của
gan, gồm: Albumin, protein,ferritin,, nucleoprotein,
collagen, các aa tự do (nhiều nhất là glutamic)
 Glucid: chiếm khoảng 2-10% trọng lượng khô
của gan và chủ yếu dưới dạng glycogen
Lipid: Chiếm khoảng 5% trọng lượng khô
Enzyme và vitamin: hệ enzyme ở gan là nhiều nhất
và hoàn chỉnh nhất cơ thể; nơi dự trữ Vit (A,D,K và
các vit nhóm B- VitC); và một số ion kim loại cần
thiết (Sắt, Na, K, Mg,Cu, Zn…).
6/28
B- Chức năng chuyển hóa của gan

7/36
1. Chuyển hóa Glucid:
 Gan tham gia vào quá trình điều hòa đường máu
thông qua việc tổng hợp glycogen dự trữ và thoái
hóa glycogen thành glucose cung cấp cho gan và các
cq khác nhờ một h/thống enzyme hoàn chỉnh.
 Gan là nơi duy nhất có chứa hệ enzyme để
chuyển hóa các ose (fructose, galactose…) và
các sp ch/hóa trung gian thành glucose, cuối cùng
tổng hợp glycogen; ở cơ không có c/năng này.
Gan là nơi tổng hợp a.glucuronic c/cấp cho quá
trình khử độc của gan; gan t/h heparin là chất đông
máu tự nhiên có bản chất là polysaccarid. 8/36
2. Chuyển hóa Lipid:
 Quá trình βoxyhóa acid béo xảy ra rất mạnh để tạo ra
các mẩu 2 cacbon (AcetylCoA), sau đó AcetylCoA đi
theo 3 con đường: vào chu trình kreb; t/h choles và acid
mật; t/h các thể cetonic.
Tổng hợp các thể ceton để cung cấp cho các t/c khác từ
những mẩu 2 cacbon (các thể cetonic sinh lý).
 Tổng hợp L ở gan không mạnh bằng mô mỡ nhưng lai rất
quan trọng, gan t/hợp các L trung tính và phospholipid từ
cholesterol và v/c chúng ra khỏi gan nên qtrình này lại
giúp cho việc tỉ ránh ứ đọng mỡ ở gan,
Gan là nơi duy nhất cung cấp enzyme cho việc Cholesterol
este hóa, khi c/năng gan giảm thì tỉ lệ cholesterol este
hóa/ cholesterol TP giảm (bt tỉ lệ này: 0,6-0,7) 9/36
3.Chuyển hóa protein:
 Gan tổng hợp toàn bộ Albumin huyết tương,
fibrinogen, một phần globulin, một số yếu tố
đông máu (V, VII…)
 Gan là nơi duy nhất tổng hợp ure từ NH3 bởi
hệ Enzyme tham gia t/h ure hoạt động mạnh ở
gan, nếu cắt ¾ tổ chức gan thì q/tr t/hợp ure
vẫn bt.
 Gan là nơi chứa nhiều enzyme trao đổi amin
(ALT, AST), nên khi gan tổn thương các
enzyme này tăng trong máu.
 Tham gia thoái hóa Hb, tạo Bil TD và Bil LH
10/36
C- Chức năng tạo mật

11/36
Trung bình lượng mật tiết ra hàng ngày khoảng 1 lít đổ
xuống ruột để tiêu hóa thức ăn,
Thành phần Mật trong gan Mật trong túi mật
Tỷ trọng 1,009- 1,013 1,048 - 1,206

pH 7,5 6,8

Nước 97,6% 86%

Chất khô gồm:


• Muối mật 0,6% 7%
• Sắc tố mật, mucin 0,5% 4%
• Cholesterol 0,15% 0,6%
• Các thành phần khác 1,15% 2,4%

trong đó muối mật và acid mật đóng vai trò qtrọng


trong tiêu hóa Lipid 12/36
1. Acid mật và muối mật:
Acid mật được tạo thành từ cholesterol ở gan, chúng
không có ở dạng tự do trong mật

MM do sự k/hợp của acid mật với glycin, taurin, Natri và


kali. MM t/hợp xong được đưa ra khỏi tế bào gan, theo
ống dẫn mật đổ vào túi mật dự trữ. 13/36
2. Sắc tố mật:
Sắc tố mật chủ yếu là Bilirubin liên hợp và
biliverdin
3. Cholesterol:
Dịch túi mật chứa nhiều cholesterol,
MM ngăn cản sự kết tủa của cholesterol

14/36
Tác dụng của mật:
 Muối mật có tác dụng nhũ tương hóa lipid
của thức ăn, làm tăng diện tích tiếp xúc của
lipid với enzyme lipase, giúp tiêu hóa lipid
được dễ dàng.
 Mật còn làm tăng nhu động ruột: do có
khoảng 1lit mật đổ vào ruột/ngày
 Đào thải các chất cặn bã và các chất độc
xuống ruột và theo phân ra ngoài.
15/36
D- Chức năng khử độc

16/36
1. Khử độc theo cơ chế cố định và thải trừ:
Các chất độc được gan giữ lại và đào thải
nguyên vẹn ra ngoài qua mật. Các chất độc
không bị biến đổi về mặt hóa học.
Một số kim loại nặng (Đồng, chì...) và các chất
màu được thải trừ theo cách này

17/36
2. Khử độc theo cơ chế hóa học:
Đây là cách khử độc chính của gan. Đặc điểm của cơ
chế này: gan chuyển hóa các chất độc thành chất không
độc rồi thải ra ngoài. Có nhiều cách:
 Tạo ure từ NH3, sự phân giải H2O2 thành H2O
 Khử độc bằng cách oxy hóa
 Khử độc bằng cách khử oxy
 Khử độc bằng cách metyl hóa
 Khử độc bằng cách liên hợp 18/36
Các phản ứng khử độc trên của gan được thực hiện nhờ 2 hệ
thống enzyme chính:
 Hệ thống Enzyme oxidase:
Đây là hệ thống E hỗn hợp, hoạt động khử độc của chúng cần có
sự tham gia của Cytocrom P450
 Hệ thống các E xúc tác p/ứ liên hợp.
Nhiều chất nội sinh và ngoại sinh làm tăng sinh các E thuộc 2 hệ
thống trên, từ đó làm tăng nhanh các p/ứ ch/hóa của gan đối với
nhiều chất hóa học.
Điều này được ứng dụng trong điều trị khi sử dụng phối hợp thuốc

19/36
E- Một số XN hóa sinh cơ bản
trong lý bệnh gan mật

20/36
1. Các XN đánh giá sự hủy hoại tế bào gan
1.1. Hoạt độTransaminase:
• Gồm GOT (AST) và GPT(ALT), đây là 2
enzyme sử dụng rộng rãi để đánh giá sự tổn
thương của tế bào gan.
• Dựa vào sự phân bố của enzyme theo tổ chức
và định khu E trong tế bào mà chẩn đoán
được cơ quan tổn thương, mức độ và diện tổn
thương…

21/36
• GOT có nhiều ở các mô của cơ thể như: gan, tim, cơ
xương. khoảng 30% GOT có ở bào tương, 70% có
trong ty thể
• GPT có nhiều ở tế bào gan, có ít hơn ở thận, cơ xương.
GPT có duy nhất ở bào tương 22/36
• Tùy theo mức độ tt và diện tổn thương mà GOT
và GPT tăng ở mức độ khác nhau
• Bình thường GOT<40U/L; GPT<40U/L; khi các
Enzyme này tăng trên 3 lần so với bt thì được
c/đoán: VG;
• Khi đánh giá về Transaminase, thường sử dụng
chỉ số DeRitis:
Chỉ số DeRitis = GOT/GPT= 1,3-1,5 (bt)
Trong viêm gan cấp DeRitis <1, viêm gan mạn
≈1, Xơ gan >1
23/36
1.2. GGT (gama glutamylTransferase) huyết thanh: GGT là
enzym gắn màng; bt hoạt độ GGT trong huyết thanh ≤ 50U/L, khi gan
bị nhiễm độc cấp (nhiễm độc do rượu...) hoặc tắc mật thì hoạt độ GGT
tăng rất cao

1.3. LDH (Lactat dehydrogenase) huyết thanh:


LDH có mặt ở bào tương của tất cả các tế bào, khi các tế bào bị tổn
thương chúng được giải phóng ồ ạt vào máu, LDH tăng cao không đặc
hiệu cho tổn thương cơ quan nào. Tuy nhiên, việc phân tích các
isozyme LDH sẽ cho những thông tin giá trị về mô tổn thương

LDH có 5 Isozyme, trong đó: LDH1 và LDH2 có nhiều ở tim, LDH3 và


LDH4 có nhiều ở cơ, còn LDH5 có nhiều ở gan
24/36
1.4. GLDH (Glutamat dehydrogenase) huyết thanh:
bt hoạt độ GLDH < 40U/L. Enzyme này chỉ có
mặt trong ty thể của tế bào gan, rất ít ở tim và
thận. Vì vậy, khi tổn thương nông thì GLDH chưa
tăng, GLDH chỉ tăng cao khi có tổn thương sâu ở
gan

25/36
2. Các XN đánh giá tình trạng ứ mật
2.1. Bilirubin huyết thanh:
Trong máu có 2 loại: Bil trực tiếp (liên hợp) và bil gián tiếp (tự
do)
BilTP= Bil TT + Bil GT
Bình thường: bilirubin TP ≤ 17µmol/L
Bilirubin TT≤ 4,3 µmol/L
Bilirubin GT ≤ 12,7 µmol/L
BilTP tăng cao sẽ gây hội chứng vàng da. Chia làm 3 loại vàng
da:
 Vàng da trước gan: chủ yếu tăng bil GT. Do các b/lý tan máu,
 Vàng da tại gan: tăng cả 2 loại Bil TT và Bil GT. Gặp trong các
bệnh lý tại gan (viêm gan, xơ gan, ung thư gan…)
 Vàng da sau gan: tăng chủ yếu là Bil TT. Gặp trong tắc mật

26/36
2.2. Phosphatase kiềm (ALP):
ALP có nguồn gốc chủ yếu ở xương và rất ít ở
microsom gan
ALP tăng nhất thời trong tất cả bệnh lý của gan
ALP tăng nhẹ trong: viêm gan, xơ gan
ALP tăng nhiều trong: tắc mật ngoài gan và ung thư
di căn
XN này ít được sử dụng trong b/lý gan mật

27/36
3. Các XN đánh giá chức năng gan
3.1. Albumin huyết thanh:
Nồng độ bt của Albumin huyết thanh 35-50g/L. Albumin
được tổng hợp duy nhất ở gan nên khi chức năng gan
giảm sẽ giảm tổng hợp Albumin huyết thanh
3.2. Định lượng các yếu tố đông máu:
PT, yếu tố V, yếu tố VII
3.3. NH3 tăng: ure máu giảm trong suy gan, bệnh gan
giai đoạn cuối.
4. Nghiệm pháp BSP: để đánh giá khả năng khử độc
Cách làm: Tiêm TM chất BSP (bromosulfophtalein) liều
5mg/kg cân năng. Ở người bt, ở thời điểm sau tiêm 45 phút
chỉ còn 5% lượng BSP trong máu, sau 45 phút tỉ lệ chất mầu
còn lại trong máu tỉ lệ thuận với mức độ suy giảm chức năng
gan 28/36
Tài liệu tham khảo
1. GS.TS.BS. Tạ Thành Văn (2020). Hóa sinh
(sách đào tạo bác sĩ đa khoa). Nhà xuất bản y
học.
2.PGS.TS. Nguyễn Nghiêm Luật (2012). Hóa
sinh (sách đạo tào bác sĩ đa khoa).Nhà xuất bản
y học.

29/36

You might also like