De-DA-HSG-van-11-23-24 (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT

ĐỀ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI


NĂM HỌC 2023-2024-MÔN: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: ( 8 điểm)
“Khi nỗ lực làm việc thì may mắn mới đến, không có may mắn nào đến trước nỗ lực cả"( Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ trong Chương trình
ngày hội học sinh, sinh viên các dân tộc Việt Nam và trao hỗ trợ từ quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên
vùng khó khăn)
Viết bài văn ( khoảng 500 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong lời chia sẻ trên.

Câu 2. ( 12 điểm )
Bàn về thơ, PGS.TS. Lê Quang Hưng viết: Khi nhà thơ thành thực đi đến tận lòng mình thì sẽ gặp
trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. Dường như thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành
“của chung”.
(Lê Quang Hưng, Những quan niệm những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, tr.63)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ sau:
HƯƠNG THẦM- Phan Thị Thanh Nhàn

Cửa sổ hai nhà cuối phố Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Không hiểu vì sao không khép bao giờ. Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp (Anh vô tình anh chẳng biết điều
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa. Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay, Rồi theo từng hơi thở của anh
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm, Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Bên ấy có người ngày mai ra trận Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi, Họ chia tay
Nào ai đã một lần dám nói? Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin, (Bài thơ này đoạt giải nhì cuộc thi thơ của
Cô gái chẳng dám trao báo Văn nghệ năm 1969)
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ.

Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm:


-Phan Thị Thanh Nhàn sinh 9/8/1943 tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà làm thơ từ sớm, đầu thập
niên 1960 đã có thơ đăng báo. Năm 1969, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ.
Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, bà
còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi.
-Theo hồi tưởng của nữ tác giả Phan Thị Thanh Nhàn, thi phẩm “Hương thầm”được bà sáng tác đúng mùa
hoa bưởi (tháng 03) năm 1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải (1953 - 1972) lên đường ra trận.

---Hết---

1
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI


NĂM HỌC 2023-2024-MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1(8,0 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng: (1,0 đ)
Biết làm một bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí với các thao tác giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả; dẫn
chứng phong phú, hấp dẫn.
II. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm: (7,0 đ)
Nội dung Điểm
*Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần nghị luận. 1,0 đ
*Giải thích: 1,0 đ
-"Khi nỗ lực làm việc thì may mắn mới đến" đề cập đến quan điểm rằng thành công
thường đến với những người không ngừng nỗ lực và làm việc chăm chỉ. Đây là một cách
nhấn mạnh vai trò của sự cố gắng và nỗ lực cá nhân trong việc đạt được mục tiêu và thành
công;
-"không có may mắn nào đến trước nỗ lực" có thể được hiểu là việc thành công không
bao giờ đến một cách tự nhiên hoặc ngẫu nhiên mà thực sự là kết quả của sự chuẩn bị kỹ
lưỡng, sự cố gắng và kiên trì của cá nhân;
- Ý của lời chia sẻ: thành công thường đến với những người không ngừng cố gắng và
làm việc chăm chỉ. May mắn có thể là một yếu tố, nhưng không phải là yếu tố quyết định
duy nhất.

*Bình luận,chứng minh: 4,0đ


-Tại sao nỗ lực và công sức thường quan trọng hơn may mắn:
+ Nỗ lực làm việc thường đi kèm với việc tích lũy kiến thức và kỹ năng. Khi bạn đầu tư thời
gian và công sức vào việc học hỏi và phát triển bản thân, bạn tạo ra một nền tảng vững chắc
cho sự thành công. Có kiến thức và kỹ năng cần thiết làm cho bạn trở nên tự tin và sẵn sàng
đối mặt với những thách thức.
+Nỗ lực giúp bạn nhận biết và tận dụng cơ hội khi chúng xuất hiện. Khi bạn làm việc chăm
chỉ và tập trung, bạn có thể nhìn thấy những cơ hội mà người khác có thể bỏ qua. Sự nhạy
bén và khả năng phát hiện cơ hội là kết quả của sự cố gắng và sự chăm chỉ.
+Thành công không đến ngay lập tức và thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và sức bền từ bạn. Khi
bạn không ngừng nỗ lực và không bao giờ từ bỏ, bạn tạo ra điều kiện thuận lợi cho may mắn
và thành công. Sự kiên nhẫn giúp bạn vượt qua khó khăn và thất bại, và sức bền giúp bạn
tiếp tục đứng vững trước những thách thức.
-Ý nghĩa nỗ lực và công sức thường quan trọng hơn may mắn:
+Đối với mỗi cá nhân, việc biết rằng nếu làm việc chăm chỉ, họ sẽ có cơ hội thu hoạch thành
quả là một động lực lớn.Khi người ta nhận ra rằng thành công không phụ thuộc hoàn toàn
vào may mắn mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong
việc đối mặt với thách thức và khó khăn. Họ sẽ không cảm thấy bất lực hoặc phụ thuộc vào
những yếu tố bên ngoài.Mỗi người đảm nhận trách nhiệm cho cuộc đời của mình thông qua
việc làm việc chăm chỉ và không ngừng nỗ lực. Điều này tạo ra một tinh thần tự chủ và trách
nhiệm, giúp họ không phụ thuộc quá nhiều vào may mắn hay ngẫu nhiên.
+Đối với xã hội: Xã hội có thể phát triển mạnh mẽ hơn khi mọi người đều tin vào giá trị của
công sức và nỗ lực cá nhân; giúp xã hội tạo ra môi trường công bằng hơn, nơi mà mọi người
có cơ hội để thành công dựa trên nỗ lực và hiệu suất, chứ không phải chỉ dựa vào may mắn
hoặc định mệnh.
-Bàn luận mở rộng:
+Hậu quả những người chỉ ngồi chờ may mắn, không có nỗ lực: dựa vào may mắn mà không
có nỗ lực có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất bại, phụ thuộc và thiếu ổn định
trong cuộc sống;
+ Dù cho nỗ lực và công sức là yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công, có những
sự kiện trong cuộc đời mà không thể kiểm soát hoặc dự đoán trước. Có những khoảnh khắc
đặc biệt, những cơ hội hiếm hoi có thể đến một cách bất ngờ, không phụ thuộc vào nỗ lực
2
hay sự chuẩn bị trước;
+ Đôi khi, ngẫu nhiên thực sự có vai trò trong cuộc sống và thành công của mỗi người. Dù
cho bạn có nỗ lực và chuẩn bị đến đâu, vẫn có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bạn, và
đôi khi chúng có thể mang lại hoặc ngăn chặn sự thành công.

* Rút ra bài học cho bản thân: sự thành công thường đến với những người không ngừng nỗ 1,0 đ
lực và kiên trì với mục tiêu của mình. Hãy tin vào khả năng của bản thân và không ngừng
tiến lên trên con đường của bạn, bởi vì không có gì có thể thay thế cho sự nỗ lực và cố gắng
chân thành.

Câu 2 (12,0 điểm):


I. Yêu cầu về kĩ năng: (2,0 đ)
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học - giải thích một vấn đề thuộc lí luận văn học, lấy đó
làm định hướng phân tích một bài thơ trữ tình hiện đại;
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.

II. Yêu cầu về kiến thức(10,0 đ)


Học sinh cần có kiến thức lí luận văn học về thơ, kết hợp hiểu biết sâu sắc về nội dung, nghệ thuật
bài thơ với những phát hiện theo hướng yêu cầu của nhận định.
Sau đây là một số gợi ý:
Nội dung Điểm
* Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận 1,0đ
*Giải thích: 3,5đ
– Thơ: là một thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, thể hiện tâm trạng, cảm xúc thẩm
mĩ của tác giả thông qua hệ thống ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
– Thành thực đi đến tận lòng mình: những cảm xúc chân thành, mãnh liệt nhất của tâm hồn
mình.
– Riêng, chung: là hai trạng thái của cảm xúc trong thơ. Riêng chính là tình cảm cá nhân, sự
cá thể hóa cảm xúc của thơ, còn chung là tiếng nói đồng cảm, đồng điệu với bao tâm hồn
trong thơ, là sự gặp gỡ nỗi lòng của bao người.
=> Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng cơ bản của thơ và quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ:
Thơ xuất phát từ cảm xúc riêng, thành thực nhất của người sáng tác, nhưng gặp gỡ cảm xúc
của nhiều tâm hồn thơ, là của chung của nhiều thế hệ người đọc.
* Bàn luận
– Nhà thơ cần thành thực đi đến tận lòng mình:
+ Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, lấy cảm xúc làm điểm tựa, bén rễ từ tình cảm chân thực
của người làm thơ.
+ Khi sống thành thực với cảm xúc, tâm hồn nhà thơ mới thăng hoa một cách mãnh liệt nhất,
nhà thơ mới có thể nói lên những điều sâu thẳm nhất của tâm hồn mình.
+ Cảm xúc của nhà thơ càng thành thực đến tận lòng mình thì thơ càng hay, càng tạo được sự
rung cảm nơi người đọc, sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi lòng của bao người. Nếu
không, thơ chỉ là sự lắp ghép ngôn từ hoa mĩ, những cảm xúc giả dối,… không thể tìm được
tiếng lòng đồng điệu nơi người đọc.
– Thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung”
+ Tính riêng của thơ là cảm xúc riêng, góc nhìn riêng, cách cảm riêng của người nghệ sĩ, là
yêu cầu khắt khe của thơ ca, nghệ thuật và bạn đọc.
+ Từ cái riêng ấy, thơ ca phải chạm được vào cái chung của nhân loại, phải trở thành tiếng
lòng chung của nhiều người.
+ Thơ ca càng riêng, càng độc đáo càng dễ thành của chung, tức là càng được đón đợi, nhận
được nhiều sự tri âm đồng điệu.
+ Thơ biểu hiện những cảm xúc, nỗi niềm riêng tư của người nghệ sĩ. Những tác phẩm thơ
chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người và cuộc đời. Những sáng tác
đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người.
* Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định 3,5đ
Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận
3
bài thơ Hương thầm, mới mẻ, giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm của PGS.TS.
Lê Quang Hưng:
– Nhà thơ cần thành thực đi đến tận lòng mình thì sẽ gặp trái tim nhân loại, sẽ chạm tới nỗi
lòng của bao người.
– Thơ càng “riêng” thì lại càng dễ thành “của chung”
*Đánh giá, mở rộng 2,0đ
-Nhận định của Lê Quang Hưng khẳng định vai trò quan trọng của hai yếu tố: sự thành thực
và nét riêng trong cảm xúc của nhà thơ trong quá trình sáng tạo.
-Ý kiến đặt ra bài học quan trọng đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tác: Sống thật với chính mình, có những tình cảm phong phú, cao đẹp,
biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người; đồng thời phải là những nghệ sĩ ngôn
từ, tạo ra được dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ.
+ Đối với người đọc: Biết cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những tâm tư, tình cảm, tiếng
lòng mà nhà thơ gửi gắm trong mỗi vần thơ, để từ đó bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình, tri
âm và đồng sáng tạo với nhà văn.

---Hết---

You might also like