Cấu Tứ Trong Bài Thơ “Hy Vọng” Của Nguyễn Khoa Điềm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Đào Quỳnh Mai

Lớp: 11A1

CẤU TỨ TRONG BÀI THƠ “HY VỌNG” CỦA NGUYỄN KHOA


ĐIỀM
Có người đã từng nói: “Trong tâm hồn con người đều có cái van
mà chỉ thơ ca mới mở được”. Quả thật, mọi bài thơ đều được tạo nên từ
dòng cảm xúc của tác giả, từ những gì họ thấy, họ nghe, họ cảm nhận về
cuộc sống. Và đối với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, ông đã viết
bài thơ “Hy vọng” sau những thay đổi khắc nghiệt của môi trường sống
hậu chiến, cũng như sự ý thức sâu sắc, tỉnh táo vốn có đã buộc nhà thơ
phải điều chỉnh nhận thức trước nhiều vấn đề của hiện thực.
“Hy vọng” được nhà thơ sáng tác sau năm 1975, sau những khó
khăn mà phần lớn mọi người đều trải qua vào lúc bấy giờ. Đó chính là
nguồn cảm hứng lớn nhất khiến ông viết ra tác phẩm này, mà mở đầu là
thử thách phải đối mặt trong cuộc sống:

“Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng

Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành

Nỗi buồn đánh thức hy vọng”

Nếu mới chỉ đọc qua, chắc hẳn trong đầu bạn sẽ nảy ra những thắc
mắc. Tại sao một thứ cứng rắn như “đá” lại có thể dạy ta “mềm mỏng”
cho được? Tại sao “tàn nhẫn”- một điều xấu xa lại nhắc cho ta “điều
lành”-một thứ tốt đẹp cho được? Và tại sao một cảm xúc có phần tiêu
cực như “ nỗi buồn” lại có thể đánh thức được thứ tích cực trong con
người như “hy vọng” ? Chắc hẳn đây chính là dụng ý của nhà thơ khi
đưa những thứ tương phản, đối lập vào cùng một ý thơ. Nhìn chung nhà
thơ đều cho rằng những điều tiêu cực sẽ tạo động lực khơi dậy những
điều tích ẩn dấu bên trong con người chúng ta. Nếu gặp phải “đá”, chúng
ta có thể chọn cách khéo léo, “mềm mỏng” để luồn lách, vượt qua. Hay
“sự tàn nhẫn” mà chúng ta gặp phải không nhất thiết phải là điều xấu mà
có khi đó chính là sự khởi đầu cho những “ điều lành”. Hãy nhớ rằng
không có thứ goi là bước đường cùng, đó chỉ là rào cản để con người
chúng ta vượt qua mà thôi. Và cuối cùng, “nỗi buồn” chẳng phải một cái
gì đó xấu xa mà thực chất “ nỗi buồn” đến với ta, để tạo cho ta động lực
để để vượt qua, và để “ hy vọng. Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng,
chỉ cần ta có hy vọng thì không gì là không thể.

Cả ba dòng của khổ thơ đều được dựng nên bằng biện pháp ẩn dụ
đối lập tương phản. Những thứ tưởng chừng rời rạc, đối nghịch lại gắn
kết, bổ trợ cho nhau một cách bất ngờ. Đó là cái nhìn đa chiều của
Nguyễn Khoa Điềm về cuộc sống, giúp ông nảy sinh ra nguồn cảm hứng
để đặt bút, tạo nên bài thơ

Từ những nhận thức đúng đắn về khó khăn mà con người phải trải
qua, nhà thơ đã gửi gắm đến chúng ta lời tâm sự, thể hiện qua ba dòng
thơ tiếp theo:

“ Giữa thế giới không nhiều may mắn

Ta học cách vừa lòng với mình

Chia sẻ sự bình tâm của cỏ”

Theo Nguyễn Khoa Điềm, “may mắn” không phải lúc nào cùng có
hay tự đến với ta. Thay vì cứ ngồi chờ may mắn đến với mình thì tại sao
chúng ta không tự tạo ra may mắn. Tạo ra nó bằng chính công sức và nỗ
lực của bản thân mình. Từ đó dù có ra sao thì ta cũng sẽ “ học cách vừa
lòng với mình”, vì chúng ta đã cố gắng bằng những gì mình có, là minh
chứng cho cả quá trình phấn đấu của chúng ta. Dòng thơ “ Chia sẻ sự
bình tâm của cỏ” dạy cho ta biết được rằng hãy có cho mình sự bình
tâm, làm chủ được bản thân, mạnh mẽ, không bị khuất phục như những
cây cỏ.
Tuy nhiên đôi lúc nhà thơ cũng đánh mất niềm hy vọng và rơi vào
nỗi lòng rối rắm, phức tạp:

“ Mãi khi giữa đêm chợt thức giấc

Bập bềnh ý nghĩ xót xa:

Anh còn có thể, không thể…?”

Sự bối rối và sợ hãi đã đánh thức nhà thơ trong một đêm thao thức.
“Bập bềnh ý nghĩa xót xa” tạo nên nỗi ám ảnh trong tâm trí những người
băn khoăn, suy nghĩ, khắt khe với bản thân và đôi khi sợ hãi. Câu hỏi tu
từ được đặt ra: “Anh vẫn có thể,không thể…?”Nhưng lại không hề có
câu trả lời, đó như là tiếng vọng trong tâm hồn khiến con người bị dày
vò vì sợ bỏ lỡ cơ hội, họ cũng băn khoăn, lo lắng không làm được và rơi
vào tình trạng mất hy vọng, mất niềm tin vào chính bản thân mình.

“ Thăm thẳm ngày xưa bình an

Vời vợi ngày mai chói nắng…”

Kết thúc đoạn trích chỉ với hai câu với phép đảo ngữ và phép đối
kết hợp từ "Thăm thẳm", "Vời vợi" đã gợi nhắc đến ký ức để- thứ con
người luôn phải biết quý trọng .Nhưng tác giả cũng không quên nhắc về
ngày mai thật "chói nắng", đây mới là điểm đến để con người hướng về,
là chốn để niềm hi vọng con người trao gửi, trở thành động lực thúc đẩy
con người phấn đấu hết mình, cống hiến vì cuộc sống.

Hy vọng là nguồn cảm hứng lớn nhất, là “nguyên liệu” quan trọng
giúp nhà thơ tạo nên tác phẩm này. Đây cũng chính là cấu tứ của bài thơ.
Qua đây người đọc rút được bài học về niềm hy vọng, lấy ra từ những
khó khăn, là thứ mà nhà thơ đã nhận thức và chiêm nghiệm được qua
cuộc đời. Hãy luôn có cho mình một hy vọng, tìm cho mình một đích
đến để cố gắng hết mình, không bao giờ cảm thấy nuối tiếc vì đã bỏ lỡ.
Bài thơ “Hy vọng” sẽ sống mãi trong lòng độc giả như một lời tâm sự,
răn dạy mà Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi tới tất cả chúng ta.

You might also like