Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÁC TỒN TẠI, THÁCH THỨC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

Cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt
với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước.
Hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải
đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Nguồn nước, ở nhiều nơi suy
giảm nghiêm trọng; mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, sạt lở bờ biển
ngày càng trầm trọng...; phát triển kinh tế, xã hội, tăng dân số, làm phát sinh những mâu
thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và đang đứng trước nguy cơ suy
thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử dụng nước ở quốc
gia ở thượng nguồn. Cụ thể các thách thức về nguồn nước cần được giải quyết như sau:
Tài nguyên nước Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào các nguồn nước quốc tế và
đang đứng trước thách thức về an ninh nguồn nước do các quốc gia thượng nguồn tăng
cường khai thác nguồn nước. Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các
sông có liên quan đến nước ngoài. Phần diện tích nằm ngoài lãnh thổ của các lưu vực sông
quốc tế chiếm hơn 70% tổng diện tích của toàn bộ các lưu vực sông. Trong bối cảnh các
nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và
xây dựng nhiều công trình lấy nước, chắc chắn nguồn nước chảy về Việt Nam sẽ ngày
càng suy giảm và Việt Nam sẽ không chủ động, phụ thuộc vào các nước ở thượng lưu.
Tài nguyên nước phân bố không đều theo cả không gian và thời gian đã dẫn đến
xuất hiện các vấn đề khan hiếm và thiếu nước nước trong mùa khô. Theo không gian,
khoảng 60% nước mặt Việt Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông
Hồng và Đồng Nai và lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Theo thời gian, mùa
khô thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng, lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô chỉ chiếm
20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm. Tổng lượng nước hàng năm chiếm 70-80% tập
trung vào 3-4 tháng mùa mưa.
Khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững dẫn đến tình
trạng suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Việc khai thác
các hồ chứa thủy lợi cho tưới nông nghiệp, thủy điện cho năng lượng đang gây ra nhiều
vấn đề về chia sẻ nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường hạ du.
Việc khai thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức là một trong những
nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún nền đất cục bộ ở một số đô thị như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và một số khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm, suy
thoái, khan hiếm, cạn kiệt. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng
nghề đều đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như lưu vực
sông Nhuệ Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai - Sài Gòn. Nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước
dưới đất từ ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất: nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất do
khai thác có xu hướng gia tăng nhất là tại các khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề, ven
biển của đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, ven biển miền Trung.
Hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên nước có mật độ thưa và thiếu. Về hệ thống
quan trắc giám sát tài nguyên nước ở Trung ương các trạm chủ yếu nằm trên sông chính
và nhánh lớn; các trạm đầu nguồn, các nhánh trung bình và nhỏ đang thiếu, đặc biệt là
trong vùng có khả năng xảy ra lũ lớn, lũ quét. Ở một số khu vực công trình quan trắc còn
thưa, riêng 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ chưa có công trình quan trắc TNN dưới đất
nào thuộc mạng quan trắc quốc gia. Ở địa phương, Hệ thống quan trắc còn thưa, chưa đáp
ứng được việc giám sát tài nguyên nước một cách tổng quan cho toàn vùng, toàn lưu vực,
mà chỉ mang tính dạng điểm, cục bộ cho một khoảnh diện tích, tầng chứa nước khu vực
nhất định. Việc giám sát, đưa ra cảnh báo, dự báo đối với mức độ hạ thấp mực nước, nhất
là xâm nhập mặn còn rất hạn chế, dẫn đến việc giám sát và cảnh báo gặp nhiều khó khăn.
Biến đổi khí hậu gia tăng đang gây ra những tác động sâu sắc đến tài nguyên nước.
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, có
khả năng tác động mạnh lên tài nguyên nước và làm cho những vấn đề vốn rất nghiêm
trọng nêu trên đây càng nghiêm trọng hơn, nhiều vấn đề về tài nguyên nước hiện chỉ tiềm
ẩn ở dạng các nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, những thông tin về tài nguyên nước hiện nay được tính toán/ước tính
theo nhiều phương pháp khác nhau và có nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nên những kết
quả chưa được thống nhất. Do đó, trong quá trình quản lý và khai thác sử dụng nguồn
nước gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, với những ngành sử dụng số liệu về nguồn nước làm
số liệu cơ bản, đầu vào để tính toán phục vụ các kế hoạch, chiến lược phát triển ngành
cũng gặp nhiều khó khăn về thông tin, số liệu nguồn nước và tính chính xác của thông tin,
số liệu. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đi vào các lĩnh vực thì lĩnh vực tài nguyên nước
hiện nay còn thiếu nguồn dữ liệu cơ bản về nguồn nước do đó việc chia sẻ, kết nối dữ liệu
giữa các ngành còn hạn chế. Hiện nay một số ngành khai thác sử dụng tài nguyên nước đã
xây dựng được cơ sở dữ liệu cơ bản về quản lý và vận hành công trình khai thác sử dụng
nguồn nước phục vụ đời sống và sản xuất. Việc cập nhật công nghệ trong quản lý nhà
nước cũng sẽ không hiệu quả nếu thiếu nguồn thông tin, số liệu cơ bản. Mặt khác, sự thiếu
đầu tư đồng bộ giữa các ngành trong cuộc cách mạng này cũng làm ảnh hưởng tới kết quả
chung của toàn xã hội.
Tóm lại, trong khi số liệu điều tra cơ bản về nguồn nước bao gồm số lượng, chất
lượng chưa được xây dựng một cách đầy đủ và đồng bộ. Chính vì vậy trong kỳ kiểm kê tài
nguyên nước này cần thực hiện công tác đo đạc bổ sung nhằm cung cấp số liệu số lượng,
chất lượng nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia (nguồn nước mặt) chưa được quan trắc,
đánh giá.
1. Trình bày các khái liệm chủ yếu trong chương trình quốc gia về TNN
- Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt
quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lượcm quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ
chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sản
xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng,
chống chống tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống
nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xoá bỏ cơ chế bao
cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch
vụ nước.
- Hợp tác, chia sẻ lợi ích, đảm bảo công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo
vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực
sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
2. Định hướng về thực hiên QLTH TNN ở VN đến năm 2020.
Định hướng về thực hiện quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đến năm 2020 (Theo
chatGPT)

Định hướng về thực hiện quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đến năm 2020 đã được đưa
ra trong Chương trình quốc gia về tài nguyên nước giai đoạn 2012-2020, bao gồm các
mục tiêu chính sau:

1. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý tài nguyên nước trên cả nước, đặc biệt tập
trung vào các vùng có nguy cơ thiếu nước và tình trạng suy thoái tài nguyên nước.
2. Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới,
nhằm nâng cao năng suất sử dụng tài nguyên nước và giảm thiểu tác động của các
hoạt động kinh tế đến tài nguyên nước.
3. Đẩy mạnh công tác bảo vệ và khôi phục môi trường nước, đảm bảo sự cân đối giữa
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
4. Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và kích thích đầu tư vào quản lý tài nguyên
nước, đặc biệt là trong việc phát triển các nguồn tài nguyên nước thay thế, giảm
thiểu tình trạng lãng phí và thiếu hụt tài nguyên nước.
5. Tăng cường quản lý và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là
trong các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
6. Tăng cường sự tham gia và đóng góp của các bên liên quan trong quá trình quản lý
tài nguyên nước, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên
nước.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình quốc gia về tài nguyên nước đã đề ra
nhiều giải pháp và hoạt động cụ thể, bao gồm đầu tư vào hệ thống hạ tầng tài nguyên
nước, xây dựng các cơ chế quản lý và chia sẻ tài nguyên nước, đẩy mạnh công tác giám
sát và kiểm tra, nâng cao năng lực và chất lượng công tác quản lý tài nguyên nước, đào tạo
và nâng cao
Định hướng quản lý, bảo vệ tài nguyên nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
(Theo chi cục quản lý tài nguyên nước)
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên
nước trong những năm tới, đặc biệt để triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hoạt động khai thác sử
dụng nước ngày càng gia tăng ở trong nước cũng như ở các quốc gia thượng nguồn các
sông liên quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên nước
trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Tài nguyên
nước năm 2012.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng
nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt các hoạt động
phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các
dự án phát triển.
Tập trung triển khai các biện pháp, công cụ kinh tế theo quy định của Luật để từng
bước ngăn chặn, tiến tới hạn chế dần tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, nhất
là thực hiện việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Triển khai thực hiện các đề án kiểm kê tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai
thác sử dụng tài nguyên nước theo Kế hoạch quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo
vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp tục kiện toàn, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý tài nguyên nước ở các
cấp, nhất là cấp Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; hình thành tổ chức lưu
vực sông và xây dựng cơ chế điều phối, giám sát trong hoạt động quản lý tài nguyên nước
ở các lưu vực sông để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong
giải quyết những vấn đề chung trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng
chống tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của việc sử dụng nước phía
thượng lưu các nguồn nước liên quốc gia;
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt cần xây dựng
cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước và cơ chế chia sẻ thông tin phục vụ quản lý
nguồn nước liên quốc gia;
Nâng cao năng lực quản lý ở các cấp, cả năng lực chuyên môn phục vụ quản lý,
năng lực đàm phán liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, năng lực ứng dụng khoa học
công nghệ;
Nâng cao nhận thức của cộng đồng và có chính sách phù hợp để thu hút cộng đồng,
các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước.
Nhận thức được các tồn tại trong thực tế và các thách thức trong tương lai đối với
quản lý tài nguyên nước, ngành nước cần có những thay đổi về tổ chức, hoàn thiện về thể
chế, xác định được chiến lược phát triển và có chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển
tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước cần đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài
nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên khác sao cho tối đa
hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đảm bảo sự bền vững
của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Các hoạt động quản lý cần được thực hiện
thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương và quản lý thống nhất theo lưu vực sông,
quản lý cả về số lượng và chất lượng. Chính sách bảo vệ tài nguyên nước phải được xây
dựng và thực hiện trên cơ sở đánh giá cao giá trị kinh tế của nước và giá trị của nước đối
với cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước cần được làm
mạnh mẽ hơn, cộng đồng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
Nói cách khác, đây chính là cách tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp, đảm bảo tài
nguyên nước được khai thác, sử dụng bền vững, hướng tới nền tăng trưởng xanh. Dù có
nhiều thách thức, ngành nước Việt Nam cũng hội tụ nhiều cơ hội để phát triển. Điều then
chốt là chúng ta cần định hướng quản lý cho phù hợp, xác định các chính sách bảo vệ và
phát triển nguồn nước và hơn hết, cần nỗ lực hơn nữa trong việc thay đổi nhận thức của
toàn cộng đồng về giá trị của tài nguyên nước, về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn
nước để các chính sách quản lý, bảo vệ nguồn nước thực sự đi vào đời sống./.

You might also like