Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 2:

Ai đó đã từng nói: “ Thơ ca là một tôn giáo không kỳ vọng”. Phải. Người ta
không kỳ vọng vào thơ ca, không đòi hỏi nó phải đem đến cho người ta nhiều thứ quý
giá. Con người đã đến với thơ rất tự nhiên và thơ đến với con người cũng vậy. Nhưng dù
ở thời nào người ta vẫn có thể nhìn thấy những điều đẹp đẽ trong thơ ca. Những điều mà
nó mang lại bao giờ cũng là thứ hữu ích cho con người ở một khía cạnh nào đó. Bởi vậy
mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều mới cho rằng: “ Thơ không làm ra thóc vàng, gạo trắng
nhưng nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng” ( Trích “Lời người làng Chùa về
cuộc sống và thơ ca”).
Từ thuở xa xưa loài người đã tạo ra thơ và để thơ đi giữa cuộc sống của chúng ta.
Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình. Ở thơ, người nghệ sĩ sử dụng thứ
ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh,... để giãi bày và gửi gắm những tâm tư, tình
cảm của mình. “Thơ không làm ra thóc vàng gạo trắng”. “thóc vàng” và “gạo trắng” ở
đây là giá trị vật chất, có thể giúp đáp ứng những nhu cầu vật chất, thể xác. Mặc dù
không làm được điều đó nhưng thơ lại làm ra “giấc mơ cho người gieo trồng”. “Giấc
mơ” là biểu tượng cho những điều đẹp đẽ, cho khát vọng, cho điều mà con người muốn
hướng tới. Còn “người gieo trồng” có thể hiểu là người làm thơ nhưng cũng có thể hiểu là
người đọc thơ. Bởi thơ là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhưng cũng chỉ thành tác
phẩm khi có sự tiếp nhận của bạn đọc. Câu thơ của Nguyễn Quang Thiều đã nhấn mạnh
đến khả năng của thơ ca đối với con người. Nó không đem đến cơm ăn áo mặc nhưng nó
tác động đến tâm hồn, tình cảm, khơi lên trong ta những ước vọng cao đẹp. Đây chính là
vai trò, giá trị và chức năng cao quý của thơ ca.
Con người bao đời nay vẫn không ngừng tìm kiếm và chứng minh những giá trị
của thơ ca. đôi khi thơ còn bị đem lên bàn cân để so sánh với các giá trị vật chất. Nhưng
thơ ca là sản phẩm của tinh thần nên nó không tạo ra vật chất cho con người đúng như
Nguyễn Quang Thiều nói - thơ không tạo ra thóc vàng gạo trắng. Khi đói thơ không là
miếng ăn; khi rét thơ không là tấm áo; khi con người cần, nó cũng không thể là tiền bạc,
không thể hiện hình trước mắt con người. Nếu như chúng ta đòi hỏi những điều đó ở thơ
thì quả là rất vô lý, nếu ta đem so thơ với các giá trị vật chất thì quả thật thiệt thòi cho
thơ. Dẫu thế nào thì thơ vẫn luôn tiềm tàng trong đó những giá trị. Dù không tạo nên của
cải, vật chất nhưng nó lại có khả năng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng.
Nhà thơ là người gieo hạt và thơ ca làm nên giấc mơ của thi sĩ. Nhà thơ bao giờ
cũng mang trong mình một trái tim nhạy cảm, giàu cảm xúc, không bao giờ thôi suy nghĩ
về cuộc sống, khát khao về một tương lai tốt đẹp. Trước những khổ đau, bất hạnh, nhà
thơ mong muốn hướng tới hạnh phúc, bình yên. Trong niềm vui, sự sum vầy, nhà thơ
muốn níu giữ nó và nhân nó lên gấp bội. Có thể nói, nhà thơ là những người giàu mơ
ước hơn bất cứ ai trên thế giới này. Mơ ước ấy không chỉ hướng về một cá nhân mà
hướng tới cả nhân loại. Nhưng những điều đó không phải bao giờ cũng dễ dàng nói thành
lời. May thay thơ đã xuất hiện và chắp cánh cho nhà thơ. Đến với thơ người viết được trải
lòng, bày tỏ, gửi gắm những ước mơ của mình về con người, về cuộc sống. Nó giống như
việc Phạm Ngũ Lão đã viết lên “Thuật hoài”( Tỏ lòng) để cất lên mong muốn được đóng
góp cho giang sơn đất nước bằng sức lực của mình, không yên nước nhà thì không yên
tấm lòng:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
Dịch thơ:
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Nó cũng giống như việc Puskin đã gửi vào “Tôi yêu em” một khát vọng thật cao thượng
cho người mình yêu dù người đó chẳng hề yêu mình:
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Thơ ca đã chắp cánh cho những giấc mơ để nó có thể tỏa sáng lấp lánh trên mỗi con chữ
và trong trái tim của mỗi người viết. Nhà thơ gửi gắm những điều mình muốn đến bạn
đọc để được đón nhận. Và khi người đọc thấu hiểu, đồng cảm, hay thậm chí là thực hiện
điều nhà thơ mong muốn thì khi ấy ước mơ đã thành hiện thực.
Nhưng thơ ca làm ra không chỉ cho người nghệ sĩ. Chỉ riêng bản thân họ Cũng
chưa thể làm nên tác phẩm. “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi/ Còn một nửa cho
mùa thu làm lấy.”(Chế Lan Viên). Phải có sự tiếp nhận của bạn đọc thì văn bản nghệ
thuật mới thành tác phẩm. Vì thế mà người đọc cũng là người gieo trồng nên thi ca, thơ
cũng làm ra giấc mơ cho người đọc. Đọc thơ, người ta không thấy no, thấy ấm hay giàu
sang. Bởi như nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) đã từng nói về văn chương rằng
Khi cần ăn uống nó không phải là sữa hay bánh mì, lúc cần rau củ nó không phải củ cải
hay hành tây, khi khi cần thuốc men nó không phải là viên giả dược,... Thế nhưng thơ ca
lại có khả năng tác động và nhận thức, vào tâm hồn của con người. Nó giúp cho chúng ta
có những nhận thức đúng đắn về hiện thực, về cuộc sống, về con người và về chính
mình. Những ước mơ của nhà thơ sẽ tạo thành một thế giới nghệ thuật để chúng ta khám
phá, trải nghiệm. Và kì lạ là bao giờ sau mỗi trải nghiệm ấy ta cũng có cảm giác như
được khơi lên trong mình những ước mơ, khát khao. Đó là lý tưởng hướng đến chân -
thiện - mỹ. Thơ ca là nghệ thuật của tâm hồn. Nó khơi dậy trong ta những cảm xúc cao
đẹp, nhân văn, định hướng lý tưởng thẩm mỹ. nó mở ra trước mắt ta muôn màu của cuộc
sống để khi chứng kiến cái xấu, cái ác ta biết ước mơ về một cuộc sống công bằng, tốt
đẹp, hướng tới chân lý. Từ những lời lẽ hào sảng của Lý Thường Kiệt trong bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta (Nam quốc sơn hà) đến những vần thơ Bình Ngô
Đại Cáo của Nguyễn Trãi, thơ cụ Phan Bội Châu, Thơ mới, thơ kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ,... của dân tộc, mỗi người đọc đều được khơi dậy lên ước mơ về một dân tộc
độc lập, có chủ quyền riêng không một kẻ thù nào được phép xâm phạm. Đó là điều đẹp
đẽ mà thơ ca đã làm được cho chúng ta.
Nhà thơ Lê Đạt đã từng ngợi ca giá trị của thơ rằng: “Đọc một câu thơ hay, ta
thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc
đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn…”. Đó Phải chăng là
lời minh chứng cho chức năng của thơ. Rằng thơ không đứng ngoài mà tác động và tâm
hồn, thôi thúc chúng ta hành động để biến ước mơ của người viết, của chính ta thành hiện
thực. Và khi đó tôi đã góp một phần làm nên ý nghĩa cuộc sống của con người.
Trong dòng chảy của thơ ca bất hủ Đông - Tây, Kim - Cổ, những áng thơ hay đều
là những áng thơ mở đầu bằng ước mơ và kết thúc cũng bằng ước mơ. Nó nâng tâm hồn
con người lên để hướng tới chân trời Thiện Mỹ. Nghĩ đến một tác phẩm như vậy người ta
nhớ mãi những vần thơ của Nguyễn Du, đặc biệt là “Độc Tiểu Thanh kí”. Nguyễn Du đã
phơi bày một thực tại đáng buồn để gửi gắm vào trong đó ước mơ về sự tri âm, thấu hiểu,
đồng điệu. Và đó không chỉ là ước mơ của mình ông mà là của biết bao con người trên
thế gian này. Nhà thơ mở ra trước mắt chúng ta bi kịch của Tiểu Thanh:
“ Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”
Dịch thơ:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Ươc mơ bắt nguồn từ những va chạm với thực tại. Người càng có tâm hồn nghệ sĩ thì
càng khao khát nhiều hơn trong một thế giới đầy ngang trái. Nguyễn Du đã bày ra trước
mắt ta cái không thể lý giải được của những kiếp tài hoa như Tiểu Thanh. Nàng là người
con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu kiếp làm lẽ, chịu sự chà đạp, hãm hại của vợ
cả. Càng ngẫm nghĩ nhà thơ càng thấy cay đắng và bất lực. “ Nỗi hờn kim cổ” là nỗi cay
đắng, nước mấy trăm năm nay không phải của riêng Tiểu Thanh mà của bao con người
như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ và cả Nguyễn Du. Họ đều là là những đấng tài hoa ra nhưng
bạc mệnh, nhiều cay đắng, khổ đau. Nhà thơ là người giàu mơ ước, khát khao nên cũng
dễ đau khổ khi đời không như ý. Nguyễn Du chua chát nhận ra nỗi đau ấy “trời khôn
hỏi”, đến trời cũng không thể lí giải được. Bởi thế mà chỉ có thể kết luận: “Cái án phong
lưu khách tự mang”, rằng những bi kịch, bất hạnh đều do tài hoa, phong lưu hơn người
mà ra. Những điều đó thật phi lý, thật bất công. Bởi vậy mà thi nhân dường như không
chấp nhận nó. Ông mơ ước:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? ”
Dịch thơ:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Nhà thơ là người không chấp nhận những nghiệt ngã của cuộc sống, không bao giờ thôi
mơ ước gì công bằng, về những điều tốt đẹp. Họ có thể lặng yên, câm nín trong đời thực
nhưng thơ ca giúp họ cất tiếng nói nói lên những điều đó. Bởi thơ như Diệp Tiếp từng nói
chính là “tiếng lòng”, hay như Lê Quý Đôn đã từng nhận định: “Thơ khởi phát từ trong
lòng người ta”. Ước mơ của Nguyễn Du ở đây chính là ước mơ hướng tới ba trăm năm
sau, hướng tới những người đời sau. “Khóc” không phải là thương hại mà là đồng cảm,
thấu hiểu, trân trọng tấm lòng thi nhân. Ông khóc cho Tiểu Thanh cách mình ba trăm
năm bị chết oan ức và băn khoăn không biết ba trăm năm sau có ai đồng điệu với ông
giống như ông đã từng đồng điệu với nàng. Một câu hỏi xa xăm nhưng chứa đựng ước
mơ lớn của một con người cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. Đó là ước mơ, khát khao có
được một tấc lòng tri âm, được lắng nghe, được công nhận. Quả thực thơ đã làm ra ước
mơ cho người gieo trồng. Thơ đã gói theo những tâm tư của người nghệ sĩ cũng như bao
con người khác. Khi nó đến tay bạn đọc, bạn đọc sẽ có thể biến những điều đó thành hiện
thực giúp nhà thơ. Và đúng như vậy, chưa đến ba trăm năm sau từ khi bài thơ ra đời, bao
thế hệ bạn đọc với thơ ông, trân trọng ngợi ca giá trị của nó cũng như tài năng của
Nguyễn Du. Thơ đã giúp kết nối biến ước mơ của người viết thành hiện thực. Đồng thời
tạo nên sợi dây liên kết để triệu trái tim trên thế gian này gặp gỡ, đồng cảm, thấu hiểu, sẻ
chia với nhau. Ta hoàn toàn có thể tin rằng phía sau những câu thơ có biết bao bạn đọc đã
trỗi dậy khao khát kiếm tìm người đồng điệu để vơi bớt đi sự cô đơn của đời người.
Chúng ta không thể đòi hỏi ở thơ những giá trị vật chất nhưng hoàn toàn có thể
trông mong vào những tác phẩm có khả năng đánh thức trong ta những ước mơ, khát
khao hướng tới cái đẹp. Và tất nhiên nó phải khởi nguồn từ ước mơ của người nghệ sĩ.
Đó là lí do vì sao ta nên tìm đến những vần thơ Haiku giàu ý vị của thiền sư Ryokan.
Thiền sư Ryokan là một người đã trút bỏ đi hết những tham lam vật chất, sống một cuộc
đời tu hành kham khổ nhưng lại rất hài lòng và an yên. Bởi thế mà bài thơ “Tên trộm và
vầng trăng” của ông cũng mang theo mơ ước, lí tưởng về một cuộc sống thanh bần, khơi
dậy những ước mơ nuôi dưỡng trái tim trong sáng nơi bạn đọc:
“Tên trộm đi rồi
Để quên bên cửa sổ
Một vầng trăng soi”
(Bản dịch của Nhật Chiêu)
Thơ là tiếng nói của trái tim, cất lên từ chính những điều đang chất chứa trong trái tim
người nghệ sĩ. Ryokan dù sống một cuộc đời tu hành nghèo khổ, có thể không có đủ cơm
ăn nhưng vẫn không thể để thiếu đi thơ ca. Bởi thơ chính là thứ làm nên giấc mơ cho ông.
Nhà thơ có thể gửi gắm những điều mình mong muốn, theo đuổi vào đó và nhắn nhủ đến
bạn đọc. Trong hoàn cảnh đêm tối lạnh lẽo, tên trộm lén vào nhưng không có gì để trộn,
trộm, Thiền sư đã tặng cho hắn bộ quần áo trên người mình. Sau khi hắn rời đi ông đã
suy tư và cho ra đời bài thơ. Ta có thể thấy trong tác phẩm một hoàn cảnh được xem là
khốn cùng cùng tình với nhiều người. Nhưng với Ryokan lại không hẳn như vậy. Điều
làm ông tiếc nuối là tên trộm đã đã : “Để quên bên cửa sổ/ Một vầng trăng soi”. Vầng
trăng biểu tượng cho sự lãng mạn, thi vị của thiên nhiên nhưng cũng là cái trong sáng của
lòng người. Ông tiếc vì tên không thể nhìn thấy vầng trăng trong sáng trong tâm hồn
mình, không được gột rửa để biết đủ, biết hài lòng với cuộc sống, biết hướng thiện. Hình
ảnh giàu tính biểu tượng - vầng trăng đã nói lên khao khát của ông. Ông mong ước con
người có thể được thanh tẩy đi những điều xấu xa trong mình để sống với những gì trong
trắng và đẹp đẽ. Vì khi sống như thế ta sẽ biết bớt đi những tham, sân, si; biết quý trọng
nhân cách, danh dự để dù có đói nghèo cũng không làm những việc xấu xa, làm hại cuộc
sống của người khác. Thơ chính là nơi nhà thơ gửi gắm một cách thầm kín những ước
mơ. Nó có thể sưởi ấm trái tim người nghệ sĩ ngay cả khi rét buốt và làm người ta quên
đi cái đói. Và vì thế, thiền sư Ryokan đã tìm đến thơ khi không còn một manh áo để thơ
nói hộ mình ước mơ cao đẹp về chúng sinh. Ông mơ ước chúng sinh có được tâm hồn
như vầng trăng sáng trong để làm người sao cho xứng đáng với hai chữ “ CON NGƯỜI”
Thơ đi từ tấm lòng, bàn tay nghệ sĩ rồi đến với bạn đọc. Nó là sự tiếp nối những
ước mơ của bao con người. Những điều Ryokan gửi gắm đã tác động sâu sắc đến tâm
hồn của chúng ta, đánh thức trong ta những nhận thức đúng đắn và định hướng lí tưởng
thẩm mĩ. Nhưng không phải bằng những lời lẽ giáo điều, khô khan mà bằng hình tượng
nghệ thuật, bằng thứ ngôn ngữ giàu khả năng khơi gợi. Hình ảnh vầng trăng và ý nghĩa
sâu xa của nó đã thức tỉnh chúng ta rằng bên trong mỗi con người đều có một vầng trăng.
Nó là biểu tượng của sự bình yên, trong sáng, biết đủ. Nhà thơ đã đánh thức trong ta khao
khát tìm về và sống với nó. Nhất là trong thời hiện đại, tồn tại giữa một thế giới xô bồ thì
khao khát ấy lại càng trở nên mãnh liệt, mạnh mẽ hơn. Khi chúng ta mơ ước về một tâm
hồn trong sáng như vầng trăng ấy thì nghĩa là ta đang hướng tới chân - thiện - mỹ, biết
sống sao cho thật xứng đáng ảnh. Và như vậy, dù không làm ra thóc vàng gạo trắng
nhưng nó đã khơi dậy và thôi thúc ta hướng tới những giấc mơ rất người, khiến ta sống ra
người hơn sống tốt hơn. Đây chính là điều rất đáng quý ở thơ ca.
Trở lại với lời của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, có thể thấy ông đã lấy sự phủ
định để nhấn mạnh, khẳng định chức năng, sức mạnh, sứ mệnh của thơ ca. Tuy nhiên
không chỉ thơ mà văn chương nói chung đều có thể giúp ta thỏa mãn hoặc hình thành nên
những ước mơ cao đẹp. Đây cũng không phải là giá trị duy nhất của thơ ca. Thơ còn
mang chức năng giáo dục, nhận thức, giải trí, trị liệu, chữa lành, có khả năng tố cáo hay
kêu gọi đấu tranh,... Thơ không chỉ chuyên chở những khát vọng, tình cảm đẹp, những
ước mơ bay bổng mà còn chứa đựng những cảm xúc khác như nỗi đau, sự chia lìa, mất
mát,... Nhưng dù chuyên chở điều gì thơ cũng là đôi cánh nhưng con người lên khỏi
những muộn phiền. Mỗi nhà thơ phải luôn nuôi dưỡng, trau dồi cho mình những ước
mơ, tình cảm đẹp, trách nhiệm với tác phẩm, ý thức lao động sáng tạo,... để thơ anh có
thể có khả năng đánh thức, khơi gợi khát vọng nơi bạn đọc. Còn bạn đọc phải hòa mình
vào với thơ, mang cả tâm hồn và khả năng của mình để cảm nhận chiều sâu tác phẩm,
lắng nghe những tâm tư của nhà văn, nhìn thấy được những ước mơ, biết mơ ước.
Mỗi bài thơ ta đọc đều như một con sóng đánh vào trong tâm hồn. Những con
sóng mang hơi thở của thơ ca ấy không lặng yên mà thì thâm với ta về những điều đẹp
đẽ, mở ra trong ta những ước mơ. Và vì thế mà con người chúng ta mới yêu thơ, Mới cần
thơ.

You might also like