Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHÒNG GĐ & ĐT HUYỆN THANH TRÌ

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II


Năm học: 2023 - 2024
Môn: LỊCH SỬ 8
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của Việt Nam thời nhà Nguyễn?
1. Chính trị
a. Về hành chính
- Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ.
- Vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam và thiết lập cơ cấu hành chính
gồm Bắc thành, Gia Định thành, vua chỉ trực tiếp quản lý với 4 doanh và 7 trấn.
- Cơ cấu hành chính thay đổi dưới thời Minh Mạng cả nước chia thành 30 tỉnh
và 1 phủ Thừa Thiên.
b. Về luật pháp
- Ban hành Hoàng Việt luật lệ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
c. Về quân đội
- Chia thành 3 bộ phận: Thân binh, Cấm binh, Tinh binh.
d. Chính sách ngoại giao
- Nhà Nguyễn thực thi bang giao triều cống với nhà Thanh.
- Các nước Đông Nam Á: đối đầu với Xiêm, buộc Lào, Chân Lạp thần phục,
thiết lập ngoại giao và buôn bán với Ấn Độ …
- Thời Gia Long: quan hệ với Pháp khá cởi mở
- Thời Minh Mạng: khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
2. Kinh tế
a. Nông nghiệp
- Chú trọng khai hoang đất tư để kích thích sản xuất nông nghiệp.
- Thi hành chính sách doanh điền.
- Đào nhiều sông và kênh rạch mang lại hiệu quả cao.
b. Thương nghiệp và thủ công nghiệp
- Nghề làm gốm sứ, dệt vải, nấu đường... phát triển chuyên nghiệp, xuất hiện
nghề in tranh và các làng nghề nổi tiếng.
- Tổ chức với quy mô lớn, quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng
thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.
- Thi hành chính sách cải cách tiền tệ và thống nhất các đơn vị đo lường
- Sửa chữa đường cái, đào sông ngòi, kênh rạch
- Hoạt động ngoại thương rất nhộn nhịp, các cảng như Đà Nẵng, Bến Nghé
3. Tình hình văn hóa
- Tôn giáo: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Thiên chúa giáo bị hạn chế, coi trọng
tín ngưỡng cổ truyền dân tộc
- Giáo dục- Khoa cử: Mở Đốc học đường và tổ chức các kì thi Nho học
- Sử học: thành lập Quốc sử quán
- Văn học: nhiều tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên
(Nguyễn Đình Chiểu), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương)
- Nghệ thuật: +Kiến trúc: Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, các lăng tẩm, cột cờ ở
Hà Nội, ...
+ Âm nhạc: Nhã nhạc cung đình Huế, ca múa nhạc dân gian
4. Tình hình xã hội
- Hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân.
- Đề cao tư tưởng nho giáo, coi trọng thi cử
- Duy trì chế độ phong kiến quan liêu
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: KN Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Cao Bá
Quát, ...
Câu 2:
a, Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884 theo mẫu sau:
Giai đoạn Diễn biến chính Tên nhân vật tiêu biểu
1858- - 01/09/1858: Liên quân - Nguyễn Tri Phương
1873 Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm Đà - Trương Định
Nẵng quân dân Việt Nam kháng cự - Nguyễn Trung Trực
quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt - Nguyễn Đình Chiểu
5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
- 17/02/1859: Quân Pháp tấn công Gia
Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt
của nhân dân.
- 24/02/1861: Quân Pháp tấn công và
hạ đồn Chí Hòa.
- 6/1862: Triều đình Huế kí hiệp ước
Nhâm Tuất.
- 1867: Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền
Tây Nam Kỳ.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân tiếp
tục diễn ra mạnh mẽ.
1873- - Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc - Nguyễn Tri Phương
1884 kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của - Hoàng Diệu
nhân dân Bắc Kì sôi nổi. - Lưu Vĩnh Phúc
- Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà
Nguyễn bản Hiệp ước Giáp Tuất.
- Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì
lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân
dân Bắc Kì sôi nổi.
- Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển
Thuận An, nhà Nguyễn kí với Pháp
Hiệp ước Hác-măng.
- Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp
bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản
hoàn thành quá trình xâm lược Việt
Nam.
b, Viết một đoạn văn ngắn về nhân vật lịch sử Hoàng Diệu (HS giới thiệu ngắn
gọn khoảng 7-10 dòng).
Câu 3: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối
thế kỉ XIX:
a) Theo em, nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên
Thế là gì?
- Về khách quan: kẻ thù là thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đàn áp những
cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất.
- Về chủ quan: phong trào thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn (diễn ra dưới
ngọn cờ phong kiến – ngọn cờ Cần Vương vốn đã trở nên lạc hậu, không đáp
ứng được yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử trong bối cảnh mới), thiếu một giai cấp
lãnh đạo tiên tiến nên giữa các cuộc khởi nghĩa chưa có sự phối hợp chặt chẽ
với nhau, thiếu tính thống nhất trong toàn quốc.
b) Từ đó, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
sau đó, cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
- Bài học về lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn (phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại, đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động).
- Có giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
- Đoàn kết dân tộc.
Câu 4: Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX vì sao lại thất bại? Sự thất
bại đó để lại bài học gì cho chúng ta ngày nay?
- Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có
những hạn chế:
+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn
giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ
phong kiến.
+ Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những
chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị,
xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của
thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình
Huế là:
A. Vua Hàm Nghi. B. Phan Thanh Giản.
C. Lê Chí Tín. D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 2: Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã
làm gì?
A. Tiếp tục xây dựng căn cứ chống Pháp.
B. Tiếp tục xây dựng căn cứ chống Pháp.
C. Bổ sung lực lượng quân sự, tiếp tục kế hoạch phản công.
D. Đưa vua Hàm Nghi ra Âu Sơn (Hà Tĩnh).
Câu 3: Bản hiệp ước mà triều đình đã kí với thực dân Pháp vào 6/1862 có tên là
A. Hiệp ước Giáp Tuất. B. Hiệp ước Hác-măng.
C. Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 4: Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời
vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị:
A. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
B. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
C. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
D. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Yên Thế.


C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Ba Đình.
Câu 6: Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp giai đoạn 1885
– 1888?

A. Phạm Bành. B. Nguyễn Thiện Thuật.


C. Cao Thắng. D. Phan Đình Phùng.
Câu 7: Vì sao phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn?

A. Do Tôn Thất Thuyết bị bắt. B. Do Cao Thắng hi sinh.


C. Do Phan Đình Phùng hi sinh. D. Do vua Hàm Nghi bị bắt.
Câu 8: Ý nào không đúng với đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Địa bàn hoạt động khắp 4 tỉnh Trung Kì.
B. Kéo dài 11 năm, từ năm 1885 - 1896.
C. Giành thắng lợi, khôi phục được nền độc lập.
D. Chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
A. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại.
C. Khởi nghĩa Ba Đình thất bại.
D. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
Câu 10: Vì sao ở nửa sau thế kỉ XIX, các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra
những đề nghị cải cách?
A. Vì họ muốn lấy lòng vua, muốn được thăng quan tiến chức.
B. Vì họ thấy những chính sách của triều đình mang tính bảo thủ, yếu kém và có
nguy cơ mất nước.
C. Vì họ muốn tổ chức cách mạng tri thức.
D. Vì thực dân Pháp yêu cầu họ phải làm như vậy để tạo ra mâu thuẫn trong
triều đình và nhân dân.
Câu 11: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là:
A. Hàm Nghi. B. Minh Mệnh. C. Gia Long. D. Thành Thái.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện
pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?
A. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.
B. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.
C. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.
D. Thực hiện chính sách điền trang.
Câu 13: Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm
trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?
A. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
B. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
C. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.
D. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến.
B. Các cải cách có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.
C. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng.
D. Các đề nghĩ cải cách còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi.
Câu 15: Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để
mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Huế. B. Hà Nội. C. Gia Định. D. Đà Nẵng.
Câu 16: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là
A. tư sản và vô sản. B. địa chủ và nông dân.
C. nông dân và công nhân. D. địa chủ và tư sản.
Câu 17: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài
học rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
A. Vai trò của giai cấp lãnh đạo.
B. Phương thức tác chiến.
C. Vấn đề tập trung lực lượng chiến đấu.
D. Vấn đề lương thực cho cuộc chiến.
Câu 18: Vào nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã thi
hành chính sách ngoại giao như thế nào đối với các nước phương Tây?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
B. Hợp tác với các nước phương Tây trong hoạt động giao thương.
C. Đồng ý cho các giáo sĩ và thương nhân phương Tây tham gia truyền đạo.
D. Khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
Câu 19: Bản hiệp ước mà triều đình đã kí với thực dân Pháp vào 6/1862 có tên

A. Hiệp ước Giáp Tuất. B. Hiệp ước Hác-măng.
C. Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 20: Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời
vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị:
A. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
B. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
C. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
D. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

Câu 21: Với việc kí kết Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) triều đình nhà Nguyễn đã:
A. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì.
B. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
C. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và một phần Trung Kì.
D. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.

Câu 22. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là:
A. Thăng Long.
B. Gia Định.
C. Phú Xuân.
D. Thanh Hóa.
Câu 23. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi
thuyền ra Hoàng Sa để
A. khai thác sản vật (tôm, cá, …).
B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
C. xem xét, đo đạc thủy trình.
D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.
Câu 24. Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính
sách nào?
A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.
B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.
D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.
Câu 25. Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu
bang giao của:
A. các nước Xiêm và Chân Lạp.
B. các nước Lào, Chân Lạp.
C. chính quyền Mãn Thanh.
D. các nước phương Tây.
Câu 26. Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?
A. Mãn Thanh.
B. Xiêm.
C. Chân Lạp.
D. Lào.
Câu 27. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Dâng vua những bản điều trần
Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu
Triều đình thủ cựu hay đâu
Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Nguyễn Thiện Thuật.
D. Đinh Gia Quế.
Câu 28. Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đã tấu
xin triều đình nhà Nguyễn
A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 29. Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề
nghị cải cách, canh tân đất nước của các văn thân, sĩ phu?
A. Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.
B. Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.
C. Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.
D. Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.
Câu 30. Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhà
Nguyễn bao nhiêu bản điều trần?
A. Gần 20 bản.
B. Gần 40 bản.
C. Gần 60 bản.
D. Gần 80 bản.

You might also like