TRÒ CHƠI DGIAN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỊT MẮT BẮT DÊ 1

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần
rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét
đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá
phổ biến là trò chơi bịt mắt bắt dê.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian khá phổ biến.Trò chơi này thường được tổ
chức trong các lễ hội ở vùng thôn quê cùng với sự tham gia của người dân nơi đây. Mọi
người thường nghĩ rằng bịt mắt bắt dê là trò chơi của trẻ em tuy nhiên nó cũng là trò chơi
chủ yếu của người lớn trong những lễ hội xưa. Trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ em từ 6
đến 15 tuổi, nên cái tên và cách chơi cũng giản đơn. Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trên
một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Trước trận đấu thường sẽ
phân chia để xem ai là người bịt mắt và ai là người trốn để không bị bắt. Người bịt mắt: Sẽ
dùng vải để che mắt, không được ti hí trong quá trình chơi và tìm kiếm xung quanh, bắt lấy
một ai đó và đoán trúng tên của người đó. Người làm dê: Cần luồn lách để không bị người
bịt mắt bắt. Không được chạy ra khỏi khu vực được phân chia từ trước. Đến khi ai đó bị bắt
và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt
lại và làm tiếp.
Bịt mắt bắt dê thể hiện tính an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho
việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Để chơi được trò chơi này thì người chơi
không những phải rèn luyện thể chất mà còn phải tăng thêm kỹ năng phán đoán, định hướng
của mình để đảm bảo sự chính xác, phản ứng linh hoạt nhanh nhẹn, hoạt bát trong mỗi lần
chơi.
Bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, bịt
mắt bắt dê còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt. Tất
cả hiện lên như một bức tranh tươi đẹp và sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm
mại, bước chạy dẻo dai, những nụ cười sảng khoái như những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao
như đưa văn hóa Việt Nam đi đến khắp các vùng miền đất nước.
Bịt mắt bắt dê không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một
nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Bịt mắt bắt dê không chỉ nâng cánh
ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh
nhẹn mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
BỊT MẮT BẮT DÊ 2
Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức,
một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết
đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt
bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi này chủ yếu dành cho
trẻ em từ sáu đến mười lăm tuổi, nên cái tên và cách chơi cũng giản đơn. Bịt mắt bắt dê thể
hiện tính an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho việc phát triển thể chất cũng
như trí tuệ của trẻ. Để chơi được trò chơi này thì người chơi không những phải rèn luyện thể
chất mà còn phải tăng thêm kỹ năng phán đoán, định hướng của mình để đảm bảo sự chính
xác, phản ứng linh hoạt nhanh nhẹn, hoạt bát trong mỗi lần chơi. Không chỉ là trò chơi dành
riêng cho trẻ con mà bịt mắt bắt dê còn thu hút được nhiều người lớn tham gia và có mặt ở
các dịp Tết và Lễ hội quan trọng của người Việt Nam trong nhiều năm.

Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để
tạo ra một vòng tròn. Trước trận đấu thường sẽ phân chia để xem ai là người bịt mắt và ai là
người trốn để không bị bắt. Người bịt mắt: Sẽ dùng vải để che mắt, không được ti hí trong
quá trình chơi và tìm kiếm xung quanh, bắt lấy một ai đó và đoán trúng tên của người đó.
Người làm dê: Cần luồn lách để không bị người bịt mắt bắt. Không được chạy ra khỏi khu
vực được phân chia từ trước. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người
đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

Bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, bịt
mắt bắt dê còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt. Tất
cả hiện lên như một bức tranh tươi đẹp và sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm
mại, bước chạy dẻo dai, những nụ cười sảng khoái như những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao
như đưa văn hóa Việt Nam đi đến khắp các vùng miền đất nước.

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại cũng là lúc
các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một và quên lãng. Trẻ em của một xã hội công
nghiệp, chỉ quen với máy móc, điện tử và không có thời gian để chơi cũng là một thiệt thòi.
Trẻ em ngày nay đã không còn cơ hội được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của
thiếu nhi thuở trước. Vì thế mà bịt mắt bắt dê đã không còn được nhiều người biết đến nữa.

Bịt mắt bắt dê không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một
nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Bịt mắt bắt dê không chỉ nâng cánh
ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh
nhẹn mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

KÉO CO 1
Cuộc sống của con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Để làm nên một
cuộc sống muôn màu, ý nghĩa không thể thiếu những giá trị tinh thần. Những giá trị này giữ
vai trò quan trọng thúc đẩy con người sống tốt hơn. Một trong những giá trị tinh thần quan
trọng không thể không nhắc đến đó chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi
kéo co.

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta. Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu
con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó. Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà
trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với
nhau. Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt
không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.

Để chơi trò kéo co này cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai
phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.
Hai đội chơi sẽ đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ
trước. Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên
của hai đội phải bằng nhau không hơn không kém. Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp
vào vị trí thì năm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo. Người trọng tài sau khi
thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là
lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợi dây về phía mình. Đội nào kéo khỏe hơn để
điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn
lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên
báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

Trò chơi dân gian này không chỉ giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội
đoàn kết mà còn giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước
của các đội thi. Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng
ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

Không chỉ vậy, kéo co là một trò chơi dân gian vốn được lưu truyền từ lâu đời và còn
tồn tại rộng rãi cho đến tận ngày hôm nay. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
hiện nay nhưng trò chơi này vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người Việt Nam ta. Khi mà game online và vô số các trò chơi, thú vui hiện đại khác ra đời thì
việc lưu giữ vẻ đẹp và phát huy giá trị của kéo co nói chung và các trò chơi dân gian khác nói
riêng là vai trò và trách nhiệm của các thế hệ con người Việt Nam ta.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng trò chơi này vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh
thần to lớn của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của lớp lớp bao thế hệ con người.
KÉO CO 2
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần
rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét
đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá
phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống
văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ
thời cổ đại. Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân
quen đó. Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa
thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau. Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì
nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào
khác.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây
thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng
người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác
nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho
được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây
có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Trò chơi dân gian này không chỉ giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội
đoàn kết mà còn giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước
của các đội thi. Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng
ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới. Trò chơi kéo co đem lại cho con người
rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình
tham gia thi đấu.
Không chỉ vậy, kéo co là một trò chơi dân gian vốn được lưu truyền từ lâu đời và còn
tồn tại rộng rãi cho đến tận ngày hôm nay. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
hiện nay nhưng trò chơi này vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người Việt Nam ta. Khi mà game online và vô số các trò chơi, thú vui hiện đại khác ra đời thì
việc lưu giữ vẻ đẹp và phát huy giá trị của kéo co nói chung và các trò chơi dân gian khác nói
riêng là vai trò và trách nhiệm của các thế hệ con người Việt Nam ta.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng trò chơi này vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh
thần to lớn của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của lớp lớp bao thế hệ con người.
KÉO CO 3

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần
rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét
đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá
phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống
văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ
thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ
đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò
chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể
thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn
luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại
niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở
Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi
này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng
trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây
thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng
người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác
nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho
được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây
có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người
chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người
ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau,
còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt
dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng. Trong
quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng,
thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh
để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng
hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình,
nhiệt tình dùng hết sức lực. Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị
phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu
hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ
vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng
cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày
càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những
trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò
chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành
một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi
này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay
trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.

Ô ĂN QUAN
Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân
ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở
những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em miền Bắc Việt Nam. Nguồn gốc hình
thành của trò chơi này chưa được tìm hiểu chính xác, chỉ biết rằng ô ăn quan có ở Việt Nam
từ rất lâu đời. Theo những câu chuyện lưu truyền lại thì ô ăn quan có dấu tích ngay từ trong
một tác phẩm bàn luận về phép tính của Mạc Diên Tích, một Trạng Nguyên năm 1086. Mặc
dù nói đây là một trò chơi dân gian thường dành cho trẻ em nhưng tất cả những người có
mong muốn và yêu thích trò chơi này đều có thể chơi. Số lượng thông thường của trò chơi
này là hai. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp số lượng người chơi sẽ lên đến ba hoặc bốn.
Đây là một trò chơi thiên về tính toán nên đòi hỏi ở người chơi khả năng trí tuệ cao
hơn, thay vì sức lực như những trò chơi khác. Trò chơi gồm một bàn kẻ trên một mặt phẳng
tương đối. Bàn chơi thông thường có hình chữ nhật với 10 ô vuông đối xứng nhau, hai đầu
hình chữ nhật sẽ có hai vòng cung lớn được gọi là ô quan.
Trò chơi này sẽ gồm hai người chơi, hai người này sẽ lần lượt cầm quân tại một ô quân bên
mình và đi rải lần lượt vào các ô quân khác theo chiều tự chọn, qua mỗi một ô vuông sẽ để
lại một quân. Và nếu như ăn được quan thì số điểm mà mỗi người chơi có là 10 điểm (mối
dân chỉ có 1 điểm). Sau khi cho kết thúc, nếu điểm của người nào cao hơn thì người đó sẽ là
người chiến thắng.

Nếu như mọi người tìm kiếm một trò chơi nhằm rèn luyện sức khỏe thì ô ăn quan
không phải là một trò chơi lí tưởng. Tuy nhiên, nếu như mọi người mong muốn một trò chơi
để rèn trí tuệ và khả năng điềm tĩnh thì chắc chắn đây là một trò chơi phù hợp. Ô ăn quan rất
hữu ích, nó giúp mỗi con người giải trí, xua tan đi những mệt mỏi căng thẳng trong cuộc
sống. Không chỉ vậy, trò chơi này còn gắn với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ. Cũng từ trò chơi này
mà nhiều thành ngữ hay những bài thơ đã ra đời, ô ăn quan còn đi vào trong những bức tranh
của nhiều họa sĩ …

Ô ăn quan thực sự là một trò chơi vô cùng thú vị, tuy nhiên, xã hội ngày càng phát
triển kéo theo sự du nhập của nhiều trò chơi hiện đại khác đã dần khiến cho trò chơi dân gian
không còn được quan tâm là tìm đến một cách phổ biến như trước nữa. Thiết nghĩ, chúng ta
nên nhìn nhận lại để phát huy những trò chơi mang tính dân tộc này.

Ô ăn quan cùng với những giá trị văn hóa tốt đẹp của nó sẽ mãi còn trong lòng những
người dân Việt chân chính và cũng sẽ còn như là một biểu tượng cho cho đời sống trẻ em
làng quê một thời Việt Nam.
NHẢY BAO BỐ
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần
rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét
đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá
phổ biến là trò chơi nhảy bao bố.

Nhảy bao bố là một trò chơi dân gian rất được ưu chuộng trong các hoạt động tập thể
tại trường học hoặc trong các đợt tổ chức lễ hội, thi tập thể ở các địa phương tại Việt Nam
nói riêng và trên thế giới nói chung. Trò chơi này giúp tăng cường sức khỏe, sự nhanh nhẹn
của người tham gia, đồng thời cũng đầy ắp tiếng cười, sự sảng khoái.

Trước khi chơi nhảy bao bố chúng ta cần chuẩn bị sẵn một bao bố (bao tải). Kẻ vạch
xuất phát và đích đến. Sau khi chuẩn bị xông, tất cả người chơi đứng thành hàng ngang trước
vạch xuất phát, cho cả hai chân vào trong bao tải kéo lên cao hai tay cầm hai bên miệng bao
để ngang hông. Khi có hiệu lệnh xuất phát người chơi bắt đầu nhảy về phía trước, chỉ được
phép nhảy không được phép đi hoặc chạy. Người nào đến đích đầu tiên thì là người thắng
cuộc.

Phải quy định và thống nhất kích cỡ bao bố ngay từ đầu. Người nào nhảy mà bị té ngã
coi như là thua cuộc, tuy nhiên vẫn phải đứng lên hoàn thành phần thi. Kỹ năng nhảy bao bố
vô cùng quan trọng, người nhảy phải khéo léo để không bị té ngã, di chuyển nhanh sẽ là
người dành chiến thắng.

"Nhảy Bao Bố" không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn là một phần quan trọng của
di sản văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó thúc đẩy sự gắn kết xã hội, tạo ra những khoảnh
khắc đoàn kết trong cộng đồng và giúp bảo tồn những giá trị và truyền thống qua các thế hệ.
Nhảy bao bố là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo trong việc giữ
thăng bằng. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia. Trò chơi nhảy bao bố không hạn
chế số lượng người tham gia, nếu đông người tham gia có thể chia thành đội để thi đấu tại
sân trường, bãi đất trống rộng rãi và bằng phẳng.

Có thể khẳng định rằng, nhảy bao bố là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn. Mỗi
người cần gìn giữ để trò chơi này không bị mai một theo thời gian.
CUỘC THI THẢ DIỀU
Thả diều vốn là một trò chơi quen thuộc của nhiều lứa tuổi ở nông thôn Việt Nam. Nó
không chỉ dừng lại ở thú tiêu khiển mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, một phần không thể thiếu
trong các lễ hội.
Bên cạnh những hội thi thả diều được tổ chức thường xuyên ở các buổi hội làng, lễ hội
còn có những hội thi được tổ chức giữa các cá nhân và một vài nhóm nhỏ đam mê chơi diều. Đây
được coi là hoạt động độc đáo, góp phần giữ gìn, truyền bá loại hình trò chơi dân gian.
Cuộc thi thả diều thường không giới hạn độ tuổi cũng như số lượng người tham gia. Bất
cứ ai yêu thích thả diều đều có thể tham dự. Tuy nhiên, để có được một trận đấu diều kịch tính,
hấp dẫn, các đấu thủ phải dành ra khoảng thời gian chuẩn bị hết sức tỉ mẩn, công phu.
Thông thường, hội thi được tổ chức tại sân đình để khi diều bay lên, cánh diều trông
giống như đàn chim bay về tổ. Lễ hội thả diều thường được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng
năm. Nhưng việc làm diều đã được chuẩn bị chu đáo từ nhiều tháng trở về trước. Để làm được
một con diều đem đi dự thi cần phải bỏ ra công sức và tâm huyết. Từ việc kiếm các nguyên liệu
cho đến khi hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết, để làm khung diều, người dân
phải kiếm những cây tre già, có kích thước dài, thân cây thẳng, mịn, đã rụng hết lá. Sau đó, các
nghệ nhân hong cho thật khô và vót theo kích thước phù hợp với từng bộ phận. Thân diều và
đuôi diều được làm từ giấy tráng, kiếng hoặc loại giấy có độ dai, dẻo, không dễ bị rách. Khi đã
làm được khung cũng như tìm được loại giấy ưng ý, nghệ nhân tiến hành tạo hình, dán giấy lên
khung và trang trí theo hình thù, màu sắc mà mình ưa thích. Chiếc diều sẽ không đạt nếu như
thiếu đi mất dây. Đối với diều có kích thước lớn, đuôi diều được lấy từ sợi dù và dùng chỉ khâu
với loại diều nhỏ hơn. Ngoài ra, diều còn phải làm từ ống suốt có kích thước lớn, bánh xe cuộn
dây ở hai đầu để thả dây cho nhanh.
Vào ngày diễn ra cuộc thi, các thanh niên trong làng sẽ mang diều đến đấu. Tùy vào số
lượng người tham gia để chia đội. Mỗi đội có 3 người. Khi hiệu lệnh vang lên, những người
trong đội sẽ vào vị trí. Một người cầm dây, một người điều khiển còn một người đâm diều lên
cao. Tiếp đến, ban chủ khảo sẽ thắp một nén hương để tính giờ. Dứt tiếng loa gọi, người đâm
diều kéo diều lên cao. Diều lên cho đến khi người ở dưới thấy diều nhỏ bằng một chiếc lá. Sau
khi có yêu cầu đấu dây từ ban giám khảo, các đấu thủ phải di chuyển về một điểm để ban giám
khảo chấm điểm. Hết thời gian quy định, đấu thủ điều khiển cho diều lao xuống như mũi tên bắn
thẳng từ khoảng cách 30m. Các đội chơi thu diều và tập hợp trước sân đình để nghe kết quả của
ban tổ chức.
Thả diều là một cuộc thi đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, nếu cả thèm chóng chán hay nóng
tình thì rất khó để đưa được diều lên cao. Là một trò chơi dân gian, một nếp sinh hoạt truyền
thống, thả diều đã trở thành thú vui không thể thiếu mỗi khi hè về. Đây cũng là lúc người ta được
giải tỏa căng thẳng khi ngắm nhìn những con diều uốn lượn trên trời cao, được nằm dài nhìn trời
đất cùng những cánh diều no gió, được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đời sống ngày
càng phát triển, những cánh diều cũng ngày càng thêm phong phú hơn, và từ đó, người ta đã mở
những hội đua diều, ngày mà mọi người được khoe tài làm diều và cùng chung vui trong không
khí háo hức của lễ hội.
Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân
gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê.
Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước
thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Như vậy, để tổ chức một cuộc thi thả diều không hề khó. Chỉ cần chúng ta thật sự yêu
thích và đam mê chúng. Đây vừa là cách để rèn luyện sự khéo léo của bản thân vừa góp phần gìn
giữ trò chơi dân gian.
THI THỔI CƠM
Thi nấu cơm là một trong những trò chơi dân gian phổ biến tại các làng quê ở Việt
Nam mà không ai biết nó bắt nguồn từ khi nào. Đây là một trò chơi độc đáo, mang giá trị văn
hóa truyền thống đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước.

Cách chơi của trò nấu cơm rất đa dạng. Đầu tiên, tập hợp tất cả người chơi và chia
thành từng đội, mỗi đội có ít nhất 2-4 người với số lượng nam, nữ bằng nhau. Những khu
vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ sẽ là
những địa điểm tổ chức lý tưởng. Tùy theo hình thức thi nấu cơm, mỗi đội chuẩn bị một
khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép để làm giá giống quang gánh để treo nồi
nấu cơm, nếu nồi có quai treo thì không cần làm giá. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích đến tại
hai đầu sân chơi. Ban tổ chức thông báo thể lệ trò chơi, thời gian quy định, đánh số thứ tự
từng đội chơi, kiểm tra số người chơi của từng đội và công tác chuẩn bị của các đội. Mỗi đội
thi sẽ được cấp 1 nồi nấu cơm, 1 lon gạo, 1 lít nước, 2-3 cây củi hoặc tre nứa chẻ nhỏ rồi
nhóm thành từng bó dài 0,5m đường kính 1,5-2m, 2 que diêm, giấy mồi lửa. Tất cả đội chơi
tập trung lại tại vạch xuất phát. Với các nguyên liệu đã được cấp là thóc, củi, các đội sẽ phải
làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm.

Quy trình của cuộc thi nấu cơm gồm ba phần: phần thi làm gạo, phần thi tạo lửa và
phần thi lấy nước để thổi cơm. Sau khi hồi trống hiệu lệnh vang lên, các đội sẽ phải bắt tay
vào xay, giã và sàng thóc. Đội nào làm được gạo trắng trước thì thắng cuộc. Sau đó, dùng hai
thanh nứa già cọ vào nhau, đặt bùi nhùi rơm khô vào để nhen lửa. Người lấy nước đi khoảng
1km để lấy nước sẵn có trong 4 cái bể bằng đồng và đợi người đến lấy. Đội nào tạo được lửa
trước và lấy nước về đích trước sẽ thắng cuộc. Cơm của đội nào thổi chín, dẻo ngon và xong
trước thì đội đó là đội thắng cuộc. Cơm của đội thắng sẽ được dùng để cúng thần.

Trong một cuộc thi nấu cơm có thể có hai cách nấu. Cách thứ nhất là bịt mắt nấu cơm.
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người chơi một người sẽ bịt mắt, người còn lại buộc hai tay vào
nhau. Người buộc tay chỉ được ngồi tại chỗ và dùng lời nói để điều khiển người bịt mắt thực
hiện các thao tác nấu cơm. Cách thứ hai là vừa đi vừa nấu cơm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội
chơi sẽ phải thực hiện các thao tác vo gạo, nhóm lửa, treo nồi nấu cơm trong khi đi. Hai
người sẽ được phân công để khiêng nồi, một người nấu cơm, một người cầm củi. Đội nào
nấu cơm chín, dẻo, thơm trong thời gian sớm nhất sẽ là đội giành chiến thắng.

Trò chơi thi nấu cơm đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo rất cao, nó không chỉ đơn
thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, mà còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư
dân trồng lúa. Từ đó, trò chơi giúp con người, đặc biệt là các em nhỏ ý thức được việc tôn
trọng từng hạt cơm được ăn hằng ngày. Trò chơi thi nấu cơm còn giúp người chơi rèn luyện
được sự khéo léo cũng như kỹ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống. Đây là một trò
chơi hỗ trợ các con tốt hơn trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ.
Mang những nét đặc trưng vốn có của nền nông nghiệp lúa nước, trò chơi thi nấu cơm
là một trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt
Nam.

TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ


Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt
Nam. Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hay đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt
cỏ của những cô bé, cậu bé vùng nông thôn. Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng
yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó đem lại cho mọi người.

Cướp cờ là trò chơi tập thể. Trò chơi này thường xuất hiện trong các buổi tụ tập gia
đình, lễ hội, cắm trại hoặc giữa các đoàn công tác. Số lượng chơi từ 8 đến 10 người. Dụng cụ
cần thiết cho trò chơi là một hay nhiều chiếc cờ nhỏ. Do cướp cờ là trò chơi vận động nên
người chơi cần chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng, không nên gồ ghề, mấp mô để tránh
trơn trượt, nguy hiểm.

Trước khi chơi, chúng ta cần phải chuẩn bị mặt sân cũng như đảm bảo về số lượng
người tham dự. Tùy thuộc vào số lượng người thực tế để chia đội cho bằng nhau. Ngoài ra,
chúng ta cần chọn ra một người làm quản trò. Sau khi đã sắp xếp xong người chơi, chúng ta
sẽ tiến hành kẻ mặt sân. Chúng ta chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính
giữa. Sau đó vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ. Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10
- 20m, kẻ vạch xuất phát.

Kẻ mặt sân xong xuôi, quản trò yêu cầu hai đội đứng sau vạch xuất phát. Người chơi
mỗi đội sẽ đếm lần lượt theo số thứ tự cho đến hết. Trong khi đếm, người chơi cần nhớ số
thứ tự của mình. Tiếp đến, quản trò ra hiệu lệnh cho trận đấu bắt đầu. Khi quản trò gọi đến số
nào thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ. Bên nào cướp được cờ và
chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì
không được điểm nào. Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ
và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều
cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.

Có thể thấy, trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng và lợi
ích cho các bạn nhỏ. Khi tham gia trò chơi, trẻ có thể rèn luyện được khả năng phản xạ
nhanh nhẹn, khéo léo. Ngoài ra, các em cũng tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó nhờ quá
trình trao đổi, giao tiếp với nhau.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng trò chơi cướp cờ vẫn là trò chơi bổ ích cho mọi lứa tuổi
cũng như học sinh. Chúng ta cần tích cực tổ chức trò chơi này trong các buổi sinh hoạt, vui
chơi tập thể, vừa tạo không khí sôi nổi, vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa cha ông.
TRÒ CHƠI PHÁO ĐẤT
Mặc dù xã hội phát triển và xuất hiện nhiều hình thức giải trí hơn nhưng trò chơi pháo
đất vẫn được nhiều người yêu thích, ưa chuộng. Đặc biệt, trò chơi này còn thường xuyên
xuất hiện trong các dịp hội làng, lễ Tết ở những vùng quê, nông thôn Việt Nam.

Pháo đất là trò chơi tập thể, có nhiều người tham dự và được chia thành các đội khác
nhau. Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn. Tùy vào từng đối
tượng và lứa tuổi mà kĩ năng và yêu cầu làm pháo sẽ khác nhau. Ở một số lễ hội, pháo đất đa
phần có kích thước lớn, chủ yếu dành cho những thanh niên trai tráng, có sức khỏe và thân
hình vạm vỡ trong làng.

Để chơi được pháo đất cần có không gian rộng rãi như sân đình, sân làng. Đúng như
tên gọi, pháo đất được làm từ loại đất có độ dẻo cao là đất sét. Người dân làm pháo đất bằng
cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và rồi lọc qua nước cho thật dẻo. Cuối cùng, đất được nhặt
hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu vang lên, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao một phần
đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép
cho thật phẳng. Vành của pháo đất phải được nặn sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân
chơi. Vành pháo nếu đạt đến độ chỉnh xác và tỉ mỉ sẽ cho ra được tiếng nổ to, vang. Kết thúc
thời gian chuẩn bị, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy và gieo xuống
đất sao cho vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Nếu tiếng pháo của ai nổ to nhất thì
người đó sẽ giành chiến thắng.

Pháo đất không chỉ là một trò chơi, mà chứa đựng trong đó những nét văn hóa dân
gian đặc sắc, hình thành trong quá trình người Việt chống chọi với thiên tai, địch họa…Mọi
người đều tin rằng: Tiếng pháo càng to, sẽ có thêm một mùa mưa nắng thuận hòa, cây cối tốt
tươi…

Pháo đất ra đời đã lâu song đến nay, trò chơi này vẫn được lưu truyền trong văn hóa
dân gian và trở thành nét đẹp văn hóa. Thú vui ấy không chỉ rèn luyện cho mỗi người tính tỉ
mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng. Mọi người sẽ được đắm
chìm trong những tiếng cười rộn rã và cùng nhau thưởng thức những tràng pháo "đinh tai
nhức óc". Đây quả là một trò chơi đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.
HÁT ĐỐI ĐÁP
Hát đối đáp là một đặc trưng nổi bật của dân ca quan họ Bắc Ninh, đặc biệt thường
được biểu diễn trong lễ hội hát giao duyên quan họ. Dân ca Quan họ Bắc Ninh được
UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quan họ chứa đựng nhiều giá trị
sâu sắc, được nhiều người yêu thích và biết đến. Quan họ hấp dẫn người xem không chỉ bởi
nét duyên dáng của các liền anh, liền chị mà còn nằm ở luật lệ, lề lối chặt chẽ.

Hát đối đáp Quan họ thường được tổ chức thường xuyên tại Bắc Ninh. Các liền anh,
liền chị áo mớ ba, mớ bảy, áo the khăn xếp cùng nhau cất lên những tiếng ca mê hoặc lòng
người. Trong các buổi hội làng, người dân cùng tổ chức canh hát. Canh hát thường giữ đúng
theo quy chuẩn mà quan họ nguyên thủy đã đề ra. Một canh thường kéo dài từ 7,8 giờ tối
ngày hôm trước đến 2,3 giờ sáng ngày hôm sau. Đôi khi, hội làng mở dài ngày, có nhiều
canh kéo dài đến 2, 3 ngày đêm.

Bao giờ một canh hát cũng tuân theo quy định đã đề ra, bao gồm: đối đáp nam nữ, đối
giọng, đối lời, hát đôi nam với đôi nữ. Đối đáp nam nữ được bắt đầu với việc người nữ
xướng lên. Nữ được hát trước sau đó nam đối lại, cứ thế kéo dài đến hết canh. Còn đối giọng
là khi bên nữ hát làn điệu nào thì bên nam phải hát làn điệu tương tự như thế. Khác với đối
giọng, đối lời yêu cầu người hát phải am hiểu về lĩnh vực thơ ca. Đặc biệt, nếu bên hát trước
đã hát một lời ca nào đó thì bên hát sau cũng phải sử dụng làn điệu y như đối phương, song
phải có sự thay đổi về lời. Tuy nhiên, ý nghĩa của lời hát vẫn phải tương đồng, gắn bó với lời
hát của người trước để tạo nên sự hô ứng, đối xứng.

Như vậy, hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời đã tạo nên tính chỉnh thể, chặt chẽ của lề
lối Quan họ xưa. Điều này cũng là nét đặc trưng, tiêu biểu của nhiều dòng dân ca khác. Tuy
nhiên, sự phức tạp trong câu từ cũng như giai điệu đòi hỏi những liền anh, liền chị phải sáng
tạo, trau chuốt không ngừng. Đây cũng chính là lí do khiến Quan họ đạt tới đỉnh cao mới về
nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca.
Dân ca quan họ là một kho tàng văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được
tiếp tục bảo tồn, tôn vinh và truyền dịp cho các thế hệ sau này, không chỉ ở nội địa mà còn ở
cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.
Từ những làn điệu đậm chất trữ tình, Quan họ xứng đáng là di sản văn hóa phi vật
thể. Bất cứ ai đã từng thưởng thức một làn điệu dân ca, đều không thể quên và đem theo
thương nhớ. Dân ca Quan họ xứng đáng trở thành biểu tượng văn hóa tốt đẹp của vùng Kinh
Bắc.

You might also like